Kinh doanh

Quán phở bình dân của đầu bếp 9x từng nấu phở gần triệu đồng mỗi tô

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-04-25 14:02:42 我要评论(0)

18h chiều,ánphởbìnhdâncủađầubếpxtừngnấuphởgầntriệuđồngmỗitôlịch dương hôm nay quán phở trên đường Nglịch dương hôm naylịch dương hôm nay、、

18h chiều,ánphởbìnhdâncủađầubếpxtừngnấuphởgầntriệuđồngmỗitôlịch dương hôm nay quán phở trên đường Nguyễn Thượng Hiền (phường 5, quận Phú Nhuận, TP.HCM) bắt đầu tấp nập thực khách. Đây là địa chỉ được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội, nhờ tô phở thượng hạng giá 120.000 đồng “hai người ăn mới xuể”. Bên cạnh đó, chủ quán gây chú ý khi từng là đầu bếp tham gia nấu bát phở ở Landmark 81 có giá gần 1 triệu đồng/tô. Nhiều người mong muốn tìm kiếm chút hương vị của loại phở đắt đỏ trên.

Anh Trần Văn Công (sinh năm 1994) - chủ quán chia sẻ: “Thực khách thường ưu ái gọi tôi là đầu bếp nấu phở “chọc trời”, phở “hạng sang” và tò mò tìm tới nhưng thực tế, quán phở của tôi bây giờ là phở có mức giá rất bình dân, từ 50.000 đồng/tô”.

Anh Công thật thà chia sẻ, thực khách không thể kỳ vọng quán phở của anh hiện giờ mang hương vị và chất lượng của phở Landmark. “Điều kiện về nguyên liệu, cơ sở vật chất và giá cả không cho phép tôi làm điều đó”, anh nói. 

Tô phở thượng hạng giá 120.000 đồng với đầy đủ thịt tái, nạm, bò viên, sườn bò

Năm 2019, bát phở ở Landmark 81 "gây sốt" trên mạng xã hội với mức giá 920.000 đồng mỗi tô. Không chỉ là tô phở được bán ở vị trí “chọc trời”, giá bát phở này gấp 20 lần bát phở thông thường còn bởi nguyên liệu cao cấp như đuôi bò Úc, bò Wagyu…, chế biến cầu kì bởi đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp.

"Thời gian làm việc tại các khách sạn, nhà hàng lớn giúp tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Trong đó, điều tôi áp dụng nhiều nhất chính là quy trình làm việc chuyên nghiệp, chất lượng, cách phục vụ và trang trí món ăn”, anh Công cho hay.

Anh Công từng làm việc tại các nhà hàng, khách sạn lớn

Năm 2020, vì yêu thích nấu phở, anh tự mở một quán phở nhỏ trên đường Trần Quý Cáp (quận Bình Thạnh). Quán khá nhỏ, chật, chỉ đủ kê quầy bếp với đôi ba chiếc bàn. Khi thực khách đông, nhân viên phải xếp bàn ghế ngồi “ké” vỉa hè.

"Tới tháng 4/2022, do mặt bằng cũ không đủ điều kiện phục vụ thực khách, tôi tìm địa điểm rộng hơn. Tại quán mới, tôi có thể kê hơn chục bàn, phục vụ khoảng 50 khách mỗi lượt, khu vực để xe cũng rộng hơn”, anh Công cho biết. 

Tuy là tô phở bình dân, anh Công vẫn chú trọng việc bày biện sao cho đẹp mắt, kích thích cảm giác thèm ăn của thực khách. “Tôi nghĩ, nếu đầu bếp phục vụ một bát phở xuề xòa, thực khách sẽ không còn cảm hứng thưởng thức”, đầu bếp trẻ cho hay.

Mỗi tô phở tại quán đều được anh Công tự tay trình bày

Nồi nước dùng là linh hồn của món phở bò truyền thống. Mỗi ngày, tùy theo kích cỡ xương bò, anh Công sẽ ninh trong 15-20 tiếng. Xương bò khi mua về được anh rửa sạch, chần sơ với nước gừng, muối, tiếp tục rửa lại lần hai trước khi ninh. Trong quá trình ninh, đầu bếp liên tục hớt bỏ phần bọt, váng.

Ngoài phần xương, trong nước dùng còn được thêm mực để tạo vị ngọt tự nhiên. Các loại quế, hồi, thảo quả được rang thơm rồi bọc trong vải màn trước khi thả vào nồi. "Nồi nước ninh xương tốt nhất là không nên pha thêm. Nấu 50 lít là 50 lít. Như vậy mới đảm bảo độ ngọt, vị béo của nước", anh Công cho hay.

Quán có nhiều loại thịt cho khách lựa chọn như tái, nạm, gân, tủy, bò viên và sườn bò. Toàn bộ thịt tái, nạm, gầu tại quán anh Công đều thái tay. Miếng nạm, gầu tại đây bản to, khá dày so với nhiều nơi. Để thịt giữ nguyên lát đẹp mắt, anh Công phải bó chặt, hầm vừa tới.

Riêng sợi bánh phở, quán đặt loại bản nhỏ hơn các quán khác và có độ dai nhẹ, dễ ngấm nước dùng. Nồi nước dùng để trụng phở cũng được thêm gia vị để bánh phở đậm đà hơn.

Các nguyên liệu trong bát phở bò được anh Công lựa chọn kĩ lưỡng

Món đặc biệt tại quán, được nhiều người yêu thích là sườn bò. Sườn được ninh vừa tới để đảm bảo thịt không dai, không bở, vừa đạt độ mềm. Tương tự xương bò, sườn được sơ chế qua nhiều bước để khử mùi hôi, gây.

Theo chủ quán, loại sườn ngon phải vừa có nạc vừa có mỡ. Anh Công thường ninh 4 giờ rồi ủ thêm 1 giờ để sườn thấm gia vị. Khi ăn, thực khách chỉ cần lấy đũa gỡ nhẹ là thịt róc khỏi xương. Mỗi ngày, quán bán hết 30-40kg sườn, dịp cuối tuần thường nhiều hơn. 

Những miếng nạm được thái bản to, dày và đều tay

Anh Nguyễn Đức Quang Minh và bạn xem clip về tô phở thượng hạng của quán trên mạng xã hội. Hai bạn trẻ tò mò về tô phở kích cỡ khủng, có phần sườn, thịt đầy đặn, bắt mắt nên tìm tới. "Bát phở 120.000 đồng to hơn nhiều so với mình hình dung. Tô phở này hai người ăn vẫn đủ no. Phần thịt rất ngon, mềm, đậm đà, nước dùng vừa vặn”, Minh đánh giá.

Quang Minh bất ngờ với kích thước tô phở

Quán mở từ 15-22h. Tuy mới chuyển cơ sở mới, nhưng mỗi ngày, anh Công vẫn có thể bán khoảng 400 bát. Tô phở thường có giá 55.000 đồng, tô đặc biệt với nhiều thịt, thêm sườn bò giá 85.000 đồng.

Nhiều thực khách cho biết, quán phục vụ khá lâu. Lí do là bởi anh Công là người duy nhất đứng bếp, nhân viên chỉ phục vụ bưng bê, dọn dẹp. Ngoài ra, phần bánh phở và giá sẽ được trụng qua nước sôi hai lần để làm nóng, sau đó các nguyên liệu sẽ được sắp xếp chỉn chu vào tô và chan thêm nước dùng nóng hổi. Anh Công chú trọng cả hình thức bát phở nên mất thêm thời gian.

Quán phục vụ phở kèm thêm rau sống, sốt sa tế tự làm, tương ớt kiểu miền Bắc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Trụ sở công ty ASML nằm tại Veldhoven thị trấn phía Nam Hà Lan 

“Tại ASML, chúng tôi không tin việc tách rời là điều có thể. Rồi mọi người sẽ nhận ra chỉ có một cách để thành công trong ngành công nghiệp này, đó là hợp tác”, Fouquet nói.

Nhận định của lãnh đạo cấp cao ASML được đưa ra trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Trung Quốc đang thúc đẩy sản xuất bán dẫn trong nước với hi vọng đạt được sự tự chủ chip.

Theo Fouquet, bí quyết thành công của ASML là sự hợp tác lâu năm với các nhà cung ứng quan trọng trên toàn cầu như Zeiss (cung cấp linh kiện quang học) và Cymer (cung cấp nguồn sáng trong máy in thạch bản tia cực tím), cũng như sự hỗ trợ từ khách hàng lớn như TSMC và Intel.

Công ty này đang tiến hành mở rộng trụ sở để sản xuất máy in thạch bản tia cực tím thế hệ tiếp theo

ASML đang là nhà sản xuất máy in thạch bản tia cực tím (EUV) thiết bị bán dẫn tiên tiến độc quyền trên thế giới với các loại chip dưới 7 nanomet. Chip di động trong iPhone 14 Pro cao cấp và bộ xử lý đồ hoạ của Nvidia đều được xây dựng trên công nghệ 4nm, trong đó máy của nhà sản xuất Hà Lan là vai trò không thể thiếu.

Hiện không một đối thủ nào của ASML, gồm cả Nikon và Canon (Nhật Bản) hay Shanghai Micro Electronics Equipment (Trung Quốc) có đủ năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực in thạch bản tiên tiến. Trong khi đó, Mỹ thậm chí còn không có công ty nội địa nào sản xuất thiết bị này.

Mặc dù sẵn sàng cho hợp tác xuyên biên giới, song ASML tin rằng một số linh kiện phức tạp nhất, tốt hơn chỉ có một nhà cung cấp. “Khoản đầu tư vào Zeiss để có bộ phận quang học EUV là rất lớn. Bạn không thể có đủ kinh phí đề đầu tư một cách dàn trải”.

Hiện phần lớn hoạt động sản xuất của ASML được thực hiện tại một xưởng sản xuất duy nhất, cũng là trụ sở chính của công ty. Fouquet nói rằng, họ có thể giữ lại phần lớn, từ 80% đến 90% hoạt động sản xuất ở đó cho đến ít nhất là năm 2026.

ASML cho biết, họ cũng hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất thiết bị chip hàng đầu khác, chẳng hạn như Tokyo Electron, Lam Research and Applied Materials do các máy móc cần được liên kết với nhau để tạo thành một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh. Sự hợp tác được tiến hành từ giai đoạn đầu của quá trình R&D, bởi vậy các bên có sự phụ thuộc rất lớn.

“Chúng tôi trao đổi những thông tin cần thiết với đối tác. Sự phụ thuộc đôi khi cũng giúp ích, nếu không các công ty sẽ gặp rắc rối”, Fouquet chia sẻ.

(Theo NikkeiAsia)

Cuộc chiến xung quanh công nghệ độc quyền của ASML

Cuộc chiến xung quanh công nghệ độc quyền của ASML

Là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, ASML Holding NV đang đối mặt với bài toán bảo vệ bí mật công nghệ và tình trạng “đi không đành, ở không xong” tại thị trường Trung Quốc." alt="ASML tiết lộ bí quyết dẫn đầu lĩnh vực bán dẫn" width="90" height="59"/>

ASML tiết lộ bí quyết dẫn đầu lĩnh vực bán dẫn

Tính đến tháng 3/2023, đã có 1.913 hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ, đạt 61,9%.

Trong trao đổi với VietNamNetmới đây về tình hình an toàn thông tin quý I/2023, các chuyên gia đến từ Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam – VSEC và Công ty an ninh mạng thông minh SCS đều thống nhất rằng, một nguyên nhân quan trọng giúp giảm số lượng sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam chính là nhờ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả.

Cụ thể, CEO Công ty SCS Ngô Tuấn Anh phân tích, số liệu các cuộc tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam trong tháng 3 và quý I/2023 giảm so với cùng kỳ năm ngoái cho thấy việc đảm bảo an toàn thông tin an ninh mạng cho các cơ quan, tổ chức trọng yếu, tổ chức lớn như ngân hàng, tài chính tại Việt Nam đã có nhiều bước tiến và kết quả sau một thời gian tăng cường đầu tư, bảo vệ cũng như giám sát.

Còn theo Chủ tịch VSEC Trương Đức Lượng, hầu hết các hệ thống thông tin quan trọng đã được đưa vào giám sát và đánh giá bảo mật định kỳ. Các hoạt động này chưa phải là tất cả nhưng là bước khởi đầu quan trọng cho các hoạt động chuyên sâu hơn về đảm bảo an toàn thông tin.

Trong kế hoạch hành động triển khai “Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030” mới ban hành, Bộ TT&TT cũng đã nêu rõ 1 trong 7 chỉ tiêu quan trọng để thực hiện Chiến lược này là tỷ lệ hệ thống thông tin cấp độ 3, 4, 5 của các bộ, ngành, địa phương được phân loại và bảo vệ theo cấp độ. Mục tiêu đặt ra là đưa tỷ lệ này đạt 80% trong năm 2023 và nâng lên 90%, 100% vào các năm 2024, 2025.

Dưới sự đôn đốc, hướng dẫn của Bộ TT&TT, đến tháng 3/2023, theo báo cáo của chủ quản hệ thống thông tin, cơ quan, tổ chức nhà nước có 3.090 hệ thống thông tin. Trong đó, có 1.913 hệ thống thông tin đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ, đạt 61,9%, gấp hơn 2 lần so với năm 2021. Có 29 bộ, ngành, địa phương gồm 5 bộ và 24 địa phương cho biết đã hoàn thành phân loại, xác định và phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ cho 100% hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý.

Hình thành mạng lưới chuyên gia an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Tuy nhiên, theo phân tích của Cục An toàn thông tin, đến nay vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương chưa chú trọng việc bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Cùng với đó, tỷ lệ hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ còn thấp, mới chỉ khoảng 6,5%.

Để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thông tin nói chung và an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ nói riêng, thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ triển khai một số giải pháp hỗ trợ, trong đó có việc xây dựng và đưa vào sử dụng Nền tảng quản lý bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ từ tháng 5/2023. Nền tảng này sẽ hỗ trợ các bộ, ngành và địa phương quản lý, theo dõi, báo cáo, thống kê, xây dựng hồ sơ đề xuất cấp độ; triển khai bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo mô hình 4 lớp thuộc phạm vi quản lý.

Song song đó, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình mẫu về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, ưu tiên các hệ thống thông tin quan trọng hoặc có số lượng lớn. Đồng thời, hình thành mạng lưới chuyên gia an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ trên phạm vi cả nước.

Với các bộ, ngành, địa phương, Bộ TT&TT khuyến nghị cần ưu tiên triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ. Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương cần rà soát tổng thể công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và mô hình 4 lớp tại bộ, tỉnh mình. Từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình hoàn thiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ TT&TT.

Anh Duy và nhóm PV, BTV" alt="Vận hành nền tảng quản lý bảo đảm an toàn hệ thống theo cấp độ từ tháng 5" width="90" height="59"/>

Vận hành nền tảng quản lý bảo đảm an toàn hệ thống theo cấp độ từ tháng 5