Tiến sĩ Andreas Palm, Đại học Uppsala, Thụy Điển, cho biết: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy tình trạng thiếu oxy do tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ có liên quan đến ung thư”.
“Trước đây, người ta vẫn chưa rõ liệu điều này do bản thân chứng ngưng thở khi ngủ hay do các yếu tố nguy cơ liên quan như béo phì, bệnh tim và các yếu tố lối sống”.
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng ai đó ngừng thở trong thời gian ngắn khi họ đang ngủ. Điều đó làm cho lượng oxy trong máu giảm xuống, có thể “bỏ đói” các cơ quan quan trọng và mô của cơ thể, trong trường hợp xấu, gây tổn thương tế bào nghiêm trọng.
Những người béo phì, hút thuốc lá hoặc nghiện rượu nặng dễ bị rơi vào tình trạng ngưng thở khi ngủ.
Ba nghiên cứu được chia sẻ tại hội nghị của Hiệp hội Hô hấp châu Âu đã liên kết tình trạng trên với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Dữ liệu từ 4.200 người Thụy Điển ghi nhận, những người bị ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng có nhiều khả năng bị ung thư hơn những trường hợp nhẹ hơn.
Phân tích dữ liệu từ 358 người của Bệnh viện Đại học Lausanne ở Thụy Sĩ cũng cho thấy bất ổn khi ngủ dẫn đến tốc độ suy nghĩ chậm hơn.
Các tế bào não rất nhạy cảm với sự thay đổi oxy. Sự sụt giảm oxy trong thời gian dài dễ khiến tâm trí già đi nhanh hơn.
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Nicola Marchi, cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra chứng ngưng thở khi ngủ, với nồng độ oxy thấp, có liên quan đến suy giảm mạnh hơn về chức năng nhận thức, tốc độ xử lý và ký ức”.
“Những người từ 74 tuổi trở lên và nam giới có nguy cơ suy giảm nhận thức liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn”.
Chiếc smartwatch đầu tiên do Google sản xuất được đăng ký thương hiệu "Pixel Watch"
Được biết, thương hiệu Pixel Watch sẽ dành cho tất cả sản phẩm trong danh mục đồng hồ thông minh của hãng, kể cả các loại ốp, dây…thiết kế riêng cho thiết bị. Hiện tại, hồ sơ đạt các yêu cầu tối thiểu và được USPTO chấp nhận thương hiệu nhưng chưa đăng ký mẫu thử.
Evan Blass, người chuyên tiết lộ tin chính xác về các sản phẩm công nghệ trước khi ra mắt từng đăng ảnh thiết kế cho thấy 3 biểu tượng (icon) trên mặt đồng hồ. Trong đó, một icon bên trái hiển thị tính năng đếm bước chân, icon bên phải đo nhịp tim (trên phút) và ở giữa là biểu tượng Fitbit. Cách nay gần 2 năm, công ty mẹ của Google là Alphabet đã mua lại Fitbit với giá 2,1 tỉ USD.
Hình ảnh của Evan Blass khá phù hợp với những kết xuất trước đó - một đồng hồ mặt tròn và không viền. Theo các tin đồn, sản phẩm sẽ có một số sao chép từ dây đeo Fitbit. Hình ảnh cũng cho thấy nút xoay chỉnh giờ - digital crown của đồng hồ khá nổi bật.
Pixel Watc có thể chạy hệ điều hành Wear OS 3.1. Máy sẽ tích hợp thế hệ Google Assistant tiếp theo, cho phép xử lý câu hỏi cũng như các nhiệm vụ ngay trên thiết bị. Bộ nhớ trong 32GB, Trợ lý Google thế hệ tiếp theo và ba tùy chọn màu sắc. Sự xuất hiện của model sẽ là bước tiếp theo trong kế hoạch xây dựng hệ sinh thái Pixel của Google.
(Theo VietQ)
Những năm qua, đồng hồ thông minh (smart watch) đang ngày càng trở nên mạnh mẽ và hữu dụng hơn. Mỗi mẫu đều có những ưu, nhược điểm riêng. Hãy cùng khám phá những sản phẩm đáng tiền nhất ở thời điểm hiện tại.
" alt=""/>Smartwatch đầu tiên do Google sản xuất được đăng ký thương hiệu 'Pixel Watch'Quan điểm coi an toàn thông tin là yếu tố xuyên suốt trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và các tài nguyên CNTT trong phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số cũng được Bộ TT&TT một lần nữa khẳng định trong kế hoạch chuyển đổi số của Bộ giai đoạn đến năm 2025.
Về mục tiêu tổng quát, kế hoạch hướng tới tái cấu trúc, chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số thống nhất, ổn định, linh hoạt, ưu tiên áp dụng công nghệ điện toán đám mây (Cloud First); phát triển ứng dụng, dịch vụ mới theo hướng sử dụng chung hạ tầng số, nền tảng số và các dịch vụ CNTT sẵn có.
Có khả năng sử dụng dữ liệu số và các công cụ phân tích thông minh để kịp thời đưa ra các quyết sách chính xác trong các hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công thuận tiện theo phương thức số (dịch vụ số), mang lại giá trị gia tăng cho người dân. Cung cấp dữ liệu mở, hoàn thiện kho dữ liệu số đáp ứng các yêu cầu về kết nối, truy cập, chia sẻ tài nguyên thông tin, dữ liệu trong, ngoài bộ và cơ sở dữ liệu quốc gia.
Cùng với đó, thực hiện đầy đủ, thành công các nhiệm vụ, giải pháp giao cho Bộ TT&TT tại Nghị quyết 17/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025; Quyết định 749/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tại kế hoạch, Bộ TT&TT cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể về hiện đại hóa hạ tầng CNTT, ứng dụng CNTT trong nội bộ, ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, đảm bảo an toàn thông tin.
Đơn cử như, về ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, từ năm 2021, 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính; 80% dịch vụ công có hồ sơ nộp trong năm phát sinh trực tuyến; 70% hồ sơ thủ tục hành chính nộp (bao gồm trực tiếp và trực tuyến) được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng.
Từ năm 2022, cung cấp đầy đủ thông tin trên Cổng thông tin điện tử, kịp thời trao đổi, giải đáp thắc mắc, kiến nghị tổ chức, cá nhân; hoàn thiện 100% dịch vụ công (DVC) trực tuyến có chức năng định danh, xác thực một lần và thanh toán điện tử (nếu dịch vụ cần được định danh, xác thực, thanh toán)…
Từ năm 2023, phát triển, chuyển đổi toàn bộ dữ liệu phục vụ công tác chuyên môn tại các đơn vị thuộc Bộ sang dữ liệu số.
Và từ năm 2024, mở dữ liệu của các đơn vị thuộc Bộ theo đúng quy định của pháp luật, làm trước với dữ liệu thuộc lĩnh vực viễn thông, Internet; ứng dụng CNTT, phục vụ nhu cầu tra cứu, thực hiện dịch vụ công và các nhu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài Bộ.
Về đảm bảo an toàn thông tin, mục tiêu Bộ TT&TT đặt ra là xây dựng và áp dụng khung bảo đảm an toàn thông tin tổng thể cho Bộ. Khung bảo đảm an toàn thông tin Bộ TT&TT bao gồm: các biện pháp kỹ thuật, quy định và quy trình bảo đảm an toàn thông tin; ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; bảo đảm và nâng cao chất lượng nhân sự.
5 nhóm giải pháp trọng tâm
Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ thường xuyên về xác định và bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, giám sát an toàn thông tin; bảo đảm an toàn thông tin theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đào tạo, tập huấn, diễn tập; tuyên truyền nâng cao nhận thức, ứng cứu, khắc phục sự cố.
Để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra, trong kế hoạch chuyển đổi số của Bộ TT&TT giai đoạn 2021 – 2025, bên cạnh 7 nhóm nhiệm vụ, Bộ còn nêu rõ 5 nhóm giải pháp chính gồm: Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; Phát triển các mô hình kết hợp giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp; Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ; Thu hút nguồn lực CNTT; Thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác quốc tế.
Cụ thể, Bộ TT&TT sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng số rộng rãi, qua nhiều kênh truyền thông, chủ yếu là hệ thống cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của đơn vị. Khuyến khích việc tăng cường tương tác giữa cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ với người dân, doanh nghiệp sử dụng công nghệ số.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh truyền thông về các hệ thống, ứng dụng của Bộ có đối tượng sử dụng là tổ chức, người dân, doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua thư điện tử, ứng dụng di động trực tiếp đến người dùng.
Kế hoạch của Bộ TT&TT cũng chỉ rõ, người đứng đầu tại mỗi đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng việc gắn nhiệm vụ về ứng dụng CNTT với mục tiêu chuyển đổi số, cải cách văn hóa, phương thức làm việc và các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số an toàn, tích cực.
Để thu hút nguồn lực CNTT phục vụ việc triển khai thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch, Bộ TT&TT kiện toàn Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT của Bộ theo hướng bổ sung nhiệm vụ về chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số tại Bộ TT&TT.
Cùng với đó, tăng cường gắn kết, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có chuyên môn về CNTT, an toàn thông tin. Có giải pháp về bảo đảm số lượng và nâng cao chất lượng cho đội ngũ chuyên trách về CNTT, an toàn thông tin đáp ứng việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị.
Đồng thời, tận dụng tối đa năng lực hạ tầng kỹ thuật sẵn có của các cơ quan, đơn vị cho các nhiệm vụ cần triển khai ngay mà chưa sắp xếp được kinh phí để đẩy nhanh thời gian triển khai và nâng cao hiệu quả đầu tư ứng dụng CNTT chung của Bộ. Có chính sách ưu tiên cho cán bộ làm công tác chuyên trách ứng dụng CNTT tại các đơn vị thuộc Bộ.
Xem nội dung chi tiết Kế hoạch chuyển đổi số Bộ TT&TT giai đoạn 2021 – 2025 tại đây.
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
" alt=""/>Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số Bộ TT&TT giai đoạn 2021–2025