Samsung là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, công ty còn sản xuất chip và các bộ phận khác cho các thiết bị điện tử. Thứ tư vừa rồi, hãng báo cáo lợi nhuận hoạt động đạt 54 nghìn tỷ won (khoảng 50 tỷ USD) trong năm 2017. Đây là kỷ lục của thương hiệu tới từ Hàn Quốc. Doanh thu của Samsung từ chip máy tính tăng lên mốc 74 nghìn tỷ won (khoảng 70 tỷ USD). Con số này vượt mặt tổng doanh thu của Intel với 63 tỷ USD.Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Samsung có thể sắp phải đối mặt khoảng thời gian vô cùng khó khăn trước mắt.
Doanh số bán hàng của Samsung gia tăng một phần nhờ nhu cầu sử dụng chip có bộ nhớ lớn, một linh kiện được dùng cho mọi thiết bị từ smartphone cho tới thiết bị y tế.
Dẫu vậy, một số chuyên gia cho rằng thị trường có thể sẽ đạt đỉnh. Morgan Stanley báo động các nhà đầu tư với một báo cáo vào cuối năm ngoái chỉ ra cái gọi là “super cycle” – “siêu chu kì tuần hoàn” cho các chip có thể sớm chấm dứt.
Những nhà sản xuất chip lớn đang hoạt động với nhiều nỗi sợ hãi như vậy. Samsung cho biết họ hy vọng điều kiện cung và cầu của chip bộ nhớ có thể ổn định trong năm 2018.
![]() |
Những may mắn của Samsung phần nào gắn liền với thành công của Apple. Công ty công nghệ Hoa Kỳ đã mua các linh kiện như chip và màn hình từ Samsung để sử dụng cho iPhone và iPad. Samsung cung cấp linh kiện màn hình linh hoạt cho iPhone X, nhưng Apple lại đã cắt giảm số lượng sản phẩm smartphone giá rẻ do doanh số bán hàng thấp.
Năm ngoái, để đáp ứng nhu cầu của Apple, Samsung đã đầu tư rất nhiều cho việc sản xuất màn hình linh hoạt. Theo SK Kim, nhà phân tích hàng đầu tư Daiwa cho rằng điều đó sẽ tác độc tiêu cực tới doanh thu trong năm 2018.
" alt=""/>Samsung đang bay cao, chớ vội mừng!Là công cụ tìm kiếm tích hợp (metasearch engine) về các sản phẩm bảo hiểm và tài chính đầu tiên và duy nhất của châu Á, GoBear đã cho thấy sự phát triển vượt bậc khi đang hiện diện tại 6 thị trường, 15 triệu người dùng và hơn 1.200 sản phẩm trong vòng chưa đầy 3 năm hình thành và phát triển.
Đội ngũ GoBear Code Unit tại Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm xây dựng thế hệ nền tảng lập trình tiếp theo cho GoBear. Đội ngũ này cũng sẽ phát triển thêm nhiều công nghệ tiên tiến như Microservices, Serverless Code Execution, Schemaless Databases, AI và In-memory grid computing.
Bà Ivonne Bojoh - Tổng Giám đốc phụ trách Công nghệ kiêm nhà đồng sáng lập GoBear chia sẻ, để phù hợp với chiến lược công ty là tiếp tục hoàn thiện việc ra mắt các sản phẩm mới, GoBear đang mở rộng bộ phận phát triển phần mềm nội bộ. “Việc thành lập đội ngũ này là một phần không thể thiếu trong sự phát triển không ngừng của công ty, và cần thiết để đảm bảo hiệu quả vận hành tối ưu cho nền tảng của GoBear cũng như nâng cao chất lượng phát triển công nghệ mới cho hoạt động kinh doanh của chúng tôi”, bà Ivonne Bojoh nói.
bà Ivonne Bojoh cũng cho biết thêm, Việt Nam được chọn là nơi thành lập bộ phận GoBear Code Unit của GoBear bởi nhiều yếu tố, nhưng lý do chính là bởi tại Việt Nam lĩnh vực phát triển phần mềm rất được chú trọng, thể hiện rõ ràng qua tiềm lực và những kế hoạch phát triển cộng đồng công nghệ ở nơi đây.
" alt=""/>GoBear thành lập bộ phận lập trình khu vực tại Việt Nam vào tháng 2/2018