Vinmec Đà Nẵng đã tiến hành phẫu thuật nội soi toàn bộ cho bệnh nhi G.
Tới tháng 9, gia đình đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng để thăm khám. Tại đây, PGS.TS.BS Phạm Anh Vũ cùng ê-kíp Vinmec Đà Nẵng đã tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI vùng bụng dưới. Sau hội chẩn, vào đầu tháng 10, bé được chỉ định phẫu thuật lại bằng phương pháp nội soi toàn bộ, trong đó tạo hình và nối lại âm đạo. Ca phẫu thuật được đánh giá phức tạp do tử cung của bệnh nhi lớn và có tình trạng ứ máu kinh, kèm tình trạng dính buồng tử cung từ lần mổ trước.
Cần theo dõi sát sao về sức khỏe của con trẻ trong giai đoạn dậy thì
Sau 5 tuần, em G đã có kinh nguyệt bình thường lần đầu tiên kể từ khi trưởng thành, và không còn cảm thấy đau bụng. Đối với gia đình, đây là một niềm vui khôn tả.
Mẹ của bé G chia sẻ: "Con gái tôi chịu đựng những cơn đau bụng suốt nhiều năm, không biết bao nhiêu lần gia đình tôi đưa cháu đi khám, nhưng vẫn chưa thể điều trị triệt để cho cháu. Khi được phẫu thuật một lần trước đó, cháu vẫn không khỏi, thậm chí còn bị nhiễm trùng, đau bụng kéo dài. Khi đến Vinmec Đà Nẵng, chúng tôi thật sự không nghĩ rằng sẽ có kỳ tích xảy ra. Nhờ các bác sĩ điều trị, cháu đã có kinh nguyệt bình thường lần đầu tiên và không còn đau đớn nữa. Điều này là niềm hạnh phúc lớn lao đối với gia đình".
PGS.TS.BS Phạm Anh Vũ - Chuyên gia cao cấp Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng, phẫu thuật viên chính của ca bệnh - chia sẻ ca phẫu thuật này không chỉ là một bước tiến quan trọng trong điều trị bất sản âm đạo, mà còn là một nguồn động viên và hy vọng lớn lao cho các gia đình. Dù chứng bệnh này hiếm gặp, song nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh không may mắc phải có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo bậc phụ huynh cần chú ý đến sự phát triển của con, nhất là khi đến tuổi trưởng thành mà vẫn chưa có kinh nguyệt, và tìm đến những cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên môn và trang thiết bị hiện đại để can thiệp kịp thời.
" alt=""/>Vinmec Đà Nẵng điều trị thành công cho bé gái 13 tuổi mắc chứng bất sản âm đạoÔng Trần Ngọc Liêm, Giám đốc VCCI-HCM, phát biểu tại hội thảo (Ảnh: An Huy).
Bà Võ Thị Phương Lan, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cho biết, ngành logistics nước ta đang được xếp hạng 43/160 trên thế giới và thuộc top 5 ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, chi phí logistics đang cao hơn mức trung bình của thế giới (xấp xỉ 8-11% GDP) và khoảng 30% thị phần thuộc về 90% doanh nghiệp logistics nội địa.
Để phát triển ngành logistics, bà Lan đề xuất xây dựng "tư duy số", lựa chọn nguồn nhân lực có kiến thức, nhạy bén với ứng dụng công nghệ để xây dựng ý tưởng, mạnh dạn áp dụng mô hình chuyển đổi số tiên tiến...
Trình bày tham luận tại hội thảo, ông Phí Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Tin học TPHCM (HCA) đặt vấn đề, hiện nay hàng hóa từ Trung Quốc đến Hà Nội nhanh và rẻ hơn từ TPHCM ra phía Bắc. Để đạt được kết quả này, có thể nhìn nhận ở nước bạn có hệ thống giao thông, phương tiện vận tải tốt; hệ thống kho bãi và hệ thống thu gom - đóng hàng - nhận hàng tốt.
Bên cạnh đó, ngành logistics nước ta có thể tham khảo hệ thống điều hành doanh nghiệp và chuỗi doanh nghiệp từ nước bạn trong chuỗi cung ứng, với việc ứng dụng tối đa công nghệ và công nghệ thông tin, để tiết kiệm thời gian và nhân lực.
"Thời gian và chi phí logistics cần được tiết kiệm ở từng khâu trong chuỗi cung ứng mới có thể tăng tính cạnh tranh. Khối lượng hàng hóa càng lớn, thời gian tích lũy tiết kiệm càng lớn", ông Tuấn nói.
" alt=""/>Thúc đẩy ngành logistics phát triển bằng chuyển đổi số