Nhận định

Nhận định, soi kèo Dempo SC vs Sreenidi Deccan, 15h00 ngày 25/2: Khôn nhà dại chợ

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-04-25 14:12:49 我要评论(0)

Hồng Quân - 24/02/2025 21:08 Nhận định bóng đ yemenyemen、、

ậnđịnhsoikèoDempoSCvsSreenidiDeccanhngàyKhônnhàdạichợyemen   Hồng Quân - 24/02/2025 21:08  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}
Diễn tập quốc tế ASEAN-Nhật Bản phòng chống tấn công DoS/DDoS 2018.

Mô hình của buổi diễn tập năm nay gồm 3 cấp: cơ quan điều phối quốc tế, cơ quan điều phối quốc gia và các đơn vị hạt nhân. Trong đó, các đơn vị hạt nhân là nơi cần được bảo vệ nhất, nơi có thể gặp phải tình huống bị tấn công mạng trực tiếp hoặc gián tiếp, đồng thời cũng là đơn vị nên tham gia hỗ trợ ứng cứu sự cố tấn công mạng cho các đơn vị khác nhằm phòng tránh lây lan đến đơn vị mình.

Mô hình diễn tập này chính là cấu trúc của liên minh phối hợp quốc tế trong ứng cứu sự cố máy tính hiện đang được áp dụng. Do đó, khác với diễn tập APCERT và diễn tập ASEAN tập trung vào phân tích các loại hình tấn công mạng, diễn tập ASEAN – Nhật Bản tập trung vào tạo lập cơ chế phối hợp, vận hành nhanh và chính xác các công đoạn chuyển giao thông tin giữa tất cả các đơn vị có liên quan khi có tấn công mạng xảy ra.

Kịch bản diễn tập giả định có các cuộc tấn công mạng từ một nhóm tin tặc và gồm 3 giai đoạn và kéo dài trong 3 ngày:

Ngày 1: Giai đoạn cảnh báo. Nhật Bản phát hiện việc truy cập website và trao đổi email bị chậm lại, đồng thời có các cuộc tấn công DDoS nhỏ xuất hiện.

Ngày 2: Giai đoạn tấn công. Xuất hiện cảnh báo một cuộc tấn công diện rộng, sau đó các cuộc tấn công quy mô lớn gây ra tắc nghẽn việc truy cập website và ngừng trệ việc gửi nhận email của các đơn vị nạn nhân. Do vậy, việc liên lạc bằng điện thoại được sử dụng.

Ngày 3: Giai đoạn đỉnh điểm. Sau khi dịch vụ email được khôi phục, các email giả mạo chứa mã độc được gửi đến quan chức các quốc gia thành viên ASEAN. Các email lừa đảo tinh vi này sau đó làm bùng phát mã độc không chỉ trong các cơ quan, tổ chức chính phủ mà còn lây lan ra cộng đồng.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng chia sẻ về các nguy cơ an ninh mạng trong tình hình mới. 

Theo nhận định của các chuyên gia, tình hình an toàn thông tin, tấn công mạng ngày càng tinh vi, phức tạp, và xảy ra trên diện rộng. Do vậy, các cuộc diễn tập được duy trì định kỳ hằng năm. Theo ghi nhận của Trung tâm VNCERT, năm 2017 đã có 13.382 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam, bao gồm cả 3 loại hình Phishing, malware và deface. Trong đó, tấn công mã độc (malware) là 6.400 trường hợp, tấn công thay đổi giao diện (deface) là 4.377 trường hợp, tấn công lừa đảo (phishing) là 2.605 trường hợp.

Với năm 2018, số liệu mới nhất tính từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 4.035 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam, với 2.661 sự cố deface, 766 sự cố tấn công mã độc malware, và 608 sự cố lừa đảo Phishing. Hàng ngày có khoảng gần 100.000 địa chỉ mạng của Việt Nam truy vấn hoặc kết nối đến mạng lưới máy tính ma (Botnet).

Yêu cầu đặt ra cấp quốc gia là phải giảm thiểu thiệt hại, đối phó với các tấn công. Mỗi quốc gia cần làm cho cộng đồng nhận thức được mức độ nguy hại của tình huống đang diễn ra và có biện pháp đối phó kịp thời.

Trong thời gian qua, với những nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao năng lực cho Mạng lưới ứng cứu sự cố máy tính, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì và giao VNCERT tổ chức thường xuyên các cuộc diễn tập an toàn mạng quy mô lớn cho tất cả các Bộ, tỉnh trên cả nước.

Trọng Đạt - Lê Bích Thủy - Ngọc Ánh

" alt="Diễn tập quốc tế ASEAN" width="90" height="59"/>

Diễn tập quốc tế ASEAN

{keywords}Mã độc FacexWorm chuyên đánh cắp thông tin đăng nhập, đang lây lan rất nhanh qua Facebook Messenger.

Tội phạm mạng sẽ lợi dụng các tài khoản Facebook bị hack và sử dụng chúng để gửi liên kết độc hại đến những người khác thông qua Messenger. Khi bạn kích vào, nó sẽ tự động chuyển hướng đến các trang web phát video trực tuyến giả mạo có giao diện giống hệt YouTube, Vimeo..., và yêu cầu bạn cài đặt thêm tiện ích mở rộng để xem video.

Không những thế, phần mềm độc hại này có thể truy cập hoặc sửa đổi bất kỳ dữ liệu trên các trang web mà người dùng đã mở.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu tại Trend Micro phát hiện FacexWorm đã xâm phạm ít nhất một giao dịch Bitcoin (trị giá 2,49 USD) nhưng họ không biết số lượng tiền mà kẻ tấn công kiếm được từ những trang web độc hại. Phần mềm độc hại FacexWorm đã được tìm thấy ở Đức, Tunisia, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, với sự phổ biến của Facebook Messenger, nhiều khả năng FacexWorm sẽ nhanh chóng lây lan trên toàn cầu. “FacexWorm sẽ tải xuống nhiều module, nhận lệnh điều khiển từ máy chủ khi trình duyệt được mở”, các nhà nghiên cứu cho biết.

{keywords}
Người dùng Facebook Messenger cần thận trọng trước mã độc mới

Người dùng được cảnh báo, tiện ích FacexWorm chỉ nhắm vào người dùng Google Chrome, do đó, nếu bạn mở liên kết bằng trình duyệt khác, phần mềm độc hại sẽ chuyển hướng đến một trang quảng cáo thông thường. Và để tránh bị phát hiện hoặc bị xóa, FacexWorm sẽ ngay lập tức đóng tab đã mở khi phát hiện người dùng đang mở trang quản lý tiện ích trên Google Chrome.

Các phần mềm độc hại lợi dụng Facebook Messenger để phát tán đã từng được biết đến từ lâu. Cuối năm ngoái, các nhà nghiên cứu của Trend Micro cũng đã phát hiện ra một bot khai thác tiền ảo Monero, được gọi là Digmine, cũng lây lan qua Facebook Messenger, nhưng nhắm vào người dùng Windows.

Google đã xóa tiện ích độc hại khỏi Chrome Store sau khi các nhà nghiên cứu Trend Micro đưa ra cảnh báo. Tuy nhiên, những người dùng đã "dính" phần mềm độc hại này vẫn là "điểm" lan truyền đến cộng đồng người dùng mạng xung quanh.

Nhưng để an toàn khi sử dụng Facebook, người dùng nên hạn chế bấm vào các liên kết lạ, bởi có thể đây là những liên kết độc hại, kể cả khi nó được gửi từ bạn bè hoặc người thân - các chuyên gia khuyến cáo.

H.N. - Lê Tuấn Đạt - Xuân Quý (tổng hợp)

" alt="Cảnh báo mã độc mới lây lan rất nhanh qua Facebook Messenger" width="90" height="59"/>

Cảnh báo mã độc mới lây lan rất nhanh qua Facebook Messenger