![]() |
Chia sẻ tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng: Cơ hội và rủi ro”do Báo Giao thông tổ chức sáng nay (27/7), các chuyên gia cho rằng hầu hết các dự án BĐS nghỉ dưỡng hiện nay đều là đất thuê 50 năm. Chính vì thế, trước khi mua nhà, khách hàng phải kiểm tra thật kỹ về pháp lý và thời hạn sử dụng đất của dự án.
Bà Hoàng Thị Vân Anh, Tổng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho biết: "Hiện nay, đa số người mua nhà đang có sự nhầm lẫn giữa hai dạng sản phẩm BĐS nhà ở và BĐS nghỉ dưỡng. Pháp luật đất đai quy định rõ nếu đất đai là đất nhà ở (chung cư, liền kề, biệt thự) có thể sử dụng xây nhà để bán, phân lô bán nền … Khu du lịch nghỉ dưỡng là đất thương mại dịch vụ nên chỉ được cho thuê đất và không được phân lô bán nền bán như đất ở".
Cũng theo bà Vân Anh, để xác minh một dự án được sử dụng đất vĩnh viễn hay dự án được thuê đất 50 năm nhà đầu tư cần phải xem xét hồ sơ pháp lý của dự án như về quyền sử dụng đất. Việc sử dụng đất phải liên quan đến quy hoạch, mảnh đất ấy được sử dụng vào mục đích gì?
Cũng có cùng nhận định với bà Vân Anh, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Hà Nội cho rằng hiện tại có một vài dự án luật cho phép tách ra làm sổ đỏ, nhưng đa số các dự án khác là không thực hiện được việc cấp sổ đỏ. Nguyên nhân là do khi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất chủ đầu tư phải đóng một số tiền rất lớn.
"Chính vì vậy, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình cảnh rất khó khăn khi đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng không bán được. Vì tâm lý người dân, nhà đầu tư luôn chọn mua các dự án BĐS có sổ đỏ. Tại nhiều dự án BĐS nghỉ dưỡng, khách hàng như ngồi trên lửa khi tiền đã trả hết nhưng có nguy cơ không nhận được sổ đỏ", ông Điệp nhấn mạnh.
Một rủi ro nữa khi đầu tư BĐS nghỉ dưỡng người mua cần hết sức lưu ý là tính pháp lý của dự án. Ông Phạm Văn Thường - Trưởng phòng quản lý thị trường BĐS - Cục Quản lý nhà (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện nay các dự án nhà ở khi bán phải đăng ký công khai trên trang web của các Sở Xây dựng để minh bạch thông tin. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định các dự án BĐS nghỉ dưỡng dạng Condotel phải công khai thông tin.
"Chính vì vậy, trước khi đặt bút ký hợp đồng người mua cần phải yêu cầu chủ đầu tư công khai các giấy tờ pháp lý liên quan đến dự án. Nhờ sự tư vấn của luật sư trong những trường hợp này là rất cần thiết", ông Thường khẳng định.
Một trong những rủi ro mà người mua BĐS nghỉ dưỡng cũng cần quan tâm là những tiện ích của dự án cũng như phần chia sẻ lợi nhuận với chủ đầu tư khi mua căn hộ theo hình thức Condotel. Thực tế hiện nay, nhiều khách hàng tỏ ra băn khoăn lo lắng bởi khi giới thiệu dự án chủ đầu tư quảng cáo rất hào nhoáng, tuy nhiên trong hợp đồng lại không nêu rõ, nếu sau này chủ đầu tư không làm theo cam kết thì phần thiệt sẽ thuộc về người mua nhà.
Trả lời vấn đề này, Luật sư Nguyễn Hưng Quang - VP Luật sư Nguyễn Hưng Quang và cộng sự cho biết nếu người mua nhà vẫn cảm thấy chưa yên tâm với bản hợp đồng còn rất chung chung có thể yêu cầu chủ đầu tư chỉnh sửa lại nội dung.
"Trong một số trường hợp, tôi thường tư vấn cho khách hàng thống kê hết những tiện ích và mức lợi nhuận chủ đầu tư cam kết cho vào phụ lục hợp đồng yêu cầu chủ đầu tư ký nhận. Việc làm này sẽ giúp khách hàng có căn cứ pháp lý khi ra tòa án trong trường hợp chủ đầu tư thất hứa", ông Quang cho biết.
TheoTrí thức trẻ
" alt=""/>Những rủi ro nhà đầu tư phải thuộc lòng trước khi xuống tiền mua BĐS nghỉ dưỡngTheo Speedtest, tháng 6/2020, tốc độ Internet di động của Việt Nam ngang ngửa mức trung bình thế giới. Tuy vậy, tốc độ Internet băng rộng cố định của Việt Nam chỉ bằng 70% so với mức trung bình thế giới.
Thống kê của Speedtest cho thấy, trong tháng 6/2020, tốc độ download Internet di động của Việt Nam trung bình đạt 33,12 Mbps. Trong khi đó, tốc độ download Internet di động trung bình của thế giới là 34.67 Mbps. Với kết quả này, có thể thấy tốc độ Internet di động của Việt Nam chỉ ngang ngửa mức trung bình. Việt Nam hiện đứng thứ 60 thế giới về tốc độ đường truyền Internet di động và chỉ bằng 70% so với mức trung bình thế giới (78.26 Mbps).
Trong bản báo cáo hồi tháng 5/2020 của Speedtest công bố tốc độ truy nhập Internet của các nước trên thế giới, Việt Nam có tốc độ tải xuống băng rộng di động đạt 32,83 Mbit/s giảm 6,25% so với tháng 4/2020, xếp hạng 60 (tăng 4 bậc so với tháng 5/2019, giảm 11 bậc so với tháng 4/2020).
Trả lời ICTnews về kết quả của Speedtest, ông Đào Xuân Vũ, CEO Viettel Net cho hay, các chỉ số đo về tốc độ Internet hiện tăng khá tốt, đặc biệt sau khi Viettel được Bộ TT&TT cho phép thử nghiệm băng tần 2.6 GHz cho 4G tại 12 tỉnh, thành.
"Mới đây, Bộ TT&TT đã tiến hành đo kiểm chất lượng mạng data của các nhà mạng tại một số tỉnh và sắp công bố công khai. Theo kết quả đo kiểm này, chất lượng mạng Internet di động của Viettel rất tốt. Như vậy, tốc độ di động của Viettel tăng mạnh chứ không hề có chuyện sụt giảm", ông Vũ nói.
Ông Tô Mạnh Cường, Tổng giám đốc MobiFone cho hay, thời gian qua mạng MobiFone đã được đầu tư rất mạnh nên chất lượng dịch vụ tăng lên. Đáng chú ý là ảnh hưởng bởi Covid-19 nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ như thoại và data giảm. Khi mạng lưới được đầu tư mạnh, nhu cầu sử dụng dịch vụ ít hơn thì chất lượng mạng Internet phải tăng lên chứ không có chuyện giảm đi.
Bình luận về kết quả đo kiểm của Speedtest, ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho rằng, mạng lưới được các nhà mạng đầu tư rất mạnh nên chất lượng đang tăng, không có chuyện giảm. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT đã cấp phép thử nghiệm băng tần 2.6 GHz cho 4G cho nhà mạng nên kết quả đo kiểm tăng nhiều so với trước.
"Các chỉ số đo chất lượng mạng Internet tại Việt Nam của Speedtest trong tháng qua bị sụt giảm có thể xuất phát từ thực tế khi chống dịch Covid-19 bị cách ly xã hội, nhiều người ở nhà và dùng Wi-Fi, ít dùng dịch vụ 3G - 4G. Kết quả đo của Speedtest trong thời gian này cao vì chất lượng Wi-Fi ổn định, nhưng sau đó hết cách ly xã hội, mọi người quay trở về cuộc sống bình thường và sử dụng dịch vụ 3G - 4G nên kết quả đo kiểm chất lượng Internet bị giảm. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ về việc này để có bức tranh rõ ràng hơn về chất lượng Internet của Việt Nam", ông Lê Văn Tuấn nói.
N.T.
Nhờ vào trí tuệ nhân tạo (AI), những quả khinh khí cầu cung cấp Internet ở Kenya đã tự học được cách phải đi đâu và làm thế nào để định hướng.
" alt=""/>Nhà mạng phản hồi chuyện Speedtest báo cáo tốc độ Internet của Việt Nam sụt giảm