"Thổ Nhĩ Kỳ không tiếp tục hoặc phát triển quan hệ với Israel. Chúng tôi cắt đứt mọi hoạt động thương mại và quan hệ với Israel. Chúng tôi kiên quyết ủng hộ Palestine vì mục đích chính đáng của họ cho đến cùng",Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết.
Hồi đầu tháng 5, Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ngừng hoàn toàn giao dịch thương mại với Israel. Trước đó, Ankara còn hạn chế xuất khẩu 54 loại hàng hóa, trong bối cảnh Lực lượng Phòng vệ Israel tiếp tục thực hiện hoạt động quân sự ở Gaza.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích, bao gồm từ chính ông Erdogan. Tổng thống Erdogan gọi ông Netanyahu là "lãnh tụ thời hiện đại" và nhấn mạnh phương Tây phớt lờ tội ác của lãnh đạo Israel.
Bên cạnh đó, bài phát biểu của ông Netanyahu trước Quốc hội Mỹ hồi tháng 7 cũng vấp nhiều chỉ trích gay gắt từ chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia phản đối và lên án mạnh mẽ chiến dịch tấn công tổng lực của Israel vào dải Gaza từ ngày 7/10/2023 để đáp trả cuộc đột kích bất ngờ của lực lượng Hamas vào miền Nam Israel trong sáng cùng ngày khiến gần 1.200 người chết và 251 người bị bắt làm con tin.
Cùng với quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao và đình chỉ toàn bộ hoạt động thương mại với Tel Aviv, Ankara còn tham gia cùng Nam Phi khởi kiện Israel phạm tội ác diệt chủng lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
Thậm chí, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ còn kêu gọi thành lập một liên minh giữa các quốc gia Hồi giáo để giải quyết "mối đe dọa" từ Israel.
Tuyên bố trên được Tổng thống Erdogan đưa ra bên thềm một sự kiện ở Istanbul. Đúng vào dịp cuộc xung đột đẫm máu tại Gaza bước sang tháng thứ 12.
"Hành động duy nhất có thể ngăn chặn mối đe dọa bành trướng từ Israel là thành lập một liên minh các nước Hồi giáo”,Tổng thống Erdogan nhấn mạnh.
Ankara cũng thực hiện nhiều bước nhằm “hình thành một chính sách đoàn kết chống lại mối đe dọa ngày càng gia tăng của Israel”,cụ thể là thông qua cải thiện quan hệ với hai nước Ai Cập và Syria.
下一篇:Nhận định, soi kèo Bangkok United FC vs Nakhon Ratchasima, 18h00 ngày 2/2: Chiến thắng nhọc nhằn
Reefsuites là khách sạn dưới nước đầu tiên của Australia, có vị trí nằm ở vùng vịnh Great Barrier Reef. Ngay khi hoàn thành, khách sạn này đã gây chú ý trên toàn thế giới nhờ sở hữu thiết kế độc đáo, lạ mắt. Không chỉ được lặn biển, du khách đến lưu trú tại đây còn có cơ hội trải nghiệm cảm giác ngủ cùng cá. Ảnh:Destinationqld.
Theo tờThe Sun và Traveller, khách sạn này được xây dựng với tổng kinh phí hơn 5,24 triệu bảng (khoảng 157 tỷ đồng). Đặt phòng tại khách sạn này, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng thế giới đại dương qua lớp kính trong suốt bao bọc xung quanh. Ảnh:Destinationqld.
Khách sạn có 2 phòng chính được xây dựng dưới mặt nước với view hướng ra vịnh Great Barrier Reef. Với số tiền khoảng 13 triệu đồng, du khách sẽ được lưu trú tại một trong 2 căn phòng dưới mặt nước này bắt đầu từ ngày 1/12. Với mức giá trên,khách thuê phòng sẽ được hưởng những dịch vụ như thuyền đưa đón từ bờ biển Airlie ra khách sạn và các bữa ăn sáng, trưa, tối cùng một buổi trà chiều miễn phí. Ảnh:Cruisewhitsundays.
Ngoài việc nghỉ dưỡng hay ngắm các loài sinh vật biển, du khách còn có thể trải nghiệm việc lặn biển trực tiếp với các thợ lặn chuyên nghiệp hoặc thuê trực thăng để tham quan vùng vịnh. Thậm chí, bạn còn có thể tổ chức một bữa tiệc nướng tại đây. Ảnh:Cruisewhitsundays.
Khách sạn Reefsuites có một đài quan sát trung tâm dưới biển dành cho khách thuê phòng và khách tham quan có thể chiêm ngưỡng các loài sinh vật quý hiếm đang được bảo tồn. Tuy nhiên, phòng quan sát này chỉ mở vào ban ngày. Ảnh: The Sun.
Đến Reefsuites, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều dịch vụ tiện nghi và mới lạ.Tuy nhiên, ở đây hoàn toàn không có sóng điện thoại hay wifi. Vì vậy, bạn sẽ phải tạm dừng liên lạc với "thế giới" trong thời gian lưu trú tại đây. Ảnh:Cruisewhitsundays.
Những khách sạn nằm trong sở thú tại Anh
Đến Anh, bạn có thể trải nghiệm việc sống chung với các loài động vật tại một số khách sạn được xây dựng trong công viên hoặc sở thú.
" alt="Khách sạn nửa nổi, nửa chìm trên mặt biển ở Australia" />Thành phố của nghệ thuật: Khu phố cổ George Town ở Penang từng là thương cảng lớn của hải trình Trung - Ấn. George Town ngày đó thu hút thương nhân từ châu Âu hay các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… đến giao lưu, mua bán và định cư. Ảnh: Traveltriangle.
Sự hòa trộn độc đáo về đời sống, văn hóa và con người cùng những giá trị lịch sử đặc biệt đã đưa thành phố George Town trở thành Di sản Thế giới vào năm 2008. Ảnh: Trovert
Khu phố cổ với những tòa nhà cũ kỹ tưởng chừng sẽ trôi vào quên lãng nhưng nhờ nỗ lực của thành phố trong việc thực hiện nhiều dự án nghệ thuật, đặc biệt là các bức tranh 2D, 3D đầy sáng tạo đã thổi làn gió mới sống động cho cả vùng. Ảnh: Pinterest.
Mỗi con đường nơi đây đều mở ra góc trời đầy hấp dẫn với nhiều điều bí ẩn, nghệ thuật ở khắp nơi như lời mời gọi đầy quyến rũ với du khách. Ảnh:Livingnomads.
Thành phố của tôn giáo: Đây là nơi giao thoa của nhiều tôn giáo, nổi bật là Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo. Ảnh: Blogspot.
Vùng đất gây ấn tượng với du khách như một thành phố sùng đạo. Trên mỗi con đường hầu hết đều có công trình tôn giáo. Tiếng đọc kinh vang từ những ngôi đền, bước chân an nhiên của người vào làm lễ và thực hành tín ngưỡng hiện ra trong sự hài hòa văn hóa diệu kỳ. Ảnh: Dailytravelpill.
Thành phố của ẩm thực: Hòn ngọc phương Đông của Malaysia còn được mệnh danh là “nhà bếp của thế giới”. Nhiều món ăn nóng sốt, tươi ngon thể hiện bản sắc văn hóa từ các vùng xuất hiện trên khắp mọi ngõ ngách. Ảnh:Crispoflife.
Một số món ăn đặc trưng nhất định không thể bỏ qua là Assam Laksa, Char Kway Teow, Lok bak, Wanton Mee… Ảnh: Matadornetwork, Theculturetrip.
Thành phố của sự đối lập: Penang là một thành phố đầy khác lạ, nơi có sự đối lập giữa văn hóa Á - Âu, giữa cổ kính và hiện đại, giữa náo nhiệt và thanh bình. Ảnh: Jamtraveltour.
Đảo ngọc ban ngày nắng nóng nhưng ban đêm đất trời đón nhận từng đợt gió biển mát mẻ, hiền hòa cuốn hút bao du khách ghé thăm. Ảnh: Phan Lê.
- Chuyện tình xuyên biên giới
Sinh ra tại huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), chị Vũ Thị Xuân (28 tuổi) từng có công việc ổn định ở quê nhà. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người đàn ông Hàn Quốc hơn mình 15 tuổi, chị đã quyết định rời xa gia đình, sang thành phố Tongyeong thuộc tỉnh Gyeongsang Nam (Hàn Quốc) làm dâu.
Ảnh cưới của vợ chồng chị Xuân. Chị chia sẻ: ‘Tôi quen anh năm 24 tuổi, qua sự giới thiệu. Ở quê tôi nhiều người lấy chồng Hàn Quốc nhưng tôi khá e ngại. Tôi lo rằng anh hơn mình nhiều tuổi, bất đồng ngôn ngữ. Nếu lấy anh, tương lai sẽ ra sao?
Lúc đó tôi chưa biết tiếng, mọi giao tiếp đều có phiên dịch. Dần dần tôi cảm nhận được tình cảm chân thành của anh dành cho mình. Cả hai thân thiết hơn, tôi bắt đầu đi học tiếng Hàn để giao tiếp, trò chuyện với anh’.
Sau đám cưới theo kiểu truyền thống ở Việt Nam, chị Xuân theo chồng về nước.
‘Tongyeong là thành phố ven biển, tập trung đông người Việt Nam sinh sống. Hai vợ chồng ở riêng trong căn hộ nhỏ xinh. Nhà bố mẹ chồng cách nơi tôi sống khoảng 15 phút lái xe. Chồng tôi kinh doanh trong một khu chợ.
Những ngày mới sang, tôi bị trầm cảm vì chưa kịp thích nghi với môi trường, văn hóa quê chồng. Tiếng Hàn tôi cũng mới chỉ bập bõm vài câu, chưa thể giao tiếp trôi chảy. Nhiều câu người ta nói tôi không hiểu. Cảm giác rất lạc lõng.
May mắn nhờ bố mẹ chồng thương yêu, chồng quan tâm, tôi cũng vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Mẹ chồng biết tôi bỡ ngỡ, bà không hề tạo áp lực mà tận tình hướng dẫn tôi mọi thứ. Lúc nào nói tôi không hiểu, bà ra hiệu bằng tay’, cô dâu Việt kể.
Vợ chồng chị Xuân bên con trai út. Gia đình chồng chị Xuân có tư tưởng khá hiện đại. Thay vì bắt con dâu ở nhà, sinh con ngay, họ tạo điều kiện để chị đi làm, mở mang kiến thức, giao lưu với mọi người.
‘Tôi đi làm hơn một năm mới sinh con đầu lòng. Đa số việc nhà, chồng tôi đảm nhiệm. Anh thuộc mẫu người của gia đình, tâm lý. Làm việc vất vả cả ngày nhưng về vẫn phụ vợ rửa bát, hút bụi, giặt quần áo và thay bỉm cho con. Anh chăm con khéo léo hơn tôi nhiều.
Cuộc sống vợ chồng tôi khá bình dị, không giàu có nhưng vui vẻ. Ông xã lúc nào cũng dành hết điều tốt đẹp cho vợ con.
Ông xã tôi yêu Việt Nam, những trận có đội tuyển bóng đá Việt Nam thi đấu, anh đều theo dõi. Thời điểm các tuyển thủ U23 Việt Nam sang Tongyeong tập huấn, chồng tôi nghỉ làm, đưa vợ con đến sân vận động chào hỏi mọi người’, chị Xuân mỉm cười cho biết thêm.
Chị Xuân chụp ảnh cùng HLV Park Hang Seo khi đội tuyển U23 tập huấn tại Tongyeong. Tết xa xứ vẫn đủ bánh chưng, dưa hành
Theo lời chị Xuân, Tết của người Hàn Quốc cũng giống Việt Nam. Tuy nhiên, người Hàn chỉ ăn Tết trong 3 ngày: Mùng 1, mùng 2 và mùng 3.
Vào ngày 30 Tết, các gia đình lo dọn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để 'tẩy trần'.
Nhà nào cũng treo ‘Bok jo ri’ ở ngoài cửa. Bok jo ri là một cái xẻng bằng rơm dùng để hốt thóc gạo rơi vãi. Người Hàn quan niệm, treo vật này ngoài cửa sẽ nhận được phúc lộc quanh năm.
Mâm cơm cúng ngày đầu năm tại nhà chồng chị Xuân. ‘5 giờ sáng mẹ chồng tôi sẽ dậy chuẩn bị bày mâm cúng. Thường các đồ cúng được chuẩn bị sẵn. Tôi cũng đến từ chiều hôm trước giúp đỡ mẹ.
Các con cháu quây quần cùng ông bà làm lễ. Ngày mùng 1 Tết có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là ngày đầu tiên của một năm mới. Mọi người mặc trang phục truyền thống Hanbok, cả gia đình cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên.
Sau lễ nghi này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình. Người lớn tuổi sẽ chuẩn bị tiền mừng tuổi hoặc món quà cho các cháu.
Bên cạnh hoa quả, mẹ chồng tôi chuẩn bị: Cá rán, đậu rán, trứng rán, thịt rán trứng, khoai lang rán bột mì, bánh tấc, thịt luộc’, chị Xuân kể.
Với tổ ấm nhỏ của mình, chị Xuân mua bánh chưng, dưa hành, giò chả cúng vào dịp đầu năm, để con biết thêm về văn hóa quê mẹ.
‘Tôi làm thêm nem rán, món cuốn của Thủy Nguyên (Hải Phòng), nấu thêm bát canh khoai tây cà rốt. Chồng tôi thích món ăn Việt nên anh rất hào hứng vào bếp, cùng vợ chế biến. Riêng món nem, anh thường xung phong gói’, người phụ nữ này nhớ lại.
Làm dâu Hàn Quốc hơn 3 năm, có cuộc sống hôn nhân vô cùng hạnh phúc, sinh được 2 cậu con trai kháu khỉnh nhưng mỗi dịp Tết đến, chị đều da diết nhớ quê hương.
‘Tết đầu tiên xa quê thực sự là kỷ niệm khó phai. Tôi nhớ bố mẹ, nhìn cảnh người ta quây quần, chúc tụng nhau, mình cũng chạnh lòng. Tự nhiên nước mắt trào ra, chồng thương, đưa tôi đi chơi, gặp gỡ bạn bè Việt Nam đang sống tại Hàn Quốc.
Giao thừa bên này không bắn pháo hoa mà mọi người ngồi chơi bài, hàn huyên. Không khí cũng không nhộn nhịp, tấp nập như ở Việt Nam nên lúc đó tôi khá hẫng hụt.
Năm nay, chồng tôi có kế hoạch đưa vợ con về quê ngoại ăn Tết khoảng 10 ngày. Anh đã đặt vé máy bay. Dự kiến gia đình tôi sẽ về Việt Nam vào ngày 20/1/2020. Sau Tết, anh sẽ đón bố mẹ vợ sang du lịch Hàn Quốc’, chị Xuân bộc bạch.
Nồi bánh chưng cuối năm của người Việt ở Úc
Lửa bùng lên. Mọi người quây quần bên ánh lửa. Nồi bánh chưng của người Việt trên đất Úc sôi lên sùng sục mang thanh âm ngày Tết...
" alt="Tết xa xứ đủ bánh chưng, dưa hành của nàng dâu Việt ở Hàn Quốc" /> Dưa hành muối là món ăn không thể thiếu của mỗi gia đình trong những bữa cơm ngày tết sau khi đã ăn nhiều món thịt và đồ nếp.
Hãy cùng tham khảo cách muối hành dưới đây để bữa ăn ngày tết thêm đủ vị.
Nguyên liệu:
1kg hành củ (chọn củ hành hơi non và bé thì sẽ nhanh được ăn hơn).
1 bát nước mắm.
2/3 bát đường.
1 bát giấm.
1,5 bát nước.
Nước vo gạo
Cách làm:
Bước 1: Hành mua về bạn hãy ngâm vào nước vo gạo để qua đêm.
Bước 2: Hòa 20g muối với 1,5 lít nước. Cắt rễ hành, bóc vỏ, rửa qua nước muối rồi trút ra rổ để ráo nước.
Lưu ý: Khi cắt rễ bạn nên khéo tay không cắt sâu vào trong thịt hành tránh làm cho hành muối bị hỏng.
Bước 3: Bạn pha hỗn hợp nước mắm để muối hành như sau: 1 bát nước mắm, 2/3 bát đường, 1 bát giấm và 1,5 bát nước vào rồi trộn đều với nhau.
Lưu ý: Bạn nên chọn mua loại giấm gạo ngon, tránh sử dụng các loại giấm nhân tạo, giấm công nghiệp sẽ làm món dưa hành bị chua gắt, không ngon.
Hỗn hợp mắm pha xong bạn đem đun sôi ở lửa vừa rồi để cho thật nguội.
Bước 4: Hũ đựng hành muối bạn đem rửa sạch rồi lau kỹ cho thật khô ráo. Tránh để hũ còn đọng nước lã, bởi chúng sẽ khiến hành dễ bị lên màng, ủng và không được ngon. Tiếp đó, xếp hành vào hũ, xen kẽ từng lát ớt cho đẹp.
Bước 5: Sau đó bạn đổ hỗn hợp nước mắm đường đã để nguội vào đầy hũ sao cho hành được ngập trong nước.
Bước 6: Dùng nắp đậy kín hũ muối hành lại và bảo quản ở nơi thoáng mát. Với loại hành hơi non này, chỉ 4-5 ngày là ăn được. Còn hành già hơn thì trời ấm, dưa hành để 1 tuần đến 10 ngày là dùng được. Nếu trời lạnh, có thể lâu hơn.
Làm mứt vỏ cam sành thơm ngon, lạ miệng cho Tết Canh Tý
NgàyTết chắc chắn không thể thiếu những món mứt màu sắc rực rỡ, thơm ngon. Bạn hãy thử trổ tài với cách làm mứt vỏ cam sành dưới đây nhé.
" alt="Cách muối hành ăn chống ngấy ngày Tết" />- Làng Tranh Khúc, xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội là ngôi làng nổi tiếng với nghề gói bánh chưng hàng trăm năm nay. Mỗi dịp Tết, từ ngôi làng này, hàng trăm nghìn bánh chưng được đưa ra thị trường tiêu thụ.
Đến Tranh Khúc vào những ngày giáp Tết, du khách sẽ cảm nhận được mùi bánh chưng tỏa ra thơm nức và không khí tất bật của người dân nơi đây.
Bà Phạm Thị Tuyết (58 tuổi) gói bánh chưng trong chiều cuối năm. Bà Phạm Thị Tuyết (58 tuổi), chủ một cơ sở sản xuất bánh chưng ở làng Tranh Khúc cho biết, dịp Tết, gia đình bà phải nhận thêm 30 lao động, cùng với 6 thành viên trong gia đình làm việc ngày đêm mới hoàn thành được đơn hàng.
'Có những ngày, chúng tôi chỉ ngủ vài tiếng nhưng cũng có ngày không được ngủ chút nào', bà Tuyết nói về sự vất vả của nghề.
Theo bà Tuyết, kể từ sau rằm tháng Chạp, trung bình 1,5 ngày, gia đình bà gói và đưa vào luộc 2000 chiếc bánh chưng.
Đến chiều 26 Tết, việc gói bánh chưng cơ bản được hoàn tất. Cả gia đình luộc nốt mẻ bánh cuối cùng trong năm. Sau đó, bánh được để ráo nước 1 ngày, 1 đêm rồi đưa vào hút chân không, giao cho khách.
Ngày 30 Tết, cả nhà bà Tuyết sẽ tập chung dọn nhà, bếp, sân vườn. Vài thành viên trong nhà được cắt cử đi sắm đào, quất, bánh kẹo và thực phẩm để đón Tết.
Ngày mùng 1 Tết, nhiều hộ dân ở làng Tranh Khúc đóng cửa ngủ. Việc chúc Tết được bắt đầu từ ngày mùng 2. 'Chính vì lao động cật lực tháng cuối năm, Tết đến, mọi thành viên đều rơi vào tình trạng thiếu ngủ, kiệt sức. Sáng mùng 1 Tết, chúng tôi chỉ dậy nấu cơm cúng tổ tiên, quây quần ăn bữa cơm năm mới. Sau đó, cả nhà lại đóng cửa đi ngủ. Việc chúc Tết người thân, họ hàng làng xóm được thực hiện bắt đầu từ mùng 2', bà Tuyết nói.
Cũng theo lời bà Tuyết, đó là thói quen của nhiều hộ làm nghề ở Tranh Khúc. Do vậy, khác với những ngày giáp Tết, mùng 1 ở đây thường vắng lặng hơn.
Tuy nhiên, bà Tuyết cũng phải thừa nhận, những năm gần đây, việc làm nghề đã được đơn giản hóa đi khá nhiều.
Vào những năm 90, để gói được nồi bánh chưng, người làng Tranh Khúc phải đi xe đạp lên tận ga Trần Quý Cáp (Hà Nội) - cách nhà hơn 15km để lấy lá dong. Sau đó họ lại tất bật đi mua gạo, đỗ, thịt ...
Khi hoàn tất công đoạn luộc bánh chưng, những người làm nghề phải đạp xe đi giao bán khắp Hà Nội.
'Tôi còn nhớ, vào những năm 90, cứ 4h sáng là tôi xếp bánh lên xe đạp rồi chở vào nội thành, giao cho các chủ hàng trước 5h30 phút sáng. Thời điểm mang bầu con trai cả, tôi cũng đi như vậy, làm việc không biết mệt mỏi.
Thậm chí, có những ngày mưa rét, nước mưa, gió rét táp vào mặt lạnh buốt, hai tay bị cóng đến mất cảm giác nhưng vì mưu sinh và vì uy tín bán hàng, chúng tôi vẫn đạp xe đi.
Ngày Tết hoặc rằm, mùng 1, lượng bánh chưng nhiều hơn, chúng tôi mới thuê xe lam đi giao bánh', người phụ nữ có thâm niên gần 40 năm làm nghề nhớ lại.
Mỗi dịp Tết, làng Tranh Khúc đưa ra thị trường hàng trăm ngàn bánh chưng. 'Ngày nay, toàn bộ nguyên liệu làm bánh chưng được người bán mang đến tận nơi. Các chủ hộ sản xuất chỉ việc tiếp nhận và sản xuất. Khâu luộc bánh đã có nồi hơi, mỗi lần luộc được hàng ngàn bánh. Việc giao bánh thì có ô tô nên sức lao động được giải phóng khá nhiều', ông Đặng Trường Thanh (65 tuổi, người làng Tranh Khúc) cho biết.
Tuy vậy, do sự phát triển của xã hội, ngày nay, nhu cầu mua bánh ăn Tết lại nhiều hơn xưa. Các hộ làm nghề ở Tranh Khúc phải làm việc hết công suất mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
'Hiện chúng tôi vẫn đang nỗ lực để chất lượng bánh đưa ra thị trường ngày càng tốt hơn. Và bánh chưng Tranh Khúc tiếp tục nhận được sự tin dùng của khách hàng hơn', bà Tuyết nói thêm.
Ông Phạm Văn Mạnh - Cán bộ Văn phòng UBND xã Duyên Hà cho biết, năm 2011, Tranh Khúc được UBND TP Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống Hà Nội.
Hiện địa phương có 116 hộ sản xuất bánh chưng, hoạt động quanh năm. Riêng tháng cận Tết, lượng bánh chưng được sản xuất nhiều nhất. Dịp Tết 2019, địa phương có 385.000 bánh chưng được bán ra thị trường, cho thu nhập trên 20 tỷ đồng.
Cả làng nổi lửa, trắng đêm luộc trăm ngàn chiếc bánh chưng Tết
Gần 40 năm gắn bó với nghề gói bánh chưng, bà Phạm Thị Tuyết phải thừa nhận, đây là nghề cũng lắm công phu.
" alt="Mùng 1 khác lạ ở ngôi làng cả tháng thiếu ngủ vì lo Tết" /> - This video
Thác nước chảy ngược lên trời từ vách đá
Do sức gió mạnh khiến dòng nước chảy hất ngược lên trời, thay vì chảy xuống dưới, thu hút sự chú ý của du khách.
" alt="Thành phố cổ nghìn tuổi trên đất thánh Jordan" />