![]() |
Lễ hội mùa xuân Fansipan 2020 đã chính thức khai hội sáng nay (2712020) với chủ đề “Hội xuân mở cổng trời - Khèn hoa rực rỡ Tây Bắc”. |
Năm nay, Lễ hội mùa xuân Fansipan bắt đầu từ 27/1 (tức mùng 3 Tết) đến hết 27/3/2020. Nhiều hoạt động, sự kiện và trải nghiệm vô cùng độc đáo, giàu bản sắc Tây Bắc, đậm chất văn hóa tâm linh truyền thống sẽ mang tới cho du khách hành trình du xuân bái Phật khó quên tại “Điểm du lịch văn hóa hấp dẫn hàng đầu thế giới” và “Điểm đến du lịch hàng đầu Việt Nam”.
Khèn hoa rực rỡ trời Tây Bắc
Bước qua cánh cổng trang trí bằng những tấm vải thổ cẩm rực rỡ sắc màu của đồng bào dân tộc tại Sun World Fansipan Legend những ngày đầu năm mới, du khách sẽ lạc bước trong thung lũng mùa xuân đẹp như mơ. Trải dài suốt con đường Nguyễn Chí Thanh lên tới khu vực ga đi cáp treo Fansipan, hoa đào cổ thụ, đào phai, đào rừng nở rộ, nối tiếp bằng vạt cải trắng tinh khôi bên sườn núi, những vạt tulip từ xứ xa bừng nở trong sương lạnh Fansipan, xen lẫn giữa hồng cổ Sa Pa, lan rừng, hoa mận, hoa anh đào..., mở đầu chuyến du xuân đầy háo hức.
![]() |
Hương xuân rực rỡ sắc hoa xen lẫn làn sương mở ảo tràn ngập Sun World Fansipan Legend trong ngày đầu khai hội |
Trong không khí xuân ngập tràn ấy, tiếng khèn khi lảnh lót, lúc dìu dặt vang vọng giữa núi rừng. Những nghệ nhân tài hoa nhất Sa Pa, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang tụ hội về đây, khoe những màn biểu diễn khèn nhuần nhuyễn, duyên dáng trong cuộc so tài tại Hội thi khèn hoa diễn ra trong các ngày 27, 28, 29/1 và 2/2 (mùng 3, 4, 5 và mùng 9 xuân Canh Tý).
![]() |
Những nghệ nhân múa khèn tài hoa nhất Sa Pa, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang tụ hội về đây tranh tài trong Lễ hội Khèn hoa Fansipan 2020. |
Kéo dài suốt 1 tháng từ 27/1 đến 27/2, Lễ hội khèn hoa Tây Bắc năm nay thu hút hàng nghìn du khách tới trẩy hội. Phiên chợ vùng cao ấm men rượu lá, xôi nếp thơm lừng hòa cùng mùi thịt gác bếp, thắng cố đặc trưng của miền sơn cước...., những điệu múa dập dìu trong váy xòe, trong nụ cười duyên của cô gái Dao ngày xuân vui hội làm nên những ngày đầu năm mới hân hoan thấm đẫm sắc màu Tây Bắc.
Cũng ở đó, không khí ngày hội truyền thống rộn ràng với những trò chơi dân gian mà bất cứ ai cũng thích thú muốn thử một lần trong đời như nhảy sạp, đi cầu một dây, leo cột mỡ, bịt mắt bắt dê,... và hàng loạt chương trình biểu diễn thú vị.
Mở cổng trời, hành hương chiêm bái chốn linh thiêng
Cũng trong thời gian này, Hội xuân Mở cổng Trời - hoạt động văn hóa tâm linh đặc biệt ý nghĩa diễn ra tại Sun World Fansipan Legend- sẽ khởi đầu mùa du xuân bái Phật của cộng đồng Phật tử và du khách tại quần thể văn hóa kiến trúc tâm linh trên đỉnh thiêng Tây Bắc. Lễ hội kéo dài từ ngày 2/2 đến hết 27/3/2020, với nhiều hoạt động tâm linh kết hợp văn hóa đặc sắc như: Trống hội tâm linh, múa Quán thế âm Bồ tát, phát thẻ cầu an…
![]() |
Đông đảo Phật tử và du khách bốn phương hành hương lễ Phật tại quần thể văn hóa kiến trúc tâm linh trên đỉnh Fansipan những ngày đầu xuân. |
Sau tiếng trống giòn giã khai hội, các Phật tử và du khách hoan hỉ nhận thẻ cầu an và cùng hành hương lên “nóc nhà Đông Dương”, chiêm bái quần thể văn hóa kiến trúc tâm linh kỳ vĩ, nguyện cầu cho người thân một năm mới may mắn và hạnh phúc.
Giữa biển mây bồng bềnh quyện vào núi xanh thẳm, hình dáng những nếp chùa Việt thế kỷ 15-16 bình an đứng giữa chân mây, nơi đất và trời giao hòa thành một. Đi dọc Đường La Hán nơi những gốc đỗ quyên hàng trăm năm tuổi thân mốc màu thời gian đã bắt đầu bật nụ, du khách sẽ tới được Đại Tượng Phật A Di Đà, nơi lưu giữ Xá lợi Phật linh thiêng, hay ở mỏm đá hướng ra đại ngàn bao la, tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát từ bi nhìn xuống bao dung và độ lượng. Ở nơi trang trọng mà thanh tịnh ấy, du khách và Phật tử tìm thấy sự bình an sâu thẳm trong tâm hồn. Và đó là khoảnh khắc ai cũng ước ao ngày Tết đến, xuân sang.
![]() |
Trong sáng sớm ngày khai hội, băng giá đã xuất hiện trên đỉnh Fansipan đón chào lễ hội Khèn hoa - Hội xuân mở cổng trời. |
Đi hết hành trình ý nghĩa ấy cũng là lúc chạm tay tới nóc nhà Đông Dương huyền thoại, niềm ao ước một lần chạm tới trong đời của biết bao người. Trên đỉnh thiêng liêng đó, phóng tầm mắt ngắm nhìn giang sơn hùng vỹ, mây trập trùng bên núi, rừng già xanh thẫm, vậy là hành trình du xuân đã trọn vẹn.
Ai chưa đi Tây Bắc, chưa hiểu xuân vùng cao đẹp đến thế nào. Mỗi mùa Lễ hội xuân Fansipan bởi thế đã trở thành một điểm hẹn đầu năm cho các tín đồ, Phật tử và du khách bốn phương, đưa Sa Pa dần trở thành một chốn du xuân lý tưởng bậc nhất cả nước mỗi khi Tết đến, xuân về.
Doãn Phong
" alt=""/>Đầu năm trẩy hội, du xuân lễ Phật trên đỉnh thiêng Tây BắcViệc hoàn thành cầu Khang Phúc có ý nghĩa vô cùng to lớn với bà con địa phương khi đây là vùng kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo với việc trồng nông sản/cây trái, xay xát lúa gạo nhưng việc chuyên chở lại chủ yếu bằng đò, hoặc phải chạy vòng khá xa để đến chợ…
Ngoài việc phục vụ đi lại của bà con, cầu Khang Phúc còn có vai trò quan trọng trong việc đến trường của các em học sinh trường tiểu học Hậu Thành, khi các em thường phải chờ đò đưa qua sông.
Tại lễ khánh thành cầu Khang Phúc, đại diện Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan cho biết “Là Công ty sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi luôn nỗ lực mang đến các sản phẩm ngon, đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu và thể chất người Việt để phục vụ người tiêu dùng. Đối với công đồng chúng tôi thường xuyên tham gia vào các hoạt động cộng đồng đầy ý nghĩa nhằm góp phần làm cho cuộc sống người dân Việt Nam tốt đẹp hơn mỗi ngày”.
Tại dòng kênh 28 này, năm 2016, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đã tài trợ cây cầu dây văng Khang Linh ở xã Thiện Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Cầu Khang Phúc là cây cầu thứ 4 tại huyện Cái Bè và là cây cầu thứ 6 mà Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đồng hành cùng quỹ Nam Phương ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
![]() |
Chiếc cầu mới vững chắc vươn mình qua dòng kênh 28 |
Dự án cầu Khang Phúc chính là dự án cầu dây văng lớn nhất mà Công ty cổ phần Hàng tiêu dung Masan tài trợ xây dựng từ trước đến nay. Chi phí xây dựng cầu hơn 3,2 tỷ đồng do Công ty- nhà tài trợ chính cùng Quỹ thiện nguyện Nam Phương đóng góp 71%, UBND Cái Bè hỗ trợ 29% vốn đối ứng còn lại.
![]() |
Niềm vui của các em nhỏ trên cây cầu mới hoàn thành |
Nhân dịp cận Tết Nguyên Đán, Công ty Masan Consumer đã trao 30 phần quà tặng các em học sinh và 70 phần quà Tết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
![]() |
![]() |
Nhân viên công ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan trao quà cho các em học sinh và bà con |
Masan Consumer (“MSC”) là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, hiện đang sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng thực phẩm và đồ uống, bao gồm các mặt hàng gia vị (nước mắm, nước tương, tương ớt), hàng thực phẩm tiện lợi (mì ăn liền, bữa ăn sáng tiện lợi), và các sản phẩm đồ uống (cà phê hòa tan, ngũ cốc hòa tan, nước khoáng và nước tăng lực). Công ty bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2000 và từ đó đã phát triển thành công danh mục sản phẩm và hệ thống phân phối để thiết lập vị thế hàng đầu của mình trên thị trường hàng thực phẩm và đồ uống có thương hiệu ở Việt Nam. Masan Consumer đã tạo nên các thương hiệu được yêu thích và tin dùng hàng đầu như Chin-Su, Omachi, Kokomi, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Vinacafé, Wake-Up Saigon, Wake-Up 247, Vĩnh Hảo thông qua chiến lược đặt người tiêu dùng Việt lên hàng đầu. |
Lệ Thanh
" alt=""/>Masan Consumer xây cầu tiếp động lực phát triển kinh tế Tiền GiangBữa ăn được thực hiện tại phòng ăn ở tầng trệt của trường. Chỉ vỏn vẹn chừng hơn 30 học sinh, các em được cung cấp bữa ăn no nhiều dinh dưỡng và đặc biệt, hoàn toàn miễn phí.
Giờ trưa, các em học sinh xếp hàng nhận cơm ăn. |
Học sinh của trường vốn là con cháu của cư dân ở vùng ven thành phố. Họ có cuộc sống khá khó khăn, trong đó có đến 30% thuộc diện nghèo và cận nghèo. Nhiều em, nhà ở xa, phải dậy từ rất sớm để đi xe đạp đến trường. Đã vậy, trong túi không có tiền nên bữa ăn trưa với các em là điều xa xỉ.
Bữa cơm của các em có món mặn và món canh nhưng em nào cũng ăn ngon miệng. |
Chúng tôi đến thăm trường, chứng kiến bữa ăn được sắp xếp một cách chu đáo. Mỗi suất ăn có một chén canh, một đĩa cá hay thịt kho, một chút nước chấm. Đũa muỗng chứa đầy trong ống.
Ngoài cửa, các em xếp hàng đi vào. Trên tay mỗi em cầm một chiếc thẻ nhỏ trao cho chị nhân viên. Sau đó, từng em được nhận một đĩa cơm nóng hổi kèm theo chút rau xanh. Nếu em nào không thích ăn đồ kho thì sẽ có một chiếc đùi gà thay thế.
Ngồi vào bàn - nơi đã có sẵn cá và canh, các em ăn một cách ngấu nghiến cho đến muỗng cuối cùng. 'Ngon và no lắm chú ơi', một em nói với chúng tôi.
Em tâm sự: 'Nhà con nghèo lắm. Ba mẹ con quanh năm lao động vất vả không đủ nuôi bầy con dại. Có ăn là tốt rồi chứ làm gì được ăn ngon như thế này ...'
Cô giáo Mỹ Phượng, người có sáng kiến lập ra chương trình bữa cơm tình thương. |
Kim Ngân và Ngọc Anh là 2 nữ sinh lớp 11 có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Nhà 2 em ở tận Qui Đức, khá xa trường nên hàng ngày 2 em phải đạp xe đi học. Lo được học phí và các khoản có liên quan đã là một gánh nặng của gia đình nên có những lúc 2 em không đủ tiền để ăn bữa cơm trưa.
Một bạn trai - Thái Hoàng Phúc Hậu đang học lớp 11. Cha Hậu mất năm em 3 tuổi. Năm Hậu lên 9 tuổi, mẹ lại ra đi bỏ Hậu bơ vơ một mình. Bà nội mang Hậu về chăm. Các chú, cô góp tiền để nội nuôi Hậu ...
Hậu được nhà trường cấp cho suất ăn trưa đã 2 năm nay. Hậu nói với chúng tôi, suất ăn này đã giúp Hậu vượt qua cơn đói vào những buổi trưa tới lớp. 'Mai sau, khi con ra trường, có công việc làm ổn định, con sẽ ghé về thăm trường, góp sức cùng các thầy cô chăm thế hệ đàn em' Hậu nói.
Có 30 em học sinh của trường được ăn cơm miễn phí, vì gia đình các em khó khăn. |
Một cách tiếp sức cho các em học sinh
Ông Lê Phú Hải, hiệu phó nhà trường cho biết, bữa cơm tình thương đã có từ 10 năm nay. Cô giáo dạy văn Võ Thị Mỹ Phượng là người đưa ra sáng kiến này sau khi tiếp xúc với một học sinh trong lớp do cô làm chủ nhiệm.
Học sinh này nhà xa, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Ba mẹ em ly hôn, một mình mẹ nuôi 3 đứa con. Mỗi ngày mẹ chỉ cho em 2000đ để gửi xe. Buổi trưa, em phải đạp xe dưới cái nắng gay gắt về nhà, ăn qua loa vài miếng cơm rồi trở lại trường học tiếp.
Trước hoàn cảnh như thế, cô Phượng nói với em: 'Thôi trưa con đừng về nữa. Cô sẽ nói căng tin nấu cơm cho con ăn và cô sẽ trả tiền'. Ban đầu em ngại nhưng rồi sau đó, em chấp nhận.
![]() |
Em học sinh nào cũng ăn hết phần cơm mình nhận được từ các thầy cô. |
Cô Phượng đưa vấn đề này ra trước chi bộ nhà trường và được sự đồng tình rất cao. Ban giám hiệu kêu gọi giáo viên đóng góp. Từ đó, những học sinh nghèo được cấp bữa ăn trưa.
Ông Hải cho biết thêm: 'Bữa ăn lớn dần. Khởi đầu là dành cho các học sinh khối 12 rồi sang khối 11. Hiện nay cả 3 khối, học sinh nào có hoàn cảnh đặc biệt đều được cấp bữa ăn tình thương.
Được như vậy là nhờ vào sự đóng góp thêm của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và đặc biệt là các học sinh của trường. Các em này trước đây học tại trường, được cấp suất ăn tình thương nay thành đạt quay lại giúp trường như trường hợp của em Thủy Tiên đang ở Singapore gửi về 5 triệu đồng'.
Tiễn chúng tôi ra về, cô Phượng bày tỏ, bữa ăn tình thương này giúp các em vượt qua cơn đói, từ đó duy trì tốt việc học.
Một trong số các học sinh nhận bữa cơm tình thương năm nay có em Đạt là học sinh lớp 10. Đạt nhà xa, hàng ngày, em đi học bằng xe đạp đến cầu Ông Thìn rồi gửi xe lên xe buýt đến trường. Hồi cấp 2, Đạt đã có nhiều ngày nhịn đói buổi trưa. Năm nay, Đạt trong đội tuyển Olympic học sinh giỏi toán. Hy vọng với bữa ăn trưa mà nhà trường cấp cho, em sẽ có thêm sức để đạt được những kết quả tốt trong các kỳ thi sắp tới.
Chị MC nở nụ cười giới thiệu chương trình hội diễn trước khi lễ tổng kết trao giải Hội thi Bệnh nhân mừng xuân Canh Tý 2020 bắt đầu.
" alt=""/>Bữa cơm tình thương ở một trường cấp 3