
Lướt sóng câu cá mập

XEM CLIP TẠI ĐÂY |
XEM CLIP TẠI ĐÂY |
Đi đến các vùng miền xa xôi hay những địa điểm xung quanh đã trở thànhmột đặc trưng của các chương trình đào tạo MBA cao cấp ở Mỹ.
Có thể bắt đầu bằng một chuyến ghé thăm một hòn đảo xa xôi, vắng vẻ bên ngoài Colombia như những sinh viên tạm trú hệ đào đạo MBA của trường Standford đã làm tháng 8 năm ngoái.
Hay một chuyến đi kéo dài nhiều tuần đến Úc và New Zealand, Dubai và Abu Dhabi, một chuyến thám hiểm Vịnh Thái Lan và dừng chân ở Munich để tham gia lễ hội bia như những sinh viên trường Đại học Wharton School ở Pennsylvania.
Thêm vào đó là vô vàn chuyến đi trượt tuyết tại các khu nghỉ dưỡng ở Park City, Utah, Aspen, Colorado và hồ Lake Tahoe.
Đi tới các vùng miền xa xôi và những địa điểm xung quanh đã trở thành một đặc trưng của các trường kinh tế ở Mỹ.
Đối với những trường học này, việc theo học hai năm tại trường dường như là để dành thời gian đi xa khỏi trường càng nhiều càng tốt.
Rõ ràng là các trường càng tốt thì số tiền dành cho các hoạt động vui chơi và du lịch càng nhiều. Theo thống kê của Bloomberg Businessweek, học sinh tại các trường kinh tế hàng đầu chi tiêu tùy ý hàng nghìn đô-la mỗi năm và có xu hướng tiêu tiền nhiều hơn đáng kể so với sinh viên ở các trường có thứ hạng thấp hơn.
Kết bạn với con cháu của các giám đốc, các nhà lãnh đạo có thể là sự đầu tư xứng đáng, nhưng nó không hề rẻ.
Hầu hết các trường học nơi nhiều sinh viên tiết lộ họ dành hầu hết tiền để mua sắm thỏa thích đều được Bloomberg Businessweek xếp trong top 20 trường hàng đầu của năm 2014.
![]() |
Một số sinh viên cho biết các chuyến đi sẽ mang lại lợi ích dần dần theo thời gian.
Nguyễn Phương, sinh viên năm thứ hai tại HBS cho biết: “Nhóm bạn mà tôi đang học cùng trường bây giờ, trong 10 năm tới sẽ là những CEO tiếp theo”.
Cô đã tới Israel và một vài nơi khác với những người bạn học MBA cùng cô. Phương cũng cho biết các chuyến đi có thể lên tới 3.000 USD, chưa kể giá vé máy bay, nhưng điều đó chẳng là gì so với những lợi ích có được từ việc dành thời gian đi chơi cùng với những người có thể giúp đẩy sự nghiệp của cô lên cao. “Sự đầu tư này không đơn giản ở mức chỉ biết tên mà còn phải biết cả những chuyện của họ”.
Những người khác không bị thuyết phục bởi suy nghĩ khoản tiền lớn được chi ra có một mục đích cao lớn hơn.
Một sinh viên giấu tên đã chia sẻ trong khảo sát của Bloomberg: “Trường Wharton khuyến khích việc chi tiêu phung phí”, và gọi các khoản chi tiêu này là “độc hại”.
“Vấn đề là tâm lý chúng ta nghĩ rằng kiểu gì mình cũng sẽ giàu, thế thì tại sao không tiêu cả đống tiền bây giờ trong khi chúng ta được vay nợ”.
Hai năm theo học tại một trường kinh tế hàng đầu sẽ tốn khoảng 100.000 USD học phí.
Học sinh tại các trường này có số nợ nhiều hơn so với bạn bè mình, những người cũng đang nợ nần chồng chất.
Tại trường Tuck School of Business, trung bình sinh viên nợ 90.000 USD, bao gồm tiền vay vốn sinh viên, nợ thẻ tín dụng và nợ cá nhân – khoản nợ cao gấp đôi so với mức trung bình 40.000 USD của tất cả các trường ở Mỹ. Sinh viên trường Wharton cho biết số nợ trung bình của họ là 66.000 USD.
Nguyễn Phương, sinh viên trường HBS cho biết cô đã không tham gia chuyến đi gần đây tới Dubai nhưng cô không cho rằng việc bỏ qua một cuộc dạo chơi có thể ảnh hưởng đến mạng lưới giao lưu của mình.
Theo Phương, việc quyết định không tham gia các chuyến đi nhóm luôn là một lựa chọn khả thi. Cô cũng chia sẻ chỉ cần không mong đợi hầu hết mọi sinh viên tham gia với bạn bởi trong rất nhiều chuyến đi của HBS, nhu cầu là quá cao đến nỗi bạn phải trúng một giải xổ số trước khi đặt vé máy bay.
Chương trình hội trại mùa đông năm nay diễn ra trong vòng 10 ngày tại khu rừng ở vùng Penza của Nga, cách Moscow 600 km về phía Đông Nam.
![]() |
Đoàn thiếu nhi Việt Nam tham gia hoạt động ngoài trời thuộc khuôn khổ hội trại |
Tới với hội trại, các em thiếu nhi đã có cơ hội phát triển các kỹ năng mới về nghệ thuật và thể thao, cũng như tìm hiểu về nền văn hoá Nga. Các em cũng đồng thời được dự tuần lễ kỷ niệm truyền thống Maslenitsa (lễ hội tiễn mùa đông) của người Nga.
Ngay từ những ngày đầu tiên, các em đã được tham gia các sự kiện giáo dục và giải trí đa ngôn ngữ, các buổi trình diễn độc tấu, các cuộc triển lãm cá nhân, học khiêu vũ truyền thống và hiện đại của Nga; kết bạn với các em thiếu nhi khác đến từ Bangladesh, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Phi.
![]() |
Các em thiếu nhi đã được tiếp xúc, làm quen và kết thân với rất nhiều bạn bè quốc tế trong hội trại |
Đoàn Việt Nam tham gia hội trại có 7 thành viên là con em của các cán bộ công tác tại Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Vinatom) và 1 người giám hộ là cán bộ của Viện. Đây là lần đầu tiên các em được tham gia hoạt động có tính chất giao lưu quốc tế. Mặc dù có nhiều bỡ ngỡ, song các em đã nhanh chóng bắt kịp với nhịp độ của hội trại, thực hiện tốt các yêu cầu mà ban tổ chức đặt ra. Trong từng hoạt động, các em luôn thể hiện sự hào hứng, nhiệt tình, thông minh và khéo léo trong việc giải quyết các vấn đề do người điều hành đặt ra.
Hội trại do ROSATOM tổ chức có tính chất giao lưu văn hóa quốc tế, do đó các em đã có cơ hội được làm quen với nhiều bạn bè đến từ các nước khác nhau trên thế giới và mở rộng thêm vốn kiến thức về văn hóa của các quốc gia đó. Không khí hội trại thú vị, sôi động với nhiều hoạt động giao lưu, đa dạng trong cách thức tổ chức, lôi kéo được sự tham gia của các em. Trong số rất nhiều hoạt động đào tạo thú vị của hội trại, các hoạt động thu hút đông đảo sự tham gia của các em chính là các cuộc thi âm nhạc, học nhảy, trượt tuyết.
![]() |
Trong các hoạt động của hội trại, các em đặc biệt yêu thích cuộc thi âm nhạc |
Anh Phạm Khắc Tuyên, Cán bộ Viện Năng lượng Nguyên tử (Vinatom), Trưởng đoàn Việt Nam chia sẻ: “Hội trại do ROSATOM tổ chức là một hoạt động bổ ích và mang nhiều ý nghĩa nhân văn, khơi gợi trong các em thiếu nhi sự gắn kết, sẻ chia tình cảm giữa các cá nhân, nâng cao hiểu biết về văn hóa và con người Nga, cũng như các quốc gia khác tham gia hội trại lần này”.
Ông Viktor Polikarpov, Phó Chủ tịch khu vực Trung và Nam Phi của ROSATOM cho biết: "Tập đoàn ROSATOM rất tự hào khi có thể góp phần tăng cường năng lực cho thanh thiếu niên. Chúng tôi tin tưởng rằng các sáng tạo và kinh nghiệm thực tiễn từ trường ROSATOM có thể giúp trẻ em tự tin và bộc lộ khả năng sáng tạo của mình".
Lệ Thanh
">Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Cục Báo chí tuy mới thành lập được 20 năm nhưng quản lý Nhà nước về báo chí đã có 78 năm và Báo chí Cách mạng Việt Nam đã có 98 năm.
Điểm lại chặng đường từ khi thành lập, phát triển của Cục Báo chí trong suốt 20 năm, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, Cục Báo chí đã "được thừa hưởng một quá khứ thật hào hùng", thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo Bộ Văn hóa Thông tin thời kỳ này. Qua 20 năm, chức năng, nhiệm vụ của Cục Báo chí đã được mở rộng hơn với nhiều trọng trách mới.
Thay mặt lãnh đạo Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhiệt liệt chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức của Cục Báo chí qua các thời kỳ.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, một đất nước muốn hùng cường, hạnh phúc thì phải có một giấc mơ lớn, Đại hội XIII của Đảng đã nói giấc mơ đó là "khát vọng phát triển đất nước, sánh vai với cường quốc năm châu, Việt Nam trở thành một nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045". Báo chí cách mạng Việt Nam phải khơi dậy khát vọng đó. "Khát vọng lớn, giấc mơ lớn thì tạo thành sức mạnh tinh thần. Sức mạnh tinh thần thì nhân lên sức mạnh vật chất. Chưa từng có quốc gia nào, dân tộc nào hóa rồng, hóa hổ mà không có giấc mơ tinh thần", Bộ trưởng khẳng định.
Theo Bộ trưởng, Bộ TT&TT có trách nhiệm khơi dậy và "thổi bùng" lên khát vọng Việt Nam phát triển phồn vinh, hạnh phúc.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phân tích thêm, quản lý Nhà nước đầu tiên phải ở thể chế rõ ràng, tường minh. Công nghệ số, truyền thông xã hội, Covid-19 đã làm bộc lộ rõ hơn các vấn đề sinh tồn của báo chí, "nhưng lộ ra thì mới nhìn thấy, mới sửa được và sửa được mới không còn nói rồi, nói mãi". Quản lý Nhà nước về báo chí là quản lý để phát triển, phát triển báo chí bền vững. Trong quá trình phát triển cũng phát sinh ra vấn đề mới, nhưng phát triển thì mới có thêm nguồn lực để xử lý những vấn đề mới, không để bị tụt hậu...
Từ đây, Bộ trưởng nhấn mạnh, quản lý Nhà nước về báo chí cách mạng là làm cho báo chí cách mạng phát triển, đáp ứng yêu cầu mới của đất nước; đảm bảo cho người làm báo sống được lành mạnh, các cơ quan báo chí phải được đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ để không bị tụt hậu so với các doanh nghiệp làm truyền thông - đây là trách nhiệm của Cục Báo chí.
Đánh giá thực tế rằng, báo chí hiện nay đang bị tụt hậu về công nghệ, Bộ trưởng yêu cầu, từ nay đến năm 2025 phải tập trung chuyển đổi số cho báo chí. Để chuyển đổi số cho báo chí thì đầu tiên phải chuyển đổi số cơ quan quản lý báo chí đó là Cục Báo chí.
Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho Cục trưởng Cục Báo chí phải trực tiếp lãnh đạo, chuyển đổi hoạt động của Cục lên môi trường số. Ngoài ra, xây dựng trung tâm lưu chiểu số có công cụ đánh giá, phân tích tin bài của cơ quan báo chí. Bộ trưởng cho biết đây là công cụ quan trọng nhất để quản lý báo chí trên môi trường số.
Nhấn mạnh không gian số cần có thể chế số, Bộ trưởng cho biết, Cục Báo chí phải hoàn thiện thể chế số; đào tạo kỹ năng số cho tất cả phóng viên, những người làm báo; đào tạo công tác truyền thông chính sách cho bộ ngành, địa phương...
Tại lễ kỷ niệm, Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc đã ôn lại truyền thống vẻ vang của Cục Báo chí qua 20 năm kể từ khi thành lập.
Trong 20 năm qua, cơ cấu tổ chức của Cục Báo chí có chia tách thành nhiều đơn vị khác nhau, nhưng dần được hoàn thiện; phạm vi, đối tượng quản lý, chức năng và nhiệm vụ của Cục được mở rộng. Cục Báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong công tác xây dựng thể chế, tạo đột phá cho sự phát triển và quản lý báo chí.
Cục trưởng Lưu Đình Phúc cho biết, thành tựu từ quá khứ khích lệ lòng tự hào của các thế hệ tiếp nối của Cục Báo chí. Thành tựu đó cũng là thách thức lớn đối với trách nhiệm và bổn phận của các thế hệ tiếp nối ở Cục Báo chí ngày nay.
Dẫn lại ý kiến của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: “Báo chí phải phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ngấm sâu vào từng người dân, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội, khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng”, Cục trưởng Lưu Đình Phúc khẳng định, thế hệ Cục Báo chí hôm nay quyết tâm vượt khó, đổi mới, sáng tạo, bứt phá vươn lên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ TT&TT giao phó.
Các nhiệm vụ đó là phát huy giá trị cốt lõi của báo chí cách mạng, gắn báo chí với sứ mệnh lớn của đất nước để thổi bùng khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng; tinh gọn hệ thống báo chí; hỗ trợ, thúc đẩy nhanh chuyển đổi số báo chí; tháo gỡ bất cập để phát triển kinh tế báo chí; dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số báo chí; xây dựng mô hình cơ quan báo chí, phát triển kinh tế báo chí, đẩy mạnh truyền thông chính sách, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội.
“Truyền thống, văn hoá của Cục Báo chí được bồi đắp, kết tinh từ xương máu và sự cống hiến của lớp lớp cha anh đi trước, để từ đó mỗi thế hệ đều để lại những dấu ấn quan trọng, đều giữ gìn sự đoàn kết, thương yêu, đùm bọc, hỗ trợ nhau trong công tác và trong cuộc sống, đều có được sức mạnh, nghị lực, đi qua mọi thác ghềnh, khó khăn, hoàn thành sứ mệnh của “người gác cổng thông tin”, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp quản lý Nhà nước về báo chí”, ông Lưu Đình Phúc chia sẻ.
Thay mặt Ban Tổ chức, lãnh đạo Cục Báo chí cũng đã cảm ơn Ngân hàng Agribank, Techcombank, Vietinbank là những đơn vị đã đồng hành cùng sự kiện này.
Toàn văn Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị.">