Trong chuyến thăm Yên Bái năm 1958, Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục, Người nhấn mạnh: "Muốn cho dân giàu nước mạnh, mọi người phải biết chữ, có văn hóa mới làm được việc". Thực hiện lời dạy của Bác, suốt chặng đường 65 năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Yên Bái không ngừng phát triển và đạt nhiều thành tựu.
Trong những năm đầu của chính quyền cách mạng, Yên Bái cũng như các địa phương trong cả nước, phong trào xóa mù, mở lớp bình dân học vụ diễn ra khá rầm rộ với nhiều hình thức phong phú và độc đáo, hàng nghìn người đã thoát nạn mù chữ, 1/4 dân số toàn tỉnh biết đọc, biết viết năm 1948.
Sau chiến dịch Tây Bắc, Phong trào "Bình dân học vụ" vẫn được phát triển mạnh ở mọi vùng giải phóng trong toàn tỉnh. Từ cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất, bình dân học vụ được chia thành 4 cấp: sơ cấp, dự bị bổ túc, bổ túc, trung cấp.
Năm 1954, toàn tỉnh vẫn còn khoảng 23% dân số mù chữ. Ngày 24/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên thăm Yên Bái. Lời căn dặn của người là những chỉ thị cụ thể, toàn diện về mọi mặt, động viên toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân trong tỉnh thi đua phấn đấu đoàn kết một lòng quyết tâm vượt mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trong giai đoạn này, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn song nhiều địa phương trong tỉnh đã trở thành điển hình trong công tác giáo dục, giáo dục Yên Bái đã phát triển nhanh chóng, toàn diện. Lời căn dặn của Người như lời hiệu triệu toàn dân, toàn quân trong tỉnh dồn sức xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà. 65 năm qua sự nghiệp GD&ĐT Yên Bái từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức; tạo những chuyển biến căn bản và toàn diện trên các mặt.
Đến nay, mạng lưới trường, lớp đã được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả với quy mô 443 trường, 7.096 lớp, 229.603 học sinh mầm non, phổ thông. Cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Hiện tại, toàn tỉnh có gần 6.500 phòng học, trên 1.000 phòng học tương tác, phòng học thông minh; trên 600 phòng học bộ môn; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 84%, đáp ứng đủ cho học hai ca và đảm bảo được dạy học 2 buổi/ngày ở các trường mầm non, tiểu học. Đến nay có 326 trường đạt chuẩn quốc gia.
Chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên. Hàng năm, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ gần đạt 30%, trẻ mẫu giáo đạt 97%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9%; bậc tiểu học không còn học sinh bỏ học. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học đạt 97% trở lên; hoàn thành cấp THCS đạt trên 95%, hoàn thành cấp THPT đạt trên 90%. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học liên tục tăng cao; nhiều học sinh đã đỗ thủ khoa trong các kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.
Công tác giáo dục mũi nhọn được nâng cao về số lượng, chất lượng và duy trì ở vị trí nửa đầu trong 15 tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Đặc biệt, năm 2015, Yên Bái có 1 học sinh đạt Bằng khen trong kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á; năm 2019, có 1 học sinh đoạt Huy chương Bạc trong kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế.
Công tác giáo dục dân tộc có những chuyển biến mạnh mẽ. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú được phát triển góp phần giữ vững phổ cập giáo dục, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học; hướng tới phát triển giáo dục vùng cao một cách bền vững.
Toàn tỉnh hiện có gần 40% học sinh dân tộc thiểu số được hưởng chính sách nội trú, bán trú; 7,3% học sinh người dân tộc thiểu số được học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được duy trì, nâng cao theo hướng bền vững.
Tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi năm 2015; PCGD tiểu học mức độ 3 năm 2022, PCGD THCS mức độ 2 năm 2023. Công tác phân luồng học sinh luôn được chú trọng, triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên toàn tỉnh lên 63%, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Việc xây dựng trường học hạnh phúc được quan tâm. Yên Bái là tỉnh đầu tiên ban hành bộ tiêu chí tạm thời về trường học hạnh phúc; phát động phong trào thi đua trong toàn ngành "Thầy cô thay đổi vì trường học hạnh phúc".
Đến nay, tất cả các trường học trong tỉnh đều tham gia xây dựng trường học hạnh phúc. Công tác chuyển đổi số được quan tâm, đầu tư hiệu quả. Ngành GD&ĐT được tỉnh chọn là đơn vị ưu tiên thực hiện, tiên phong trong công tác chuyển đổi số. Đặc biệt, công tác xây dựng đội ngũ được quan tâm, đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các bậc học được bổ sung kịp thời đảm bảo về số lượng; công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống được quan tâm; các chế độ, chính sách về lương, các khoản phụ cấp được thực hiện đầy đủ, minh bạch, kịp thời. Đến nay, toàn ngành có trên 13.000 lao động, trên 82% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong đó trên 20% đạt trên chuẩn, trên 400 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Hàng ngàn nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu, xuất sắc đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng các phần thưởng cao quý; có 78 nhà giáo được phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú".
Với những đóng góp to lớn cho sự phát triển giáo dục địa phương, nhiều tập thể, cá nhân trong ngành đã được Nhà nước, Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Ngành giáo dục tỉnh Yên Bái đã được Chính phủ tặng Cờ thi đua các năm 2011, 2016, 2020; Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương độc lập hạng Ba.
Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, ngành GD&ĐT tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, trong đó ưu tiên các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đẩy mạnh chuyển đổi số, kết hợp hài hòa giữa các phương pháp dạy và học truyền thống với các phương pháp mới, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số.
Khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, quản lý giáo dục; từng bước xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, đưa dạy và học trên môi trường số thành hoạt động giáo dục thiết yếu, có chất lượng, hiệu quả cao, hướng tới mục tiêu xây dựng Mô hình "Trường học chuyển đổi số" trên địa bàn tỉnh; triển khai sâu rộng, hiệu quả việc xây dựng "Trường học hạnh phúc" trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc"...
Kỷ niệm 65 năm Bác về thăm Yên Bái, các thế hệ cán bộ, giáo viên Yên Bái tự hào về những thành tựu đã đạt được và xác định phải nỗ lực nhiều hơn, quyết tâm cao hơn nữa để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, góp phần xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng giàu đẹp, phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc", xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập", phấn đấu đưa Yên Bái sớm trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực.
Theo baoyenbai.com.vn" alt=""/>"Chữ Bác Hồ" soi sáng đời taMong một ngày tương lai sếu lại bay rợp trời
Ông Đỗ Minh Chánh (59 tuổi) đã làm bảo vệ ở Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) hơn 30 năm. Vợ chồng ông ở trong ngôi nhà nhỏ khuất dưới bóng rừng Tràm Chim.
"Ngày nào cũng lái tắc ráng (thuyền nhỏ) đi tuần tra, tôi thuộc mọi góc của khu rừng. Có khi nhìn vào vạt rừng rộng lớn, một tổ chim vừa xuất hiện tôi cũng nhận ra ngay", ông Chánh tươi cười nói về sự thân thuộc của mình với rừng.
Ông Chánh kể, hơn 30 năm qua, có những lần rừng cháy ông là người đầu tiên đến hiện trường. Chữa cháy xong, lực lượng về hết, ông Chánh sẽ luôn là người về sau cùng.
Cũng hơn 30 năm qua, ông Chánh nhiều lần là người đầu tiên phát hiện sếu đầu đỏ đáp xuống lõi vườn quốc gia. Với ông, cảnh những cánh sếu chao nghiêng trên vạt rừng tràm luôn là huyền thoại, khiến lòng ông xốn xang như thấy người thương về qua trước ngõ.
"Rừng cháy, tôi cảm giác lòng mình còn đau hơn nhà cháy. Ở lâu, gắn bó với rừng, anh em bảo vệ sẽ tự sinh ra một thứ tình cảm coi rừng như máu thịt, coi chim chóc như người thân.
Đến mùa nhưng sếu chưa về, tôi ngủ không yên. Nhiều khi nằm nghỉ trưa, nghe tiếng na ná sếu kêu là tỉnh liền, lao vội lên chòi ngóng coi phải sếu đến không", người đàn ông chia sẻ.
Trong ký ức của người bảo vệ rừng, những năm 90 của thế kỷ trước, có khi cả ngàn con sếu cùng đáp xuống rừng. Chim tung cánh che mờ cả ánh mặt trời.
"Sếu thường về dịp gần Tết ta. Loài chim này cao lớn đặc biệt, nổi bật giữa rừng với cái đầu đỏ vươn cao. Tiếng sếu rất đặc trưng, vang vọng đến 5km giữa tán rừng", ông Chánh nói.
Ngóng trông sếu là thế, nhưng từ năm 2017 đến nay, có năm chỉ vài ba con sếu về Tràm Chim, có năm sếu chỉ đáp xuống rồi cất cánh bay đi, có những năm ngóng mãi nhưng sếu không về, khiến ông Chánh và những đồng nghiệp "rất đau lòng".
Ông Chánh cho biết không chỉ riêng ông hay cán bộ vườn quốc gia mà tất cả người dân quanh Tràm chim đều rất vui khi đề án bảo tồn sếu được triển khai. "Chúng tôi từng rất sợ con cháu mai sau sẽ chỉ biết sếu qua lời kể. Mọi người đều mong chờ một ngày nào đó sếu lại bay rợp trời Tràm Chim", ông Chánh trải lòng.
Đàn sếu sẽ ở lại quanh năm với Tràm Chim
Vườn quốc gia Tràm Chim rộng khoảng 7.500ha, có rừng tràm và đồng cỏ ngập nước. Nơi đây có nhiều loài sinh vật quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ.
Sếu đầu đỏ được Sách Đỏ quốc tế xếp vào nhóm động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Loài chim này đặc trưng với kích thước lớn, đầu đỏ, chỉ sống ở những vùng đất trong lành khu vực Đông Nam Á lục địa.
Ông Bùi Thanh Phong, Phó giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, cho biết, trước đây môi trường khu bảo tồn rất phù hợp cho sếu tìm về. Tuy nhiên do việc trữ nước chống cháy rừng cùng hoạt động thâm canh lúa quanh vùng đã khiến môi trường thay đổi. Thức ăn chính của sếu là cỏ năn không phát triển nên sếu về ít dần rồi biến mất trong 2 năm gần đây.
Với đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ, tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu đến năm 2032 sẽ có 60 cá thể sếu được đưa từ Thái Lan về. Sếu được nuôi trong các nhà lồng, sau đó thả ra môi trường tự nhiên ở Tràm Chim.
Tỉnh Đồng Tháp kỳ vọng sẽ có 50 cá thể sếu sống tốt, ở lại quanh năm, làm tổ và sinh sản tại Tràm Chim. Đàn sếu này sẽ phát triển tự nhiên dưới sự giám sát, bảo vệ của con người.
Song song việc bảo tồn sếu, sinh cảnh Tràm Chim sẽ được phục hồi, vùng nông nghiệp lân cận cũng được chuyển đổi từ trồng lúa thâm canh sang trồng lúa hữu cơ. Địa phương và người dân sẽ có thu nhập tăng thêm từ du lịch sinh thái gắn liền với sếu.
Ban quản lý khu bảo tồn cho biết, các công việc cải tạo sinh cảnh, tuyên truyền để người dân xung quanh chuyển sang lúa hữu cơ đang được tiến hành. Hiện vùng lõi Tràm Chim đã cơ bản phù hợp cho sếu đầu đỏ kiếm ăn, sinh sống. Hệ thống nhà lồng rộng 4ha đã hoàn thiện, sẵn sàng chăm sóc sếu giai đoạn mới tiếp nhận.
Tiến sĩ Trần Triết, chuyên gia có hơn 30 năm nghiên cứu về sếu đầu đỏ nhận định đề án bảo tồn sếu của Đồng Tháp là "tham vọng", nhưng tính khả thi cao. Chuyên gia cho biết Thái Lan đã thực hiện đề án tương tự và đã thành công.
Ông Triết cho rằng yếu tố quyết định thành công của đề án là khôi phục sinh cảnh Tràm Chim và vùng phụ cận, việc này cần sự quyết tâm của ngành chức năng và sự chung tay của cộng đồng. Vị chuyên gia đánh giá mọi yếu tố cần thiết đã hội tụ, ông tin Đồng Tháp sẽ thực hiện được đề án, Tràm Chim sẽ mãi là "đất lành chim đậu".
" alt=""/>30 năm giữ Tràm Chim, thấy sếu lòng vẫn xốn xang như người thương qua ngõReed Hastings, nhà đồng sáng lập của dịch vụ xem phim trực tuyến Netflix, sinh ra tại Boston, Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp trung học, thay vì tiếp tục theo học đại học ngay sau đó, ông đã trì hoãn lại việc học để đi làm nhân viên bán máy hút bụi trong một năm trước khi theo đuổi chuyên ngành toán học tại đại học Stanford.
Tốt nghiệp đại học và đi làm một vài năm, Hastings cùng với 2 người bạn của mình là Raymond Peck và Mark Box đã thành lập Pure Software vào năm ông 31 tuổi. Sản phẩm này được ông coi là một công cụ gỡ lỗi cho các kỹ sư.
Chia sẻ với The Timesvề trải nghiệm của mình khi điều hành Pure Software, Hastings cho biết: "Khi chèo thuyền kayak, nếu bạn chỉ tập trung vào những vấn đề tiêu cực và nhìn chằm chằm vào chúng, có khả năng bạn sẽ đối mặt với nguy hiểm. Vì vậy, tôi luôn tập trung vào những điều tôi hướng đến và làm mọi cách để đạt được nó. Tôi không để ý đến hoài nghi của người khác và không để chúng làm phiền tâm trí của mình".
Doanh nghiệp đầu tiên của Reed Hastings đã đạt được thành công ngoài mong đợi, ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng.
2 năm sau đó, công ty có tên Rational Software đã mua lại Pure Software với giá 750 triệu USD. Thương vụ này đã tạo ra cơ hội cho Hastings, đặt nền móng cho ông bắt đầu hành trình của mình với Netflix.
Được biết, ý tưởng dẫn Hastings đến với mô hình kinh doanh dịch vụ Netflix là khi ông có một trải nghiệm tồi tệ với cửa hàng cho thuê phim truyền thống.
Sau đó, trong một lần trên đường đi đến phòng tập gym, trong đầu ông đã nảy ra một mô hình kinh doanh cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến mà người dùng chỉ cần chi trả khoảng 30-40 USD một tháng để xem lượng video tùy thích.
Năm 1997, Netflix ra đời dưới sự quản lý của Reed Hastings và doanh nhân Marc Randolph. Tuy nhiên, Randolph đã rời khỏi công ty sau thời gian dài giữ vị trí lãnh đạo 5 năm sau đó.
Chỉ trong năm đầu tiên, Netflix đã thu hút 239.000 người đăng ký. Phương thức hoạt động của họ vào thời điểm đó là cho người dùng liệt kê danh sách toàn bộ đĩa DVD mà họ muốn xem trên trang Netflix.com, sau đó công ty sẽ gửi từng đĩa vào trong các phong bì màu đỏ. Người đăng ký có thể giữ phim bất kỳ thời gian nào mà không phải lo lắng về phí trễ hạn.
Tuy nhiên sau đó Reed Hastings lại tách gói đăng ký DVD truyền thống của Netflix và phân loại mảng kinh doanh phát trực tuyến còn non trẻ thành các dịch vụ riêng biệt với các mức phí khác nhau. Hành động này đã đẩy công ty vào một cuộc khủng hoảng lớn.
Khách hàng của Netflix đã trải qua cảm giác không hài lòng, thậm chí là sự phẫn nộ khi phải đối mặt với các tùy chọn đăng ký mới. Điều này khiến giá cổ phiếu của Netflix giảm đến 75% vào cuối năm 2011.
Sau những thách thức, Netflix dần khôi phục lại danh tiếng của mình nhờ vào đánh giá cao về nội dung từ các nhà phê bình. Hiện tại, Netflix như một đại gia trong ngành giải trí với 230,75 triệu thành viên trả phí trên toàn cầu.
Trong quý IV năm ngoái, Trung Đông và châu Phi là khu vực ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất với hơn 5 triệu tài khoản được mở mới. Đây cũng là khu vực đóng góp đến 2,78 tỷ USD trong tổng số 8,83 tỷ USD doanh thu của doanh nghiệp trong quý vừa qua.
Theo Business Insider" alt=""/>Hành trình trở thành tỷ phú của "ông trùm" Netflix