Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Theo bác sĩ Phan Tấn Đức, Trưởng khoa Thận niệu, phẫu thuật nối niệu quản khó vì miệng nối bị căng, khó lành, nguy cơ rò miệng nối khá cao. Trường hợp này được xem là hy hữu, khó hơn nhiều vì bé đã nhiễm trùng, rò nước tiểu sau lần nối đầu tiên.
Cha bệnh nhi cho biết, ngày xảy ra tai nạn, bé đi cùng cha mẹ trên xe tải để vận chuyển hàng là nhiều hộp thủy tinh. Xe bất ngờ đứt phanh, tông thẳng vào đuôi xe tải chở gỗ phía trước với lực rất mạnh.
Sau cú tông, các mảnh kính vỡ văng ra xung quanh làm thủng bụng trẻ, lộ dạ dày và ruột, nhiều mảnh kính nhỏ rơi vào trong bụng nạn nhân.
Trước tình huống trên, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh hãy đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, đặc biệt khi có con trẻ đi cùng. Không cho bé ngồi gần những vật sắc nhọn, dễ vỡ, dễ gây tổn thương.
Cũng tại Bệnh viện Nhi đồng 2, hầu như mỗi ngày, Khoa Cấp cứu đều tiếp nhận từ 1 - 3 trường hợp trẻ bị tai nạn giao thông khi vào năm học mới.
Bác sĩ Vũ Hiệp Phát, Trưởng khoa Cấp cứu nhận định, mật độ xe cộ, tần suất giao thông trên đường sẽ tăng cao khi phụ huynh đưa đón trẻ đến trường, trẻ lớn từ 12 - 16 tuổi điều khiển xe đạp, xe đạp điện... cùng tham gia giao thông.
Để đảm bảo an toàn, phụ huynh nên thắt dây an toàn cho trẻ nhỏ, đội mũ bảo hiểm và nhắc nhở trẻ ngồi ngay ngắn, đề phòng trẻ ngủ gật…
Thường xuyên nhắc nhở nhóm học sinh từ 12 - 16 tuổi cẩn thận, tuân thủ luật giao thông, tránh đùa giỡn, thách đố nhau khi đang điều khiển xe đạp, xe đạp điện, đề phòng các tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Đau dữ dội trong đêm, bé trai Hà Nội suýt phải cắt bỏ tinh hoàn
Đang ngủ, bé trai N.M.N (14 tuổi ở Hà Nội) bỗng đau dữ dội vùng bìu trái, cơn đau có dấu hiệu lan tỏa. Bốn giờ đồng hồ sau, bé mới được đưa đến viện khám.">