Cuối tháng 3, khắc phục xong sự cố đứt cáp quốc tế
(责任编辑:Thế giới)
- Nhận định, soi kèo Toulouse vs Strasbourg, 23h15 ngày 12/1
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về sáng tạo tương lai mới của sách
Tại buổi ra mắt phim Hành trình công lý, lãnh đạo VFC chia sẻ quá trình xây dựng kịch bản bộ phim kéo dài 2 năm. VFC phải làm việc chặt chẽ với đơn vị nắm giữ bản quyền phimThe Good Wifelà CBS của Mỹ trong quá trình Việt hóa (remake) bộ phim. Tác phẩm này với sự tham gia của một ê kíp đình đám có kinh nghiệm từng được kỳ vọng là tác phẩm bom tấn của truyền hình Việt năm 2022 nhưng nhanh chóng rơi vào cảnh đầu voi đuôi chuột với kịch bản rối rắm, ngày càng đuối và tỏ ra không hề liên quan đến tên phim.
The Good Wife là series truyền hình Mỹ lên sóng đài CBS từ năm 2009 và kết thúc vào năm 2016 sau 7 mùa. Tác phẩm lấy đề tài pháp luật và chính trị từng thắng 5 giải Emmy và được mệnh danh là "tác phẩm truyền hình vĩ đại cuối cùng".
Trong The Good Wife bản Mỹ, Alicia Florrick (Julianna Margulies) là vợ của một luật sư danh tiếng. Cô trở lại làm việc tại văn phòng luật sau khi chồng thân bại danh liệt vì dính vào một vụ scandal mại dâm và tham nhũng chính trị. Bản thân Florrick cũng là một nữ luật sư sáng giá nhưng 15 năm trước đã quyết định tạm lui về hậu trường để chăm lo cho gia đình.
Thành công của bộ phim lớn đến nỗi rất nhiều quốc gia đã mua bản quyền remake The Good Wife,trong đó có Hàn Quốc. Tuy nhiên, bản phim gốc lấy đề tài pháp luật và chính trị vốn rất hấp dẫn đã được chuyển thành phim đề tài tâm lý gia đình để tránh đụng chạm. Điều đáng nói, Hành trình công lýcó kịch bản lan man, nhiều tình tiết vô lý khiến người xem ức chế và khó nắm bắt.
Xem gần hết phim, khán giả vẫn chưa hiểu hành trình công lý của phim là gì, bảo vệ công lý cho ai. Những tưởng nhân vật chính Phương trở lại nghề luật sư sau hơn 10 năm làm nội trợ để tìm lại công lý cho chồng nhưng hóa ra không phải. Qua nhiều tập phim, vụ án của Hoàng bị bỏ ngỏ, phim chỉ điểm xuyết vào vụ án đơn lẻ và lại sa đà vào chuyện tình cảm của luật sư Quân với Phương.
Điều quan trọng hơn, khán giả thấy xa lạ với hình ảnh của Phương, về các hành xử của cô với chồng, với Quân. Hình ảnh Phương giận chồng là lái ô tô lao ra đường với tốc độ như tên bắn hay thường xuyên cùng bạn thân ra trò chuyện ở quán sang khiến người xem không thấy giống như ở Việt Nam. Rồi chuyện Quân đến gặp người bố từng phụ bạc mẹ mình để chuyển chiếc thẻ ngân hàng chứa số tiền bán tài sản cuối cùng của bà như di nguyện trước khi mất cũng làm khán giả bức xúc.
Điều này chắc chắn không hoặc rất ít tồn tại ở Việt Nam. Bản Việt hóa của The Good Wife đã đi quá xa so với bản gốc và có thể nói đó là một bản Việt hóa thất bại. Trên thực tế, không ít phim Việt hóa ở Việt Nam mới dừng ở việc "dịch" bản gốc sang bản Việt nên khán giả thấy xa lạ, xem không "trôi", kết quả là bộ phim bị tẩy chay và không có người xem.
Tuy nhiên rất may đó chỉ là số ít. Phải thừa nhận nhiều tác phẩm truyền hình đã được Việt hóa thành công, tiêu biểu là 2 cú nổ màn ảnh năm 2017 là Người phán xử và Sống chung với mẹ chồng. Người phán xửđược Việt hóa từ kịch bản gốcThe Arbitratorcủa Israel - tác phẩm thu hút 6 tỷ lượt xem ở nước này.
Còn Sống chung với mẹ chồngđược biên kịch Đặng Thiếu Ngân chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết của tác giả Giả Hiểu, Trung Quốc. Đây được coi là hai tác phẩm Việt hóa thành công nhất bởi đã có nhiều sáng tạo so với bản gốc và lồng rất nhiều nét đời sống, văn hóa trong xã hội Việt Nam vào phim khiến khán giả xem thấy rất gần gũi. Khi về Việt Nam, Người phán xử đã được chỉnh sửa tới 60% so với bản gốc, cắt bớt những chi tiết quá bạo lực hoặc quá "nóng".
Còn những khác biệt về văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc được thay đổi hợp lý hơn trongSống chung với mẹ chồng. Trong truyện, con gái của nhân vật Trang (bạn thân nữ chính) bị mẹ chồng bán đi để ép vợ chồng Trang đẻ con trai. Khi lên phim Việt, chi tiết này được chuyển thành bé bị kẻ xấu bắt cóc.
Đội ngũ biên kịch đã rất sáng tạo để có bản phim Việt hóa thành công trên nền sự gợi ý nội dung tốt từ các kịch bản nước ngoài. Một bộ phim khác gây bão màn ảnh năm 2018 là Về nhà đi con thực chất cũng là tác phẩm được làm lại từ phim Khi người đàn ông góa vợ bật khóctrước đó của đạo diễn Vũ Trường Khoa.
Tuy nhiên tác phẩm được biên kịch Thu Thủy viết lại và phát triển trên nền nội dung gốc là cuộc sống của ông bố đơn thân một mình nuôi 3 cô con gái trong một hoàn cảnh mới. Tác phẩm thành công và gây xúc động đặc biệt cũng do hiệu ứng diễn xuất từ các diễn viên nhưng phải thừa nhận Về nhà đi conlà một tác phẩm remake thành công.
Hai bộ phim dài hơi gần đây là Hương vị tình thânvà Thương ngày nắng về cũng được các biên kịch kỳ cựu của VFC Việt hóa kịch bản từ những bộ phim rất thành công của Hàn Quốc là Mother of Minevà My only one. Tuy vậy, cả Hương vị tình thânvà Thương ngày nắng vềđều được đặt trong bối cảnh Việt Nam với những câu chuyện tình phụ tử, mẫu tử nên khiến khán giả rung động. Tất nhiên không thể tránh được sự so sánh giữa bản làm lại và bản gốc nhưng có thể thấy nỗ lực của các nhà biên kịch đầu tư vào tác phẩm mà đôi khi trên nền chất liệu cũ quá thành công, mọi sự sáng tạo đều là thách thức.
Biên kịch là công việc đòi hỏi nhiều sáng tạo và chất xám. Kịch bản cũng là khâu quyết định sự thành bại của mỗi bộ phim bên cạnh các yếu tố khác như đạo diễn, diễn viên. Do vậy, vai trò của biên kịch rất quan trọng. Để làm ra một bộ phim thu hút không đơn giản bởi ý tưởng từ các bộ phim gốc vốn đã thành công sẽ là nền tảng và gợi ý quan trọng để họ biến hóa thành một tác phẩm mới, chinh phục khán giả Việt. Gần đây, các bộ phim hầu hết được sản xuất theo hình thức cuốn chiếu, vừa làm vừa hoàn thiện kịch bản và nhiều khi các tình huống cũng được bẻ theo mong muốn của số đông khán giả.
Tuy vậy, nghề biên kịch ở Việt Nam vẫn thường được đặt sau khâu đạo diễn hay diễn viên. Trong khi ở các nền sản xuất phim tiên tiến, tiêu biểu như Hàn Quốc, thu nhập của biên kịch thường vào top đầu với thù lao khoảng 1 tỷ đồng/tập phim, con số gấp cả trăm lần các biên kịch ở Việt Nam. Họ có quyền lực và giữ vai trò quyết định đến sự thành bại của dự án.
Ở Hàn Quốc, không ai có thể thay thế vai trò của biên kịch trong công nghiệp phim truyền hình. Thậm chí, địa vị của biên kịch còn được xếp cao hơn hẳn đạo diễn và diễn viên. Tiếng nói của các biên kịch chiếm 50% quyết định của nhà sản xuất trong việc lựa chọn diễn viên cũng như khâu quảng bá. Họ còn đo ni đóng giày vai diễn cho diễn viên và nhắm trước sẽ chọn ai vào nhân vật nào.
Khi đề cập tới thù lao cho mỗi kịch bản phim, một biên kịch phim truyền hình kỳ cựu của VTV đã từ chối tiết lộ, cho đó là phạm vi nhạy cảm. Một nhà văn từng viết kịch bản nhiều phim chính luận đình đám thập niên 2000 cũng từ chối trả lời vì cho rằng mọi thông tin rất đụng chạm đến đồng nghiệp. Từ đó cho thấy lĩnh vực biên kịch, đặc biệt là phim Việt hóa vẫn là đề tài nhạy cảm với nhiều người trong cuộc.
Trích đoạn phim 'Hành trình công lý' đang phát sóng
Quỳnh An
Bài 2: 'Điều tối kỵ với người làm phim là không thấy hồn Việt'
" alt="Phim truyền hình Việt hóa: Từ bom tấn đến bom xịt" />Phim truyền hình Việt hóa: Từ bom tấn đến bom xịtHơn chục xế hộp bị tạt sơn ngay trong khu đô thị Trung Văn, quận Nam Từ Liêm. Trao đổi với PV VietNamNet, Chỉ huy Công an phường Trung Văn xác nhận, đơn vị đã nhận được phản ánh của người dân về việc hàng loạt ô tô bị tạt sơn vào ngày 27/9.
“Hiện chúng tôi đang phối hợp với Công an quận tiến hành điều tra, giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật’, Chỉ huy Công an phường Trung Văn nói.
Trước đó, như VietNamnet đã thông tin, vào sáng 27/9 tại đường nội bộ Khu đô thị Trung Văn (Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), nhiều người dân tá hoả phát hiện khoảng hơn 10 chiếc ô tô đỗ ven đường bị tạt sơn màu đỏ lên thân và kính xe.
Anh C.M.Q. (31 tuổi, trú tại toà nhà Intracom1, khu đô thị Trung Văn) cho biết, có tổng cộng 12 chiếc xe bị dính sơn với mức độ khác nhau. Trong đó, chiếc Ford Ranger của anh là một trong những chiếc bị nặng nhất, với hầu hết các bộ phận bên ngoài như kính trước và sau, gương chiếu hậu, nắp capô, thùng xe, bậc lên xuống,… đều có vết sơn.
Một số chiếc xe khác như Hyundai Tucson, Toyota Fortuner, Chevrolet Captiva, Hyundai Accent,… cũng bị sơn bắn gần như kín xe. Một số chủ xe bị tạt sơn cho rằng, đoạn đường trên là đường nội bộ nằm giữa toà nhà Intracom1 và CT3 thuộc khu đô thị Trung Văn, không có biển cấm dừng đỗ. Người dân đã đỗ xe tại đây nhiều năm nay.
Được biết, đây không phải lần đầu xảy ra hiện tượng phá hoại ô tô dừng đỗ trong khu đô thị này. Trước đó, vào cuối năm 2020, nhiều xe đưa đón học sinh đỗ tại đây cũng bị kẻ gian đập vỡ kính chắn gió, đèn chiếu hậu. Các tài xế nghi ngờ một bãi xe không phép gần đó đã cố tình dùng “chiêu trò” để ép người dân vào gửi xe.
Và dù đối tượng nào “ra tay” thì rõ ràng việc đập phá hay tạt sơn vào ô tô cũng là những hành vi phá hoại tài sản, coi thường pháp luật và cần được nghiêm trị.
Tạt sơn lên ô tô có thể bị phạt đến 20 năm tù
Chia sẻ thêm về chiếc Ford Ranger của mình, anh C.M.Q. cho biết, vào chiều 27/9, sau khi phát hiện xe mình bị dính sơn, anh đã cho xe đến nhiều gara để tẩy sơn nhưng không gara nào nhận vì vết sơn đã khô, lại dính vào nhiều bộ phận nên việc xử lý rất phức tạp.
Chiếc Ford Ranger của anh C.M.Q bị dính sơn ở hầu hết các bộ phận như kính trước và sau, gương chiếu hậu, nắp capô, thùng xe, bậc lên xuống,… “Sáng nay (28/9), tôi phải đến hãng thì được báo giá khắc phục lại sơn hết hơn 23 triệu đồng. Tuy rất xót của nhưng vẫn phải cắn răng làm vì không còn cách nào khác, không thể để xe như vậy mà đi được”, anh Q. bức xúc chia sẻ.
Chiếc Ford Ranger bị tạt sơn được báo giá khắc phục hết hơn 23 triệu đồng. (Ảnh do nhân vật cung cấp). Trao đổi với VietNamNet về vụ việc trên, Luật sư Dương Đức Thắng (Phó Giám đốc Công ty Luật Myway, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, chưa cần biết phương tiện có dừng đỗ sai quy định hoặc có mâu thuẫn gì trước đó hay không, nhưng việc cố tình tạt sơn, cào xước, phá huỷ ô tô,... đều là vi phạm pháp luật.
“Hành vi cố tình huỷ hoại tài sản của người khác ngoài phải đền bù thiệt hại thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù đến 20 năm”, Luật sư Dương Đức Thắng khẳng định.
Vị Luật sư này viện dẫn, theo Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 về huỷ hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản: Nếu thiệt hại gây ra từ 2 triệu đến dưới 200 triệu đồng hoặc vi phạm có tổ chức thì có thể bị xử phạt đến 7 năm tù; Trường hợp gây hậu quả thiệt hại từ 200 triệu trở lên có thể bị phạt tù đến 10 năm và “kịch khung” có thể đến 20 năm nếu thiệt hại từ 500 triệu trở lên.
Luật sư Dương Đức Thắng cho rằng, vụ việc có dấu hiệu hình sự khá rõ ràng. Nếu thiệt hại chưa đến 2 triệu đồng và không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, người này có thể bị phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng về hành vi “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác”.
Luật sư Dương Đức Thắng cho rằng: “Việc xác định mức độ thiệt hại cần chờ kết quả định giá về thiệt hại chính thức của cơ quan công an. Tuy nhiên, với trường hợp cụ thể là hơn 10 chiếc xe bị tạt sơn tại khu đô thị Trung Văn vào ngày 27/9 vừa qua, thì chắc chắn thiệt hại là không hề nhỏ (trên 2 triệu đồng - PV), do vậy, vụ việc này có dấu hiệu hình sự khá rõ ràng”.
Qua vụ việc này, người dân tại khu đô thị Trung Văn cũng như cộng đồng lái xe mong muốn các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc, điều tra và có hình thức trừng trị thích đáng những kẻ manh động, huỷ hoại tài sản, phương tiện của người khác.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hàng loạt ô tô bị tạt sơn trong khu đô thị Trung Văn
Không rõ vì mâu thuẫn gì, hơn 10 chiếc xe con đậu tại khu đô thị Trung Văn (Hà Nội) đã bị tạt sơn vào rạng sáng ngày 27/9 vừa qua khiến các chủ xe và người dân vô cùng bức xúc.
" alt="Vụ hàng loạt ô tô bị tạt sơn ở Trung Văn: Có dấu hiệu hình sự" />Vụ hàng loạt ô tô bị tạt sơn ở Trung Văn: Có dấu hiệu hình sự- Nhận định, soi kèo Real Chikkamagaluru vs FC Agniputhra, 17h00 ngày 13/1: Tưng bừng bắn phá
- Nhận định, soi kèo PSG vs Saint
- Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Chưa bao giờ văn học cần thiết như bây giờ
- Dùng tiếng mèo kêu chống chuột chui vào ôtô
- Nữ chủ nhân Mercedes GLC 200 bấm trúng biển số 49.53 trong ngày đầu giảm 50% lệ phí trước bạ
- Soi kèo phạt góc Atletico Madrid vs Osasuna, 22h15 ngày 12/01
- Cô bé gốc Việt hát ‘Bonjour Vietnam’ trên sóng truyền hình Pháp
- Quán cà phê 'thách thức tử thần', đông nghẹt khách du lịch ở Hà Nội
- Nhà vườn 3.000 m2 của Việt Trinh
-
Nhận định, soi kèo APOEL vs PAC Omonia, 22h59 ngày 12/1: Mất phương hướng
Phạm Xuân Hải - 12/01/2025 05:25 Nhận định bó ...[详细] -
Cuối năm 2022 đầu 2023, tôi đi du lịch, sống và làm việc tại Nepal, Ấn Độ, Oman và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE). Những chuyến đi khiến tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi. Câu hỏi lớn nhất là: dân lao động nhập cư tại các nước như UAE và Oman rất nhiều, trong đó số lượng rất lớn tới từ các nước Nam Á (Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và Pakistan) và Philippines; còn lao động Việt Nam ở đâu trên bản đồ khu vực này?
Chúng ta đã giải quyết rất tốt bài toán này với các nước ở khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với gần 800.000 người. Tuy nhiên, số lượng này tại Trung Đông lại rất thấp, dưới 30.000 người. Nếu so sánh với các nước cung cấp lao động khác, con số sẽ còn gây ngạc nhiên.
Chỉ riêng trong năm 2021, có thêm 600.000 lao động từ Nepal chuyển tới Trung Đông, đưa tổng số lao động hiện hữu từ Nepal lên trên một triệu người. Trong khi, Nepal là một đất nước nhỏ với trên 30 triệu dân.
Số lượng lao động từ Pakistan tại Trung Đông là khoảng 4,7 triệu người.
Số lượng lao động từ Bangladesh tại Trung Đông khoảng 7,5 triệu người.
Số lượng lao động từ Ấn Độ tại Trung Đông là khoảng 7,6 triệu người, tương đương Bangladesh.
Số lượng lao động từ Philippines tại Trung Đông cũng khoảng 2-3 triệu người.
Lao động từ Nam Á thường làm việc tại các công trường xây dựng hoặc nhà máy; trong khi đó, người Philippines làm việc chủ yếu trong lĩnh vực y tế, bán lẻ và giúp việc trong những gia đình trung lưu và giàu có. Theo đánh giá của tôi và những người am hiểu thị trường Trung Đông, người Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được tại thị trường Trung Đông nhờ các đức tính chăm chỉ, trung thực và sẵn sàng hy sinh vì tập thể và gia đình. Bỏ qua các rào cản về địa lý và văn hóa (tôi biết đây là rào cản lớn, nhưng sẽ có cách vượt qua hoặc chung sống với sự khác biệt), đâu là những điểm chúng ta cần cải thiện hoặc giới thiệu để có thể cạnh tranh được tại đây?
Về phía người lao động, vốn ngoại ngữ, sự hiểu biết về văn hóa, luật lệ, quy tắc và kiến thức về ngành là điều kiện cần. Bên cạnh vốn tiếng Anh, ngôn ngữ bản địa cũng cần được chú trọng.
Tư tưởng tại nhiều nước giàu và lớn, đặc biệt ở châu Á là "thị trường nói tiếng chúng ta rất lớn, chúng ta không cần tiếng Anh" nên việc biết thêm tiếng địa phương sẽ rất hữu dụng. Tại Việt Nam hiện tại, các trung tâm đào tạo tiếng Anh, Nhật và Hàn Quốc rất nhiều. Tuy nhiên, số lượng trung tâm dạy tiếng Ả-rập lại đếm trên đầu ngón tay.
Sự hiểu biết về văn hóa địa phương là điều quan trọng từng được nhiều người đề cập; tuy nhiên, cụ thể thế nào thì ít người nói. Ví dụ, tại UAE, người dân địa phương (gọi là Emirati) luôn luôn đúng. Luật pháp địa phương đặt việc bảo vệ những người này lên trên cả chuyên gia nước ngoài; do đó, người lao động dù đúng dù sai cũng không nên dính vào việc tranh chấp với họ. Ngoài ra, việc ăn uống tại những nước này cũng rất khó khăn do rượu bia và thịt lợn rất khó kiếm (những người theo đạo Hồi không ăn thịt lợn hoặc tiêu thụ đồ có cồn). Rau củ quả cũng không quá phong phú; trong khi đó hàng nhập khẩu thì giá không rẻ. Ngoài ra, việc ăn mặc hoặc nơi nào được phép tới cũng là một vấn đề nhạy cảm với dân địa phương.
Kiến thức về ngành là thứ đào tạo được, để có thể dễ dàng làm việc cho một dây chuyền sản xuất tại xưởng, nhà máy hay tham gia vào bộ phận bán hàng của các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hệ thống bán lẻ...
Về phía doanh nghiệp cũng như nhà nước, việc kết nối với chính quyền và doanh nghiệp có nhu cầu về lao động tại các nước Ả-rập là điều cần phải làm. Các chính sách cũng như những sự hỗ trợ cần phải có, được nghiên cứu và nên trả lời đầy đủ các vấn đề liên quan tới: thủ tục pháp lý, điều kiện - môi trường làm việc, lương thưởng với lao động, những rủi ro - tranh chấp nếu có và các hướng xử lý...
Với sự siêng năng, cần cù, khả năng thích ứng cao để vượt lên nghịch cảnh của người Việt, tôi nghĩ việc xuất khẩu lao động tại các nước Ả-rập này rất tiềm năng. Tuy nhiên, do đây là thị trường mới và xa lạ với phần đông người Việt Nam, để khai phá thị trường này cần có sự chung sức của nhiều bên, với khởi đầu từ việc hoạch định chính sách và góp ý của các doanh nghiệp liên quan.
Phạm Trung Tuấn
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Xuất ngoại kiếm tiền" /> ...[详细] -
Cô gái Sài Gòn nuôi heo gần 150kg làm thú cưng, cùng ăn ngủ
Gấu được Yên mua tại TP.HCM qua một người bạn. Ban đầu, cô nghĩ chú là heo mini, ai ngờ sau một thời gian chăm sóc, chú heo nặng tới gần 1,5 tạ. Ảnh: Hoài Yên. Cô gái quê Tân Uyên, Bình Dương cho biết, ban đầu, thấy cô mang chú heo con về nuôi ai cũng bàn tán, cho rằng cô 'không bình thường'. Nhưng bây giờ, nhiều người rất thích Gấu vì thấy chú thông minh, sạch sẽ, thích ai mới chịu chơi cùng. Một số người trong số đó còn mang đồ ăn cho Gấu và đến chơi, ôm chú.
Gấu ngoan ngoãn đội nón, thổi nến, ước nguyện trong ngày sinh nhật tròn một tuổi của mình. Ảnh: Hoài Yên 'Từ ngày có Gấu, nhà tôi lúc nào cũng vui. Cả Na (chú chó của Yên) và Gấu chơi với nhau rất thân. Trước đây, cứ thấy tôi mua con gì về là Na cáu, cắn con vật bị thương hoặc chết đi mới chịu. Bây giờ, Gấu to, mũm mĩm vì thế Na rất biết điều”, Yên mỉm cười cho biết.
Cứ đi làm về là chị ôm ấp, vuốt ve, tắm rửa, chải lông cho Gấu. Khi đi chơi, đi du lịch Yên cũng đều mua quà về cho vật cưng. Quà cho chú là bánh kẹo, trái cây, loại đồ ăn Gấu thích.
Yên cho biết sẽ không bao giờ rời xa Gấu. Ảnh: Hoài Yên. Ngày 30/6/2018 tròn một năm Yên và Gấu ở cùng nhau. Cô mua một chiếc bánh sinh nhật, viết chữ 'Chúc mừng sinh nhật Gấu', rồi cho chú đội nón, cùng mình thổi nến, chụp hình đăng lên trang cá nhân khoe với bạn bè, kèm lời bình: 'Hôm nay rất vui'.
Hằng ngày, Yên xưng mẹ, gọi Gấu là con. Ảnh: Hoài Yên. Dù rất cưng Gấu, nhưng Yên nhiều lần dở khóc dở cười vì chú heo này. Cô cho biết, Gấu thích gì cũng đòi bằng được và không chịu được đói. Khi Yên chưa kịp cho ăn, chú la hét, lấy mõm ủi, nhai bất cứ món đồ nào mình nhìn thấy trong nhà. 'Tôi cứ lơ đễnh một chút là bị nó phá', Yên nói.
Ngoài thức ăn thông thường, Yên cho Gấu ăn thêm kẽm để da và lông chú mượt hơn. Ảnh: Hoài Yên. Đó là chưa kể, Gấu ngủ ngày, ăn đêm, đặc biệt chú thích ngủ cùng chủ trong phòng máy lạnh, chỗ nằm thơm tho. 'Nó đòi ngủ dưới chân tôi, nằm ôm gối nhìn cưng lắm', cô gái trẻ nói.
Không những thế, Gấu còn ăn uống không đúng giờ giấc. Hàng ngày, Gấu ăn ba bữa, 5 giờ sáng, 7 giờ tối và 12 giờ khuya. Nhiều hôm quá mê ngủ, chú quên ăn hoặc ăn chưa no, 2-3 giờ sáng lại đòi ăn.
Hiện nay, Gấu có trọng lượng gần 1,5 tạ. Ảnh: Hoài Yên. Đang ngủ ngon, Yên phải thức dậy mang thức ăn cho Gấu, vì không muốn nghe chú la hét, dùng mõm hất chân. Chú ăn xong, cô phải lau miệng, dọn vệ sinh cho Gấu rồi mới đi ngủ tiếp.
'Mới đầu, tôi rất khó chịu, nhưng giờ quen rồi. Nó như vậy, nhưng đổi lại sống rất sạch', Yên nói. Cô cũng cho biết, heo có tuổi đời từ 14-15 năm, nếu không bị bệnh hay ngoại cảnh tác động.
'Tôi sẽ nuôi nó đến cuối đời. Sau này lấy chồng, sinh con tôi cũng không bỏ nó', Yên khẳng định.
Yên cũng cho biết, cô mua Gấu về nuôi không phải do trào lưu nuôi heo làm thú cưng như hiện nay, mà do có duyên.
Rợn người 'câu cá nghĩa địa' giữa hàng ngàn ngôi mộ ở Sài Gòn
Câu được cá, cần thủ có thể mang về hoặc bán cho chủ thả lại xuống ao để lấy tiền lãi.
" alt="Cô gái Sài Gòn nuôi heo gần 150kg làm thú cưng, cùng ăn ngủ" /> ...[详细] -
Đại diện Hoài Linh trao 5,1 tỷ cho Quảng Ngãi, Huế và Quảng Trị
Ông Trần Việt Dũng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Triệu Phong xác nhận với VietNamNet, sáng nay 2/6, đại diện của nghệ sĩ Hoài Linh đã đến trụ sở của đơn vị để trao tặng số tiền 1,5 tỷ đồng ủng hộ cho người dân địa phương bị thiệt hại trong đợt lũ lụt năm 2020.Đại diện NSƯT Hoài Linh trao thêm 1,5 tỷ tiền hỗ trợ lũ lụt cho Quảng Trị “Đoàn nghệ sĩ trao bằng tiền mặt. Do số tiền lớn nên chúng tôi đã nhờ một ngân hàng mang máy đếm tiền sang đếm sau đó gửi số tiền này vào tài khoản của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Triệu Phong tạm thời. Ngay trong tuần này, chúng tôi sẽ giải ngân số tiền này về với bà con", ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, theo kế hoạch thống nhất trước đó, huyện sẽ tổ chức người dân các xã đến để phía đoàn nghệ sĩ trao tiền trực tiếp trong ngày 12/5. Tuy nhiên thời điểm đó tỉnh Quảng Trị phát hiện những ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng và chính quyền cũng đang căng sức để tổ chức tốt hoạt động bầu cử nên phải hoãn lại đến hôm nay.
"Chúng tôi đã thống nhất với nhà tài trợ chỉ trao tượng trưng rồi phát về cho dân chứ không tập trung đông người để phòng chống dịch”, ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, việc tặng quà này đã được phía nghệ sĩ Hoài Linh liên hệ cách đây 2 tháng, danh sách người hưởng thụ cũng đã được chính quyền lập, gửi vào cho phía nhà tài trợ. Theo kế hoạch 1,5 tỷ đồng này sẽ trao cho 1.500 hộ dân, mỗi hộ nhận 1 triệu đồng.
Như vậy tính đến ngày 2/6, Quảng Trị đã nhận 3,9 tỷ đồng từ đại diện nghệ sĩ Hoài Linh.
Trao gần 1,1 tỷ đồng ở Thừa thiên Huế
Cũng trong sáng nay, 2/6, ông Phan Cảnh Ngưu - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Quảng Điền (tỉnh TT-Huế) xác nhận với VietNamNet rằng vào ngày 31/5, đại diện đoàn từ thiện của các nhà hảo tâm và nghệ sĩ Hoài Linh đã đến trao số tiền 750 triệu đồng hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong năm 2020.
Người dân xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền) nhận tiền hỗ trợ từ đoàn từ thiện của nghệ sĩ Hoài Linh. Trong đó, đoàn đã trao 500 suất quà, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho người dân trên địa bàn huyện Quảng Điền và trao tặng 5 gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị thiệt hại do mưa lũ, mỗi gia đình 50 triệu đồng để sửa chữa lại nhà cửa.
Tại huyện Phong Điền, đoàn thiện nguyện đã đến thăm và trao số tiền 320 triệu đồng cho người dân trên địa bàn vào ngày 31/5.
Trong đó, đoàn hỗ trợ cho 200 hộ dân gặp khó khăn trong đợt bão lũ vừa qua mỗi hộ 1 triệu đồng, trao tặng 2 căn nhà tình thương, mỗi căn trị giá 50 triệu đồng cho hai hộ dân là chị Nguyễn Thị Chồn và chị Trần Thị Hẹ ở xã Phong Xuân.
Tại địa bàn xã Phong Xuân, đoàn từ thiện của nghệ sĩ Hoài Linh và các nhà hảo tâm cũng trao số tiền 20 triệu đồng cho đoàn thanh niên và dân quân xã Phong Xuân hỗ trợ lực lượng chức năng tìm kiếm người mất tích ở Thủy điện Rào Trăng 3.
Trao 2,5 tỷ đồng ở Quảng Ngãi
Ông Bùi Đức Thọ, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi vừa cho VietNamNet biết, đại diện của nghệ sĩ Hoài Linh đã chuyển số tiền 2,5 tỷ đồng cho UBMTTQVN huyện Trà Bồng, thị xã Đức Phổ và TP.Quảng Ngãi trao đến những hộ dân bị thiệt hại do bão, lũ trong năm 2020.
Theo ông Thọ, huyện miền núi Trà Bồng được hỗ trợ 500 suất quà trị giá 1 triệu đồng/suất và 10 căn nhà trị giá mỗi căn 50 triệu đồng. Đối với các xã ven biển của TP.Quảng Ngãi và thị xã Đức Phổ, mỗi đơn vị được hỗ trợ 500 suất quà và 5 căn nhà.
“Đại diện của nghệ sĩ Hoài Linh thông báo cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi về hoạt động hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng mưa bão trong năm 2020, sau đó họ làm việc trực tiếp với các địa phương. Hoạt động này bắt đầu từ ngày 29/5 và đến thời điểm này việc trao tiền hỗ trợ đến với người dân đã cơ bản hoàn thành”, ông Thọ nói.
Chính quyền thị xã Đức Phổ trao tiền hỗ trợ của đoàn nghệ sĩ Hoài Linh cho người dân. Trong khi đó, ông Lê Kim Trinh, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Trà Bồng xác nhận, nghệ sĩ Hoài Linh đã hỗ trợ cho những hộ gia đình khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ của huyện số tiền 1 tỷ đồng.
“Sau khi nhận được tiền từ đoàn nghệ Hoài Linh, chúng tôi đã đề nghị các xã lập danh sách người dân bị thiệt hại nặng bởi bão lụt. Ngày 1/6, chúng tôi và cán bộ các xã đã trao 500 xuất quà, trị giá 1 triệu đồng/suất đến tận tay người dân. Đối với 10 căn nhà trị giá 50 triệu đồng, chúng tôi sẽ xin ý kiến cấp trên. Sau đó, đề nghị xã lập danh sách đối với bà con bị thiệt hại nặng do bão lũ. Chúng tôi sẽ họp dân thông báo về việc xây nhà, thiết kế ngôi nhà… để người dân giám sát”, ông Trinh nói thêm.
Ông Trần Ngọc Sa, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Đức Phổ xác nhận, ngày 29/5, đại diện của nghệ sĩ Hoài Linh đã đến địa phương trao số tiền 750 triệu đồng để giúp bà con nghèo bị thiệt hại do mưa lũ vào cuối năm 2020. “Số tiền 750 triệu đồng mà nhóm đại diện của nghệ sĩ Hoài Linh hỗ trợ địa phương, trong đó 500 triệu đồng để tặng 500 suất quà, mỗi suất quà 1 triệu đồng tiền mặt cho các bà con có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ bị thiệt hại trong đợt mưa lũ vừa qua. Còn 250 triệu đồng hỗ trợ xây dựng 5 ngôi nhà cho 5 hộ dân trên địa bàn thị xã Đức Phổ, mỗi ngôi nhà trị giá 50 triệu đồng”, ông Sa thông tin.
Như vậy tính đến ngày 2/6, đại diện nghệ sĩ Hoài Linh đã trao tổng số tiền là 7,5 tỷ cho 3 tỉnh Quảng Trị, Huế và Quảng Ngãi.
Hương Lài - Quang Thành - Lê Bằng
Hoài Linh bị tố chưa chuyển hơn 14 tỷ đồng từ thiện
Các thông tin về việc Hoài Linh bị tố chưa giải ngân khoản tiền hơn 14 tỷ đồng kêu gọi giúp đỡ đồng bào lũ lụt miền Trung từ 6 tháng trước.
" alt="Đại diện Hoài Linh trao 5,1 tỷ cho Quảng Ngãi, Huế và Quảng Trị" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo PSG vs Saint
Linh Lê - 11/01/2025 16:25 Pháp ...[详细] -
Lễ hội đánh cá Đồng Hoa, nghìn người đội nắng lao xuống đầm bắt cá
Đầm Vực Rào nơi diễn ra lễ hội truyền thống rộng khoảng hơn 30ha, nằm ven chân núi Hồng Lĩnh. Đây được xem là địa điểm tập trung nhiều loại cá nước ngọt. Lễ hội được tổ chức vào tháng 4 đến tháng 5 âm lịch hằng năm với tinh thần khuyến nông, khuyến ngư, đồng thời giúp thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng cư dân làng xã. Hàng trăm 'nơm thủ' nườm nượp tham gia lễ hội bắt cá
Lễ hội nơm cá tại Bàu Mực (Nghệ An) thu hút hàng trăm “nơm thủ” tham gia. Chỉ kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ nhưng hàng tấn cá đã được bắt lên bờ cùng sự vui vẻ của người dân." alt="Lễ hội đánh cá Đồng Hoa, nghìn người đội nắng lao xuống đầm bắt cá" /> ...[详细] -
Lệch giờ làm việc 30 phút để chống kẹt xe ở Hà Nội
Hà Nội mỗi giờ cao điểm giống như một cuộc đua chậm giữa biển người và xe cộ. Dòng phương tiện chen chúc trên các tuyến đường từ ngoại ô vào trung tâm, từ trung tâm tỏa ra các khu vực khác.Với mật độ giao thông ngày càng tăng, việc tìm kiếm các giải pháp giảm tải áp lực lên hạ tầng giao thông trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong đó, một biện pháp khả thi và đã được áp dụng thành công ở nhiều quốc gia là lệch giờ làm việc.
" alt="Lệch giờ làm việc 30 phút để chống kẹt xe ở Hà Nội" /> ...[详细] -
NSƯT Chí Trung tái xuất sân khấu hài kịch hứa nóng hơn Táo Quân
Dàn nghệ sĩ hoá thân già nua, đi họp lớp sau 60 năm ra trường để ôn lại thời thanh xuân sôi nổi. "Nhà hát Tuổi trẻ đã có thế hệ đạo diễn tài hoa dựng hài kịch như NSND Lê Hùng, NSƯT Chí Trung... và nhiều nghệ sĩ trẻ khác. Tuy nhiên, dựng hài kịch không dễ, để có một đạo diễn hài kịch giỏi, chúng tôi phải tập trung đào tạo hơn nữa thế hệ đạo diễn ở nhà hát độ tuổi 35-40. Vì thế, tôi muốn mời NSƯT Chí Trung dựng chương trình Tiếng gọi mùa hè, cho các đạo diễn trẻ có môi trường học tập. Họ vừa làm đạo diễn vừa làm trợ lý rất nhiều chương trình khác nhằm kế thừa những tinh hoa của thế hệ đàn anh", NSƯT Sĩ Tiến chia sẻ.
Trước câu hỏi của PV VietNamNet: Thế hệ trẻ hiện nay tiếp cận hài kịch khác trước, từng nổi tiếng với hài kịch thâm thuý sâu sắc, nghệ sĩ Chí Trung phải đan cài như thế nào cho vở diễn bớt nặng, gần hơn với giới trẻ, NSƯT Chí Trung bày tỏ: "Đây là sự trăn trở không riêng của Nhà hát Tuổi trẻ mà cả Đài Truyền hình Việt Nam trong Táo Quânnăm nay. Đó là vấn đề rất rộng, phải có sự tiếp nối kế thừa, tất cả rồi sẽ lớn. Tôi sẽ rèn các bạn ở nhà hát lớn thật nhanh để đáp ứng được nhu cầu của khán giả trẻ. Đúng, những cái cũ của tôi tưởng là hay nhưng có khi lại không hợp với công chúng bây giờ. Tôi trông chờ vào trợ lý, nghe các em đóng góp. Cái tôi thấy hay thì áp dụng luôn, ngược lại sẽ loại bỏ".
Nghệ sĩ tếu táo nói khi xem vở diễn, khán giả sẽ thấy 'hot' hơn Táo Quân.
Chương trình hài kịch - ca nhạc Tiếng gọi mùa hègồm bộ 3 tiểu phẩm: Bắt thi, Tiến sĩ, Trận đồ bát quát.Thông qua những câu thoại hóm hỉnh, lối diễn xuất duyên dáng, độc đáo mang đậm phong vị của Nhà hát Tuổi trẻ, những nghệ sĩ tài năng sẽ dẫn dắt khán giả bước vào cuộc hành trình với tiếng cười và cả nhiều suy ngẫm.
Tiếng gọi mùa hècó sự tham gia của các nghệ sĩ: NSƯT Đức Khuê, NSƯT Tuấn Anh, NSƯT Quang Ánh, NSƯT Nguyệt Hằng, NSƯT Hoa Thúy, NSƯT Thanh Bình, Thanh Sơn, Thu Quỳnh, Lệ Quyên, Chí Huy, Anh Thơ, Thanh Tú, Quỳnh Dương, Duy Anh, Đàm Hằng, Huy Hoàng, Minh Trung, Hoàng Minh, Nguyễn Tú, Thùy Dung, Thanh Hòa, Đức Anh...
Đan xen hài kịch là những nhạc phẩm trữ tình, sâu lắng thể hiện bởi các giọng ca: NSƯT Ánh Tuyết, Hoàng Nga, Thanh Nhàn với Xuân đã sang diệu kỳ(Đỗ Bảo), Nhà em ở lưng đồi (Đức Trịnh),Mùa chim én bay (Hoàng Hiệp), Bài học đầu tiên(Trương Xuân Mẫn)...
Vở diễn chính thức công diễn vào 20h ngày 17/2 (mùng 8 Tết Giáp Thìn).
NSƯT Chí Trung 5 năm sau chia tay Ngọc Huyền: Còn nặng tình nên khó làm bạn5 năm sau chia tay Ngọc Huyền, Chí Trung giờ đây có cuộc sống hạnh phúc bên bạn gái kém 18 tuổi. Với vợ cũ, anh nói, chẳng dằn vặt hay tiếc nuối nhưng thương, nhớ và tình thì vẫn còn đó..." alt="NSƯT Chí Trung tái xuất sân khấu hài kịch hứa nóng hơn Táo Quân" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Southampton vs Swansea, 23h30 ngày 12/1: Phong độ là nhất thời
Chiểu Sương - 12/01/2025 08:00 Nhận định bóng ...[详细] -
Rắc rối vì bỏ hộ khẩu nhưng vẫn tính định mức nước theo nhân khẩu
Vừa rồi, tôi đến công ty cấp nước để đổi tên chủ hộ sau mấy năm chuyển chỗ ở nhưng không để ý và thấy chưa cần thiết đổi tên sớm. Thế là tôi bị yêu cầu khai báo và chứng minh nhân khẩu đã ở địa chỉ đó từ khi mua nhà đến nay.Sau thời gian làm tạm trú, tôi chuyển sang thường trú bằng khai báo trên cổng dịch vụ công. Tôi được yêu cầu phải có xác nhận thời điểm thường trú với đủ nhân khẩu bởi công an phường. Vậy tính ra bỏ hộ khẩu thì thủ tục sẽ rắc rối hơn?
"Tại sao bên điện tính định mức theo hộ, còn nước vẫn tính theo nhân khẩu?", tôi hỏi anh nhân viên cấp nước? Sau đó, tôi được giải thích rằng: "Điện có thể dùng chung được, ví dụ một bóng đèn có thể dùng cho nhiều người, còn nước thì phải dùng riêng". Tôi hỏi tiếp: "Vậy rửa xoong nồi, lau rửa nhà cửa, tưới cây... là chung hay riêng?". Đến đây, anh nhân viên đáp: "Đó là quy định nên phải theo".
>> 'Toát mồ hôi làm thủ tục tạm trú online'
Theo tôi, điện và nước có đặc thù gần giống nhau về mức tiêu thụ, có những thiết bị dùng chung, có những việc dùng riêng, vậy nên tính định mức theo hộ hoặc có thể tính theo diện tích sử dụng của căn nhà, chứ không nên tính theo nhân khẩu vì thủ tục sẽ rất phiền hà.
Ví dụ, trung bình một người ở khoảng 15 m2, diện tích nhà 75 m2 thì tính định mức khoảng năm người. Còn để chính xác tuyệt đối thì không có cách tính nào bảo đảm.
Liệu bao nhiêu hộ thay đổi nhân khẩu mà nhớ để đến công ty khai báo thay đổi định mức nước như hiện nay? Hoặc nhà có thêm người thì khai báo tăng để hưởng lợi, còn bớt người (ví dụ có người qua đời) không khai báo thì liệu công ty cấp nước có biết?
Vì thế, thiết nghĩ ngành nước cần xem lại cách tính định mức như ngành điện để giảm thiểu thủ tục hành chính và thời gian không cần thiết cho người sử dụng.
* Quan điểm của bạn thế nào?
" alt="Rắc rối vì bỏ hộ khẩu nhưng vẫn tính định mức nước theo nhân khẩu" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Heracles vs Sparta Rotterdam, 22h30 ngày 11/01: Khách rơi tự do
Thanh Thanh Hiền tuổi 52 trẻ trung, sống an yên bên con gái
Thanh Thanh Hiền sinh năm 1969, xuất thân trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, có mẹ là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Kim Thoa. Thanh Thanh Hiền nổi danh không chỉ nhờ vẻ đẹp thuần Việt với nụ cười duyên dáng mà còn bởi sự đa tài của mình. Xuất thân là nghệ sĩ cải lương nhưng cô lại nhận được nhiều sự yêu mến khi chuyển sang đóng hài, làm ca sĩ. Ngoài cải lương, diễn hài, Thanh Thanh Hiền còn biểu diễn được ca trù, chèo, chầu văn, bolero.Khi đang là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, Thanh Thanh Hiền kết hôn với một nghệ sĩ đàn bầu. Nữ nghệ sĩ từ bỏ cải lương, chuyển sang làm ca sĩ và đóng hài cùng với Xuân Hinh để có thời gian cho gia đình. Tuy nhiên, sau 10 năm, cuộc hôn nhân này đã tan vỡ. Thanh Thanh Hiền và người chồng đầu có với nhau hai cô con gái xinh đẹp, tài năng là Tú Linh và Thái Phương.
Sau đó, Thanh Thanh Hiền đi bước nữa với Chế Phong - con trai danh ca Chế Linh. Tuy nhiên, cặp đôi cũng ly hôn sau 7 năm chung sống. Chia sẻ về những mối tình tan vỡ, Thanh Thanh Hiền cho biết chưa bao giờ hối hận khi luôn nhận thiệt thòi về mình.
Thanh Thanh Hiền hạnh phúc bên hai con gái. Con gái út Thái Phương của chị tự định hướng theo nghệ thuật từ nhỏ và đang theo học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Ở tuổi 52, Thanh Thanh Hiền vẫn khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi nhan sắc trẻ trung, làn da trắng mịn không tì vết.
Thanh Thanh Hiền trẻ trung bên con gái út. Trong một bài phỏng vấn với VietNamNet, Thanh Thanh Hiền tiết lộ, mình là người phụ nữ rất gia đình. Bận rộn với nhiều lịch diễn nhưng khi ở nhà, nữ nghệ sĩ duy trì sở thích nấu bếp, giặt quần áo bằng tay và cọ nhà vệ sinh để nhà cửa luôn được sạch sẽ.
Vẻ đẹp không tuổi của Thanh Thanh Hiền. Thanh Thanh Hiền hát cùng con gái Thái Phương:
Phương Linh
Ảnh: FBNV
Con gái Thanh Thanh Hiền: Vết thương cuộc tình cũ của mẹ tôi chưa lành!
Ở tuổi 18, Hoàng Thái Phương - con gái nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền có nhiều dự định theo đuổi con đường âm nhạc.
" alt="Thanh Thanh Hiền tuổi 52 trẻ trung, sống an yên bên con gái" />
- Soi kèo phạt góc Atletico Madrid vs Osasuna, 22h15 ngày 12/01
- Đột quỵ nguy kịch sau hút mỡ bụng, cấy mỡ trán
- Khách bị kẹt ở khe nứt gần 20 tiếng, chấp nhận cắt cụt chân để được cứu
- Ứng dụng màu sắc và âm nhạc để thay đổi cuộc sống
- Nhận định, soi kèo NAC vs Heerenveen, 22h45 ngày 12/1: Mãn nhãn
- Trọn bộ sách Nobel dành cho văn học thiếu nhi có mặt tại Việt Nam
- Hồ Trung Dũng: Tôi thấy 'ngầu' hơn khi chăm chú đọc sách