Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ được Quốc hội quyết định chiều 30/11.
Trước đó, Chính phủ đã có báo cáo giải trình, tiếp thu gửi đại biểu Quốc hội về các ý kiến xung quanh chủ trương đầu tư dự án này.
Suất đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam ở mức trung bình
Với ý kiến đề nghị rà soát kỹ lưỡng suất đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Chính phủ cho biết dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỷ USD, suất đầu tư là 43,7 triệu USD/km.
So với các nước trên thế giới, đây là mức trung bình khi quy đổi về thời điểm năm 2024, theo đánh giá của Chính phủ.
Dẫn chứng, Chính phủ cho biết tuyến Nuremberg - Ingolstadt của Đức có tốc độ khai thác 300 km/h, suất đầu tư 60,5 triệu USD/km; tuyến LGV Sud Europe - Atlantique của Pháp tốc độ khai thác 300 km/h, suất đầu tư 45,2 triệu USD/km; tuyến Osong - Mokpo của Hàn Quốc tốc độ khai thác 305 km/h, suất đầu tư 53,6 triệu USD/km; tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải của Trung Quốc, tốc độ khai thác 350 km/h, suất đầu tư 33,1 triệu USD/km; tuyến Jakarta - Bandung của Indonesia tốc độ khai thác 350 km/h, suất đầu tư 52 triệu USD/km.
Theo Chính phủ, suất đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao tại Trung Quốc thấp bằng khoảng 2/3 chi phí ở các quốc gia khác, chủ yếu do chi phí lao động thấp, tiêu chuẩn hóa các thiết kế và quy trình; kế hoạch đầu tư đường sắt cao tốc lớn, không thay đổi nên đã khuyến khích phát triển và cạnh tranh trong sản xuất, xây dựng thiết bị cũng như khấu hao chi phí vốn của thiết bị xây dựng.
"Việc so sánh suất đầu tư giữa các dự án cũng chỉ mang tính tương đối do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: công nghệ, điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, khả năng nội địa hóa...", Chính phủ nêu quan điểm.
Đối với tuyến đường sắt tốc độ cao của Việt Nam hiện nay, Chính phủ cho biết chưa lựa chọn chi tiết công nghệ nên suất đầu tư dự kiến trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi có thể chấp nhận được.
Chính phủ sẽ tiếp tục được rà soát, tính toán cụ thể trong quá trình lập dự án đầu tư và các bước tiếp theo.
Về phạm vi, quy mô đầu tư và phương án thiết kế sơ bộ, có ý kiến cho rằng đoạn từ ga Phủ Lý đến Ninh Bình còn nhiều đoạn cong, điểm cong tạo cho tuyến dài ra, như vậy chưa phù hợp với quan điểm nghiên cứu về lựa chọn là tuyến ngắn nhất có thể (liên quan đến việc bố trí ga Nam Định).
Chính phủ khẳng định hướng tuyến đường sắt tốc độ cao qua thành phố Nam Định được nghiên cứu đảm bảo phù hợp quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch các vùng và quy hoạch tỉnh; trong quá trình nghiên cứu đã đưa ra 3 phương án để phân tích so sánh lựa chọn.
Theo Chính phủ, với vai trò là trung tâm phía Nam vùng Duyên hải Bắc Bộ, thành phố Nam Định có quy mô dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 600.000 dân, là đầu mối giao thông có nhu cầu vận tải lớn, vùng hấp dẫn các địa phương lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Hưng Yên... lên đến khoảng 4 triệu dân.
Theo dự báo đến năm 2050 nhu cầu đi và đến ga Nam Định khoảng gần 3 triệu khách/năm. Nếu tính chi phí đầu tư và vận hành khai thác trong 30 năm đoạn tuyến qua Nam Định (12km) sẽ có chi phí khoảng 1,66 tỷ USD trong khi các lợi ích thu được ước khoảng 2,06 tỷ USD.
"Kinh nghiệm thế giới đã cho thấy có nhiều trường hợp tuyến đường sắt tốc độ cao đi vòng qua các trung tâm lớn để thu hút hành khách thay vì đi thẳng như tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...", Chính phủ nêu rõ.
Ưu tiên vận tải hành khách
Giải trình thêm về công năng, Chính phủ khẳng định đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tập trung ưu tiên vận tải hành khách; tuy nhiên phải đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng, kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh, phục vụ tình huống khẩn cấp.
Có ý kiến cho rằng với 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa, tính mỗi ga dừng 5 phút thì việc di chuyển từ Hà Nội vào TPHCM mất hơn 7 giờ, không thể là 5,5 giờ như báo cáo.
Chính phủ lý giải nếu tàu chỉ dừng ở 5 ga chính (Ngọc Hồi, Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang, Thủ Thiêm), thời gian hành trình Bắc - Nam khoảng 5,3 giờ.
Còn nếu tàu dừng đan xen ở 23 ga, thời gian hành trình Bắc - Nam khoảng 6,6 giờ.
"Thời gian này đã bao gồm thời gian dừng tàu tại mỗi ga khoảng 2 phút tương tự như các nước đang khai thác đường sắt tốc độ cao trên thế giới", Chính phủ cho biết.
Theo dự thảo nghị quyết, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tổng vốn 67,3 tỷ USD, tổng chiều dài 1.541km, với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa. Toàn tuyến đi qua 20 tỉnh, thành phố; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TPHCM).
" alt=""/>Chính phủ giải trình về suất đầu tư 43,7 triệu USD/km đường sắt tốc độ caoCuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc với chiến thắng được truyền thông nước này tuyên bố là thuộc về ứng viên Donald Trump. Giờ đây, sự chú ý của dư luận đang đổ dồn vào vấn đề: Sự hợp tác quân sự-kỹ thuật của Ukraine với chính quyền Nhà Trắng mới sẽ phát triển như thế nào và chiến thắng của ông Trump có ý nghĩa gì đối với Moscow và Kiev.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã nhiều lần tuyên bố nếu đắc cử, ông sẽ có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine trước lễ nhậm chức chính thức vào ngày 20/1/2025, và "sẽ thực hiện điều đó chỉ trong vòng 24 giờ".
Tuy nhiên, theo giới phân tích quân sự, thật khó để bất kỳ một ai đó, dù có tài giỏi như thế nào, có thể giải quyết vấn đề phức tạp như cuộc xung đột Ukraine trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.
Cho đến nay, ngoài lời hứa chấm dứt xung đột ở Ukraine trước khi chính thức nhậm chức, đội ngũ của ông Trump vẫn chưa có thông tin chi tiết nào về cách vị Tổng thống đắc cử sẽ thực hiện kế hoạch của mình.
Và trên thực tế, ông Trump cũng không thể làm được điều đó nếu chưa tuyên thệ nhậm chức vì cho đến trưa ngày 20/1/2025, ông Trump vẫn sẽ không có quyền lực, đặc biệt là trong lĩnh vực chính sách đối ngoại. Cho đến lúc đó, ông Joe Biden vẫn là tổng thống.
Theo các nguồn tin, sau khi chính thức nhậm chức, Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ mới có thể thành lập một nhóm để giải quyết vấn đề Ukraine. Chỉ khi đó, ông mới có thể bắt đầu thực hiện các kế hoạch của mình. Không thể có hai chính phủ ở Washington với quan điểm đối lập trực tiếp.
Sau thời điểm đó thì mới có thể nói đến triển vọng chấm dứt xung đột vũ trang ở Ukraine.
Về mặt giả thuyết, ông Trump có thể chấm dứt xung đột Ukraine, nhưng câu hỏi đặt ra là trong điều kiện nào và ai sẽ được tuyên bố chiến thắng.
Ở giai đoạn này, liên minh phương Tây, trong đó tất nhiên có cả nước Mỹ, hoàn toàn không thoải mái khi kết thúc các cuộc chiến theo các điều khoản của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ví dụ như về tình trạng trung lập của Kiev, việc Nga duy trì quyền kiểm soát đối với các khu vực mới ở Ukraine và "phi quân sự hóa" và "phi phát xít hóa" Ukraine.
Bởi nếu thực hiện điều này thì ít nhất cũng có nghĩa là Mỹ và phương Tây đã chấp nhận một thất bại chính trị trong cuộc xung đột Ukraine. Nói cách khác, mọi thứ mà Mỹ và châu Âu đã làm cho đến nay đều vô ích và không có tác động quân sự-chính trị nào. Và không có lý do gì để tin rằng chính quyền mới của Mỹ sẽ đi theo con đường này. Với "bóng ma" rút quân ở Afghanistan, điều này có thể gây tổn hại đến uy tín chính sách đối ngoại của Washington.
Nếu ông Trump thực sự muốn chấm dứt xung đột ở Ukraine, (tất nhiên đây chỉ là một giả định) ông phải định hình tình hình theo cách mà Nga không giành chiến thắng trong cuộc xung đột (mặc dù Moscow đã giành được quyền kiểm soát nhiều lãnh thổ) và Ukraine không thua - tức là họ đã bảo vệ được nền độc lập và chủ quyền của mình.
Và trong vấn đề này, điều quan trọng đối với phương Tây là Kiev phải là bên đầu tiên tuyên bố mong muốn chấm dứt xung đột theo những điều khoản như vậy, để nó không chỉ là sáng kiến của phương Tây.
Và tương lai gần tới đây sẽ cho thấy liệu ông Trump có thể giải quyết những mâu thuẫn hiện tại theo cách hiệu quả như vậy hay không. Do đó, khiến phương Tây có vẻ như không thua, Nga không thắng và Ukraine không bị đánh bại. Tất nhiên, điều đó sẽ không xảy ra trong vòng 24 giờ, ngay cả chỉ nằm trong trí tưởng tượng tuyệt vời nhất.
Điều mà Tổng thống tương lai của Mỹ chắc chắn có trong "kho vũ khí" của mình là đòn bẩy kinh tế và sức mạnh quân sự. Chính quyền mới ở Washington có thể gây áp lực lên Moscow (bằng cách tăng thêm áp lực trừng phạt) và có thể đặt Kiev vào tình thế gần như vô vọng bằng cách giảm viện trợ vũ khí và thiết bị quân sự. Nói cách khác, Mỹ rõ ràng có các lựa chọn (dù đây không phải là danh sách đầy đủ) để tăng thêm áp lực cho các bên trong cuộc xung đột.
Nhưng còn câu hỏi chính đặt ra là liệu Moscow có đồng ý với những đề xuất như vậy hay không và liệu trong thời gian còn lại trước ngày 20/1/2025, Nga có tiếp tục chính sách "sự đã rồi", tức là giành chiến thắng trực tiếp trên chiến trường, để định hướng tình hình theo hướng có lợi hơn cho mình hay không.
Theo RT" alt=""/>Ông Trump thực sự có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine "trong 24 giờ"?Sáng 12/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và chỉ đạo Hội thảo.
Tại Hội thảo, các tham luận đã tập trung phân tích, tổng kết thực tiễn, làm rõ những vấn đề lý luận và bổ sung, phát triển tư tưởng, lý luận về xây dựng Đảng nói chung, xây dựng Đảng về đạo đức nói riêng. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị với Đảng góp phần nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân
Suốt đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến đạo đức cách mạng và tự mình nêu gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng. Trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, Người vẫn đau đáu việc Đảng, việc dân. "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" là bài viết sau cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, đăng trên báo Nhân dân nhân dịp kỷ niệm 39 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1969). Những thông điệp Người nêu ra trong tác phẩm khẳng định vị trí, tầm quan trọng của đạo đức cách mạng, nhắc nhở, giáo dục cán bộ, đảng viên suốt đời rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, xứng đáng với niềm tin của nhân dân, giữ vững uy tín, thanh danh của Đảng, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà nhân dân và dân tộc giao phó.
Giáo sư, Tiến Sỹ Hoàng Chí Bảo, Chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh, suốt đời Hồ Chí Minh quan tâm đến đạo đức cách mạng và tự mình nêu gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng. Đó là điểm chói sáng trong tư tưởng và hành động của Người. Nói tới cán bộ, đảng viên, bao giờ Người cũng nhấn mạnh đức là gốc. Đức và tài không tách rời nhau nhưng đức là gốc, phải có đủ 4 đức cần, kiệm, liêm, chính mới là người toàn vẹn. Thiếu một đức thì không thành người. Muốn có đạo đức cách mạng thì phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Đó là cuộc đấu tranh suốt đời, phải tự vượt lên những thiếu xót, yếu kém, thậm chí những tầm thường, xấu xa, hư hỏng của chính mình, nó xa lạ với phẩm chất đạo đức cách mạng. Đấu tranh từ bỏ chủ nghĩa cá nhân là cuộc đấu tranh với chính mình, phải có dũng khí tự phê phán và sẽ có không ít sự đau đớn ở trong lòng.
Nêu bật giá trị trường tồn, có ý nghĩa dẫn dắt của tư tưởng Hồ Chí Minh qua tác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo cho rằng đó là một tổng kết lớn về đạo đức cách mạng, từ lý luận đến thực tiễn, trình bày một hệ thống các vấn đề về xây dựng đạo đức cách mạng và kiên quyết đánh bại chủ nghĩa cá nhân. Tác phẩm của Người đưa ra những chỉ dẫn sâu sắc rằng, nâng cao đạo đức cách mạng là sức mạnh chống chủ nghĩa cá nhân, là sự kết hợp giữa nhận thức với hành động, là sự phát triển mối quan hệ giữa đảng viên với tổ chức và lý luận, giữa Đảng với dân, giữa chính trị với khoa học, đạo đức và văn hóa. Tác phẩm càng cho thấy mối quan tâm đặc biệt của Người với vũ khí phê bình và tự phê bình, giữa dân chủ và tập trung, giữa trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người đối với Đảng, với dân tộc, với nhân dân, giữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng với mục đích, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng.
Nâng cao đạo đức cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Khẳng định tư tưởng của Người là di sản vô cùng quý giá cho Đảng, Nhà nước, Nhân dân và các lực lượng vũ trang, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an nêu rõ, Đảng ủy Công an Trung ương luôn tăng cường giáo dục cán bộ, chiến sĩ rèn luyện theo Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, phát huy truyền thống "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ".
Việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị gắn với các nghị quyết, kết luận của Trung ương về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phong trào "Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy" đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Nhân rộng hiệu quả cuộc vận động "Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ", các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc về trách nhiệm xây dựng đội ngũ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn. Từ thực tiễn kết quả phong trào thi đua, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tận tụy, tận tâm, lập nhiều chiến công, thành tích xuất sắc, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân. Nhiều tấm gương dũng cảm hy sinh trong khi truy bắt tội phạm, đang làm nhiệm vụ tuần tra, phòng, chống dịch COVID-19; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ... thể hiện tinh thần quyết liệt, trách nhiệm, xả thân vì nhân dân của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến nhanh chóng, khó dự báo, nhiều vấn đề mới, phức tạp, đặt ra yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ cho biết Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đặc biệt chú trọng công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, chiến sĩ, cần, kiệm, liêm, chính, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; vững vàng trước sự tấn công của các thế lực thù địch và các loại tội phạm, những cám dỗ tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường; thường xuyên bồi đắp ý chí khắc phục khó khăn, gian khổ, đề cao tinh thần trách nhiệm, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng động, sáng tạo trong công tác, mưu trí, kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã tin cậy giao cho.
Tự hào về truyền thống vẻ vang và phẩm chất cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ", Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam nêu rõ, thực tiễn gần 80 năm đồng hành với toàn dân tộc kinh qua các cuộc trường chinh kháng chiến, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn kiên cường, bất khuất vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Thực tiễn đã chứng minh, càng những lúc khó khăn, gian khổ, nguy nan, hình ảnh và phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" càng tỏa sáng, càng được nhân dân tin tưởng, yêu thương. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Theo Trung tướng Trịnh Văn Quyết, phải lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở, bảo đảm chắc chắn trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Quân đội nhân dân Việt Nam cũng tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Trước hết, cần tăng cường công tác giáo dục bản chất truyền thống, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân, giữ vững bản chất cách mạng, truyền thống vẻ vang và phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh, mẫu mực tiêu biểu, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến dịch, chiến lược có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân, có phẩm chất đạo đức trong sáng, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm; có kiến thức, năng lực toàn diện; thực sự mẫu mực; luôn đề cao trách nhiệm, quyết tâm đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung…
Theo TTXVN" alt=""/>Nâng cao đạo đức cách mạng là sức mạnh chống chủ nghĩa cá nhân