Volkswagen là hãng ô tô Phương Tây duy nhất chưa rời Nga
Cuộc tháo chạy chưa từng thấy của các hãng ô tô tại Nga
Ngay sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine hồi tháng 2/2022,àhãngôtôPhươngTâyduynhấtchưarờlịch vạn niên 2024 dẫn tới hệ quả là gánh chịu hàng loạt các lệnh cấm vận kinh tế nặng nề tới từ phương Tây và Mỹ, biến Nga trở thành quốc gia bị bao vậy, cấm vận nhiều nhất trên thế giới.
Hàng loạt các nhà sản xuất ô tô lớn đang làm ăn lâu năm tại thị trường Nga, đều ngay lập tức rời bỏ thị trường 145 triệu dân này, bất kể dù cho có những hãng xe đã đổ một số vốn không nhỏ để phát triển hệ thống đại lý và nhà máy sản xuất.
Những nhà sản xuất nổi tiếng từ châu Âu như Mercedes-Benz của Đức, Renault của Pháp,... cho tới các nhà sản xuất Nhật – Hàn như Toyota, Nissan, Hyundai lập tức “rút lui” để lại vô số người lao động bản địa từ các cơ sở phân phối, đại lý và nhà máy mất việc làm.
Renault đã chuyển 68% cổ phần của mình trong doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn nhất Nga – AvtoVAZ, cho một viện nghiên cứu ô tô với giá chỉ 1 rúp. Nissan cũng chuyển nhượng cổ phần của mình tại công ty Nissan Nga với giá 1 euro cũng cho viện nghiên cứu này.
Ngành công nghiệp ô tô Nga lập tức rơi vào khủng hoảng và phải mất nhiều tháng mới có thể tái khởi động dây chuyền sản xuất, dù cho sản phẩm ra lò có chất lượng khá thấp. Cùng với đó, là thị phần nhanh chóng chuyển hướng về các hãng xe Trung Quốc.
Hãng ô tô Phương Tây duy nhất chưa rời bỏ Nga
Mới đây, cả Volkswagen và Bộ Công nghiệp Nga đều cho biết, chưa hề có quyết định nào của hãng xe tới từ Đức về việc bán nhà máy sản xuất ô tô của họ ở Kaluga, phía Nam thủ đô Moskva. Thông tin được đưa ra giữa các lời đồn về việc Tập đoàn đại lý Avilon chuẩn bị mua lại cơ sở này.
Điều này đánh dấu Volkswagen là hãng xe tới từ phương Tây cuối cùng còn sót lại, vẫn chưa rời bỏ nước Nga, dù cho trên thực tế họ đã không còn tiến hành sản xuất.
Sau 1 năm cấm vận, Volkswagen cho biết họ đang xem xét nhiều kịch bản khác nhau về vấn đề nhà máy Kaluga, bao gồm cả việc bán lại nó, nhưng vẫn chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.
Năm 2007, Volkswagen đã khai trương nhà máy sản xuất ô tô Kaluga với năng lực sản xuất 225.000 xe mỗi năm, nhằm phục vụ cho thị trường xe hơi tại Nga và các quốc gia Đông Âu.
Cơ sở này chính thức ngừng hoạt động từ tháng 3 năm 2022 sau khi hàng loạt lệnh cấm vận của phương Tây áp đặt lên Nga đã phá vỡ các chuỗi cung ứng linh kiện. Dẫu vậy, Volkswagen vẫn giữ lại nhà máy cho tới thời điểm hiện nay, sau 1 năm gần như tất cả các nhà sản xuất đều đã rời bỏ Nga.
Hiện, 2 đơn vị là Tập đoàn Avilon và AFK Sistema Nga đều được cho là đang có những ý định mua lại nhà máy Kaluga của Volkswagen. Dẫu vậy, Avilon vẫn im hơi lặng tiếng và chưa đưa ra những bình luận nào về vấn đề này.
Hùng Dũng (theo Autonews)
Ô tô Trung Quốc hưởng lợi lớn khi Nga bị phương Tây trừng phạt kinh tếHiện tại, 3 thương hiệu ô tô Trung Quốc đã chiếm 16% thị phần khi các nhà sản xuất ô tô toàn cầu rút lui khỏi thị trường Nga.