Môi trường mạng đi nhanh hơn môi trường thực
Dẫn chứng vụ việc Formosa năm 2014 tại các tỉnh miền Trung hay các vụ biểu tình gây rối năm 2018 ở nhiều tỉnh, thành phố với lý do "phản đối Luật Đặc khu"…, PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng những vấn đề ANPTT nếu như không được ngăn chặn, xử lý, giải quyết kịp thời và đúng đắn thì sẽ tích tụ và đến lúc bùng phát mạnh. Điều này dẫn đến hậu quả rất lớn về trật tự xã hội, an ninh, đến sự phát triển của quốc gia.
“Nếu chúng ta chủ quan, không quan tâm đến vấn đề ANPTT, những thách thức của ANPTT thì tất yếu chúng chuyển hóa dần từng bước, đến lúc nào đó trở thành thách thức trực tiếp đến vấn đề quốc phòng, an ninh, sức mạnh của quốc gia. Đấy là điều mà chúng ta phải quan tâm”, PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn cảnh báo.
Phân tích về một trong những bài học thành công trong Quản trị ANPTT ở Việt Nam, ông Thìn nhìn nhận, Việt Nam đã thực hiện rất tốt phương châm quản trị "4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
Theo đánh giá của PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn, trên thực tế, phương châm “4 tại chỗ” đã phát huy hiệu quả trong phòng chống dịch Covid-19 cũng như ứng phó một số thiên tai, hoạn nạn, hỏa hoạn…
Từ nền tảng 4 tại chỗ, thời gian qua, nhiều địa phương cũng có thêm các sáng kiến khác có thể giải quyết, ứng phó với thách thức ANPTT rất hiệu quả. Do đó, phương châm này cần tiếp tục tăng cường, sáng tạo hơn nữa bởi nó đem lại hiệu quả cao nhất là chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề, mọi thứ ngay ở cơ sở.
“Khi vấn đề đã giải quyết được ở cơ sở thì không lan tỏa, không bùng phát, không ảnh hưởng diện rộng. Và như vậy chúng ta sẽ đảm bảo được an ninh trật tự”, PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn phân tích.
Đồng quan điểm rằng “4 tại chỗ rất quan trọng và hiệu quả trong giải quyết từng nhiệm vụ”, Đại tá, GS.TS. Bùi Minh Thanh khuyến nghị cần nâng cao nhận thức của cán bộ chủ chốt ở địa phương thông qua việc tăng cường đào tạo, đặc biệt là môn quản trị an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống.
Phó Tổng Giám đốc VNPT VinaPhone Nguyễn Trọng Nghĩa cho hay, môi trường mạng đi nhanh hơn môi trường thực. Trong môi trường thực, nếu chúng ta bước nhầm có thể bước vào vũng nước, nhưng trong môi trường mạng nếu lướt nhầm ngón tay, chúng ta đã có rủi ro lớn.
Ông Nghĩa cho rằng, đã có nhiều báo cáo đánh giá năng lực mạng lưới, năng lực hạ tầng thông tin của Việt Nam sẽ sánh ngang với các nước phát triển nhưng ở phạm trù về an ninh an toàn mạng thì chúng ta cần đánh giá cặn kẽ hơn.
Hiện nay, với ứng dụng xác thực định danh điện tử, người dân giao tiếp trực tiếp với các cấp chính quyền thông qua môi trường mạng. Do đó, từng người chính là những nhân tố, thành tố tham gia vào quá trình bảo đảm an ninh, an toàn cho các giao dịch của Chính phủ, các giao dịch của chính mình, và cả hệ thống quốc gia.
Đầu tiên là phải có hệ thống chính sách pháp luật hoàn chỉnh
Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, để phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thì đầu tiên là phải có hệ thống chính sách pháp luật tương đối tốt, hoàn chỉnh, giúp cho các cơ quan chức năng của Nhà nước có thể kiểm soát được các mối đe dọa này.
Kế đến là tăng cường nâng cao năng lực về quản trị quốc gia, kiểm soát tốt được mối đe dọa nhỏ ban đầu để không phát triển thành khủng hoảng, thảm họa.
“Biện pháp rất quan trọng là chúng ta phải ngăn ngừa ngay từ đầu, ngay từ nhỏ để không phát triển thành vấn đề lớn”, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm nhấn mạnh.
Nhấn mạnh vấn đề thứ ba là phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm đề xuất đưa chương trình tập huấn về quản trị an ninh phi truyền thống thành chương trình bắt buộc trong giáo dục quốc phòng an ninh cho các cơ quan Đảng, chính quyền, địa phương.
Ngoài ra, ông Yêm cũng lưu ý, phải đầu tư nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này. Bởi cho đến thời điểm này, ở Việt Nam mới chỉ có 3 đề tài khoa học cấp Nhà nước nghiên cứu vấn đề mang tính quan điểm chung về an ninh phi truyền thống. Trong khi đó, có khoảng 20 vấn đề an ninh phi truyền thống rất cần nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam như an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh môi trường…
PGS.TS. Hoàng Đình Phi cũng nhấn mạnh, phải đào tạo được những con người đi trước, tiên phong đủ kiến thức, công cụ quản trị, đủ tầm nhìn, đủ tư duy chiến lược và đủ khát vọng đam mê cống hiến cho Tổ quốc.
Họ phải là những người sẵn sàng phấn đấu, cống hiến thời gian, tâm sức, trí tuệ của mình để đảm bảo an toàn cho từng đứa trẻ, từng người phụ nữ, từng người già và từng người công nhân, bảo đảm an toàn cho từng nhà máy, xí nghiệp phát triển bền vững, tức là an ninh cho từng doanh nghiệp, địa phương thì quốc gia chắc chắn sẽ phát triển bền vững.
Nguyễn Thị Thu Hằng
" alt=""/>Trong môi trường mạng nếu lướt nhầm ngón tay đã rủi ro lớnTải một hình ảnh có logo Windows từ Internet, rất có thể máy tính của bạn sẽ bị lây nhiễm loại mã độc nguy hiểm. (Ảnh: Microsoft)
Báo cáo của Symantec cho biết chiến dịch phát tán mã độc của Witchetty được bắt đầu từ tháng 2/2022, nhắm vào chính phủ của 2 quốc gia tại Trung Đông và một sàn giao dịch chứng khoán tại châu Phi. Nhiều khả năng nhóm tin tặc Witchetty sẽ mở rộng chiến dịch và tấn công vào nhiều đối tượng hơn nữa.
Trong chiến dịch phát tán mã độc của mình, nhóm hacker Witchetty đã sử dụng cách thức chèn mã độc vào hình ảnh. Những hình ảnh này trông giống như bình thường, nhưng có chứa mã độc ở bên trong mà ngay cả những phần mềm diệt virus cũng không thể phát hiện ra được. Một khi người dùng tải hình ảnh về máy tính và mở để xem nội dung file, mã độc sẽ lập tức lây nhiễm lên máy tính.
Witchetty đã chèn loại mã độc XOR vào một file ảnh có chứa logo của Windows. Loại mã độc này có khả năng khai thác các lỗ hổng bảo mật trên Windows để mở cửa hậu trên thiết bị, cho phép tin tặc có thể xâm nhập từ xa và cài đặt thêm nhiều mã độc khác trong tương lai. Mã độc này cũng cho phép tin tặc có thể xâm nhập vào mạng lưới máy tính của các công ty, tổ chức từ một máy tính bị lây nhiễm.
Tập tin có chứa mã độc được lưu trữ trên một dịch vụ đám mây đáng tin cậy, thay vì máy chủ của tin tặc, giúp qua mặt các nạn nhân để khiến họ bị lừa và cài mã độc vào máy tính.
"Download những file ảnh từ những máy chủ đám mây đáng tin cậy, chẳng hạn như GitHub, khiến nạn nhân ít nghi ngờ hơn so với download file từ những nguồn không rõ ràng", các chuyên gia bảo mật của Symantec chia sẻ.
Theo các chuyên gia bảo mật, cách tốt nhất để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng và tránh lây nhiễm mã độc đó là cài đặt các bản vá lỗi Windows ngay khi được phát hành và nên sử dụng thêm phần mềm bảo mật trên máy tính.
(Theo Dân Trí)
" alt=""/>Hacker Trung Quốc ẩn mã độc vào hình ảnh để phát tánTheo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long, việc triển khai thí điểm Mobile Money là một chủ trương lớn của ngành TT&TT. Chủ trương này cần sự vào cuộc tích cực của tất cả các doanh nghiệp viễn thông nhằm thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là tại các khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo, những nơi người dân không tiếp cận được với các điểm giao dịch ngân hàng.
Báo cáo của Cục Viễn thông cho thấy, thời gian vừa qua, việc triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Khách hàng ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa chiếm phần nhiều trong tập người sử dụng dịch vụ Mobile Money.
Chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp thực hiện thí điểm Mobile Money nhìn chung được đảm bảo. Mobile Money đã giúp mở rộng kênh thanh toán không dùng tiền mặt, mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân và xã hội.
Mục tiêu của các doanh nghiệp viễn thông là từ nay đến 18/11/2023 - thời điểm kết thúc việc thí điểm dịch vụ, Mobile Money sẽ cán mốc 9 triệu người dùng. Bên cạnh đó, sẽ có thêm 250.000 điểm giao dịch chấp nhận thanh toán Mobile Money để thúc đẩy thanh toán số và không dùng tiền mặt.
Cục Viễn thông đã chia sẻ một ví dụ thành công trong việc triển khai phát triển người dùng Mobile Money, đó là mô hình Chợ 4.0 do Viettel khởi xướng. Cách làm này cũng phù hợp với chủ trương của Nhà nước về việc sử dụng Mobile Money để thúc đẩy thanh toán số ở khu vực nông thôn.
Nói về các khu Chợ 4.0, đại diện Viettel cho hay, đây là ý tưởng doanh nghiệp đi cùng chính quyền tỉnh, huyện nhằm đưa thanh toán số đến được với người dân. Để triển khai các khu Chợ 4.0, Viettel đã đào tạo người dân sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển các điểm thanh toán bằng QR Code tại hộ kinh doanh là các tiểu thương.
“Thực tế cho thấy, tại những nơi triển khai mô hình Chợ 4.0, chính quyền địa phương rất ủng hộ cách làm này. Ngoài phục vụ lợi ích của người dân, chính quyền, doanh nghiệp cũng hưởng lợi từ việc phát triển thuê bao sử dụng dịch vụ”, đại diện Viettel chia sẻ.
Tại cuộc họp, các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều sáng kiến, đề xuất nhằm thúc đẩy sự phổ biến của dịch vụ Mobile Money. Theo đó, các nhà mạng sẽ kết hợp với hệ sinh thái sẵn có của nhiều đơn vị khác nhằm mở rộng hệ thống điểm cung cấp dịch vụ.
Trong thời gian tới, việc triển khai Mobile Money sẽ được đẩy mạnh tại các huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc, những nơi xa cách với đất liền. Đây là cách dịch vụ Mobile Money thể hiện rõ giá trị của mình trong việc giúp mọi người dân đều có thể tiếp cận với phương thức thanh toán số.