您现在的位置是:Thể thao >>正文

Chuyện chồng U80 chăm vợ chạy thận

Thể thao4158人已围观

简介Điện thoại chỉ đúng 3h15’ chiều. Ông Phôi bật dậy,ệnchồngUchămvợchạythậgiá dola hôm nay tất tả đi về...

Điện thoại chỉ đúng 3h15’ chiều. Ông Phôi bật dậy,ệnchồngUchămvợchạythậgiá dola hôm nay tất tả đi về phía buồng bệnh trước mặt, bỏ lại đống tư trang lổn ngổn nào ba lô, áo khoác,… ở góc hành lang. Tuổi gần 80, thêm cái chân phải cứ trái gió trở trời lại đau nhói khiến bước đi của ông có phần loạng choạng.

Trong buồng bệnh của Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp, Hải Phòng, bà Rự, vợ của ông vừa kết thúc ca chạy thận. Ông Phôi khéo léo chỉnh lại những vạt tóc lòa xòa trước trán vợ, bẻ lại cổ áo bà cho thẳng thớm, vừa mừng rỡ khoe “Nay bà khỏe, không tụt huyết áp cháu ạ”.

Nói rồi, ông nắm lấy tay bà, đỡ xuống khỏi giường bệnh. Suốt con đường từ phòng bệnh ra nơi lấy tư trang, tới cổng bệnh viện rồi bến xe bus, ông Phôi vẫn nắm chặt tay vợ như thế.

{ keywords}
 
{ keywords}
Ông Phôi khéo léo đỡ vợ xuống khỏi giường bệnh, dắt bà ra về - Ảnh: Nguyễn Liên

Bà Nguyễn Thị Rự (77 tuổi, Vĩnh Bảo, Hải Phòng) chạy thận đã 9 năm nay, sau biến chứng của bệnh tăng huyết áp dẫn đến suy thận độ IV.

1 tuần 3 lần vào thứ hai, tư, sáu, bà lại bắt xe từ nhà lên bệnh viện thành phố để chạy thận, quãng đường hơn 40km. Những chuyến đi ấy của bà Rự, gần như chưa bao giờ thiếu bóng dáng của người chồng xấp xỉ bát tuần.

Ông Nguyễn Văn Phôi 78 tuổi, mái tóc bạc trắng, khuôn mặt phúc hậu và cái cách nói chuyện vừa mộc mạc, chân chất của người đàn ông đồng đất thuốc lào, vừa hào sảng của người lính. Ông bảo, ông lấy bà năm 1958, khi ông 17, còn bà mới tuổi 16. Hồi ấy, tập tục ở làng là dựng vợ gả chồng sớm, lại thêm chuyện cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Hai bên gia đình bảo lấy, thế là ông bà về với nhau.

“Đến nhà tôi là gia đình thứ 8 mang cơ trầu qua hỏi, các cụ bên ấy mới gật đầu. Hồi trẻ bà đẹp gái lắm, lại hiền lành, thông thuộc các làn điệu chèo nên nhiều người mê”, ông Phôi tủm tỉm kể.

{ keywords}
Ông Nguyễn Văn Phôi - Ảnh: Nguyễn Liên

Năm 1965, công cuộc chống Mỹ cần người, ông xung phong vào chiến trường, bà ở nhà tất bật đồng áng, vừa chăm lo cho hai anh con trai đầu khi ấy đứa 1,2 tuổi, đứa còn đỏ hỏn.

“Bà ấy vất vả vì tôi nhiều rồi. Giờ bà ấy bệnh, tôi vất vả một chút cũng có sao”, ông bảo.

Ông Phôi có một lịch sinh hoạt định sẵn từ ngày vợ bệnh. Sáng dậy sớm đi chợ, chuẩn bị đồ ăn sáng, rồi chuẩn bị tư trang cho bà nếu lên viện. Trong chiếc ba lô đã sờn đựng 2 bộ áo tơi, 1 bộ đồng phục bệnh nhân, 1 phích nước, thuốc, bông băng, gạc và không thể thiếu cái điếu cày tự chế.

Sáng, ông bà đèo nhau trên con cub đời cũ ra bến bus cách nhà 5km để đón xe. Xe bus chạy 1 tiếng 10 phút là tới viện. Sau khi làm thủ tục nhận máy, ông Phôi ngồi chờ bên ngoài 4 tiếng, đến khi ca chạy thận kết thúc thì vào đón bà về.

{ keywords}
Ông ngả lưng trên ghế đá hành lang bệnh viện trong khi chờ bà chạy thận - Ảnh: Nguyễn Liên

Vì bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối không thể bỏ lọc máu, 9 năm nay, bất kể nắng hay mưa, thậm chí trong cả những ngày gió bão, lịch trình của ông bà vẫn không thay đổi.

“Hôm nào mưa, tôi lấy áo tơi choàng cho bà ấy rồi đi. Đoạn đi xe máy thì mới sợ ướt, chứ lên được xe bus thì không sao rồi”, ông Phôi nói.

Ông Phôi có một vết thương dai dẳng vẫn hành hạ mỗi khi trái gió trở trời. Cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, ông bị trúng bom khi đang chiến đấu. Bom làm gãy xương, dập nát phần đùi phải, mảnh bom cứa lên đỉnh đầu thành vết sẹo sâu hoắm. Ông Phôi thương tật 41%. Đến giờ, hai chân ông không đều nhau vì phần xương chắp vá, lại thêm bệnh thoái hóa của tuổi già khiến việc đi lại cũng khó khăn hơn.

“Như hôm nay thời tiết lạnh thế này, chân tôi cũng đau lắm. Nhưng cố uống thuốc giảm đau để đi với bà”, ông bảo.

Ông bà có 5 người con trai, đều thành đạt và hiếu thảo. Nhưng người ở tỉnh xa, người bận bịu công việc nên ông nhận chăm bà để con cái đỡ vất vả. “Cũng một phần là vì con chăm mẹ không bằng ông chăm bà”, ông Phôi cười nheo mắt, nói.

{ keywords}
Ông rất khéo léo trong việc chăm sóc, động viên bà - Ảnh: Nguyễn Liên

Ông chăm bà rất khéo. 4 tiếng ngồi chờ lọc máu, trên tay ông luôn có khi thì nắm xôi, khi cái bánh mì để nếu bà đói, mệt sẽ đem vào. Ông thuộc lòng về chiếc máy chạy thận, từ thế nào là thời gian đúng, đâu là vận tốc chuẩn,… và để ý rất kĩ mặt máy. Trên xe bus về nhà, thi thoảng miếng băng của bà bị trật, vết thương bật máu, ông lại nhanh tay ghì chặt vết thương, lau chùi, rồi băng bó cẩn thận. “Không ai dạy tôi hết. Cứ để ý các bác sĩ làm rồi học theo thôi”, ông bảo.

Nghĩ đến cảnh người chồng bát tuần “vạ vật” nơi hành lang bệnh viện cả 4 tiếng đồng hồ chờ mình chạy thận, bà Rự bảo, thấy thương ông lắm.

“Ông ấy vì tôi mà vất vả nhiều, đáng ra giờ này có thể nằm ở nhà, chăn ấm, nệm êm. Tôi thấy biết ơn ông nhiều lắm”, bà xúc động nói.

Ông Phôi có một thói quen, là luôn nắm tay bà trên mọi cung đường. Một phần vì sợ bà “lơ ngơ”, không biết đường xá, một phần vì sợ bệnh bà yếu sẽ không thể đi lại vững vàng.

“Ngày bình thường thì như vậy. Nhưng nhiều khi ông ấy đau chân quá, bước đi khó khăn, tôi lại là người dắt ông. Cứ người này khỏe hơn thì dắt người kia”, bà Rự kể.

61 năm xây dựng gia đình, ông bà đã dắt tay nhau qua rất nhiều cung đường như thế.

Chỉ cho tôi về những bức ảnh cũ trong album điện thoại, ông bảo, từ ngày còn là cậu thanh niên choai choai thích tụ tập bạn bè đến lúc đi lính về, rồi khi thành ông lão tóc bạc trắng, cứ được đi thăm thú ở đâu, ông đều gắng dẫn bà theo để bà biết đây đó: "Đây là bà chụp ở chiến trường Huế này. Còn đây là ông bà về thăm sân bay Đà Nẵng,..."

"Ông bà không bao giờ cãi nhau. Hiếm lắm cũng chỉ tranh luận một lúc rồi thôi. Còn phải làm gương cho con cháu chứ", ông kể tiếp, đôi mắt lại nheo nheo kèm nụ cười rạng rỡ.

{ keywords}
 
{ keywords}
 
{ keywords}
Ông bà luôn nắm tay nhau thật chặt trên các cung đường - Ảnh: Nguyễn Liên

3h35' chiều. Chiếc xe bus đến bến. Ông Phôi vẫy tay, đỡ bà lên xe trước rồi bước theo sau. Chiếc xe bus chòng chành khiến bà Rự loạng choạng. Ông vội lấy tay ra làm điểm tựa.

Đống tư trang cồng kềnh khiến đôi chân vốn đã đau điếng của ông Phôi khó khăn hơn trong việc đứng vững. Thế nhưng ông vẫn đủ vững chãi để làm điểm tựa cho người phụ nữ đã đi theo ông 61 năm…

Nguyễn Liên

Câu chuyện phía sau những bức tường loang lổ ở bệnh viện E

Câu chuyện phía sau những bức tường loang lổ ở bệnh viện E

 - Bức tường loang lổ với những dòng chữ lộn xộn, nguệch ngoạc là bao tâm tư, niềm hi vọng của những gia đình có người thân trong phòng mổ.

Tags:

相关文章



友情链接