Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Western Sydney Wanderers, 11h00 ngày 5/4: Củng cố ngôi đầu

Giải trí 2025-04-07 18:10:10 6286
ậnđịnhsoikèoAucklandFCvsWesternSydneyWanderershngàyCủngcốngôiđầbóng đá lịch thi đấu hôm nay   Hồng Quân - 04/04/2025 15:25  Úc
本文地址:http://jp.tour-time.com/html/76c594311.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Melbourne City vs Central Coast Mariners, 13h00 ngày 5/4: Sáng cửa dưới

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi Bộ Nội vụ đề xuất điều chỉnh quy định bồi dưỡng viên chức tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

4 hạn chế

Theo Bộ GD-ĐT, từ cuối năm 2017, Bộ đã hoàn thiện việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (TCCDNN) giáo viên, giảng viên.

Theo đó, các địa phương đã phối hợp với các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ này để tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

{keywords}
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Tuy nhiên, việc tổ chức bồi dưỡng theo TCCDNN giáo viên mầm non, phổ thông công lập phát sinh một số vấn đề bất cập.

Thứ nhất, theo quy định hiện hành, cả Bộ GD-ĐT và các tỉnh, thành phố đều có chức năng giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng TCCDNN. Điều này dẫn đến việc khó kiểm soát chất lượng bồi dưỡng, nhất là đối với các cơ sở do địa phương giao nhiệm vụ bồi dưỡng.

Thứ hai, giáo viên tham gia bồi dưỡng theo TCCDNN chủ yếu phải tự túc kinh phí (một số ít địa phương có hỗ trợ một phần kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên nhưng số lượng không nhiều và không thực hiện hàng năm vì phụ thuộc vào nguồn ngân sách mỗi năm).

Trong khi đó, số lượng giáo viên mầm non, phổ thông công lập đông, địa bàn làm việc phân bố rộng; nhiều giáo viên công tác tại các vùng có điều kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đồng thời, do không có văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính đối với việc bồi dưỡng theo TCCDNN nên nhiều địa phương muốn hỗ trợ giáo viên nhưng không có cơ sở để thực hiện.

Thứ ba, theo đặc thù của ngành giáo dục, chuẩn nghề nghiệp giáo viên đã được ban hành (theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019) bao gồm các nội dung chi tiết tương ứng với TCCDNN giáo viên các cấp. Căn cứ vào đó, hàng năm giáo viên đều được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp theo quy định của Bộ GD-ĐT và được cấp chứng chỉ nếu đạt yêu cầu. Vì vậy, việc quy định bồi dưỡng TCCDNN cho giáo viên dẫn đến sự trùng lắp, lãng phí, gây áp lực cho đội ngũ giáo viên.

Thứ tư, hiện nay, cán bộ quản lý giáo dục chưa có chương trình bồi dưỡng chuyên ngành để đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

Địa phương không bồi dưỡng để Bộ Giáo dục kiểm soát chất lượng

Vì các bất cập nêu trên, đối với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 101 về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức mà Bộ Nội vụ đang xin ý kiến góp ý, Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu với Chính phủ sửa đổi theo một số hướng mới.

Cụ thể, đối với viên chức ngành giáo dục, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được thay thế bằng các chứng chỉ bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp do Bộ GD-ĐT quy định (trong trường hợp không thể thay thế tất cả thì chỉ yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo TCCDNN đối với viên chức có nhu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp).

Bổ sung quy định giao cho các Bộ/Ngành ban hành chương trình bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ quản lý đơn vị sự nghiệp (trong và ngoài công lập) do Bộ/Ngành chủ trì xây dựng (ngoài chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước nói chung do Bộ Nội vụ chủ trì).

Không giao thẩm quyền cho các địa phương về việc giao nhiệm vụ bồi dưỡng theo TCCDNN giáo viên mầm non, phổ thông công lập để đảm bảo Bộ GD-ĐT kiểm soát được chất lượng tổ chức bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục được Bộ giao nhiệm vụ.

Ngoài ra, để phù hợp với bối cảnh hiện nay, theo Bộ GD-ĐT, cần bổ sung thêm hình thức bồi dưỡng “qua mạng”.

Thanh Hùng

Phương án lương mới của giáo viên không thấp hơn lương cũ

Phương án lương mới của giáo viên không thấp hơn lương cũ

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết hiện Bộ GD-ĐT đang tham mưu cho Chính phủ về phương án lương mới của giáo viên, theo nguyên tắc không thấp hơn lương cũ.

">

Đề nghị không giao quyền cho địa phương về bồi dưỡng giáo viên

Chia sẻ với VietNamNet, bà Vương Mỹ Lan, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Hồng Phong cho hay, năm học vừa qua, trường có 14 lớp học với gần 500 học sinh, nhưng chỉ có 2 giáo viên dạy Tiếng Anh.

Theo chỉ tiêu biên chế cho phép của năm học 2019-2020, trường còn thiếu 1 giáo viên nữa. Tuy nhiên, chưa có ứng viên nào nộp hồ sơ.

Vì vậy, 2 giáo viên này đang phải "gánh" khối lượng công việc khá nặng.

{keywords}
Côn Đảo khó khăn trong tuyển giáo viên môn tiếng Anh

Bà Lan cho biết, 2 năm học qua (2018-2019 và 2019-2020), trường cũng đã phối hợp với phòng nội vụ của huyện để tuyển, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng không có ứng viên nào nộp hồ sơ. 

“Ở đảo cũng có 1 – 2 em theo học ngành Sư phạm tiếng Anh nhưng các em lại lập gia đình và sinh sống ở trong đất liền, chứ không thể ra đảo. Nguồn tại chỗ thì không có. Tôi cũng có liên hệ với một số nơi như Trường ĐH Cần Thơ để tìm nguồn giới thiệu các sinh viên sau tốt nghiệp ra đảo, song hiện tại vẫn chưa có ai” - bà Lan buồn bã và hy vọng qua các kênh thông tin, sẽ có giáo viên Tiếng Anh ra đảo để dạy học.

Cũng theo bà Lan, sắp tới, phòng nội vụ huyện Côn Đảo sẽ thông báo tuyển dụng đợt 2 vào khoảng tháng 8-9. 

Nhu cầu tiếp cận các kho học trực tuyến

Lý giải nguyên nhân, bà Lan cho rằng có thể là do ở đảo điều kiện xa xôi, khó khăn.

Theo bà Lan, cũng theo hệ số lương theo số năm công tác, nhưng nếu dạy ngoài đảo thì số tiền phụ cấp của các giáo viên sẽ cao hơn. Nếu một giáo viên dạy THCS hạng 3 ở trong đất liền thì mức lương nhận được khoảng hơn 3 triệu đồng/ tháng, nhưng ngoài đảo thì hơn 6 triệu đồng vì có thêm phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt.

“Một giáo viên tốt nghiệp ĐH dạy bậc THCS với chức danh nghề nghiệp mới tuyển vào là giáo viên hạng 3 thì tổng các khoản tiền lương được nhận khoảng 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, các giáo viên có thể dạy tăng cường thêm. Như vậy vừa khoản “cứng” vừa khoản tăng cường thì thu nhập tổng khoảng hơn 10 triệu đồng/tháng".

{keywords}
Năm học vừa qua, Trường THCS Lê Hồng Phong hiện có 14 lớp học với gần 500 học sinh, nhưng chỉ có 2 giáo viên dạy Tiếng Anh. Còn 1 biên chế nhưng 2 năm qua không thể tuyển nổi giáo viên.

Mức thu nhập cao hơn nhưng theo bà Lan, nguyên nhân có thể đến từ việc giáo viên Tiếng Anh có nhiều hướng đi và cơ hội việc làm như làm dịch vụ du lịch hoặc đơn giản vào dạy ở các trung tâm tiếng Anh,...

“Họ có nhiều sự lựa chọn mà thậm chí mức lương lại có thể cao và thoải mái hơn khi ở đảo”, bà Lan phân tích.

Nói về điều kiện dạy học của trường, bà Lan cho hay cơ sở vật chất khá tốt. Mỗi phòng học đều có một màn hình tivi 65 inch.

Trường cũng có 2 phòng học ngoại ngữ có màn hình tương tác và hệ thống âm thanh dành cho việc học ngoại ngữ.

“Về cơ sở vật chất thực tế cũng đã ổn. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của hệ thống thông tin cũng rất cần thiết. Hiện tại giáo viên có nhu cầu tìm hiểu thông tin, tham khảo tài liệu qua những kho học liệu trực tuyến. Do đó, chúng tôi vẫn mong muốn nhận được sự hỗ trợ thêm về kênh này”.

Thanh Hùng

Trường học ở Côn Đảo 2 năm không tuyển được giáo viên Tiếng Anh

Trường học ở Côn Đảo 2 năm không tuyển được giáo viên Tiếng Anh

14 lớp học nhưng chỉ có 2 giáo viên dạy Tiếng Anh, nhưng Trường THCS Lê Hồng Phong, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) không thể tuyển thêm được giáo viên mới trong 2 năm qua.

">

Vì sao trường học ở Côn Đảo 2 năm không tuyển được giáo viên Tiếng Anh?

Nhận định, soi kèo Union Berlin vs Wolfsburg, 22h30 ngày 6/4: Khó cho chủ nhà

Được vinh danh thủ khoa Sư phạm ngành Vật Lý tại lễ tốt nghiệp khóa 66 (lứa sinh viên sinh năm 1998), nhiều người ngạc nhiên khi biết Dũng đã 30 tuổi.

“Trước khi học ĐH Sư phạm Hà Nội, em đã có thời gian theo học tại ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Công Nghệ Nanyang (Singapore)”, Dũng cho hay.

{keywords}
 Phạm Việt Dũng nói lời cảm ơn gia đình, nhà trường, thầy cô và bạn bè đã giúp đỡ để mình "được sống lại thời sinh viên một lần nữa". Ảnh: Thanh Hùng

Hai lần bỏ dở đại học

Năm 2008, Phạm Việt Dũng trúng tuyển và trở thành sinh viên khoa Điện - Điện tử của Trường ĐH Bách khoa với tổng điểm 27,5, đạt điểm 10 tuyệt đối môn Vật Lý.

Tuy nhiên, học được 2 năm, Dũng tự ôn thi rồi được nhận học bổng vào Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) - trường top 2 châu Á và 13 thế giới (theo QS 2021). Tại đây, Dũng tiếp tục theo học ngành Vật lý và Vật lý ứng dụng.

“Khi vượt qua được kỳ thi rất khắc nghiệt của ĐH Công nghệ Nanyang, mình mong chờ được sang đó để học ngành mà mình đam mê, trong một môi trường rất năng động và sở hữu những trang thiết bị hiện đại nhất.

Nhưng Vật lý lại không phải là thứ mình học được nhiều nhất. Mình đã tham gia những hoạt động ở ngoài, được đi nhiều nơi và gặp nhiều người hơn. Và rồi trong đầu bắt đầu xuất hiện một câu hỏi: “Tại sao đất nước họ lại phát triển hơn quê hương mình. Chỉ từ một làng chài nhỏ bé, sao họ lại có thể vươn lên mạnh mẽ như vậy”, Dũng kể.

Câu hỏi đó ám ảnh Dũng suốt một thời gian dài, và cuối cùng Dũng nhận ra rằng giáo dục có một tác động rất lớn.

“Nghĩ đến thời gian học Vật lý ở Việt Nam và ở Singapore thì thấy rằng có một sự khác nhau rất lớn về cách dạy. Chúng ta gần như dạy học “chay” khi hiếm hoi được làm thí nghiệm hay sản phẩm học tập. Khi đó mình đã nghĩ trở về Việt Nam để thay đổi”.

{keywords}
Phạm Việt Dũng, sinh năm 1990 trở thành thủ khoa đầu ra của ngành Sư phạm Vật lý và Á khoa của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2020. Ảnh: Thanh Hùng

Quyết định được đưa ra khi Dũng sắp sửa hoàn thành 4 năm học và chỉ còn một vài tháng nữa là tốt nghiệp.  

“Mình bị gia đình phản đối rất nhiều với quyết định về Việt Nam trong khi mình có thể học lên cao và làm việc tại nước ngoài với một mức thu nhập tốt. Đây là một chuyện rất khó chấp nhận và khiến gia đình sốc”.

Trái ngọt từ ước mơ "viển vông"

Ôn thi đại học lại sau nhiều năm, Dũng vẫn đạt 24,5 điểm và là thủ khoa ngành Sư phạm Vật lý bằng Tiếng Anh ở tổ hợp xét tuyển A1 (Toán, Lý, Anh).

Là sinh viên năm Nhất khi đã 26 tuổi, thời gian đầu, Dũng có chút mặc cảm về tuổi tác.

“Nhưng cái mặc cảm lớn hơn là khi đó, những người bạn bên Singapore đã có gia đình và sự nghiệp, còn mình thì bắt đầu lại từ vạch xuất phát. Thậm chí đã có lúc mình nghĩ liệu có quyết định sai lầm, rồi chỉ biết tự nhủ phải tiếp tục tiến lên bởi không còn đường lùi”, Dũng chia sẻ.

Sáu năm học đại học trong và ngoài nước với kiến thức chuyên môn và vốn tiếng Anh khá, nhưng Dũng đặt ra cho mình một nguyên tắc bất di bất dịch là đi học đầy đủ.

Là “anh cả” của lớp, Dũng mở những buổi học củng cố kiến thức Vật lý và Tiếng Anh miễn phí.

“Mình muốn trở về Việt Nam để góp phần thay đổi giáo dục thì có gì tốt hơn là truyền động lực và những kiến thức mà mình đã có được cho chính những người bạn cùng lớp để có thể lan tỏa”.

Ngoài ra, Dũng cũng đi dạy STEM và dạy Toán, Vật lý bằng tiếng Anh, tham gia một số dự án giáo dục, đào tạo giáo viên. 

Cách đây hơn 2 năm, Dũng đã lập kênh Youtube rồi tự lên ý tưởng, vẽ 3D, thực hiện các clip dạy STEM hoàn toàn miễn phí.

“Thực tế, nhiều cử nhân sư phạm Vật lý ra trường không biết cách hàn mạch điện hay cách dùng các dụng cụ cơ khí,... . Trong khi đó, xu hướng giáo dục STEM, tích hợp lại cần có những sản phẩm học tập trực quan cho học sinh”, Dũng lý giải.

{keywords}
Bỏ đại học hàng đầu thế giới, nam sinh 30 tuổi về nước học sư phạm

Sau 4 năm học, Dũng đạt tổng điểm 3,94/4, trở thành thủ khoa của khoa Sư phạm Vật lý và cũng là Á khoa toàn trường năm nay.

“Ngày hôm nay, mặc dù muộn, nhưng mình tin rằng đã làm cho gia đình tự hào, không chỉ vì kết quả đã đạt được, mà hơn hết, là vì mình đã dám sống với mơ ước tưởng chừng viển vông, dám hy sinh đánh đổi rất nhiều thứ vì lý tưởng đã tự đặt ra từ khi còn trẻ”, Dũng nói.

{keywords}
Phạm Việt Dũng bên gia đình của mình trong ngày tốt nghiệp

Đến dự lễ bế giảng của con trai, ông Phạm Văn Long (56 tuổi) xúc động: "Trước đây, gia đình tôi rất thất vọng chuyện con bỏ học và cơ hội việc làm ở Singapore. Giờ đây, chúng tôi tự hào về kết quả mà con đạt được".

Dũng cho biết sẽ làm chuyên gia phát triển chương trình và đào tạo giáo viên cho một trường dân lập ở Hà Nội.

Thanh Hùng

Hiệu trưởng Sư phạm mong học trò đến những 'miền nắng gió'

Hiệu trưởng Sư phạm mong học trò đến những 'miền nắng gió'

“Hãy đến với làng quê, về nơi xóm thợ, đặt chân đến bản làng xa, đến vùng sông nước phương Nam hay miền Trung nắng gió, nơi ấy đang rất cần các em”.

">

Thủ khoa 30 tuổi trường Sư phạm từng bỏ dở đại học hàng đầu thế giới

{keywords}">

Sao việt 1/4: NSND Trần Hiếu và Quang Thọ tươi tắn bên ca sĩ Anh Thơ

Giáo viên và học sinh đã đưa ra những ý kiến góp ý, trao đổi về đề thi minh họa môn Tiếng Anh kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.

{keywords}
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Cô Nguyễn Thị Thanh Mỹ, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An: "Đề thi chưa phân hóa rõ".

Nhận định chung, tôi thấy nếu so với đề thi THPT quốc gia 2016 thì đề thi minh họa này có phần dễ hơn, lượng câu khó không nhiều bằng. Do đó học sinh chỉ học trong sách giáo khoa vẫn có thể dễ dàng đạt được điểm trung bình. Đây là điều kiện thuận lợi cho các em học sinh vượt tốt nghiệp.  

Trước đây, phần tự luận nếu không nắm chắc kiến thức sẽ không thể viết ra được đáp án. Nhưng với hình thức thi trắc nghiệm, giờ đây có một số câu các em chỉ cần hiểu kiến thức ở mức bình thường là có thể chọn ra được đáp án chính xác.

Do đó tôi nghĩ không dễ để đạt điểm tuyệt đối, nhưng điểm thi ở mức khá và cao sẽ nhiều hơn và phổ điểm môn Tiếng Anh sẽ cao hơn.

Thực ra, vẫn có những câu đảm bảo tính phân hóa của đề nhưng để đạt tỷ lệ 60-40 như Bộ nói thì chưa được. Lượng câu hỏi phân hóa khá giỏi theo tôi mới chỉ đạt khoảng 30 câu.

Với 60 phút, học sinh vẫn hoàn toàn có thể đủ thời gian xoay xở. Ở môn Tiếng Anh, chỉ có phần bài đọc là hơi mất thời gian phân tích, còn tất cả các phần ngữ pháp thì chỉ cần nhìn qua là có thể làm được luôn. Năm trước là 3 bài đọc với 30 câu hỏi, nhưng giờ 3 bài đọc chỉ với 20 câu hỏi, do đó tôi nghĩ với mức độ khó của đề thi như thế này thì học sinh hoàn toàn có thể xử lý được.

Cô Trần Thị Hà, giáo viên Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định: "Xét tuyển đại học khó chuẩn xác".

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề minh họa, tôi đã cho học sinh làm thử vào hôm nay để khảo sát. Nhìn chung, đề thi giảm tải cho học sinh và với mục tiêu tốt nghiệp thì không đi học thêm gì vẫn hoàn thành rất thoải mái, bởi đề thi bám khá sát chương trình.

Đề thi minh họa này có số lượng câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu nhiều hơn so với đề thi THPT quốc gia năm ngoái. Năm nay, có ít nhất là 15 câu ở mức độ nhận biết, như vậy thuận lợi cho mục tiêu tốt nghiệp của học sinh.

Những câu hỏi ở mức độ nhận biết như vậy chỉ nhìn vào là học sinh có thể làm được ngay nếu nắm chắc nội dung sách giáo khoa. Cũng có những câu khó để phân loại, đặc biệt ở phần đọc hiểu.

Tuy nhiên, đối với mục tiêu xét tuyển đại học thì tôi thấy đề có vẻ khó phân loại hơn so với năm ngoái bởi dễ hơn. Tôi thấy có nhiều chỗ đáng lẽ ra đòi hỏi kiến thức sâu hơn thì đề chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải.

Tôi e rằng nếu với mức độ đề như thế này, để xét tuyển đại học thì sẽ không được chuẩn xác lắm bởi điểm thi sẽ sàn sàn nhau. Thậm chí tôi nghĩ những trường đại học nhóm trên, chuyên sâu về ngoại ngữ có thể sẽ phải làm thêm bài kiểm tra Tiếng Anh riêng để tuyển sinh.

{keywords}
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Tôi đề xuất cần tăng thêm những câu rất khó để đánh giá được những học sinh mạnh về ngoại ngữ. Bởi trong đề minh họa chỉ khoảng 10 câu như vậy. Tôi nghĩ cần tăng thêm 5 câu khó hẳn.

Những năm trước có những câu cấu trúc diễn đạt, về thành ngữ cố định, nhưng năm nay trong đề minh họa rất hiếm và tôi nghĩ nên thêm vào. Cùng với đó cũng nên tăng câu dễ để những học sinh chỉ với mục tiêu đỗ tốt nghiệp không băn khoăn, không phải đi học thêm và chịu nhiều áp lực.

Em Nguyễn Thu Trang, thủ khoa khối D1 năm 2016: "Hi vọng đề thi có tính phân hóa hơn".

Đề thi này có mức độ phân loại học sinh chưa cao và các câu hỏi để phân hóa xét tuyển đại học cũng không khó hơn các câu phục vụ mục đích tốt nghiệp nhiều. Em hi vọng đề thi thật mức độ phân loại sẽ cao hơn.

Tức là, những câu thuộc mức độ dễ nên dễ hơn, và mức khó nên khó hơn. Đặc biệt nên có một vài câu khó, ví dụ như cụm động từ…, mà chỉ những ai thực sự giỏi mới có thể làm được

Theo em, với mức độ đề này thì 50 câu trong 60 phút là hợp lý và học sinh có thể xử lý được.

Một giáo viên Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa: "Có phần trong đề mẫu vượt chương trình - sách giáo khoa".  

Đề thi minh họa về kiến thức thì ổn, tức là đảm bảo có các câu hỏi khó và dễ, có khả năng phân hóa học sinh.

Tuy nhiên, tôi thấy đề chưa đảm bảo đúng tiêu chí như Bộ GD-ĐT từng đưa ra là chỉ tập trung vào chương trình lớp 12. Bởi có những bài đọc trong đề mẫu có chủ đề không thuộc hoặc liên quan đến sách giáo khoa lớp 12.

Chủ đề của bài đọc lại liên quan đến hệ thống từ ngữ. Học sinh không quen chủ đề thì làm sao hiểu được hệ thống từ để làm bài thi?

Tôi cho rằng phải là chủ đề quen thuộc của sách giáo khoa lớp 12 thì học sinh mới có được những định hình quen thuộc.

Từ câu hỏi số 36 trong đề thi minh họa, một bài đọc nói về Trí nhớ, bài kia nói về Đồ uống - Thực phẩm, trong khi trong chương trình lớp 12 không bàn tới các chủ để đó.

 Nếu giả sử kiểm tra một kỹ năng đọc hiểu như khi thi IELTS thì sẽ khác, và khi đó có thể kiểm tra bất cứ chủ đề nào trong cuộc sống. Còn một đề thi phổ thông thì phải tuân thủ theo chương trình phổ thông.

Phần đọc hiểu ra ngoài sách giáo khoa có thể không ảnh hưởng nhiều đối với học sinh thành phố, nhưng điều này không dám chắc với học sinh ở vùng nông thôn, bởi các em ở nông thôn khó có thể được luyện nhiều chủ đề khác nhau.

Thanh Hùng

">

Nhận xét đề thi minh họa môn Tiếng Anh thi THPT quốc gia 2017

友情链接