Việt Nam cần hơn 90 tỷ USD phát triển trạm sạc xe điện, đưa phát thải ròng về 0
作者:Thời sự 来源:Bóng đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-19 12:08:43 评论数:
Ba kịch bản và bốn giải pháp chuyển đổi giao thông xanh để phát thải ròng của Việt Nam về mức “0” vào năm 2050 vừa được GS.TS Lê Anh Tuấn (Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội) đưa ra tại tọa đàm "Phát triển giao thông xanh: Thách thức và giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư",ệtNamcầnhơntỷUSDpháttriểntrạmsạcxeđiệnđưaphátthảiròngvềliverpool – man utd do Bộ GTVT tổ chức.
Theo đó, kịch bản đầu tiên là phát triển GTVT theo hướng phát thải thông thường (BAU), chưa thực hiện biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Nếu thực hiện theo kịch bản này, nhu cầu năng lượng dùng xăng và dầu tiếp tục tăng mạnh từ 2025 cho đến năm 2050, đồng thời tổng lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường sẽ tăng từ 86,16 triệu tấn lên 273,21 triệu tấn.
Kịch bản thứ hai là giảm phát thải bằng nguồn lực trong nước (NLTN), nghĩa là chuyển đổi các phương tiện giao thông sang sử dụng điện và năng lượng xanh phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ và chính sách thúc đẩy chuyển đổi bằng nguồn lực trong nước. Khi thực hiện, lượng khí nhà kính từ năm 2025 đến năm 2050 sẽ tăng từ 83,61 triệu tấn lên 171,64 triệu tấn, giảm 30% so với kịch bản thứ nhất. Ở kịch bản này, nhu cầu năng lượng dùng xăng và dầu vẫn chiếm vai trò chủ đạo.
Kịch bản thứ ba là phát thải ròng bằng 0 có sự hỗ trợ từ quốc tế (PTR0) nghĩa là tích hợp tất cả các chính sách và giải pháp giảm thiểu để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trong ngành giao thông vận tải vào năm 2050. Nếu đi vào thực hiện, sau 25 năm, mức phát thải khí nhà kính ở Việt Nam sẽ giảm từ 75,15 triệu tấn xuống còn 30,34 triệu tấn. Đồng thời, nhu cầu sử dụng xăng và dầu xuống mức thấp, trong khi các loại năng lượng xanh như điện, hydrogen, methanol, amoniac tăng mạnh.
Các kịch bản này sử dụng 4 giải pháp chính gồm: sử dụng năng lượng hiệu quả; chuyển đổi phương tiện cá nhân sang công cộng; chuyển đổi vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường thủy và chuyển đổi nhiên liệu/năng lượng.
Theo GS.TS Lê Anh Tuấn, hai kịch bản thứ hai và ba được kỳ vọng nhất, nhưng đòi hỏi cho phí đầu tư giai đoạn 2025 đến 2050 khá tốn kém. Chi phí đầu tư giai đoạn 2025 - 2050 cho kịch bản tự huy động nguồn lực trong nước là khoảng 1.176,17 tỷ USD (khoảng 29,3 triệu tỷ đồng). Kịch bản thứ ba, đưa phát thải ròng về 0 có sự hỗ trợ của quốc tế có chi phí 1.225,37 tỷ USD (khoảng 30,5 triệu tỷ đồng), cao hơn kịch bản hai nhưng cơ bản sẽ hướng tới được mục tiêu phát thải về “0”.
Góp phần cho quá trình chuyển đổi từ phương tiện dùng động cơ đốt trong sang sử dụng năng lượng sạch, trong đó có năng lượng điện, các trạm sạc đóng vai trò không nhỏ, thậm chí được coi là "xương sống" cần thiết cho kế hoạch này. Theo tính toán của dự án nghiên cứu, tổng vốn đầu tư cho trạm sạc xe điện trong 25 năm tới thấp nhất sẽ là là 31,76 tỷ USD (khoảng 792 ngàn tỷ đồng) với kịch bản thứ hai và cao nhất 90,88 tỷ USD (khoảng 2,26 triệu tỷ đồng) khi áp dụng kịch bản thứ ba PTR0.
Hiện tại, số lượng trạm sạc xe điện trên cả nước nhiều nhất vẫn là do doanh nghiệp VinFast đầu tư, với tổng số khoảng hơn 3.000 trạm và 150.000 cổng sạc. Thị trường xe điện mới hình thành với sự tiên phong của VinFast, ngoài ra có thêm các mẫu xe điện của Hyundai, Mercedes-Benz, Porsche, Audi, Wuling, MG, BYD. Tuy nhiên, các thương hiệu này đều chưa phát triển trạm sạc công cộng mà trông chờ vào bên thứ ba do doanh nghiệp khác đầu tư.
Theo số liệu từ GS.TS Lê Anh Tuấn cung cấp, hiện nay tỷ lệ xe điện/trạm sạc của Việt Nam đang đạt được những kết quả ấn tượng ở mức 9,44:1 (theo IEA khuyến khích chuẩn là 10 xe điện/trạm sạc, các nước như Trung Quốc đang là 7,2; New Zealand: 57; Hàn Quốc: 2,3).
Dự báo số lượng trạm sạc công cộng cho ô tô con, xe tải, xe khách trong tương lai sẽ là 201.434 trạm (năm 2030), 657.180 trạm (năm 2040) và 1.536.800 (năm 2050). Riêng xe buýt chạy điện, số lượng trạm sạc sẽ là 876 trạm, 6.559 trạm và 36.990 trạm.
Nhận định về đầu tư trạm sạc xe điện, ông Nguyễn Đắc Hưng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần giải pháp sạc xe điện iCharge, một trong những doanh nghiệp tư nhân đang triển khai đầu tư xây dựng trạm sạc, cho rằng khó khăn lớn nhất là chi phí đầu tư tốn kém trong khi tốc độ phát triển xe điện chưa tương xứng. Ông Hưng ước tính đến năm 2030, tỷ lệ sử dụng ô tô điện có thể đạt 30%, xe máy điện đạt 22% và xe buýt điện đạt 30%. Dự báo đến năm 2028, số lượng ô tô điện tại Việt Nam sẽ đạt 1 triệu xe và năm 2040 là 3,5 triệu xe. Trong khi tính đến hết năm 2023, lượng ô tô chạy động cơ đốt trong đang lưu hành tại Việt Nam vào khoảng hơn 6 triệu xe, lượng đăng ký mới khoảng 400 ngàn xe (nguồn Ủy ban ATGT Quốc gia).
Vì vậy, doanh nghiệp này mới chỉ "dè dặt" đề ra mục tiêu dự kiến năm 2024 lắp đặt 100 trạm sạc, năm 2025 tăng lên 500 trạm, năm 2027 là 1.000 trạm. Đến năm 2030, iCharge sẽ phủ sóng toàn quốc với 2.000 trạm sạc.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Hưng cho biết doanh nghiệp hướng đến 3 loại các trạm sạc được thiết kế với công suất 22kW, 60-80kW và 120kW. Mức đầu tư cơ bản cho trạm 60-80kW là hơn 700 triệu đồng và đắt nhất lên tới 1,2 tỷ đồng là trạm 120Kw. Ngoài chi phí cố định này, các chi phí chưa ước tính được gồm đấu nối hạ tầng điện, giấy phép xây dựng, tiền thuê mặt bằng,...
Như vậy có thể nói, việc chuyển đổi giao thông xanh của Việt Nam sẽ cần một nguồn lực rất lớn từ cộng đồng doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian tới. Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra loạt giải pháp chủ đạo để thúc đẩy lộ trình này, trong đó nhấn mạnh giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách, đẩy mạnh các hỗ trợ tài chính cho nhà sản xuất, đơn vị kinh doanh và người dân để chuyển đổi hành vi sử dụng xe từ xe động cơ đốt trong sang các loại xe sử dụng năng lượng sạch, như xe điện.
Thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP 26, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg từ tháng 7/2022 về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí CO2, CH4, với mục tiêu phát triển hệ thống GTVT xanh, nhằm thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050. Chương trình hành động đã đưa ra các giải pháp cụ thể cho 5 chuyên ngành GTVT quốc gia và giao thông đô thị, bao gồm: Phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao, đường sắt quốc gia điện khí hóa, phát triển cảng xanh và lộ trình chuyển đổi phương tiện sang sử dụng điện và năng lượng xanh. |
Bạn có bình luận thế nào về bài viết trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ồ ạt vào Việt Nam nhưng không đầu tư trạm sạc, xe điện Trung Quốc muốn 'ăn sẵn'Những "ông lớn" đến từ Trung Quốc liên tục mang sang Việt Nam các mẫu xe ô tô điện trẻ trung, hiện đại với nhiều tầm cấp khác nhau. Nhưng việc chưa mấy quan tâm đến hạ tầng trạm sạc cùng với mác "xe Tàu" sẽ là rào cản lớn để tiếp cận khách Việt.