- Mười cựu sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM gồm các chính trị gia, nhà giáo, doanh nhân nổi tiếng. Tháng 11 năm 2017, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM sẽ kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển. Cho đến nay, nhà trường trải qua ba giai đoạn gồm: Trường ĐH Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn (1957-1976), Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM (1976-1996) Trường Đại học KHXH&NV thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (1996 đến nay).
Hiện nay, Trường là một trong hai trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ lớn nhất cả nước trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và là trường đại học thu hút số lượng sinh viên quốc tế đến theo học đông nhất cả nước. Năm 2016, trường có đến 5.500 lượt người nước ngoài đến học tập và nghiên cứu.
Dưới đây là danh sách 10 gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu của nhà trường, hiện đang tham gia các vị trí lãnh đạo cao của đất nước. Danh sách do nhà trường giới thiệu.
Võ Văn Thưởng
Sinh năm 1970, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị có tuổi đời trẻ nhất trong 19 Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm. Ông còn là Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
|
(Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Ông Thưởng là sinh viên Khoa Triết học khoá 1988 - 1992, Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp, ông về công tác tại Thành đoàn TP.HCM. Ông lần lượt trải qua các cương vị từ Trưởng Ban đại học chuyên nghiệp Thành Đoàn, Phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch Hội Sinh viên TP.HCM.
Năm 2002, ông được bầu làm Phó bí thư Thành đoàn TP.HCM. Một năm sau, ông giữ chức Bí thư Thành đoàn TP.HCM, sau đó làm Bí thư Quận ủy quận 12.
Năm 2006, ông Võ Văn Thưởng về công tác tại Trung ương Đoàn, được Ban Chấp hành Trung ương Đoàn bầu làm Bí thư thường trực, rồi Bí thư thứ nhất trung ương Đoàn khóa 8 và khóa 9.
Sau đó ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM khi mới 44 tuổi, rồi Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM.
Đặng Thị Ngọc Thịnh
Sinh năm 1959, bà hiện là Phó Chủ tịch nước.
|
(Ảnh: Hoàng Long) |
Bà Thịnh quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam là sinh viên khoa Lịch sử, Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM. Trước khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Phó Chủ tịch nước, bà Thịnh từng trải qua các chức vụ như Phó Chủ tịch thường trực Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Trương Tấn Sang
Sinh năm 1949, ông là nguyên Chủ tịch nước thứ 8 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
|
(Ảnh: VietNamNet) |
Ông Sang, quê quán ở xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ông là sinh viên Khoa Luật, Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM. Lúc còn là sinh viên ông Sang từng là tổ trưởng thanh niên, xây dựng cơ sở mật trong sinh viên, học sinh. Sau đó, ông lần lượt giữ nhiều chức vụ như Giám đốc Sở Lâm nghiệp - thành ủy viên phụ trách lực lượng thanh niên xung phong và Ban kinh tế mới TP HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM, Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Trương Mỹ Hoa
Sinh năm 1945, Nguyên Phó Chủ tịch nước.
|
(Ảnh: Mạnh Hùng) |
Bà Hoa là sinh viên khoa Ngữ văn, Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM. Khi còn là sinh viên, bà là cán bộ vận động phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, Uỷ viên BCH khối trường Tân Định - Gia Định. Bà từng bị địch bắt, tù đày qua nhiều nhà lao, từng tham gia hoạt động đấu tranh trong nhà tù như Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban cán sự Đảng, Trưởng Ban lãnh đạo đấu tranh các nhà lao…
Trước khi giữ chức Phó chủ tịch nước, bà từng là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ, Phó Chủ tịch quốc hội.
Nguyễn Thanh Tùng
Ông Nguyễn Thanh Tùng hiện là Bí thư tỉnh ủy Tỉnh Bình Định.
|
(Ảnh: Lê Văn) |
Ông Tùng là sinh viên Khoa Lịch sử khóa 1977-1981, Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM. Trước khi được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, ông từng kinh qua các chức vụ Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó bí thư Tỉnh ủy Bình Định.
Tất Thành Cang
Sinh năm 1971, hiện là Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM.
|
(Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Ông Cang là sinh viên Khoa Luật khóa 1993-1997, Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM. Khi là sinh viên, ông Cang lần lượt giữ chức vụ Phó Chủ tịch, Chủ tịch Hội sinh viên, Phó Bí thư Đoàn TNCS. Sau đó, ông Cang làm Bí thư Thành đoàn TP.HCM, Bí thư Quận ủy quận 2, TP.HCM, rồi Bí thư kiêm Chủ tịch quận này, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM…
Võ Thành Thống
Ông Thống hiện là Chủ tịch UBND TP Cần Thơ.
|
(Ảnh: Báo Tuổi trẻ) |
Ông Thống là sinh viên Khoa Lịch sử khóa 1980-1984, Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM. Trước khi được bầu làm Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, ông Thống giữ các chức vụ Giám đốc Sở Tài chính, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, Bí thư Quận ủy Ninh Kiều.
Lê Thanh Hải
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM.
|
(Ảnh: Hoàng Triều) |
Ông Hải là sinh viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM. Ông từng kinh qua nhiều chức vụ từ cơ sở như Chủ tịch, Bí thư xã, Bí thư Quận đoàn Tân Bình, Phó Bí thư Đảng ủy cấp trên cơ sở kiêm Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy quận 5, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc sở Kế hoạch-Đầu tư.
Trước khi giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Hải cũng từng giữ các chức như Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM.
Huỳnh Như Phương
Là Giáo sư, nguyên Trưởng khoa Ngữ văn và Báo chí, Trường ĐH KHXH-NV , ĐHQG TP.HCM.
|
(Ảnh: Lê Văn Duy) |
Ông Phương sinh năm 1955 tại Mộ Đức, Quảng Ngãi là sinh viên Khoa Văn, Trường ĐH Văn khoa Sài Gòn. Sau đó, ông Phương ở lại trường công tác và trải qua nhiều vị trí như Phó trưởng khoa Ngữ văn, Trưởng khoa Ngữ văn và Báo chí kiêm Trưởng bộ môn Báo chí, Trưởng bộ môn Lý luận và phê bình văn học. Ông là một nhà giáo mẫu mực, cương trực và đồng hành suốt ba giai đoạn phát triển của ĐH Văn khoa, Đh Tổng hợp, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Là một nhà lý luận phê bình văn học, Giáo sư Huỳnh Như Phương cho rằng, “Văn chương cũng có cách đền đáp của nó: mình bạc bẽo, thô lậu với nó thì nó sẽ bạc bẽo, thô lậu; mình tinh tế, chân thành với nó thì nó sẽ trả ơn bằng sự tinh tế, chân thành. Tôi tin rằng văn chương là một cách nối dài sự hiện hữu của con người như một cá tính tự do.” Trích Ngôi nhà và con người.
Trần Văn Liêng
Ông hiện là Tổng Giám đốc Công ty Vietnam Cacao đồng thời là Phó chủ tịch Hội Doanh nhân Ngôi sao Việt.
|
(Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn) |
Ông Liêng là sinh viên Khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐH Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh từ năm 1985 đến năm 1989. Sau khi ra trường ông từng làm viêc tại Tổng công ty Lương thực Miền Nam, sau đó ông làm Tổng giám đốc Công ty American Rice (liên doanh giữa Tổng công ty Lương thực Miền Nam và Công ty American Rice).
Lê Huyền
" alt="Ông Võ Văn Thưởng là 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu Trường ĐH KHXH"/>
Ông Võ Văn Thưởng là 1 trong 10 gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu Trường ĐH KHXH
- Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng.Tại chỉ thị Thủ tướng yêu cầu, kỳ thi THPT quốc gia và công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 và những năm tiếp theo phải phát huy được những kết quả đạt được trong 2 năm qua, khắc phục những hạn chế, bất cập, tiếp tục đảm bảo gọn nhẹ, thiết thực, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT hoàn thiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức Kỳ thi và công tác tuyển sinh đồng thời dự báo sát thực tế các khó khăn, vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện để chủ động phương án xử lý.
Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ GD-ĐT phải phối hợp chặt chẽ với đơn vị liên quan chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết để tổ chức tốt Kỳ thi và sử dụng kết quả Kỳ thi để tuyển sinh đại học, cao đẳng bảo đảm công bằng, khách quan, thuận lợi cho thí sinh và nhà trường.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT tăng cường truyền thông, cung cấp kịp thời, đầy đủ chính xác các thông tin cần thiết về kỳ thi nhất là kết quả thi và kết quả tuyển sinh.
Đồng thời, cung cấp kết quả Kỳ thi, kết quả tuyển sinh đại học cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các trường cao đẳng, trung cấp để thực hiện công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp.
|
Các thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2016. Ảnh: Lê Văn. |
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ban, ngành liên quan tổ chức Kỳ thi và sử dụng kết quả Kỳ thi để tuyển sinh trình độ cao đẳng trong phạm vi quản lý.
Thủ tướng cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc dạy và học, hoàn thành kế hoạch năm học và ôn tập cho học sinh lớp 12, không thu phí dự thi đối với tất cả các đối tượng thí sinh tham dự Kỳ thi tại địa phương.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương không để thí sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về điều kiện kinh tế hay đi lại.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài chỉ đạo các cơ quan hữu quan tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh là người Việt Nam ở nước ngoài, học sinh là người nước ngoài ở Việt Nam tham gia Kỳ thi hoặc tham gia xét tuyển vào các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng trong nước nếu có nguyện vọng.
Để đảm bảo an toàn cho kỳ thi, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh cho Kỳ thi, đặc biệt là công tác bảo mật đề thi, vận chuyển đề thi, bài thi; bảo đảm an toàn khu vực in sao đề thi, khu vực chấm thi; giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn tại các địa điểm tổ chức thi trong các ngày thi.
Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các ngành, các cấp hữu quan tạo điều kiện bảo đảm an toàn tuyệt đối việc vận chuyển đề thi, bài thi; bảo đảm an toàn giao thông, không để xảy ra ách tắc giao thông ảnh hưởng tới việc tổ chức thi.
Cục Hàng không Việt Nam tạo mọi điều kiện để việc vận chuyển đề thi bằng máy bay thuận lợi và bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Bộ Y tế chỉ đạo các sở y tế, bệnh viện các tuyến của các tỉnh, thành phố có phương án hỗ trợ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đề phòng, ngăn ngừa các loại dịch bệnh; kịp thời xử lý các tình huống khi có dịch bệnh hoặc ngộ độc thực phẩm xảy ra ở các địa điểm tổ chức thi.
Lê Văn
" alt="Thi THPT quốc gia 2017: Không thu phí thí sinh"/>
Thi THPT quốc gia 2017: Không thu phí thí sinh
Ngày 02/09/2020 website của Times Higher Education công bố kết quả xếp hạng các trường đại học toàn cầu năm 2021. BXH giáo dục Times Higher Education năm 2021 đã xếp hạng hơn 1500 đại học tại 93 quốc gia theo 5 tiêu chí: Chất lượng giảng dạy, nghiên cứu, chỉ số trích dẫn, tầm nhìn toàn cầu và thu nhập trong năm 2020. Theo đó, ĐH Western Sydney vững tiến trên BXH danh giá này với nhiều tiến bộ trong từng tiêu chí đánh giá.Kết quả công bố thứ hạng của ĐH Western Sydney trên Times Higher Education cho thấy những bước tiến ổn định trên từng chỉ số của các tiêu chí. Trong đó, chỉ số trích dẫn học thuật tăng cao phần nào phản ánh được chất lượng nghiên cứu của ĐH Western Sydney. Những chỉ số khác cũng tăng từ 1,1 - 5,2 điểm trên bảng xếp hạng THE.
Theo hiệu trưởng ĐH Western Sydney, GS. Barney Glover AO, trong bối cảnh thế giới nhiều biến động, thành tích giữ vững và có sự tiến bộ đồng đều của ĐH Western Sydney được đánh giá cao, càng thêm sự tin tưởng về một tương lai thành công hơn nữa của trường.
Cũng theo Hiệu trưởng Glover, ĐH Western Sydney hiện đang chiếm giữ vị trí thứ 18 trong các trường tốt nhất tại Úc, ngày càng gần hơn với top 250 đại học xuất sắc nhất thế giới.
|
Hiệu trưởng ĐH Western Sydney, GS. Barney Glover AO |
“Kết quả xếp hạng là một thành tựu ấn tượng mới của ĐH Western Sydney và là minh chứng cho lời cam kết của chúng tôi với mục tiêu trở thành Đại học đẳng cấp thế giới thực sự. Song song đó là sự công nhận của thế giới với thế mạnh nghiên cứu, mạng lưới hợp tác quốc tế và phương pháp tiếp cận đổi mới trong việc giảng dạy.
Công bố của THE càng củng cố những thành tựu xuất sắc trong năm nay của ĐH Western Sydney, bao gồm thành tích xếp thứ 3 toàn thế giới về tầm ảnh hưởng (THE Impact Rankings 2021). Tôi muốn chúc mừng cộng đồng trường ĐH Western Sydney vì sự chăm chỉ và cống hiến hết mình cho thành tựu xếp hạng mới nhất của trường”, GS. Glover cho hay.
Năm 2020 vừa qua, ĐH Western Sydney cũng ghi nhận thành tích đáng kể trên bảng xếp hạng Times Higher Education. Cụ thể, từ xếp hạng thứ 58 (2019), ĐH Western Sydney đang chiếm giữ vị trí thứ 36 trong danh sách các trường ĐH dưới 50 tuổi hàng đầu thế giới. Đây được xem là một trong những bước tiến vượt bậc của ĐH Western Sydney trong năm 2020.
Theo Time Higher Educations 2020, ĐH Western Sydney thăng hạng tiếp tục khi lọt vào trong top 9 trường ĐH Trẻ dưới 50 tuổi xuất sắc nhất nước Úc. Sau thành tựu xếp hạng thứ 3 về tầm ảnh hưởng của các trường đại học trên thế giới, sự thăng hạng ngoạn mục này tiếp tục khẳng định chất lượng và danh tiếng của ĐH Western Sydney.
Thanh Kiều
Bắt đầu từ năm 2010, Liên minh giữa ĐH Western Sydney (WSU), Úc và Viện ISB được lập nên nhằm kết hợp các nguồn lực và chuyên môn của hai tổ chức hàng đầu về giáo dục quản trị của hai quốc gia. Mục đích chính của Liên minh là mang lại lợi ích tối đa cho sinh viên Cử nhân - Cử nhân Kinh doanh Western Sydney BBUS (https://isb.edu.vn/cu-nhan-kinh-doanh-western-bbus/) và MBA – Chương trình Thạc sĩ Kinh doanh Western Sydney MBA (https://isb.edu.vn/thac-si-kinh-doanh-western-mba/). Liên minh cũng tích cực hỗ trợ các hoạt động trao đổi giảng viên, hợp tác nghiên cứu và tham quan học tập giữa sinh viên Việt Nam và Úc. |
" alt="ĐH Western Sydney vững tiến trên Bảng xếp hạng Times Higher Education"/>
ĐH Western Sydney vững tiến trên Bảng xếp hạng Times Higher Education