Thế giới

Cựu học sinh Asian School được tài trợ 50% học phí tại SMU

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-26 03:55:21 我要评论(0)

Cựu HS Trường Quốc tế Á Châu - Nguyễn Đinh Hưng Thịnh hiện đang học tại Singapore Management Universlịch bóng đá châu âulịch bóng đá châu âu、、

{ keywords}
Cựu HS Trường Quốc tế Á Châu - Nguyễn Đinh Hưng Thịnh hiện đang học tại Singapore Management University (SMU)

Hành trình đến với “Harvard của Châu Á”

SMU được biết đến là một trong những trường đại học công lập hàng đầu của Singapore,ựuhọcsinhAsianSchoolđượctàitrợhọcphítại lịch bóng đá châu âu xếp hạng 10 trong số các trường đại học chuyên sâu trên thế giới (theo QS World University Rankings 2019) và được mệnh danh là “Harvard của Châu Á”. Sinh viên trúng tuyển vào SMU được Chính phủ Singapore hỗ trợ hơn 50% học phí và xét cấp một phần sinh hoạt phí. Danh tiếng và ưu đãi đặc biệt của SMU luôn thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên quốc tế dù cho chỉ tiêu dành cho đối tượng này không quá 10% mỗi năm. Và Nguyễn Đinh Hưng Thịnh - cựu học sinh Asian School là một trong số đó.

Hưng Thịnh đã vượt qua vòng hồ sơ xét tuyển đầu tiên của SMU nhờ bài luận ấn tượng cùng kết quả học tập nổi bật với điểm IELTS 8.0, điểm SAT 1.420 và thành tích 12 năm đạt học sinh giỏi cả chương trình Việt Nam và chương trình tiếng Anh quốc tế. Thịnh nhiều năm liền có điểm trung bình trên 9.3, từng 2 lần đạt giải nhất cuộc thi hùng biện tiếng Anh “English Speaking Contest” và quán quân cuộc thi tìm kiếm tài năng “Talent Seeking Contest 2016” của Trường Quốc tế Á Châu.

Là một trong số ít ứng viên quốc tế vượt qua vòng sơ tuyển và được mời đến Singapore phỏng vấn trực tiếp theo hình thức nhóm, Hưng Thịnh tiếp tục thể hiện năng lực nổi bật không chỉ ở trình độ ngoại ngữ, kiến thức mà còn ở cả kỹ năng ứng xử, làm việc nhóm. Chính những điều này đã giúp chàng cựu học sinh Asian School thành công.

Học tập nghiêm túc và thông minh

Nguyễn Đinh Hưng Thịnh theo học ngành Quản trị doanh nghiệp tại SMU. Ngay năm đầu tiên tại trường, Hưng Thịnh đã nhanh chóng hội nhập và thể hiện bản thân. 8 trong số 9 môn học Thịnh đều đạt điểm A, trong đó có một số môn đạt A+. Ngoài ra, em còn đạt giải thuyết trình của Câu lạc bộ Toastmasters, tham gia ban biên tập và phát thanh radio của trường và là thành viên ban điều hành câu lạc bộ Chào Việt Nam.

{ keywords}
Hưng Thịnh (hàng thứ nhất, thứ 2 từ trái qua) 12 năm đạt học sinh giỏi, điểm IELTS 8.0, điểm SAT 1.420

Để có được những thành công như hiện tại, Hưng Thịnh đã đầu tư nghiêm túc và lâu dài cho việc học. Thịnh cho biết chính khoảng thời gian học ở Trường Quốc tế Á Châu đã giúp em có được nền tảng kiến thức và quan trọng nhất là sự tự tin, chủ động trong học tập.

Dành lời khuyên đến các em học sinh Asian School đang học tập tại trường, chàng cựu học sinh chia sẻ: “Hãy học tập nghiêm túc và thông minh. Bạn cần có thái độ học tập chủ động để học đủ và hiệu quả. Hãy nhiệt tình tham gia các hoạt động thể thao, văn nghệ, đội nhóm và hoạt động xã hội. Những kiến thức, kỹ năng đến từ hoạt động này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều sau này. Hãy yêu thích và cố gắng học tiếng Anh ở tất cả các bộ môn học thuật bởi nền tảng tiếng Anh tốt sẽ giúp chúng ta có nhiều cơ hội săn học bổng và thuận lợi khi du học”.

Riêng đối với bản thân, Thịnh tự nhủ sẽ cố gắng trải nghiệm môi trường toàn cầu, tiếp tục học cao hơn và chuyên sâu hơn ngành mình yêu thích để có thể tạo dựng sự nghiệp vững chắc trong tương lai. 

{ keywords}
Conghoa Campus - một trong những cơ sở của Trường Quốc tế Á Châu (Asian School)

 

Trường Quốc tế Á Châu thuộc Tập đoàn Giáo dục Quốc Tế Á Châu (GAIE), gồm các thành viên: Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), Viện Nghiên cứu Châu Á (IAS) và Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU), được xem là hệ thống giáo dục tiêu chuẩn quốc tế từ tiểu học, trung học đến đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học lớn nhất Việt Nam.

Thành lập năm 1999, GAIE có 77.757 học sinh, sinh viên và học viên đến từ 26 quốc gia và các vùng lãnh thổ, đã và đang theo học tại 14 cơ sở và 6 dự án đang đầu tư xây dựng; 591 giải thành tích thể thao và 645 giải học sinh giỏi cấp quận và TP; 70 công ty Việt Nam và đầu tư nước ngoài bảo trợ chương trình thực tập của SIU; hơn 2.200 giáo viên, nhân viên Việt Nam và nước ngoài có văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư đang làm việc; 2.195 học sinh, sinh viên chuyển tiếp du học tại 314 trường ở 19 quốc gia thuộc 4 châu lục.

Lệ Thanh

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Dù sống độc thân và cố gắng tiết kiệm chi phí bằng cách tự lo mọi thứ, tôi vẫn mất 2-3 năm mới đủ khả năng chi trả, do chi phí sinh hoạt ở nước ngoài đắt đỏ.

Nhưng tôi vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác. Chẳng hạn, một người bạn được mẹ bán nhà, đầu tư 8 tỷ đồng sang Mỹ học ngành Quản trị kinh doanh. Sau khi tốt nghiệp, bạn về nước, đi làm, nhận lương 15 triệu đồng/tháng - mức lương mà mẹ bạn phàn nàn "còn chẳng bằng tiền cho thuê, nếu giữ lại cái nhà; không biết bao giờ mới bù đắp được chi phí bỏ ra".

Nếu chỉ lạnh lùng xét về khía cạnh đầu tư, với không ít người, đầu tư cho du học không mang lại kết quả như kỳ vọng.

Tất nhiên, du học không phải là khoản đầu tư mà lợi nhuận chỉ tính bằng tiền bạc. Du học mang lại nhiều lợi ích rõ ràng khác như cơ hội tiếp cận nền giáo dục tiên tiến, phát triển tư duy hiện đại, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, sự tự lập. Nhưng ngày càng phổ biến tình trạng nhiều du học sinh gặp khó khăn do mất kết nối với mạng lưới quan hệ trong nước, đối mặt với cú sốc văn hóa ngược khi trở về, thậm chí khó tìm việc giữa bối cảnh kinh tế suy thoái, nhà tuyển dụng ngày càng đề cao kinh nghiệm thực tế.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ chú trọng bằng cấp hay ngoại ngữ mà còn quan tâm tới kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ làm việc. Bằng cấp quốc tế chỉ thực sự là lợi thế nếu thuộc các lĩnh vực đặc thù hoặc từ những trường đại học danh tiếng toàn cầu. Ngược lại, nếu bằng cấp đến từ các trường không nổi bật hoặc thuộc ngành cần nhiều kinh nghiệm như quản trị kinh doanh, ưu thế này giảm đi rõ rệt, thậm chí không tạo ra khác biệt lớn so với ứng viên trong nước. Trong nhiều trường hợp, ứng viên sở hữu kỹ năng mềm tốt, tư duy sáng tạo và khả năng thích nghi với môi trường lại có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường lao động.

Dù ngành công nghệ thông tin (IT) từng được xem là lựa chọn "vàng" từ năm 2023, ngành này đối mặt với tình trạng sa thải hàng loạt và suy thoái nghiêm trọng. Ngay tại trung tâm công nghệ lớn như Silicon Valley, các sinh viên mới tốt nghiệp cũng gặp khó khăn, khi các công ty ưu tiên nhân sự có kinh nghiệm hoặc cắt giảm tuyển dụng để giảm chi phí.

Thực tế này dẫn tới việc, du học trở thành khoản đầu tư rất khó, hoặc mất thời gian quá dài để hoàn vốn, đặc biệt là với những người chọn trở về.

Định cư sau du học cũng ngày càng khó khăn do các chính sách thắt chặt visa tại Mỹ, Australia và Canada. Tại Mỹ, visa lao động H-1B trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn kể từ năm 2020, ưu tiên ứng viên có bằng cấp cao từ các ngành STEM và hạn chế đáng kể cơ hội cho các ngành khác. Ngoài ra, thời gian gia hạn OPT (Optional Practical Training) cho sinh viên quốc tế cũng được giám sát chặt chẽ, khiến nhiều người không đủ thời gian tìm việc phù hợp. Tại Australia, các yêu cầu về tay nghề trong danh sách định cư đã được siết lại, chỉ ưu tiên những ngành nghề đặc thù đang thiếu nhân lực. Những thay đổi này phản ánh xu hướng các quốc gia ưu tiên lao động chất lượng cao và giảm sự phụ thuộc vào lực lượng lao động nhập cư giá rẻ.

Trong khi đó, Trung Quốc và Đài Loan đang nổi lên với các chương trình học phí rẻ, học bổng hấp dẫn cùng thứ hạng giáo dục ngày càng cao. Xu hướng du học tại các quốc gia châu Á này đang dần trở thành giải pháp thay thế, đặc biệt đối với các gia đình muốn tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục. Các quốc gia châu Âu như Đức, nơi miễn hoàn toàn học phí cho sinh viên quốc tế tại nhiều trường công lập, hay Italy và Bỉ, nơi học phí và sinh hoạt phí thuộc mức thấp nhất châu Âu, cũng trở thành lựa chọn hợp lý.

Ví dụ, tại Đức, sinh viên chỉ cần đóng một khoản phí hành chính từ 100 đến 350 euro mỗi kỳ, và sinh hoạt phí trung bình khoảng 850 euro/tháng. Tương tự, tại Bỉ, học phí dao động 800-4.000 euro/năm và chi phí sinh hoạt trung bình khoảng 900 euro/tháng, trong khi Italy cung cấp học phí 1.000-2.500 euro/năm và sinh hoạt phí khoảng 700-1.000 euro/tháng. Những lựa chọn này giúp giảm đáng kể gánh nặng tài chính so với các quốc gia nói tiếng Anh truyền thống như Mỹ, Australia hay Anh.

Xu hướng du học ngắn hạn đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt đối với những người lao động trong độ tuổi 30, những người muốn thay đổi môi trường, trải nghiệm mới và nâng cao chuyên môn. Khóa học ngắn hạn tại các trường danh tiếng, với chi phí hợp lý và thời gian học cô đọng, mang lại cơ hội học hỏi kiến thức chuyên sâu trong thời gian ngắn, mà không cần dành quá nhiều thời gian và chi phí như chương trình dài hạn. Những khóa này thường tập trung vào kỹ năng thực tế và xu hướng mới trong ngành, giúp học viên nhanh chóng áp dụng vào công việc hiện tại hoặc mở rộng cơ hội nghề nghiệp.

Các chương trình ngắn hạn tại những trường đại học hàng đầu thế giới như Oxford, Harvard, Stanford, UCLA, hay các đại học ở châu Á tại Singapore, Hàn Quốc, cung cấp các khóa học chuyên sâu về quản lý, công nghệ, tài chính hay phát triển cá nhân, với mức phí chỉ từ 1.000-3.000 USD một khóa.

Thay vì đối mặt với những rủi ro tài chính lớn khi du học ngay từ bậc cử nhân, nhiều gia đình có thể cân nhắc tập trung học trong nước và dành đầu tư cho các chương trình thạc sĩ hoặc khóa du học ngắn hạn ở nước ngoài. Việc này không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính mà còn cho phép sinh viên có thời gian tích lũy kinh nghiệm thực tế, từ đó đưa ra quyết định du học đúng đắn hơn.

Trải nghiệm sống và học tập tại một đất nước khác luôn là điều quý giá. Đây không chỉ là cơ hội để học hỏi kiến thức chuyên môn mà còn giúp mở rộng tầm nhìn, trải nghiệm văn hóa đa dạng và phát triển kỹ năng sống. Chuyến du học cũng là bước ngoặt giúp cá nhân trưởng thành hơn, biết tự ứng phó với những điều khó khăn khôn lường, tôi luyện sự kiên nhẫn và ý chí trong cuộc sống.

Học là hành trình suốt đời, không chỉ giới hạn trong những năm tháng học ở trường. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục luôn là một lựa chọn thông minh và bền vững. Nhưng lựa chọn và đầu tư cho du học là bài toán cần sự cân nhắc kỹ lưỡng. Các yếu tố như chi phí, mục tiêu nghề nghiệp, và nhu cầu thực tế của bản thân nên được xem xét cẩn thận vì quyết định này không chỉ ảnh hưởng đến tương lai học vấn mà còn đến sự phát triển lâu dài của mỗi người.

Trình Phương Quân

" alt="Khoản đầu tư du học" width="90" height="59"/>

Khoản đầu tư du học

Sáng 4/5, học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn (quận Thủ Đức, TP.HCM) cũng trở lại trường sau 107 ngày nghỉ. Ngày đầu tiên các em không phải học bài mới. Những học sinh lớp 9 đủ lớn để hiểu công tác phòng dịch Covid-19, vẫn được dành thêm một ngày “nạp” kiến thức về điều này.

Đứng ngay cổng, giọng cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Diễm Trang nói qua micro sang sảng:

“Hai bạn nữ kia cách nhau 1m, các em đừng đi sát nhau như thế.

Bạn nam kia, thấy bạn phía trước còn đo nhiệt độ thì em đi chậm một chút.

Bạn đi xe đạp hàng thứ 3 đấy vào bãi để xe rồi vào lớp luôn.

Em mặc áo khoác màu đen kia sao đi lung tung vậy.

Bạn nữ kia nhuộm tóc màu vàng đúng không, ngày mai lên phòng tôi…"

{keywords}
Cô Diễm Trang cầm micro hướng dẫn học sinh sáng 4/5

Đang hướng dẫn các em lớp 9 đảm bảo giãn cách, đo nhiệt độ, khử khuẩn vồi vào lớp thì một học sinh lớp 6 tiến lại. Hôm nay em nhầm lịch nên cũng tới trường.

Bỏ micro xuống, cô Trang nhỏ nhẹ: “Trường có thông báo học sinh khối 6 đi học đâu con. Tuần này chỉ học sinh lớp 9 học thôi. Con qua bên kia ngồi chờ ba mẹ tới đón”.

Quay sang thầy giáo bên cạnh, cô Trang nói “Thầy gọi phụ huynh của học sinh này tới đón con về, em ấy không có điện thoại".

Vừa hướng dẫn, cô Trang thủ thỉ : "Học sinh được nghỉ ở nhà lâu quá, tuổi các em lỡ nhỡ nếu không đưa vào nề nếp khi tới trường rất cực”.

Hơn 30 năm đi dạy, đây là lần đầu tiên nghỉ học lâu như vậy. Ba tháng qua, ngày nào cô cũng tới trường đều đặn. Hôm nay cô đi sớm hơn và có mặt ở trường trước 6h sáng, lúc đường còn vắng.

Học sinh lớp 9 được bố trí đi vào 3 hàng với dây đã chăng ở cổng đường Võ Văn Ngân. Từ tuần sau trường mở thêm cổng ở đường Tô Vĩnh Diện.

Bài toán chia lớp

Trường THCS Lê Quý Đôn có tất cả 55 lớp từ 6-9. Mỗi lớp 45 học sinh. Mỗi phòng được kê 24 bàn. Trước dịch, mỗi bàn 2 học sinh ngồi. Nhà trường cũng triển khai dạy học buổi 2.

Trước ngày học sinh đi học lại, UBND TP.HCM đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn, trong đó quy định khoảng cách tối thiểu của học sinh trong lớp là 2m; sau đó giảm xuống 1m.

Tuy đã giảm chuẩn như vậy, nhưng trong điều kiện bình thường không chia lớp với những trường như của cô Trang là "điều không thể".  Chỉ còn cách tách đôi lớp.

Cô Trang nhẩm tính: “55 lớp với 2.500 học sinh. Mỗi lớp tách làm 2, vậy là có tất cả 110 lớp. Lúc này mỗi lớp mới có 22 em, nhưng phải xếp ngồi dích dắc mới đảm bảo 1m”.

Để đảm bảo tâm lý học sinh, các lớp chia tách sẽ được bố trí phòng phòng học liền kề. 

Khó khăn nhất là giáo viên và thời khóa biểu

"Một lớp chia làm 2 thì số tiết một giáo viên phải dạy cũng gấp đôi. Hiện giờ, trường không đủ giáo viên và giáo viên cũng không đủ sức khỏe để giảng dạy hết”- cô Trang nói.

{keywords}
Mỗi lớp tách làm 2, mỗi bàn 1 em ngồi so le

Thiếu giáo viên là khó khăn của nhiều trường nếu phải tách lớp.

Trường THCS Lê Qúy Đôn có 100 giáo viên biên chế. Những tháng qua, các thầy cô vẫn được hưởng lương theo chế độ. Nhưng một số người thuộc bộ phận tạp vụ, giám thị đã được tinh giản. Vì vậy những việc đo nhiệt độ, khử khuẩn hay bố trí học sinh đi vào lớp giáo viên cũng phải hỗ trợ.

Nhìn lại mấy tháng tổ chức dạy trực tuyến, vị hiệu trưởng cho hay đã làm rất bài bản. “Chúng tôi tổ chức dạy tất cả các môn. Đảm bảo thời khóa biểu như bình thường. Mỗi tiết 45 phút. Giáo viên dạy đúng số tiết nên đã cho điểm. Bây giờ chỉ rà soát những học sinh vì điều kiện khách quan không tham gia học trực tuyến. Việc sắp xếp thời khóa biểu lúc này không còn là ngày này, thứ mấy, học bài gì mà dạy theo chủ đề”- cô Trang cho hay.

Để đảm bảo giáo viên, trường tiếp tục bố trí học lệch ca. Buổi sáng khối 9 vào học lúc 7h15, khối 6 lúc 8h. Tương tự như vậy với học sinh khối 7-8 buổi chiều.

Còn môn học, những lớp tăng cường tiếng Anh khi chia đôi thì nửa lớp học vào thứ 2-4-5, nửa lớp còn lại học vào thứ 2-4-6 . Tuần này nửa lớp này học và tuần sau nửa lớp còn lại học. Sắp xếp làm sao để thầy cô dạy lớp đó không thay đổi. 

Cô hiệu phó phụ trách chuyên môn Nguyễn Thị Cẩm Vân, bổ sung thêm: “Chúng tôi họp tổ trưởng các bộ môn để sắp xếp chuyên đề cho từng môn bởi phải kết thúc học kỳ II trước ngày 30/6. Trong 6 tuần này thầy cô dạy học trực tiếp kết hợp dạy trực tuyến”.

Để hình dung rõ hơn, cô Vân dẫn chứng: Môn Toán có 4 tiết thực dạy/tuần thì nay dạy 2 tiết ở trường và 2 tiết trực tuyến. Các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục…trước đây giáo viên có khoảng 20 tiết/tuần, nay tách lớp lên 40 tiết nên cũng phải dạy cả trực tuyến.

“Dù tách lớp nhưng chúng tôi tính toán để khối 9 và 6 học buổi sáng thì giáo viên cũng chỉ dạy buổi sáng. Buổi chiều, các thầy cô ở nhà dạy trực tuyến vừa có thời gian nghỉ vừa hoàn thành chương trình”- cô Vân nói.

Dạy học trực tuyến đã vào nếp

Nhiều căng thẳng nhất theo cô Vân với 110 lớp học mới phải tính toán có 110 thời khóa biểu khác nhau.

Nếu chọn cách làm khỏe cho ban giám hiệu, còn phần khó cho giáo viên, học sinh thì chỉ cần chia nửa học sinh của trường học buổi sáng, nửa còn lại học buổi chiều với 1 thời khóa biểu. 

{keywords}
"Nếu chúng tôi khỏe giáo viên và học sinh sẽ rất cực"- cô Vân, hiệu phó.

Ban giám hiệu và tổ trưởng các bộ môn đã tính toán phân chia thời khóa biểu hợp lý để giáo viên dạy buổi nào sẽ chỉ dạy buổi đó. Buổi còn lại, thầy cô dạy trực tuyến và có thời gian nghỉ ngơi.

Cách sắp xếp thời khoá biểu của 1 lớp chia thành 2 phải độc lập nhau. Nếu hôm nay giáo viên dạy toán ở nửa lớp này thì có thể vài ngày sau mới dạy toán ở nửa lớp còn lại.

Cả cô Trang, cô Vân nhìn nhận, trải qua thời gian dạy trực tuyến giáo viên của trường đều nâng trình độ. Nhiều giáo viên tuổi cao cũng mày mò làm cho bằng được và thành công.

70-75% học sinh của Trường THCS Lê Quý Đôn có lực khá giỏi. Phụ huynh cũng là những người có trình độ nên mong ở nhà con cũng được học đàng hoàng. Đây là động lực cho giáo viên giảng dạy bài bản, nghiêm túc. Trở lại trường sau một thời gian dài giãn cách, nhưng cô Trang, cô Vân tin việc dạy học sẽ nhanh chóng đi vào nề nếp, ổn định.

Lê Huyền

Đeo tấm chắn giọt bắn khi ngồi học: Thương hay hại con?

Đeo tấm chắn giọt bắn khi ngồi học: Thương hay hại con?

Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất của ngày 4/5 chính là việc học sinh không chỉ đeo khẩu trang mà còn đeo cả tấm chắn giọt bắn trong lớp học khi trở lại trường, để phòng chống dịch Covid-19.

" alt="Bài toán cân não của hiệu trưởng có 55 lớp học ở Sài Gòn đi học lại sau dịch Covid" width="90" height="59"/>

Bài toán cân não của hiệu trưởng có 55 lớp học ở Sài Gòn đi học lại sau dịch Covid

Xem toàn bộ nội dung buổi toạ đàm: Giáo dục nghề nghiệp - Bước chuyển mạnh mẽ thu hút giới trẻ.

- Đào tạo đại học đang ngày càng phát triển về quy mô lẫn đa dạng các phương thức, nhiều đại học bây giờ còn tìm mọi cách để hút thí sinh. Liệu đây có phải là “cửa ải” khó vượt qua của các trường trung cấp, cao đẳng?

Ông Vũ Văn Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội): Đây đúng cũng là một trong những vấn đề khó khăn đối với việc tuyển sinh của các trường cao đẳng, trung cấp.

Việt Nam là một quốc gia có tinh thần hiếu học, vì vậy mong muốn được học tập ở trình độ ĐH là hoàn toàn chính đáng của đại đa số người học khi rời ghế nhà trường phổ thông, do vậy phần lớn học sinh khi tốt nghiệp THPT đều nghĩ đến việc vào ĐH. Tuy nhiên có thể thấy để học tập ở trình độ đại học cần phải có một nền tảng kiến thức phổ thông tương đối vững chắc thì mới có kết quả học tập, nghiên cứu tốt.

Với tình trạng mở cửa hết mức trong tuyển sinh ĐH như hiện nay, những học sinh có kết quả học tập trung bình, thậm chí dưới trung bình vẫn có thể vào học đại học nếu như có nhu cầu (có những trường tuyển sinh chỉ cần đạt 12-15 điểm/3 môn đã trúng tuyển vào hệ đại học hoặc xét tuyển bằng học bạ theo tổ hợp môn).

Thời gian qua, quan niệm “trọng thầy hơn thợ” của các bậc phụ huynh và chính cả của học sinh đã gây trở ngại lớn trong việc thu hút thí sinh theo học giáo dục nghề nghiệp. Đây là khó khăn trong tuyển sinh đầu vào đối với các trường TC, CĐ khi mong muốn tuyển được những học sinh có kết quả học tập phổ thông ở mức khá, giỏi.

Đó cũng là lí do vì sao mà nhiều doanh nghiệp rất dễ tuyển người tốt nghiệp ĐH, nhưng lại gặp khó trong tuyển người có kỹ năng nghề do cung không đáp ứng được cầu. Chính vì thế, để tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ, các học sinh cũng cần cân nhắc kỹ những lựa chọn trước ngưỡng cửa tương lai.

{keywords}
Ông Vũ Văn Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)

Trong thời gian gần đây, do làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, người học và xã hội đã nhìn nhận lại và không còn nghĩ “đại học là con đường duy nhất để lập nghiệp”. Đã có rất nhiều trường hợp ngay từ đầu đã lựa chọn học nghề tại các trường CĐ, thậm chí có nhiều em đang học ĐH nhưng bỏ dở để chuyển sang học nghề vì nhận thấy những hiệu quả rõ rệt trong việc tiết kiệm thời gian, chi phí, nhanh chóng có việc làm, có thu nhập và khi có điều kiện, có nhu cầu vẫn có thể tiếp tục học liên thông lên ĐH hoặc các bậc học cao hơn.

Vấn đề mấu chốt là giáo dục nghề nghiệp trong thời gian qua đã khẳng định được vị thế trong xã hội cũng như thị trường lao động. Đó chính là chất lượng đào tạo, gắn kết rất chặt chẽ với các doanh nghiệp, gắn tuyển sinh với tuyển dụng và thông qua việc giải quyết việc làm cho học viên ngay sau khi tốt nghiệp, thậm chí khi đang ngồi trên ghế nhà trường đã có việc làm và thu nhập ổn định. Điều quan trọng là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không ngừng sáng tạo, chủ động trong công tác tuyển sinh và quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút sự quan tâm của người học, đồng thời thể hiện trách nhiệm của nhà trường với người học và với toàn xã hội.

- Những kênh thông tin tìm kiếm việc làm và một số ví dụ về cơ hội việc làm, mức thu nhập tốt ở một số ngành nghề mà thị trường đang thiếu nguồn nhân lực?

Ông Vũ Văn Hà: Hiện nay công tác thông tin và truyền thông phát triển rất mạnh mẽ và đa dạng hóa các hình thức, công khai, minh bạch do đó các thí sinh có nhiều kênh thông tin để tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai.

Thời gian qua, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp với Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các trung tâm giới thiệu việc làm trên khắp các tỉnh thành để tổ chức các chương trình định hướng, tuyển sinh gắn với tuyển dụng. Thông qua các chương trình đó, thí sinh có được những thông tin chính thống về cơ hội việc làm. Thí sinh có thể theo dõi tại địa chỉ website Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hay chính trên các trang thông tin điện tử của các trường.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng thành lập một tổ gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Qua đó nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp như thế nào sẽ được thông tin tới các thí sinh một cách tin cậy, sớm nhất. Tôi cho rằng đây là một cách thức hiệu quả trong thời gian vừa qua.

Bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động: Những ngành nghề đang là xu hướng trên thị trường như cơ khí, công nghệ thông tin, marketing, quản lý du lịch, công nghệ thực phẩm,...

Trên thế giới hiện nay cũng có những nhu cầu về nhân lực giống như Việt Nam với lĩnh vực marketing bán hàng, kỹ sư, xây dựng và đặc biệt là chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra những ngành nghề liên quan đến công nghiệp 4.0 như sản xuất tự động hóa, thương mại điện tử, IT, thanh toán online, công nghệ trong tài chính,... trong tương lai sẽ là nhu cầu lớn của thị trường lao động không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới. Trong bối cảnh hội nhập nên các bạn trẻ phải hướng tới việc không chỉ làm việc ở Việt Nam mà có thể là ở quốc tế.

{keywords}
 Bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Tuy nhiên, đến 65% số các công việc mà thế hệ Z- tức là thế hệ trẻ hiện nay đang còn ở phía trước và chúng ta cũng chưa thể xác định được. Vì vậy nhiệm vụ của các bạn trẻ là nắm bắt những kiến thức cốt lõi, kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, phản biện,... Với những hành trang như vậy thì tương lai dù có thay đổi ra sao thì các em đều có thể vượt qua.

- Kinh nghiệm cho các bạn trẻ, đặc biệt là các học sinh phổ thông bước vào độ tuổi trưởng thành đi làm trong việc việc hướng nghiệp, chọn nghề, chọn trường?

Anh Trương Thế Diệu, nhân viên Công ty TNHH Denso Việt Nam, giành Huy chương Bạc kỳ thi Tay nghề thế giới năm 2019: Kinh nghiệm của tôi khi chọn nghề này là đầu tiên phải biết được điểm mạnh của bản thân mình ở đâu, tiếp theo là xem điểm mạnh đó phù hợp với những ngành nghề nào và cuối cùng là xã hội đang cần những ngành nghề nào.

Lúc học THPT, tôi nhận thấy điểm mạnh của mình trong việc tưởng tượng các mặt cắt 3D của các vật thể. Theo tìm hiểu và hỏi các anh chị đi trước, tôi nhận được tư vấn rằng bản thân phù hợp với những ngành như cơ khí (có thể thiết kế hoặc gia công). Vì vậy đến năm học lớp 12, biết khả năng của mình không thể theo học các trường đại học tốt hay có cơ sở vật chất đủ để đáp ứng đào tạo ngành nghề mà mình muốn theo học nên lúc ấy tôi đã quyết định chuyển hướng sang học nghề để có thể phát huy tốt những khả năng của mình.

{keywords}
Anh Trương Thế Diệu, nhân viên Công ty TNHH Denso Việt Nam, giành Huy chương Bạc kỳ thi Tay nghề thế giới năm 2019

- Gia đình em khó khăn nên em không muốn theo học Đại học vì thời gian học khá lâu. Em dự định sẽ chọn học cao đẳng rồi sau này liên thông lên đại học, nhưng nếu học cao đẳng thì em sợ lại không tìm được việc làm. Thầy/cô có thể cho em lời khuyên em có nên học cao đẳng hay không? Hoặc có thể giới thiệu cho em trường cao đẳng nào có thể hỗ trợ cho em vừa đi học, vừa đi làm được không ạ?  (Học sinh Trần Quốc Kiên).

Ông Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (TP.HCM): Con đường đề liên thông từ cao đẳng lên đại học hiện nay rất nhiều. Tuy nhiên, học cao đẳng cũng có rất nhiều thuận lợi. Thứ nhất là thời gian học tập ngắn, đồng nghĩa với đó là chi phí giảm. Thứ hai sau khi tốt nghiệp rất dễ tìm kiếm được việc làm.

Ví dụ như tại Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp luôn lớn hơn số lượng học viên của trường tốt nghiệp hằng năm từ 5 đến 10 lần. Ví dụ trong mùa dịch Covid-19 này, số lượng doanh nghiệp đến đặt vấn đề với trường cũng vẫn rất nhiều. Do đó cơ hội việc làm đúng ngành nghề của trình độ cao đẳng cũng nhiều.  

{keywords}
Ông Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (TP.HCM)

Còn nếu em muốn tiếp tục học liên thông lên đại học, đối với những chương trình mà trường đạt chuẩn kiểm định, sau này có thể liên thông tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Tức nếu năm 2020 học xong CĐ có thể đi làm ngay hoặc có thể học tiếp thêm 1,5 năm nữa và tốt nghiệp tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Ngoài ra, nếu khả năng tiếng Anh của em tốt thì có thể vừa đi học vừa đi làm tại các công ty đa quốc gia. Một số học viên của Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng hiện nay vẫn được các tập đoàn đa quốc gia vừa cho đi làm, vừa cho đi học như Unilever, Intel,... Chính vì vậy tôi nghĩ em nên mạnh dạn chọn vào các ngành nghề mà mình yêu thích, đăng ký xét tuyển vào hệ CĐ để có thể tốt nghiệp ra trường, đóng góp cho gia đình và xã hội sớm. 

Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Viễn Đông (TP.HCM): Trước hết bạn phải xác định khả năng tài chính, khả năng học tập của bản thân để lựa chọn có thể học đại học được hay không?

Trường hợp học đại học thời điểm này là không khả thi đối với bạn thì học cao đẳng là lựa chọn hợp lý. Cơ hội việc làm cho người tốt nghiệp trình độ cao đẳng là rất lớn, thậm chí, nhiều trường cao đẳng còn cam kết 100% việc làm sau khi tốt nghiệp. Tất nhiên, một trọng những điều quan trọng là bạn phải cố gắng đạt kết quả học tập tốt để ghi điểm đối với nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.

- Hiện nay con tôi đang học lớp 9, tôi có định hướng sau khi cháu tốt nghiệp sẽ cho cháu đi học nghề Kỹ thuật chế biến món ăn chứ không đi học THPT nữa. Thầy, cô có thể cho tôi biết cháu có thể học được hay không và có trường cao đẳng nào tuyển học sinh tốt nghiệp THCS ngành này không? Liệu học như thế sau này nếu cháu có hướng học lên cao đẳng, đại học có bị thiệt thòi gì không? 

Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Viễn Đông (TP.HCM): Tuỳ thuộc vào trình độ đào tạo sẽ yêu cầu khác nhau. Sau khi tốt nghiệp THCS, cháu có thể đăng ký dự tuyển vào trình độ trung cấp. 
Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định rất rõ về đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng, liên thông từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học. Vì vậy, cơ hội học tập lên trình độ cao hơn không bị hạn chế.
Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành, nghề Kỹ thuật chế biến món ăn. Xin phép được đưa ra một vài gợi ý như sau:
- Hà Nội: Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại; CĐ Du lịch Hà Nội
- Hải Phòng: CĐ Du lịch Hải phòng
- Đà Nẵng: CĐN Đà Nẵng, CĐ Du lịch Đà Nẵng
- Huế: CĐ Du lịch Huế

- Tp. Hồ Chí Minh: CĐ Viễn Đông; CĐ Du lịch Sài Gòn; CĐ Kỹ nghệ II.

{keywords}
Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Viễn Đông (TP.HCM)

- Tôi có con trai hiện đang học lớp 12 tại Trường THPT Phạm Văn Sáng, Hóc Môn, TPHCM. Tôi đang tìm hiểu trường cho cháu để tham gia xét tuyển. Gia đình thấy cháu rất đam mê ngành CNTT, tuy nhiên học lực của cháu chỉ đạt loại khá nên tôi đang hướng cháu đi học cao đẳng. Tôi thấy Trường CĐ Viễn Đông nằm trong khu phần mềm Quang Trung, gần nhà nên tôi muốn biết nếu cháu học ngành này thì chất lượng thế nào, sau này ra trường có được hỗ trợ việc làm hay không và đặc biệt có được làm tại các doanh nghiệp trong khu phần mềm không? Nhà trường có những chế độ chính sách học bổng nào cho các cháu không? -(Phụ huynh Nguyễn Văn Nam)

Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Viễn Đông (TP.HCM): Về khối ngành CNTT, nhà trường đã được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp để tuyển sinh 3 ngành, nghề (Tin học ứng dụng; Truyền thông và mạng máy tính; Thiết kế đồ họa).

Quý phụ huynh có thể tham khảo cho con em mình theo học ngành, nghề nêu trên.
Trong quá trình học, học viên sẽ được trường hỗ trợ giới thiệu ngay việc làm bán thời gian đúng chuyên ngành trực tiếp tại các đơn vị doanh nghiệp về ngành CNTT gần trường.
Trường ký hợp đồng cam kết đảm bảo 100% việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp khối ngành CNTT nên phụ huynh và thí sinh có thể yên tâm.

Những thông tin này được chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Giáo dục nghề nghiệp: Những bước chuyển mình mạnh mẽ thu hút giới trẻ" do báo VietNamNet phối hợp với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức ngày 7/5 vừa qua.

Thanh Hùng

Trực tuyến: Giáo dục nghề nghiệp - Bước chuyển mạnh mẽ thu hút giới trẻ

Trực tuyến: Giáo dục nghề nghiệp - Bước chuyển mạnh mẽ thu hút giới trẻ

Các khách mời tại trường quay VietNamNet từ Hà Nội và TP.HCM đã sẵn sàng tham gia tọa đàm trực tuyến về các cơ hội nghề nghiệp cho giới trẻ.

" alt="Những nghề đang thiếu nhân lực, có thu nhập tốt mà bạn trẻ có thể theo học" width="90" height="59"/>

Những nghề đang thiếu nhân lực, có thu nhập tốt mà bạn trẻ có thể theo học