Marianne Williamson - một chính trị gia tài năng người Mỹ. Cô từng trải qua một quá khứ bi thương khi cả cha, mẹ, em gái và người bạn thân nhất ra đi chỉ trong vài năm liên tiếp. Thế nhưng, thay vì đau khổ để chịu sự chi phối của căn bệnh trầm cảm, cô vực dậy và tìm cách "trị liệu" cho chính mình.
Trong cuốn sách Từ nước mắt đến nụ cười (tựa gốc: Tears to Triumph), Marianne Williamson đưa ra nhiều lập luận, chứng minh việc sử dụng thuốc chống trầm cảm đã tăng vọt trong những năm gần đây là điều đáng báo động. Marianne gọi đó là hành trình mà chúng ta tự hành hạ thể xác bản thân.
"Bạn không thể nào chữa lành một cái chân bị gãy nếu chỉ uống mỗi thuốc giảm đau mà không xếp đặt lại xương", Marianne cho biết. Điều này giống như nỗi đau khổ về tình cảm sâu sắc đang lan tràn sẽ không thể chữa lành trên cấp độ vật chất, và "nó sẽ chỉ lành lặn khi được giải quyết ở góc độ tinh thần", chính xác hơn là việc "điều chỉnh chính suy nghĩ của mình" để thoát ly bản thân ra khỏi bể khổ.
"Tâm trí là nguồn gốc nỗi buồn, cũng là cội nguồn của hạnh phúc. Lựa chọn sử dụng tâm trí mình ra sao sẽ quyết định liệu ta đang trên đường đến với nỗi đau hay sự yên bình", Marianne đưa ra quan điểm này dựa trên kinh nghiệm nhiều năm giúp bệnh nhân trầm cảm chữa lành nỗi đau.
Cô cho rằng cách con người sử dụng tâm trí mới là nguyên căn lớn nhất đằng sau mọi thảm họa và giọt nước mắt, đồng thời là nơi giải pháp bắt đầu. Vì vậy, thay vì chán nản, đau khổ và tìm đến các loại thuốc chống trầm cảm, theo Marianne Williamson, chúng ta nên thực hiện cuộc cách mạng tình yêu cho tâm trí.
Điều này đồng nghĩa với việc khi đứng bên bờ vực của nỗi đau, sự mất mát, hãy tìm đến lòng tốt, tình yêu thương của người với người, tìm đến những lời cầu nguyện, những liệu pháp thiền định để bão hòa nỗi đau.
Marianne đặc biệt nhấn mạnh, tha thứ chính là liều thuốc an thần tuyệt vời giúp chúng ta thoát khỏi vòng quay của đau khổ. Sự tha thứ bao gồm tha thứ cho người khác lẫn chính bản thân mình. Theo cô, tha thứ không có nghĩa để chối bỏ những gì ta đã chịu đựng, mà để thay đổi trải nghiệm của chính mình với những gì đã xảy ra. Nó cũng không phải là phủ nhận, mà là để vượt qua.
Ngoài ra, trong Từ nước mắt đến nụ cười, tác giả thường xuyên nhắc nhở bạn đọc rằng, điều quan trọng trong hành trình chữa lành là học cách chấp nhận nỗi đau thay vì né tránh. Trải qua những nỗi đau giày xéo về mặt tinh thần là cả một quá trình chứ không phải là một sự kiện và trong quá trình đó, những giọt nước mắt có thể chữa lành đau đớn, giúp trái tim nguôi ngoai.
Bóng tối sẽ chẳng có chút sức mạnh nào trước ánh sáng trong trái tim bạn, ta chỉ cần kiên nhẫn và cho thời gian để vết thương tự lành.
Hoàng Long
Cây bút trẻ Du Phong cho biết những bài thơ thất tình, sầu thảm là chất gây nghiện, khiến tâm hồn người đọc bị tổn hại từ từ.
" alt=""/>Bí kíp chữa lành tổn thương ai cũng cần biết trong đờiSinh nhật thường được xem là ngày vui của các cá nhân. Tuy nhiên, tại Đan Mạch, ngày sinh nhật 25 tuổi đôi khi lại khiến không ít người cảm thấy hoảng sợ. Bởi nếu đến ngày này bạn vẫn ế, một trận "tổng tấn công" từ người thân là điều không thể tránh khỏi. Ảnh: Cosmopolitian.
Cuộc tấn công sẽ diễn ra trước "bàn dân thiên hạ". Nhân vật chính sẽ bị trói vào cây, cột đèn hoặc ghế giữa đường. Người ế được bịt mắt để tăng phần kịch tính cũng như bảo vệ an toàn. Sau đó, lần lượt gia đình, bạn bè sẽ đến ném bột quế vào người bị trói. Họ sẽ ném thêm cả trứng và đổ nước để đảm bảo bột sẽ dính chặt lên người 25 tuổi vẫn ế. Ảnh: Funnyjunk. |
Màn ném bột sẽ không kết thúc nhanh chóng. Thông thường, họ sẽ để người ế đi tắm rửa sạch sẽ rồi trói lại, ném tiếp. Màn "tra tấn" này chỉ kết thúc khi bột quế hết sạch. Sau đó, tất cả sẽ cùng nhau ra quán bar và uống say bí tỉ để chúc mừng sinh nhật. Ảnh: Funnyjunk. |
Phong tục bắt nguồn từ thế kỷ 16. Thời điểm ấy, những thương nhân buôn bán gia vị và tiêu phải di chuyển nhiều khiến việc kiếm người yêu gần như là không thể. Họ đa số kết hôn rất muộn hoặc phải chịu cảnh ế cả đời. Do đó, nếu trên 39 tuổi vẫn chưa có gia đình, bạn sẽ bị gán danh "pepper man" (kẻ bán tiêu). Truyền thống ném bột quế xuất phát từ đây. Ảnh: Kathrine_rendboe, Aroonlena. |
Theo Culture Trip, việc độc thân ở tuổi 25 (hay lớn hơn) là điều hoàn toàn bình thường. Độ tuổi kết hôn trung bình ở Đan Mạch với nam là 35 và nữ là 32. Đan Mạch cũng luôn nằm trong top những đất nước tự do nhất thế giới. Việc ném bột quế vào người độc thân đơn giản giúp dân Đan Mạch có thêm lý do để tiệc tùng. Ảnh: Pinterest. |
Những người bị ném cũng thích thú với truyền thống này. Trên mạng xã hội, với một số hashtag như #dannishtradition hay #cinnamonattack... bạn có thể tìm thấy nhiều bức hình thú vị về truyền thống này. "Chúc mừng sinh nhật tuổi 25 độc thân của tôi. Bốc mùi, nhớp nháp nhưng tôi thấy thú vị hơn cả việc có người yêu", Helen Maria chia sẻ cảm xúc sau khi bị "tấn công". Ảnh: Stoeyse, Lineskovgaardk, Rikkesien. |
Câu chuyện bất ngờ xảy ra khi ăn khiến cho những người trong cuộc cũng không tin nổi đó là sự thật.
" alt=""/>Trói người giữa đường, ném trứng và bột vì 25 tuổi vẫn ếVào những năm 80 của thế kỉ trước, Scott đã tham gia điều hành một đường dây chuyên trộm cắp xe Porsche 911 tại South California, Mỹ. Ở thời điểm đó, thị trường mua bán phụ tùng của dòng xe Porsche vô cùng sôi động và mang lại khoản lợi nhuận kếch xù.
Để tìm được “con mồi”, Scott được phân công dò tìm ở các bãi đậu xe vào ban đêm. Và khi tìm thấy và xác định được một chiếc Porsche đậu ở cùng một vị trí trong nhiều đêm, anh sẽ bán thông tin cho những chủ cửa hàng buôn bán phụ kiện xe Porsche. Mức thù lao cho mỗi lần “bán tin” này là 500 USD (khoảng 11,5 triệu đồng). Sau đó, một đội khác sẽ trộm chiếc xe đó và đưa về quận Orange.
Tiếp đó, họ sẽ tháo dỡ và lấy hết tất cả những gì có thể bán ra tiền trên chiếc xe “xấu số” đó. Thậm chí, chỉ một chiếc gương trên xe Porsche cũng mang lại cả một gia tài với trị giá khoảng 500 USD/chiếc. Scott sẽ phụ trách việc tiêu thụ những chi tiết có số như động cơ, hộp số hay khung gầm. Và quy tắc được mọi người tuân theo ở thế giới ngầm này là “mua và bán các tài sản ở các thị trường khác nhau nhằm tối đa hóa lợi nhuận”.
Để làm được điều đó, Scott đã bắt tay với một người giàu có tên Bill (tên do phóng viên đặt) và cất giữ phụ tùng xe Porsche vào garage của nhà Bill. Với những món đồ này, cả hai cùng “chế” ra những chiếc xe Porsche “mới” với số sê-ri được làm mờ để qua mắt các lực lượng chức năng. Mọi chuyện cứ diễn ra lặp đi lặp lại như vậy và với Scott, “đó là một lộ trình quen thuộc như đi làm hàng ngày”. Anh không hề lo lắng hay sợ hãi khi phải lái chiếc xe tải chất đầy thứ trộm cắp vào ban đêm.
Nhưng rồi cũng đến lúc thị trường chợ đen sụp đổ, một phần là nhờ các hãng xe tăng cường công nghệ bảo vệ xe hơi. Theo khảo sát của cơ quan giám sát bảo hiểm ô tô Uswitch, tính từ năm 1990 đến 2020, nạn trộm cắp xe hơi tại Mỹ đã giảm tới hơn 62%, với chỉ 246 trong số 100.000 xe bị đánh cắp.
Bản thân Scott cũng đã hoàn lương sau 3 năm “chinh chiến”. Sau đó, Scott đã trở thành người chăm sóc chiếc 911 Turbo S của một nhà sưu tập giàu có. Và thật trớ trêu, những điều sai trái mà anh đã từng làm trong đường dây trộm cắp xe lại giúp anh có thể bảo vệ cho chiếc Porsche 911 Turbo S này một cách tốt nhất. Đúng như những gì anh nói, “tôi biết cách suy nghĩ như một tên trộm, nên không bao giờ để mất xe”. Tuy vậy, anh cũng lên tiếng cảnh báo rằng các chủ xe nên cẩn thận trước “kẻ săn mồi” – những kẻ có cả hàng tá công cụ và đồng bọn hỗ trợ để có thể “lái xe đi ngay trước mũi bạn”.
Mai Lý(Theo Road and Track)
Bạn đã từng bị trộm hỏi thăm chiếc xe của mình? Hãy chia sẻ video, hình ảnh về câu chuyện của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Siêu trộm xe hoàn lương trải lòng về góc khuất tội lỗi của mình