Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Bournemouth, 19h30 ngày 18/12
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Muangthong United, 19h00 ngày 2/2: Cửa trên thất thế -
Sau giãn cách xã hội, cơm nhà vẫn là nhất Tuyệt chiêu cơm nhà tiết kiệm, đầy ắp món ngonBước vào giai đoạn bình thường mới, mọi người lại quay trở về với công việc thường nhật, trẻ đi học, người lớn đi làm, chuỗi ngày sáng đi tối về lại tiếp diễn, nhưng có nhiều thói quen đã thay đổi. Nếu trước đây, cả nhà thường ghé cơm hàng cho nhanh, cho tiện, thì giờ đây có bận rộn mấy, cơm nhà vẫn là lựa chọn hàng đầu. Theo một khảo sát của Nielsen, có đến 62% người Việt đang dần bỏ thói quen ăn uống bên ngoài, thay vào đó họ sẽ ưu tiên việc nấu ăn tại nhà.
Bước ra từ những ngày còn nhiều khó khăn do dịch bệnh, không chỉ vì những bữa cơm nhà sum vầy vốn đã thân thuộc, mà khi túi tiền của nhiều người bị thu hẹp thì việc ăn uống ở ngoài lại có phần xa xỉ. Trong thời kỳ bình thường mới, bữa cơm nhà đảm bảo sức khỏe gia đình cũng như cân bằng chi tiêu là một trong nhiều “giải pháp vàng” được ưu tiên.
Nấu cơm tại nhà, được tự tay lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, an toàn, cân đo thực phẩm vừa túi tiền, lại thỏa sức sáng tạo thực đơn sao cho cân bằng dinh dưỡng, nêm nếm gia vị phù hợp khẩu vị từng thành viên. Sau đợt nghỉ dịch, không ít “siêu đầu bếp” tại gia đã sở hữu cả cuốn cẩm nang nấu nướng với những món ăn vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe lại tiết kiệm chi phí cho mâm cơm gia đình. Đây cũng là bí kíp để chị em dành giải trong những cuộc thi nấu ăn truyền cảm hứng “yêu bếp, nghiện cơm nhà” như "Bữa ăn gia đình Việt" mới diễn ra ngày Gia đình Việt Nam ở phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Bí kíp nấu cơm nhà ngon khỏe, hợp túi tiền
Nhận được tin cuộc thi vào “phút chót “ trước đêm diễn ra hội thi, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Thủ Đức chia sẻ cả đêm chị trằn trọc không biết nên nấu món gì. Thế rồi chị quyết định “nấu bữa cơm gia đình như mọi ngày” với những món ăn quen thuộc như cá diêu hồng Hồng Kông, gà ngũ vị, cải thìa xào nấm đông cô, canh đu đủ, thêm dưa hấu và nho tráng miệng… Món ngon chẳng cầu kỳ, vừa đầy đủ dinh dưỡng lại tươi ngon, tiết kiệm… đã giành giải nhất.
Tuyệt chiêu món ngon, cơm nhà hạnh phúc của chị đơn giản lắm, không cần trang trí bắt mắt, chỉ chú tâm làm bữa cơm sao cho ấm cúng. Khi nấu ăn, tất cả con tim đều đặt vào món ăn, cơm nhà cứ thật ngon, thật khỏe, đầy ắp yêu thương là trọn vẹn.
Nhiều người cảm thấy thật khó có thể biến tấu cơm nhà vừa ngon, vừa đủ vị, vừa dinh dưỡng hàng ngày, nhưng như đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Thủ Đức cũng như hàng trăm chị em tham gia cuộc thi, bí quyết chẳng cần nhiều. Chuẩn bị nguyên liệu, cần cẩn thận lựa đồ tươi ngon, còn khi nấu lại chú ý phối hợp nguyên liệu, gia vị để món ăn tròn vị, cân bằng. Với những gia vị hay dùng như nước tương, nước mắm, hạt nêm và dầu hào Maggi, thật không khó để nấu những món đưa cơm, hấp dẫn cả gia đình. Nào thì cá diêu hồng chiên giòn rụm chấm nước mắm Maggi dậy vị, gà ngũ vị ướp tương Maggi đặc trưng, cải thìa xào nấm đông cô không quên cho chút dầu hào thơm ngậy, canh đu đủ nấu vội không kịp hầm xương cũng đủ đậm đà với bột nêm Maggi tiện lợi.
“Chỉ cần phối hợp nguyên liệu và gia vị hợp lý, món ăn không ngọt gắt cũng chẳng mặn quá, vừa miệng người già lẫn trẻ nhỏ. Bữa cơm còn đủ đầy dưỡng chất khi vừa có cá, vừa có thịt, đã có rau xào thì thêm canh củ không chỉ thanh mát còn nhuận tràng, thêm chút trái cây tráng miệng đã hoàn thành bữa cơm hạnh phúc!” - chị chia sẻ.
Giờ đây, khi những bữa cơm nhà mang ý nghĩa sum vầy, an lành trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, những món ăn sáng tạo, ngon khỏe, dễ làm trở thành thông điệp truyền cảm hứng. Bí quyết để cơm nhà không chỉ là bữa cơm qua ngày mà còn cải thiện sức khỏe chính là cách lựa chọn nguyên liệu, gia vị phối hợp, học thêm các công thức nấu ăn dễ kiếm, dễ tìm. Thời gian qua, Maggi là một trong những lựa chọn hàng đầu khi nhắc đến những bữa cơm nhà ngon và lành nhờ hương vị đậu nành tự nhiên, quy trình sản xuất nghiêm ngặt với kho thực đơn hàng trăm món ăn đặc sắc. Mới đây, Maggi còn rất tinh ý khi tạo nên thực đơn 14 ngày ngon khỏe đủ để các con “phát sốt” vì 2 tuần liền ăn không trùng món, đủ để chồng háo hức về sớm nếm món mới vợ làm. Với những bữa cơm đầm ấm, đầy ắp yêu thương mỗi ngày, vị cơm nhà trở nên đậm đà và thân thuộc chẳng thể rời xa. Và “nhà là nơi để trở về”, “cơm nhà là nhất” trở thành câu thần chú gắn kết yêu thương của mỗi gia đình.
Là một trong những nhãn hiệu đồng hành cùng người dân Việt Nam từ năm 1935, Maggi đã trở thành một phần quan trọng trong các bữa cơm nhà ngon khỏe của người Việt, với những sản phẩm như nước tương dầu hào nước mắm, hạt nêm Maggi. Theo báo cáo mới nhất từ Kantar, Maggi là thương hiệu được lựa chọn nhiều nhất trong danh mục thực phẩm 3 năm qua (2018-2020).
Ngày hội “Bữa ăn gia đình Việt”, chương trình “Nhà báo với nghệ thuật ẩm thực” và nhiều chuỗi hoạt động nấu ăn dành cho các gia đình Việt Nam là nỗ lực truyền cảm hứng sáng tạo những bữa cơm nhà ngon khỏe gắn kết tình thân, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng để nâng cao nền tảng thể chất, vì một thế hệ gia đình Việt Nam khỏe mạnh.
Ngọc Minh
"> -
Cụ Trần Hữu Thành (1558 - 1635) người xã Đào Lãng, huyện Đại An, nay thuộc xã Yên Đồng huyện Ý Yên, Nam Định là một trong những người xuất hiện trong cuốn sách "Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 - 1919" do nhà nghiên cứu Hán Nôm - GS TS Ngô Đức Thọ chủ biên. Điều ít biết về Hoàng Giáp Trần Hữu ThànhCụ đỗ Hoàng Giáp (một danh hiệu của học vị Tiến sĩ Nho học trong hệ thống khoa bảng thời phong kiến) năm 29 tuổi.
Ông Trần Khánh Dư - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo phát biểu tại hội thảo về Danh nhân văn hóa Hoàng Giáp Trần Hữu Thành. Trong sách Nghĩa Hưng chí của tri phủ Nguyễn Duy Tường, ngày 10 tháng Giêng năm 1558, thân mẫu cụ Trần Hữu Thành đi ngang qua cửa đền thờ thần Tản Viên thì chuyển dạ, sinh con.
Người hàng xóm tên Vũ Thị Thiện đi chợ qua, thấy vậy bèn đưa 2 mẹ con về. Khi về đến nhà thì Vũ Thị Thiện cũng lâm bồn, sinh được một người con trai. Thầy dạy chữ nho trong làng đến chơi đã đặt tên cho hai trẻ là Thành và Đạt.
Hai người lớn lên coi nhau như ruột thịt, được thầy ráng sức dạy cho thành tài.
Theo khảo cứu của ông Trần Khánh Dư, nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo (hậu duệ đời thứ 10 của cụ Trần Hữu Thành), khi người cha mất sớm, Trần Hữu Thành và các em được mẹ tần tảo nuôi cho ăn học.
Năm Bính Tuất (1586) đời vua Mạc Mậu Hợp, niên hiệu Đoan Thái, Trần Hữu Thành đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (tức Hoàng Giáp). Cụ làm quan đến chức Đề hình Giám sát ngự sử.
Nhà sử học Lê Văn Lan và đoàn nghiên cứu lịch sử - văn hóa tham dự hội thảo về Hoàng Giáp Trần Hữu Thành. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Khoái - Giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, người giữ chức Đề hình Giám sát ngự sử là người giám sát bộ Hình, ngục quan về việc thực thi pháp luật, xét xử. Người được bổ nhiệm chức quan này phải là người giỏi và thanh liêm.
Quan đề hình Giám sát ngự sử cũng là người được trực tiếp vào chầu vua và dâng tấu đóng góp vào việc giữ gìn kỷ cương phép nước, bảo vệ dân lành.
Sau triều Mạc suy vong, Trần Hữu Thành khi ấy đang là Đông đạo tướng quân, bèn về quê nhà Đào Lãng ở ẩn và bước đầu khuyên dân di cư về cuối nguồn sông Đáy.
Ở quê một thời gian, cụ Trần Hữu Thành di chuyển về thôn Đùng (Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam ngày nay) sinh sống. Cư trú ở thôn Đùng không bao lâu, cụ tiếp tục chuyển sang thôn Ngòi thuộc xã An Phú (nay là thôn Văn Mỹ, xã Yên Trung, Ý Yên, Nam Định).
Cụ còn lập nên 9 xã ở vùng Hải Lãng trang (huyện Nghĩa Hưng ngày nay). Tại nơi này, Hoàng Giáp Trần Hữu Thành được dân tôn là: “Đông Phương điền chủ Trần tướng công thần vị”.
Năm Quý Dậu (1633) cụ về thăm quê ở Đào Lãng và bị ốm. Ngày 25 năm Ất Hợi (1635), khi vừa qua giờ Ngọ, cụ qua đời, hưởng thọ 78 tuổi.
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (1853 - 1909) quê xã Trung Lương (Bình Lục, Hà Nam) là hậu duệ bên ngoại của Hoàng Giáp Trần Hữu Thành.
Bảng giới thiệu trong từ đường Nguyễn Khuyến ở Bình Lục, Hà Nam. Ngày 12/7 vừa qua, Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo cùng Hội đồng gia tộc Hoàng Giáp Trần Hữu Thành đã tổ chức buổi hội thảo khoa học về Hoàng Giáp Trần Hữu Thành ở UBND xã Yên Trung (Ý Yên, Nam Định).
Hội thảo nhằm thu thập các thông tin, tư liệu qua các bài viết, ý kiến trao đổi của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý nhằm bổ sung vào bản dự thảo của tập tài liệu do PGS - TS Phạm Văn Khoái, Chủ nhiệm bộ môn Hán - Nôm, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn biên soạn để biên tập lại thành cuốn sách: “Hoàng Giáp Trần Hữu Thành”.
PGS - TS Phạm Văn Khoái phát biểu tại hội thảo. Chuyện về lễ cưới của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu
"Lần đầu tiên trong lịch sử triều Nguyễn có một người phụ nữ xuất hiện giữa triều đình" - vua Bảo Đại mô tả về lễ cưới của ông và hoàng hậu Nam Phương.
"> -
Hoài bão của chàng trai 8X Nông dân 8X ở Ninh Bình thu 20 tỷ đồng/năm từ loại rau cho lợn ănAnh Trần Văn Đương (SN 1989) sinh ra và lớn lên ở vùng đất có truyền thống dệt chiếu cói - Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình.
Từ nhỏ, anh đã biết đi phụ việc cho các xưởng dệt hoặc nhận đồ về nhà làm, phụ giúp kinh tế cho bố mẹ.
CEO 8X Trần Văn Đương Gia đình làm nông nghiệp, chăn nuôi nên cuộc sống lúc nào cũng vất vả. Học hết cấp 3, chàng trai 8X không thi đại học mà theo bố đi làm thuê cho 1 cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ cói và bèo với đồng lương 3 triệu/tháng.
Trong thời gian làm thuê, anh Đương thấy như vậy chỉ đủ ăn, không thể khá giả. Lòng anh ấp ủ nhiều hoài bão. Anh chịu khó học hỏi cách quản lý, nhập hàng, sản xuất hàng, cách thuê nhân công…
Năm 2016, sau khi vững tay nghề, anh bàn với bố, quyết định về quê vay tiền mở công ty sản xuất thủ công mỹ nghệ từ bèo tây. Anh Đương là giám đốc điều hành.
Hai bố con và một số người quen làm số lượng nhỏ lẻ. Anh mang đi các tỉnh thành chào hàng. Nhiều nơi thấy anh trẻ, không muốn kết hợp làm ăn.
Sản phẩm thủ công - mỹ nghệ từ bèo tây. Một vài công ty đồng ý đặt hàng của anh nhưng lại đòi hạ giá thành và chỉ lấy số lượng nhỏ. Nếu trừ đi nhân công, nguyên liệu, vận chuyển, anh thấy có khi còn lỗ.
Trước tình thế khó khăn, anh Đương quay lại các địa điểm đã từ chối mình, thuyết phục họ lấy hàng bán thử. Khi nào bán hết, anh mới lấy tiền.
Những đơn hàng nhỏ, anh huy động gia đình, người thân làm, xin mọi người hỗ trợ, chỉ nhận lương tượng trưng.
Một số đơn hàng chuyển đi, bị trả lại do lỗi, anh vẫn vui vẻ chấp nhận. Anh coi như là bài học cho mình, tìm cách khắc phục.
Thành phẩm sau khi đan xong được sấy khô, nhúng keo, sơn bóng để tăng độ bền. Bước đầu khó khăn, anh Đương còn phải học cách quản lý tài chính, quản lý nhân công… qua mạng, sách kinh doanh và những nơi có thể.
Vượt qua quãng thời gian đó, CEO 8X từng bước xây dựng được thương hiệu, sản phẩm làm ra ngày càng đẹp.
Uy tín anh tạo dựng cũng được đền đáp, nhiều doanh nghiệp làm xuất khẩu kết nối, đặt số hàng lớn xuất đi nước ngoài.
Doanh thu 20 tỷ/năm, tạo việc làm cho hàng chục lao động
Anh Đương chia sẻ, nguyên liệu anh mua từ các hộ dân. Họ đi vớt bèo tươi, về sơ chế, lấy thân cây rồi mang đi phơi khô.
Mỗi tháng trung bình anh nhập 4 - 5 tấn bèo. Các sản phẩm làm ra được phơi, sấy chống mốc, cắt gọt, làm sạch. Cuối cùng là sơn bóng hoặc sơn đen và gắn mác Made in VietNam. Công đoạn sấy khô, các sản phẩm được đưa vào lò sấy chuyên dụng.
Trung bình mỗi ngày, một công nhân làm được 3 - 4 sản phẩm. Các sản phẩm chủ yếu là: Giỏ, làn, túi xách, hộp đựng đồ, hộp đựng khăn giấy, thảm trang trí… Nếu muốn sản phẩm có màu sắc bắt mắt, công nhân sẽ cho nhuộm màu.
“Tất cả các sản phẩm được xuất đi thị trường Nhật Bản, châu Âu, Mỹ…”, CEO 8X cho hay.
Sản phẩm gắn mác "Made in VietNam", được thị trường nước ngoài ưa chuộng. Mỗi thành phẩm có giá dao động từ 40 - 50 nghìn đồng. Tuy nhiên, khi các công ty xuất khẩu đưa sang các nước, chúng thường có giá từ 200 - 500 nghìn đồng.
“Tôi là đơn vị sản xuất. Họ là bên trung gian, mua lại hàng của tôi, đóng tem mác tên họ và xuất đi. Doanh nghiệp họ mua lại của tôi với giá gốc vài chục nghìn, còn bán đi thế nào là do tính toán lời lãi của bên họ. Hai bên thương thảo điều này trong hợp đồng từ đầu”, anh nói.
Anh tâm sự, từ ngày khởi nghiệp đến nay, kinh tế gia đình anh ổn định, dư dả hơn trước.
Công ty của anh Đương tạo việc làm cho phụ nữ, người lao động nhàn rỗi tại địa phương. Bình quân 1 năm doanh thu ở công ty khoảng 20 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí như: Tiền lương công nhân, tiền nguyên liệu, điện nước, vận chuyển…, thu nhập của anh thuộc diện khá của địa phương.
Bên cạnh cải thiện đời sống cho mình, công ty của anh góp phần giải quyết được số lượng lao động dư thừa.
Mùa cao điểm, mỗi ngày xưởng sản xuất của công ty có 60 nhân công, còn bình thường có 30 nhân công làm việc. Mức lương của họ là 4 triệu đồng/tháng.
Gần 5 năm hoạt động, anh Đương cho biết, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ bèo tây tiêu thụ khá tốt bên nước ngoài.
Từ thân cây bèo, người thợ thủ công đã tạo nên những sản phẩm độc đáo. Anh cũng liên hệ với một số doanh nghiệp trong nước, đưa sản phẩm của mình đến các tỉnh thành phát triển du lịch như: Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Ngoài ra, CEO 8X tự mở rộng thị trường, đưa sản phẩm đến 1 số hội chợ thương mại, tìm đối tác.
Ông Bùi Đức Phi - Chủ tịch UBND xã Quang Thiện thông tin: "Doanh nghiệp của anh Trần Văn Đương tuy không phải là cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ lớn nhưng cũng góp phần giải quyết được lượng lao động cho địa phương. Doanh nghiệp cũng chấp hành đầy đủ các chính sách của pháp luật, thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ.
Hàng năm, anh Đương tham gia các chương trình thiện nguyện, đóng góp vào quỹ khuyến học, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong xã.
Hiện doanh nghiệp chưa có mặt bằng khang trang, chỗ làm nằm trong khuôn viên gia đình.
Địa phương luôn ủng hộ và động viên các thanh niên trẻ làm giàu cho gia đình và phát triển kinh tế xã hội.
9X cãi lời mẹ, mượn tiền xây dựng thư viện sách miễn phí
Bị bố mẹ phản đối, chàng công nhân sinh năm 1996 vẫn vay mượn tiền để xây dựng một thư viện sách miễn phí cho người dân ở địa phương.
">