Một năm, 5 tiến sĩ mới có một bài báo quốc tế

  发布时间:2025-01-23 01:04:15   作者:玩站小弟   我要评论
 - Lời tòa soạn: Cùng với định hướng phân cấp quản lý,ộtnămtiếnsĩmớicómộtbàibáoquốctếfulham đấu với fulham đấu với arsenalfulham đấu với arsenal、、。

 - Lời tòa soạn: Cùng với định hướng phân cấp quản lý,ộtnămtiếnsĩmớicómộtbàibáoquốctếfulham đấu với arsenal nâng cao chất lượng các công bố khoa học là một trong những vấn đề quan trọng trong việc thay đổi tiêu chuẩn xét, công nhận và bổ nhiệm GS, PGS đang được soạn thảo. Tuy nhiên, đây không phải là công việc ngày một ngày hai có thể làm được. Loạt bài của VietNamNet tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Bài 1: Một năm, 5 tiến sĩ mới có một bài báo quốc tế

Cách tốt nhất trong việc tăng chất lượng công bố khoa học của các ứng viên GS, PGS chính là tăng số lượng các công bố quốc tế, đặc biệt là trên những tạp chí uy tín thuộc hệ thống ISI và Scopus. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, tình hình công bố quốc tế của Việt Nam khá lẹt đẹt.

 

{ keywords}
Số lượng cán bộ nghiên cứu và số cán bộ nghiên cứu là tiến sĩ của Việt Nam, năm 2013. (Nguồn: Bộ KH&CN).

Theo số liệu từ Bộ KH&CN, số lượng công bố quốc tế ISI của Việt Nam trong vài năm trở lại đây chỉ khoảng từ 2-3 ngàn bài báo mỗi năm.

Với số lượng này, không có gì ngạc nhiên khi chỉ có 3 trên tổng số 28 Hội đồng chức danh giáo sư ngành/liên ngành có 100% ứng viên đạt tiêu chuẩn có công bố quốc tế với nhiều bài ISI và Scopus. Nhiều ứng viên đạt tiêu chuẩn GS, PGS của 10 Hội đồng ngành không có công bố quốc tế nào.

Theo số liệu thống kê năm 2013 của Bộ KH&CN, lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học của Việt Nam lên tới gần 130 ngàn người, trong đó, có tới hơn 12 ngàn tiến sĩ. Với lực lương nghiên cứu này thì con số hơn 2 ngàn công bố quốc tế là quá ít ỏi.

Tính ra, trong thời gian 1 năm, trung bình 5 tiến sĩ mới có được một bài báo quốc tế. Nếu tính theo số cán bộ nghiên cứu (4 trình độ) thì trung bình cần tới 47 người mới cho ra 1 bài báo quốc tế trong 1 năm.

Đó là chưa kể, trong thời gian gần đây, số lượng các công bố quốc tế của chúng ta có tăng lên song tỉ lệ các công bố quốc tế chất lượng cao lại đang giảm đi.

Câu hỏi được nhiều người đặt ra và trong nhiều năm qua, vẫn chưa có lời đáp là: Vì sao chúng ta có một lượng cán bộ nghiên cứu đông đảo song số bài báo công bố quốc tế lại rất ít?

Ngàn lẻ một lý do

 

{ keywords}
PGS. TS Nguyễn Ngọc Minh. (Ảnh: VNU)

Trao đổi với VietNamNet về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Ngọc Minh, Đại học KHTN, ĐH Quốc gia HN, người vừa đoạt giải Tạ Quang Bửu năm 2016, cho biết, văn hóa công bố quốc tế, yếu tố tài chính và môi trường chínhlà những lực cản chính khiến các nhà khoa học Việt Nam ít có công bố quốc tế.

PGS. TS Nguyễn Ngọc Minh cho biết, mãi tới gần đây thì việc công bố quốc tế ISI mới được coi là tiêu chuẩn. Do đó, ở Việt Nam việc công bố quốc tế không yếu tố lịch sử chứ không phải các nhà khoa học không có năng lực. "Tôi nghĩ cần có thời gian để các nhà khoa học Việt Nam có thể thích nghi với sự thay đổi này", ông Minh nói.

Cũng theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Minh, ngoài nguồn kinh phí dành cho khoa học còn hạn hẹp thì việc không đặt ra yêu cầu phải có công bố quốc tế cũng là nguyên nhân khiến số lượng công bố quốc tế của Việt Nam trong nhiều năm qua ở mức thấp. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường nghiên cứu với trang thiết bị thiếu thốn, không đồng bộ cũng là nguyên nhân cản trở công bố quốc tế của các nhà khoa học.

Đứng từ góc nhìn của người làm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, TS Trần Văn Kham, Phó trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, người có khá nhiều công bố quốc tế cho rằng, khó khăn lớn nhất mà các nhà khoa học Việt Nam gặp phải khi công bố quốc tế chính là ngoại ngữ.

"Hạn chế ngoại ngữ chính là rào cản lớn nhất các nhà khoa học gặp phải khi chuyển tải nghiên cứu của mình bằng một ngôn ngữ nước ngoài", TS Kham cho hay.

Một vấn đề khác, theo TS Kham chính là phương pháp tiếp nghiên cứuđặc biệt là trong các môn KHXH của các nhà nghiên cứu tại Việt Nam đã rất cũ và không còn phù hợp. Bên cạnh đó, cách trình bày công trình nghiên cứu theo chuẩn của tạp chí của các nhà khoa học Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn.

"Nhiều nhà nghiên cứu ít khi nghiên cứu tạp chí quốc tế, không hiểu tạp chí này đang xuất bản những vấn đề gì, có liên quan gì tới vấn đề mình đưa ra hay không. Nhiều khi họ thuần túy chỉ viết rồi gửi bài", TS Kham nói.

 

{ keywords}
TS Phùng Văn Đồng. (Ảnh: Lê Văn)

Trong khi đó, TS Phạm Văn Đồng, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, người vừa được trao giải Tạ Quang Bửu 2016 vừa qua lại cho rằng, thực tế, ngoại ngữ không phải là vấn đề của các nhà nghiên cứu trong việc công bố quốc tế.

Lý giải nguyên nhân khiến số lượng công bố quốc tế của Việt Nam quá ít trong khi lực lượng nghiên cứu đông, TS Phạm Văn Đồng thẳng thắn cho rằng,"lực lượng người làm nghiên cứu thực sự rất mỏng".

"Trong những người làm việc (nghiên cứu - PV) thì phần nhiều là làm chống chế, làm sao đáp ứng được yêu cầu đặt ra với mình là chính. Những người là nghiên cứu mà coi trọng về chất lượng công trình nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu thì không nhiều", TS Đồng bày tỏ.

TS Đồng cũng chia sẻ, thời gian gần đây, sau khi Quỹ Nafosted ra đời, số lượng công bố quốc tế của Việt Nam có tăng lên, tuy nhiên, chất lượng nghiên cứu thì "không tăng nhiều".

Mặc dù còn rất trẻ, chỉ mới 35 tuổi, song TS Phạm Văn Đồng đã có tới 35 công bố quốc tế thuộc các tạp chí ISI hàng đầu thế giới sau 10 năm nghiên cứu. Anh là một trong những nhà nghiên cứu có số lượng công bố quốc tế nhiều nhất Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại.

"Nguyên nhân khiến chúng ta ít có công bố chất lượng là vì chúng ta chưa hình thành được những nhóm nghiên cứu mạnh, những trường đại học nghiên cứu mạnh mà đây là điều kiện tiên quyết để có những công bố quốc tế. Hiện tại, chúng ta hầu như chỉ dựa vào một số cá nhân và một số nhóm đang manh nha phát triển mà thôi" - TS Đồng khẳng định.

Lê Văn

(còn nữa)

相关文章

最新评论