Giải pháp quan trọng đẩy nhanh chuyển đổi số
Ngay từ giữa năm 2020,ôngbốnềntảngsốquốcgiaphụcvụchuyểnđổisốViệttbd hôm nay khi khởi động Chương trình chuyển đổi số quốc gia, việc phát triển nền tảng số đã được xác định là giải pháp quan trọng để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số.
Với các nền tảng, Việt Nam có thể giải quyết các bài toán cụ thể của chuyển đổi số, tạo lập và lưu trữ dữ liệu. Càng có nhiều người sử dụng thì dữ liệu càng nhiều, hiệu quả càng cao và giá trị tạo ra càng lớn.
Với mục tiêu hình thành hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số, vào đầu năm 2022, Bộ TT&TT đã phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Tại Chương trình này, Bộ TT&TT đã một lần nữa nhấn mạnh quan điểm: Nền tảng số là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Điểm đột phá là nắm bắt cơ hội, phát triển và phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia phục vụ các nhu cầu riêng, đặc thù của người Việt Nam, trên cơ sở phân loại và thấu hiểu nhu cầu sử dụng của từng ngành, nghề, lĩnh vực.
Nền tảng số quốc gia cũng được xác định là yếu tố then chốt bảo đảm an toàn thông tin mạng và bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.
Phát triển nền tảng số quốc gia để tối đa hóa lợi ích do công nghệ mang lại đồng thời ngăn chặn và giảm thiểu các rủi ro mà công nghệ có thể gây ra cho xã hội và người dân.
Cùng với việc nêu rõ các quan điểm, mục tiêu trong phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia, tại thời điểm đầu năm 2022, Bộ TT&TT đã lần thứ nhất công bố danh mục 35 các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Trên cơ sở thực tế triển khai, Bộ TT&TT vừa sửa đổi, bổ sung Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Điểm đáng chú ý của quyết định sửa đổi là ban hành danh mục các nền tảng số quốc gia công bố lần 2.
Cụ thể, trong lần công bố thứ 2, danh mục nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số gồm 38 nền tảng, với 21 nền tảng do cơ quan nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, làm chủ công nghệ lõi, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công phục vụ xã hội; và 17 nền tảng do doanh nghiệp làm chủ quản, làm chủ công nghệ lõi, cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp và xã hội.
Bổ sung các nền tảng số quốc gia ưu tiên phát triển
Theo danh mục nền tảng số quốc gia mới được Bộ TT&TT ban hành để thay thế cho danh mục công bố lần 1, có 4 nền tảng được bổ sung gồm hóa đơn điện tử, bảo hiểm xã hội số, cảng biển số và cửa khẩu số.
Trong đó, nền tảng thuế điện tử cung cấp công cụ quản lý thuế thống nhất, minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp.
Nền tảng bảo hiểm xã hội số thiết lập kênh giao tiếp và tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế giấy.
Nền tảng cảng biển số chuyển đổi toàn bộ hoạt động của một cảng biển lên môi trường số, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng biển.
Nền tảng tự động hóa quy trình, giảm thiểu thời gian cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu; tăng cường công tác quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước, tạo kênh thông tin kết nối giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp cảng, hãng tàu, doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp xuất nhập khẩu…; công khai, minh bạch, cải cách hành chính, phục vụ doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu tốt hơn, từ đó góp phần phát triển kinh tế số cảng biển.
Còn với nền tảng cửa khẩu số, đây là nền tảng cung cấp công cụ quản lý tổng thể và toàn diện hoạt động tại khu vực cửa khẩu. Nền tảng tự động hóa quy trình, giảm thiểu thời gian cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu; tăng cường công tác quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước, tạo kênh thông tin kết nối giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bến bãi tại cửa khẩu…; công khai, minh bạch, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua cửa khẩu, từ đó góp phần phát triển kinh tế số cửa khẩu.
Bên cạnh đó, với các nền tảng số mới bổ sung, Bộ TT&TT cũng đề xuất cơ quan chủ quản/ cơ quan hỗ trợ phát triển, đơn vị đầu mối của cơ quan chủ quản/ cơ quan hỗ trợ phát triển cùng đơn vị đầu mối của Bộ TT&TT.
Đơn cử như, nền tảng cảng biển số có cơ quan hỗ trợ phát triển là 3 Bộ Giao thông vận tải, Tài chính và Quốc phòng.
Các đơn vị đầu mối của cơ quan hỗ trợ phát triển gồm Trung tâm CNTT (Bộ Giao thông vận tải); Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính); Quân chủng Hải quân (Bộ Quốc phòng). Đơn vị đầu mối của Bộ TT&TT là Vụ Kinh tế số và Xã hội số.
Chuyển đổi số Việt Nam phải dựa trên nền tảng số Việt NamBộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, chuyển đổi số Việt Nam nếu không dựa trên các nền tảng số Việt Nam thì người hưởng lợi từ công cuộc này sẽ không phải là người Việt Nam.