Tôi nảy ra ý tưởng. Nếu không làm, tôi sợ người khác sẽ làm", Shigetaka Kurita, nói. Giờ anh đã là thành viên ban quản trị của Dwango Co., một công ty công nghệ Tokyo.Thách thức của Kurita là: dịch vụ internet di động "i-mode" của NTT DoCoMo hạn chế các tin nhắn trong 250 ký tự. Một tin nhắn kiểu như "Anh đang đi đâu đấy?", có thể nghe hơi đường đột, tra khảo, nhưng nếu thêm một hình ảnh khuôn mặt mỉm cười, giọng văn sẽ mềm mại hơn.
Sau khi ra đời vào năm 1999, emoji nhanh chóng trở nên "hot" tại Nhật Bản, nơi có những yêu cầu, quy chuẩn về phép lịch sự rất phức tạp, và chỉ cần một lỗi nhỏ cũng có thể phá hủy tất cả. Emoji là sự kết hợp của tiếng Nhật giữa từ "hình ảnh", tức chữ "e" (phát âm là "eh"), với "chữ cái", hay "moji" (moh-jee).
Kurita đã sưu tầm những hình ảnh phổ biến nahats, bao gồm các biển báo công cộng, biểu tượng thời tiết, hình ảnh trong chuyện tranh hài hước. Với 5 dòng đơn giản, anh tạo ra 5 khuôn mặt – hạnh phúc, giận dữ, buồn, ngạc nhiên và bối rối. Hình trái tim và khuôn mặt mỉm cười vẫn là biểu tượng yêu thích của anh.
Một số biểu tượng đã được sáng tạo. Như một giọt mồ hôi lăn xuống má có nghĩa là bực bội hoặc lo lắng. Sau đó, những công ty phương Tây như Google và Apple đã biến emoji thành hiện tượng toàn cầu.
"Có lẽ vì sự phổ biến của iPhone, phong cách nghệ thuật của Apple với emoji cũng trở nên có sức ảnh hưởng lớn, đến mức hầu hết mọi người khi nghĩ về các hình ảnh emoji, đều nghĩ đó là của Apple", Jason Snell, một nhà báo công nghệ nói.
Thực chất, nhóm thiết kế của Kurita đã mang đến một thứ đặc biệt cho Nhật Bản, từ rất lâu trước khi smartphone xuất hiện.
"Người Nhật luôn đi trước thời đại", Kurita nói.
Sáng tạo của Kurita đã khơi nguồn cảm hứng cho The Emoji Movie, một bộ phim hoạt hình của Sony Pictures nói về những emoji sống trong thế giới smartphone. Bộ phim chưa được chiếu tại Nhật nhưng rất nổi tiếng tại Mỹ.
Năm 2010, những thiết kế 12 x 12 pixel được tổ chức Unicode Consortiums áp dụng là tiêu chuẩn toàn cầu, nghĩa là mọi điện thoại, mọi hệ điều hành theo chuẩn này sẽ dùng những hình ảnh tương tự, khiến emoji trở thành ngôn ngữ phổ quát.
Những bản vẽ kỹ thuật số nguyên thủy đang phát triển thành một công cụ tinh vi trong giao tiếp, truyền thông, với nhiều lựa chọn về hình ảnh và hình ảnh động, chẳng hạn như các Animoji mới nhất của Apple. Hiện nay, Kurita đang nghiên cứu một dịch vụ truyền hình trực tuyến nổi tiếng gọi là Niconico. Ông tin rằng các dịch vụ này sẽ trở nên tương tác hơn, xây dựng cộng đồng trực tuyến, có thể với trí thông minh nhân tạo.
Kurita không cảm thấy có gì liên quan đến bộ emoji ngày nay bởi vì chúng đã phát triển vượt ra ngoài nguồn gốc của nó. Anh không nhận được tiền bản quyền và cũng ít được mọi người biết đến ở Nhật, ngoài giới công nghệ.
Kurita đã tự trả tiền vé máy bay để đến New York vào năm ngoái, xem Bảo tàng Triển lãm Nghệ thuật Hiện đại, nơi trưng bày các biểu tượng emoji do anh tạo ra.
Theo AP, Kurita đã vượt qua cảm xúc.
"Các biểu tượng emoji xuất hiện ở đó, đó là điều tôi quan tâm, mặc dù tôi không phải là nghệ sĩ cũng không phải là một nhà thiết kế", anh nói. "Bảo tàng đã nhận ra giá trị trong bộ thiết kế có sức mạnh thay đổi lối sống của người dân".
">