当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Damac vs Al Fayha, 22h10 ngày 5/12: Đối thủ khó chịu 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Al Duhail, 22h45 ngày 23/1: Chắn đứng mạch toàn thắng
Sở GD-ĐT đã thành lập 28 điểm thi chính thức với 575 phòng thi, 45 phòng chờ, 28 phòng dự phòng. Các phòng đảm bảo quy định về phòng/nơi để vật dụng không được mang vào phòng thi của thí sinh, cách phòng thi tối thiểu 25m.
Sở đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ thuật coi thi, giám sát thi cho gần 2.500 cán bộ, giáo viên dự kiến tham gia công tác coi thi.
Đồng thời, phối hợp với công an thành phố kiểm tra các thiết bị lưu trữ dữ liệu, camera phục vụ cho công tác coi thi, chấm thi. Từ ngày 17- 21/6 tiến hành lắp đặt, kiểm tra chạy thử tất cả các hệ thống camera tại các địa điểm tổ chức coi thi, chấm thi trước khi kỳ thi diễn ra.
Bên cạnh đó, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm...; hỗ trợ thí sinh tham gia dự thi tại các điểm thi.
Tổng lực lượng huy động để tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay gần 2.800 lượt người, chưa kể lực lượng công an địa phương được huy động để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trước các điểm thi và lực lượng giáo viên dự phòng cho các công tác thi.
Bố trí ăn, ở cho thí sinh miền núi trong suốt kỳ thi
Tại Quảng Nam, tham gia công tác coi thi năm nay, ngành huy động gần 2.500 cán bộ, giáo viên. Ngoài ra, còn có hơn 700 người gồm nhiều lực lượng như công an, y tế, trật tự viên, bảo vệ làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn tại 56 điểm thi trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh phổ biến những thông tin, quy định liên quan đến kỳ thi cho thí sinh, Sở GD-ĐT còn triển khai nhiều phương án hỗ trợ thí sinh trước và trong kỳ thi, nhất là đối với học trò miền núi, người dân tộc thiểu số; hỗ trợ ôn thi tốt nghiệp THPT ở các trường THPT, phổ thông dân tộc nội trú 6 huyện miền núi cao.
Các trường được lựa chọn làm điểm thi ở 6 huyện miền núi cao bố trí ăn, ở cho thí sinh tại khu nội trú của trường trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi.
Tại Quảng Ngãi, có 35 điểm thi, hơn 14.000 thí sinh đăng ký dự thi. Sở GD-ĐT Quảng Ngãi phân công 2.195 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác thi.
Đến nay, các điểm thi đã hoàn tất công tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi theo quy định như: Bố trí đủ phòng thi chính thức, phòng dự phòng, phòng chứa vật dụng của thí sinh; phòng chứa đề thi và phòng chứa bài thi có gắn camera giám sát…
Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các điểm thi tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn, nghỉ cho cán bộ, giáo viên làm công tác thi cũng như thí sinh ở xa nhà để có tâm thế tốt nhất bước vào kỳ thi. Các địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân sống xung quanh các điểm thi cắt giảm các hoạt động gây tiếng ồn để đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi.
Tỉnh Bình Địnhcó hơn 19.400 thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ðến thời điểm này, 43 điểm thi đã sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện cần thiết đảm bảo phục vụ kỳ thi. Ngành Y tế tỉnh đã lên kế hoạch đảm bảo công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Tại các điểm thi bố trí phòng y tế với đủ dụng cụ sơ cấp cứu và thuốc thiết yếu; có nhân viên y tế trực thường xuyên, thực hiện nhiệm vụ cấp phát thuốc, sơ cứu ban đầu. Mỗi TTYT huyện, thị xã, thành phố đều bố trí 1 xe cứu thương trực sẵn trong các buổi thi…
Còn tại tỉnh Phú Yên, kỳ thi năm nay có 10.673 thí sinh đăng ký dự thi với 27 điểm thi, 458 phòng thi. Ban chỉ đạo kỳ thi của tỉnh đã thành lập đoàn đi kiểm tra tất cả các điểm thi, công tác chuẩn bị cho kỳ thi. Các cán bộ, giáo viên tham gia công tác thanh tra kỳ thi tốt nghiệp THPT đã được hướng dẫn phương án nhận diện hành vi sử dụng thiết bị kỹ thuật công nghệ cao để gian lận trong phòng thi; lập biên bản, báo cáo tại điểm thi, xử lý tình huống bất thường...
Ôn thi, củng cố cho các sĩ tử giai đoạn 'nước rút'
Năm 2024, Nam Định có 21.942 thí sinh đăng ký dự thi, tăng khoảng 1.500 thí sinh, so với năm ngoái. Toàn tỉnh bố trí 36 điểm thi với 931 phòng thi; số lượng cán bộ thực hiện công tác coi thi dự kiến khoảng 2.786 người; số lượng công an, bảo vệ, phục vụ, y tế… dự kiến khoảng 650 người.
Để chuẩn bị cho kỳ thi, Sở GD-ĐT Nam Định đã tổ chức 2 đợt thi thử tốt nghiệp THPT vào các ngày 16, 17/5 và 14, 15/6 giúp các trường, học sinh rà soát, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tổ chức ôn tập.
Tại điểm thi trường THPT Nguyễn Du (huyện Nam Trực, Nam Định), ông Nguyễn Thanh Tùng, hiệu trưởng nhà cho biết, điểm thi này có 2 trường tham gia thi với 434 thí sinh. Dự kiến có khoảng 48 cán bộ coi thi, lực lượng tham gia hỗ trợ bên ngoài khoảng 65 người.
Đến nay, nhà trường đã chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ cũng như lên mọi phương án hỗ trợ thí sinh để kỳ thi diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất.
Đối với các em học sinh trong trường, nhà trường đã phổ biến quy chế thi năm học 2024 đến từng em. Những tuần cuối, lượng kiến thức cơ bản đã được các giáo viên trang bị cho các em để sẵn sàng bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới.
Đến thời điểm này, các trường vẫn tiếp tục tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 nhằm củng cố kiến thức thật vững, giúp các em tự tin bước vào kỳ thi.
Ông Trần Mạnh Chiến - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Bính (huyện Vụ Bản, Nam Định), cho biết, trường đã lựa chọn các giáo viên giàu kinh nghiệm ôn tập để phân công giảng dạy lớp 12. Các thầy cô cũng lên kế hoạch giảng dạy rất chi tiết, có lộ trình từ tháng đầu tiên cho đến tháng cuối cùng của năm học. Từ đầu năm học, nhà trường đã hướng dẫn học sinh lựa chọn ngành nghề theo năng lực, từ đó các em sẽ tập trung vào các môn học cần thiết để thi đỗ vào ngành nghề mình đã lựa chọn.
“Năm ngoái, tỷ lệ tốt nghiệp của trường THPT Nguyễn Bính xếp thứ 14 toàn tỉnh. Mục tiêu của trường năm nay phấn đấu đứng từ 10 - 12. Trong những ngày cuối cùng để ôn tập này, thầy cô và các em học sinh cũng đang rất nỗ lực, quyết tâm để trong kỳ thi tới đây đạt được kết quả tốt nhất”, ông Chiến cho hay.
Đặt mục tiêu xét tuyển vào ngành sư phạm Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội, em Vũ Hồng Hải (học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Bính) chia sẻ đang cố hết sức để đạt tổng 3 môn trên 27 điểm.
“Trong những ngày cuối này, em cảm thấy khá lo lắng và hơi căng thẳng dù đã được các thầy cô trang bị đầy đủ kiến thức. Hàng ngày, em vẫn học tại trường rồi đi học thêm, tối về nhà lại học đến khuya vì đây là kỳ thi rất quan trọng đối với em nên em không thể lơ là, chủ quan”, Hải tâm sự.
Cô Đỗ Thị Yến (giáo viên Hoá, trường THPT Nguyễn Bính) chia sẻ: “Cả chặng đường các con đã học tập, cố gắng trong 12 năm, đây là giai đoạn quyết định.
Hiện tại, các con đang ôn tập, các giáo viên bộ môn cũng đã cố gắng hướng dẫn các con hệ thống lại toàn bộ các kiến thức. Trong các giờ học, chúng tôi luôn có những buổi làm các đề thi thử để xác định xem các con còn hổng kiến thức nào chúng tôi sẽ bổ sung và yêu cầu các con ôn tập các phần kiến thức đó.
Qua mỗi bài kiểm tra, chúng tôi luôn nhắc nhở, nhận xét, góp ý cho từng học sinh để các con nhận ra các điểm chưa hoàn thiện và để các con có nền kiến thức vững nhất trong kỳ thi sắp tới”.
Lịch thi như sau:
" alt="Kiểm tra thiết bị lưu trữ dữ liệu, bố trí ăn ở cho thí sinh miền núi"/>Kiểm tra thiết bị lưu trữ dữ liệu, bố trí ăn ở cho thí sinh miền núi
FSEL là nền tảng học tiếng Anh online được phát triển bởi Five-Star E-Learning, đơn vị thành viên của Công ty CP Đào tạo và Giáo dục Tập đoàn Atlantic.
Gói gọn toàn bộ chương trình đào tạo toàn diện và chất lượng của trung tâm Anh ngữ kết hợp với những ưu thế của nền tảng công nghệ, FSEL mang đến cho người học phương pháp học tiếng Anh hoàn toàn mới, tương tác cùng trí tuệ nhân tạo (AI) với tiến trình học tập được cá nhân hóa theo mục tiêu, trình độ và thời gian của từng cá nhân.
Với slogan “An English Center In Your Pocket” - FSEL hướng đến mục tiêu trở thành “trung tâm tiếng Anh bỏ túi”, giúp mọi học sinh, sinh viên và người đi làm đều thành thạo ngoại ngữ thông qua FSEL.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Chủ tịch Công ty CP Đào tạo và Giáo dục Tập đoàn Atlantic, nhà sáng lập nền tảng FSEL cho biết: “FSEL không phải là một phần mềm công nghệ chạy theo trend kiểu nhà nhà làm app, người người làm app mà FSEL tận dụng được thời thế của cuộc cách mạng công nghệ để tạo ra được một sản phẩm với ‘chiếc hộp công nghệ’ hoàn hảo đựng ‘viên kim cương quý’ là chương trình đào tạo tiếng Anh chất lượng cao. FSEL giúp mọi người học chạm vào viên kim cương này, dễ dàng thực hiện ước mơ học tập, xây dựng tương lai của mình...”.
Sự kiện ra mắt FSEL ngoài việc mang đến những màn trình diễn công nghệ mãn nhãn còn gây xúc động với những câu chuyện được tái hiện bằng phim ngắn kết hợp phần trình diễn trên sân khấu. Câu chuyện về FSEL từ khi thai nghén ý tưởng đến hành trình kiến tạo của đội ngũ sáng lập được tái hiện đầy cảm xúc qua sự kết hợp của công nghệ, âm thanh và ánh sáng.
Có rất nhiều câu chuyện lần đầu được kể ở đây: Đó là thầy giáo người Mỹ đã sinh sống và làm việc tại Việt Nam hơn 15 năm, không chỉ giảng dạy trực tiếp với các học sinh mà còn đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho hàng nghìn giáo viên tiếng Anh người Việt và quốc tế. Là người thầy yêu Việt Nam ngay từ lần đầu tiên đặt chân đến, quyết định gắn bó với Việt Nam sau chỉ một lần ghé thăm, trở thành giáo viên được học sinh và phụ huynh yêu thích nhất tại trung tâm Atlantic Five-Star English. Hay một kỹ sư gốc Việt có sự nghiệp gần 30 năm thành công tại Pháp, là chủ nhân của nhiều công trình công nghệ được sử dụng trên khắp châu Âu đã quyết định trở về Việt Nam đầu quân cho FSEL. Một bạn trẻ Gen Z chấp nhận tạm dừng một năm học đại học của mình, mong muốn tạo ra một ứng dụng học tiếng Anh mang lại trải nghiệm học tập toàn diện như tại các trung tâm offline.
Tại lễ ra mắt, FSEL đã công bố Biên bản ký kết hợp tác với Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) để phát triển chương trình đào tạo tiếng Việt trên nền tảng FSEL. Chương trình được kỳ vọng sẽ cung cấp nền tảng đào tạo chất lượng cho học sinh vùng dân tộc thiểu số và người nước ngoài tại Việt Nam, góp phần bảo tồn và quảng bá văn hóa Việt Nam trong cộng đồng người Việt và trên toàn thế giới.
Đồng thời, việc hợp tác giữa FSEL và ULIS cũng mang tới giải pháp học ngoại ngữ hiện đại và hỗ trợ sinh viên nâng cao trình độ ngoại ngữ chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, FSEL cũng tổ chức nghi lễ trao Biên bản hợp tác với Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học và Kỹ năng Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa nhằm nâng cao cơ hội học tập và rèn luyện tiếng Anh cho sinh viên.
Bên cạnh đó, FSEL ra mắt chương trình học bổng "Ngôi sao khát vọng - Reach for the Stars" cùng Quỹ Tấm lòng Việt và Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình sẽ hỗ trợ 100 học sinh từ mỗi tỉnh thành với tổng giá trị học bổng lên tới hơn 10 tỷ đồng, giúp các em có cơ hội học tiếng Anh miễn phí trên nền tảng FSEL.
Ngoài ra, nhiều phần quà giá trị như Laptop HP, đồng hồ thông minh Apple Watch, tai nghe không dây JBL đã được trao tặng khách may mắn tham dự sự kiện.
Nền tảng trực tuyến FSEL sử dụng giáo trình chuẩn Cambridge giúp học sinh phát triển 6 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, Từ vựng, Ngữ pháp có thể thay thế chương trình học tại trung tâm với chi phí chỉ 10.000 VNĐ/ngày. Các bài học của FSEL được thiết kế mang tính tương tác cao bao gồm 3 phần chính, gồm có: Bài giảng video tương tác 1:1 với giáo viên nước ngoài; Diễn đàn học tập tương tác 1:1 cùng AI; Bài tập về nhà. Bên cạnh đó, FSEL tích hợp thêm những công nghệ tiên tiến như AI Chatbot, chấm chữa bằng AI giúp tăng hiệu quả học tập. Tháng 4/2024, FSEL nhận giải Sao Khuê 2024 cho hạng mục “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo”. Trước khi triển khai rộng rãi trên toàn quốc, tháng 7/2024, chương trình tự học tiếng Anh trực tuyến FSEL đã được Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia của Bộ Giáo dục tiến hành đánh giá chất lượng có giá trị thực tiễn cao trong việc hỗ trợ người học nâng cao năng lực tiếng Anh theo chuẩn đầu ra uy tín quốc tế như Cambridge English hoặc IELTS, đồng thời hỗ trợ cho người học bám sát chương trình tiếng Anh của Bộ Giáo dục và đào tạo. |
Doãn Phong
" alt="Ra mắt FSEL"/>Bởi lẽ kiến thức là vô tận, nhất là trong bối cảnh xã hội ngày nay thay đổi từng giờ, từng phút, còn rất nhiều kiến thức và kỹ năng người lớn chưa thể nắm vững hết được. Và để thích nghi, phát triển với môi trường hiện đại, bắt buộc người lớn phải học.
“Trong nhà máy, có thiết bị máy móc mới, công nghệ mới hoàn toàn, nếu không học thì công nhân đó sẽ bị đào thải. Hay như việc buôn bán ngày nay cũng là buôn bán trực tuyến qua điện thoại di động, rồi thanh toán bằng tài khoản ngân hàng, nếu không học thì doanh thu của người đó sẽ không khá lên được, thậm chí sụt giảm. Hay ngay cả việc giải trí bằng điện thoại, máy tính, truyền hình thông minh… Tất cả đều cần mỗi công dân đều phải học, học suốt đời.
Khi trong xã hội có sự phát triển của giáo dục điện tử và học tập trực tuyến, phương thức học mọi lúc mọi nơi được áp dụng. Việc học tập tại nhà cũng được thực hiện như một cách học cần thiết cho bất cứ ai đặt kế hoạch học tập suốt đời. Do vậy, đưa học tập về gia đình là một xu thế học tập tích cực trong giai đoạn chuyển đổi số.
Trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy việc tự động hóa sản xuất và hàng loạt hoạt động trong dịch vụ và kinh doanh bằng việc đưa các công nghệ trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật, Robot 3D... đồng thời chương trình chuyển đổi số quốc gia đang gia tăng áp lực về hình thành và phát triển những năng lực số ở mọi người dân trong xã hội.
Vì thế, Bộ tiêu chí đánh giá công nhận người đạt danh hiệu “Công dân học tập” buộc phải gắn thêm những kỹ năng số”, GS.TS Nguyễn Tất Dong cho hay.
Nhận định, soi kèo Bình Định vs Nam Định, 18h00 ngày 24/1: Khách hoan ca
>> Dự án 7.000 tỷ bị siết nợ, khách hàng sẽ ra sao?
Loạt ‘ông lớn’ mang dự án ở Hà Nội đi 'cắm' ngân hàng
Theo thông báo mới đây gửi tới các khách hàng mua nhà, PVcomBank cho biết, ngày 25/9 đã thu giữ tài sản là Dự án Tokyo Tower để xử lý nợ theo quy định. Việc thu giữ đã được tiến hành với sự chứng kiến của chính quyền, cơ quan công an và một số khách hàng mua nhà.
Sau khi thu giữ tài sản, ngày 2/10, PVcomBank đã có thông báo mời các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia buổi làm việc trao đổi về các vấn đề liên quan đến dự án này và định hướng xử lý trong thời gian tới. Buổi làm việc này dự kiến diễn ra vào 8/10 có thành phần tham gia gồm phía PVcomBank và các cá nhân/ tổ chức mua nhà dự án Tokyo Tower đã đến PVcomBank thực hiện xác nhận thông tin mua căn hộ trước đó.
Dự án Tokyo Tower được giới thiệu là tòa nhà cao nhất quận Hà Đông và là tòa nhà cao thứ 3 tại Hà Nội. |
Trong thông báo trước đó vào đầu tháng 9, PVcomBank cho biết Công ty Hoàng Vương đang nợ ngân hàng này với tổng dư nợ gần 114 tỷ đồng, bao gồm gần 92 tỷ dư nợ gốc và hơn 22 tỷ đồng dư nợ lãi. Việc thu giữ tài sản đảm bảo do Hoàng Vương đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký. PVcomBank thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ theo thoả thuận tại hợp đồng đã ký kết và theo quy định của pháp luật.
Theo PVcomBank, ngân hàng này đã thu giữ toàn bộ tài sản là quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thuộc dự án Toà nhà hỗ hợp đa năng và Chung cư cao cấp Vinafor tại địa chỉ 55 đường 430, phường Vạn Phúc, Hà Đông (Hà Nội) giữa Công ty Thương mại Hoàng Vương và Công ty cổ phần Sông Đà 1.01.
Dự án chung cư Tokyo Tower đã nhiều lần đổi tên trước đây là dự án Tòa nhà hỗn hợp đa năng và chung cư cao cấp Vinafor, hay Hanoi LandMark 51tại địa chỉ số 55 đường 430, P.Vạn Phúc, Q.Hà Đông. Dự án cao 51 tầng, trong đó có 5 tầng dành cho trung tâm thương mại, dịch vụ 688 căn hộ. Dự án được giới thiệu là tòa nhà cao nhất quận Hà Đông và là tòa nhà cao thứ 3 tại Hà Nội, sau Landmark 72 và Lotte Center. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Đà 101 và Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam – Vinafor.
Thời gian hoàn thành dự án dự kiến vào tháng 12/2017. Tuy nhiên đến nay, dự án vẫn chưa thể hoàn thành và bàn giao cho khách hàng.
Trước đó, tháng 12/2015, Sông Đà 1.01 và PVcomBank đã ký hợp đồng bảo lãnh bán nhà ở hình thành trong tương lai của dự án này với giá trị bảo lãnh 1.000 tỷ đồng.
Hồng Khanh
Trong đó, có một loạt “ông lớn” bất động sản như Hải Phát, Nam Cường, Thủ Đô Invest, Văn Phú Invest, Cty TNHH Gamuda Land Việt Nam...
" alt="Toà nhà cao thứ 3 Hà Nội bị PVcomBank siết nợ"/>Chia sẻ với VietNamNet, hiệu trưởng một trường THPT ở Hải Phòng thẳng thắn: “Phải chăng đó chỉ là cách xoa dịu dư luận hoặc phân quyền đầu việc, bớt trách nhiệm cho hiệu trưởng (để tránh bị chỉ trích, nghi ngờ)… chứ liệu có bao nhiêu hoạt động không cần đến kinh phí?”.
Vị hiệu trưởng cho rằng, về bản chất, để hoạt động, kinh phí không gom về quỹ lớp, quỹ trường cũng phải “chuyển thể” thành hình thức khác.
Vị này dẫn chứng: “Mỗi lần photo tài liệu học tập của học sinh, nếu không có quỹ chung, với những trường không có kinh phí hỗ trợ hoặc giáo viên chủ nhiệm không bỏ tiền túi ra, sẽ làm thế nào? Không lẽ cứ mỗi lần photo tài liệu lại chia tiền để đóng góp?
Hơn nữa, việc 'không quỹ' thực hiện được hay không còn tùy nơi, tùy miền, tùy ngân sách địa phương dành cho giáo dục. Nếu địa phương lo hoặc với khối các trường ngoài công lập (tất cả khoản đã thu thông qua học phí) hoàn toàn làm được. Tuy nhiên, ở khối trường công lập, địa phương không hỗ trợ sẽ rất khó khăn”, vị này nói.
Theo vị hiệu trưởng, việc có quỹ chung của lớp, trường trong nhiều trường hợp sẽ tiện lợi hơn, quan trọng là sử dụng quỹ minh bạch và chỉ phục vụ học sinh.
Ông Hồ Tuấn Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cho rằng đã sinh ra một tổ chức, muốn hoạt động hiệu quả phải có kinh phí.
“Để duy trì vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh như quy định, hiệu trưởng phải thêm việc, thêm trách nhiệm nhưng nếu vì sợ trách nhiệm mà 'nói không' với quỹ lớp, quỹ hội coi như vô hiệu hóa vai trò của Ban này.
Thử hình dung một Ban đại diện cha mẹ không có quỹ sẽ hoạt động ra sao? Theo các quy định hiện hành, hội cha mẹ học sinh có vai trò quan trọng. Có điều, khi đi vào hoạt động cụ thể thì những quy định đó lại xa rời thực tế. Theo tôi, quan trọng hơn cả là thực hiện, giám sát quỹ lớp, trường đúng quy định và phù hợp”, ông Tuấn Anh nêu quan điểm.
Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V.Lô-mô-nô-xốp (Hà Nội) cho rằng, vẫn nên có Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và trường.
“Bản chất Ban đại diện cha mẹ học sinh đại diện cho phụ huynh có trách nhiệm giám sát các chương trình giáo dục, hình thức tổ chức dạy học của nhà trường và đại diện đảm bảo quyền lợi của học sinh; đồng thời kịp thời phản biện những điều chưa phù hợp của nhà trường hoặc có ý kiến với cơ quan quản lý các cấp nếu trường không thực hiện đúng quy định hoặc vi phạm pháp luật”, ông Tùng nói.
Theo ông Tùng, bất kỳ một hội, nhóm, đoàn thể nào cũng có quyền lập quỹ và sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu của hội, nhóm, đoàn thể đó. Ban đại diện cha mẹ cũng vậy và việc thành lập quỹ hay không do các thành viên thống nhất với nhau. “Nếu quỹ chỉ dành chi tiêu cho học sinh, không chi cho bất kỳ hạng mục nào của nhà trường, giáo viên và công khai việc chi tiêu thì chắc chắn sẽ được ủng hộ cao”, ông Tùng nêu quan điểm.
Ông Tùng cho rằng, mô hình “không có quỹ” phù hợp với một số trường quốc tế hoặc vùng thực sự khó khăn. “Trước đây, khi nước ta còn khó khăn, đâu có quỹ của Ban đại diện cha mẹ, song giáo dục vẫn tốt, vẫn có những thế hệ học sinh thành công trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, hiện nay, ở một số nơi có điều kiện, tôi cho rằng vẫn nên có quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Quỹ không cần nhiều, chỉ vừa đủ để dành khen thưởng khi học sinh tiến bộ, động viên các em có thành tích hoặc khi ốm đau, liên hoan tổng kết... Không nên vì những 'lùm xùm' về tiền nong quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh mà dừng các hoạt động nên có này cho các em”, ông Tùng nói.
Theo vị hiệu trưởng, tùy từng nơi, việc tổ chức hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ nhiều hay ít và mức quỹ cũng khác nhau. “Điều quan trọng, mỗi phụ huynh cần thể hiện sự chính trực, dám có ý kiến phản biện ngay nếu việc chi tiêu quỹ không công khai, minh bạch hoặc sai mục đích, sai quy chế chi tiêu”, ông Tùng nói.
"Tôi đã dùng hết số tiền tiết kiệm và tôi không thể ngay lập tức tìm được việc làm mới. Do đó, tôi quyết định hưởng lương hưu sớm", ông Um (60 tuổi) cho biết.
Bên cạnh khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, một số người lại tin rằng việc hưởng lương hưu sớm là một quyết định "khôn ngoan" hơn so với việc đợi đủ tuổi quy định. Nhóm người này lập luận, sự khác biệt tài chính giữa việc nhận lương hưu sớm và đúng hạn là không nhiều. Ngoài ra, số tiền lương hưu lớn hơn cũng làm gia tăng gánh nặng về bảo hiểm y tế.
"So với việc chờ đợi để nhận thêm vài nghìn Won mỗi tháng, nhận lương hưu sớm có vẻ có lợi hơn", ông Bae (60 tuổi) nhận xét.
Chương trình trả lương hưu sớm được giới thiệu ở Hàn Quốc vào năm 1999, nhằm hỗ trợ những người về hưu trước tuổi quy định hoặc người cao tuổi gặp khó khăn vì thu nhập thấp. Chương trình này cho phép người lao động có thể hưởng lương hưu sớm hơn 5 năm so với điều kiện về hưu tiêu chuẩn. Đổi lại, số tiền nhận được sẽ giảm 6% cho mỗi năm hưởng lương hưu trước hạn.
Nguyên nhân khiến nhiều người cao tuổi Hàn Quốc chọn hưởng lương hưu sớm