Đánh giá về kinh doanh dịch vụ BĐS (dịch vụ sàn giao dịch BĐS và dịch vụ môi giới BĐS) Bộ cho rằng, Luật KDBĐS 2014 đã có quy định về điều kiện, trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS. Tuy nhiên điều kiện các tổ chức, cá nhân được kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, điều kiện được thi sát hạch về trình độ hiểu biết pháp luật, về kỹ năng hoạt động môi giới BĐS còn đơn giản; chưa kiểm soát tốt được hoạt động của các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản.
Thực tế cho thấy, một bộ phận đội ngũ làm môi giới BĐS còn yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh dẫn đến tình trạng làm ăn “chụp giật”, không chịu trách nhiệm, gây thiệt hại cho khách hàng.
Bên cạnh những nhân viên môi giới tại các sàn giao dịch bất động sản chuyên nghiệp có không ít những người hoạt động môi giới tự do, không có chứng chỉ môi giới bất động sản.
Cá nhân môi giới đều không tự giác kê khai nộp thuế theo quy định, nhưng pháp luật hiện nay lại thiếu công cụ để kiểm soát việc này, dẫn đến tình trạng thất thu cho ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, mô hình sàn giao dịch kinh doanh BĐS đã được quy định nhưng hoạt động còn bất cập, chưa đảm bảo việc quản lý các giao dịch BĐS, phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực BĐS; quy định về điều kiện thành lập, hoạt động…sàn giao dịch BĐS còn đơn giản, dẫn đến có nhiều bất cập trên thực tế như chưa hình thành được hệ thống giao dịch đồng bộ, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo kiểm soát tốt tính pháp lý của các giao dịch bất động sản, bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng.
Quản lý nhà nước về thông tin thị trường BĐS với thực tiễn, đơn cử như việc nhiều Sở Xây dựng địa phương không quản lý được số lượng các sàn giao dịch bất động sản còn hoạt động hay đã đóng cửa; chất lượng cũng như năng lực thật sự của các sàn giao dịch này cũng chưa có công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu để đánh giá và quản lý.
“Còn có hiện tượng các sàn giao dịch BĐS câu kết với nhau “ôm hàng”, “làm giá”, “tạo sóng”, “ thổi giá”, gây “sốt ảo” ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường BĐS” – Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Quy định các loại BĐS phải giao dịch qua sàn
Về mô hình hoạt động của sàn giao dịch bất động sản được quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Dự thảo như sau: Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch môi giới BĐS phải thành lập doanh nghiệp theo pháp luật về doanh nghiệp, phải đảm bảo điều kiện và đăng ký hoạt động theo pháp luật kinh doanh BĐS.
Về các loại BĐS phải giao dịch qua sàn, Bộ Xây dựng đề xuất 2 phương án.
Cụ thể, phương án 1, chủ đầu tư dự án bất động sản khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án BĐS phải thực hiện thông qua sàn giao dịch môi giới BĐS.
Phương án 2, các BĐS đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định tại Luật này mà chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải thực hiện thông qua sàn giao dịch BĐS.
Về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, Bộ cũng đưa ra 2 phương án.
Trong đó, phương án 1, các cá nhân hoạt động môi giới BĐS phải có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS và phải hành nghề trong một tổ chức, sàn giao dịch môi giới BĐS.
Phương án 2 là giữ nguyên quy định của Luật hiện hành. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS. Trường hợp cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập thì phải có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Về nội dung này, Bộ Xây dựng đề xuất chọn phương án 1.
Dự kiến, Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2022 và thông qua vào kỳ họp thứ 5 vào tháng 5/2023; có hiệu lực thi hành từ 1/1/2024.
Chỉ giới đường đỏ nút giao giữa đường Vành đai 4 với Đại lộ Thăng Long, tỷ lệ 1/500 (Ảnh: Phượng Nguyễn)
Đối với Đại lộ Thăng Long nằm ngoài phạm vi nút giao sẽ được xác định theo hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hình thức nút giao này là nút giao liên thông khác mức có hình dạng hoa thị hoàn chỉnh.
Ngoài ra, việc cắm mốc giới nút giao sẽ được thực hiện đồng thời với việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn tuyến trên địa phận Hà Nội.
Tuyến đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô dài 112,8km (gồm 103,1km đường vành đai 4 và 9,7km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long) đi qua 3 tỉnh thành, trong đó đoạn qua Hà Nội dài 58,2km.
Tại địa bàn Hà Nội, tuyến đường này đi qua địa phần của 7 quận, huyện, gồm: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín.
Đến nay, huyện Hoài Đức đã bàn giao mốc giới cho 10/13 xã để triển khai giải phóng mặt bằng. Hội nghị này cũng chính là tiền đề, làm cơ sở để huyện tiếp tục bàn giao mốc giới cho 2 xã An Thượng và Song Phương.
Hà Nội đặt mục tiêu dự án này sẽ khởi công trong tháng 6/2023, hoàn thành cơ bản trong năm 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027.
TP.HCM thu hồi hơn 6.200m2 ‘đất vàng’ trung tâm bị doanh nghiệp thâu tóm
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định thu hồi 6.274,5m2 thuộc thửa số 6, tờ bản đồ số 17, Bộ địa chính P.Bến Nghé, Q.1 tại địa chỉ số 33 Nguyễn Du và số 34 – 36 và 42 Chu Mạnh Trinh, P.Bến Nghé, Q.1.
Đây là khu đất do Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ và Xây dựng Việt Hân Sài Gòn (Công ty Việt Hân Sài Gòn) nhận chuyển nhượng từ Tổng Công ty Lương thực miền Nam – Công ty TNHH, nay là Tổng Công ty Lương thực miền Nam – Công ty cổ phần (Vinafood 2).
Lý do thu hồi đất là khu đất này không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 nhưng vẫn nhận chuyển nhượng, tặng cho.
Trước đó, vào năm 2020, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận về những sai phạm tại khu đất số 33 Nguyễn Du và số 34 – 36 và 42 Chu Mạnh Trinh, P.Bến Nghé, Q.1 và thông báo kết quả kiểm tra việc khiếu nại của các hộ dân liên quan đến dự án. (Xem thêm)
Đấu giá loạt lô đất ven Hà Nội, giá khởi điểm chỉ từ 1 triệu đồng/m2
Hà Nội sắp đấu giá hàng chục lô đất tại vùng ven như Đông Anh, Mỹ Đức, Sóc Sơn… trong đó nhiều thửa đất có giá khởi điểm chỉ hơn 1 triệu đồng/m2.
Cụ thể, 8 thửa đất có tổng diện tích 766,8 m2 tại 3 xã Vạn Kim (đội 11 thôn Vạn Phúc), Đại Hưng (đội 6 thôn Trinh Tiết), Lê Thanh (thôn Lê Xá), huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Diện tích các thửa đất từ 80 m2 đến 101,8 m2. 8 thửa đất có mức giá khởi điểm từ 1,04 đến 1,79 triệu đồng/m2.
Cuộc đấu giá được tổ chức ngày 10/10 tại hội trường UBND xã Vạn Kim, huyện Mỹ Đức.
Thời gian qua, nhiều quận, huyện ở Hà Nội tổ chức các cuộc đấu giá đất trở lại, trong đó có mức trúng chênh hàng chục tỷ đồng so với giá khởi điểm. Như tại huyện Mê Linh, các cuộc đấu giá đất đã ghi nhận mặt bằng giá mới được xác lập. Tuy nhiên, trong phiên đấu giá gần đây nhất ở huyện Mê Linh (Hà Nội) đã có dấu hiệu hạ nhiệt. (Xem thêm)
Tốc độ tăng gấp 3 lần TP.HCM, chung cư Hà Nội vọt giá chóng mặt
Dữ liệu lớn của một đơn vị chuyên thống kê thị trường ghi nhận trong 8 tháng năm nay, nhu cầu tìm kiếm căn hộ chung cư tại Hà Nội và TP.HCM đều tăng so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, lượt tìm mua chung cư Hà Nội và TP.HCM tăng lần lượt 9% và 4%. Lượt tìm thuê chung cư tại 2 thành phố này còn tăng mạnh hơn, lần lượt là 25% và 48%.
Bên cạnh đó, loại hình chung cư có mặt bằng giá rao bán gia tăng trong 8 tháng qua. Đáng chú ý, tốc độ tăng giá chung cư Hà Nội cao khoảng gấp đôi thậm chí gấp ba so với TP.HCM, tùy từng phân khúc.
Tại Hà Nội, nhiều khách hàng có 3 tỷ đồng vẫn khó khăn trong việc mua nhà nội thành. Khảo sát giá một số dư án mới tại Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai đều có giá trên 40 triệu đồng/m2.
Hầu hết chung cư đã đi vào hoạt động 2-5 năm cũng thiết lập mặt bằng giá mới tăng vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Không chỉ các căn hộ chung cư, giá tập thể cũ quận nội đô cũng tăng. (Xem thêm)
‘Vượt mặt’ tỉnh, huyện tự ý chuyển đổi gần 7ha đất rừng
Không thông qua Hội đồng Nhân dân tỉnh, UBND huyện Bá Thước (Thanh Hóa) tự ý chuyển đổi gần 7ha đất rừng sản xuất của một hộ dân sang đất trồng cây hàng năm và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ).
Cụ thể, khi thực hiện đăng ký biến động đất đai cho cá nhân ông Phạm Hoàng Tuấn, do chuyển mục đích sử dụng đất không có hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền (HĐND tỉnh) quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Không có quyết định của Chủ tịch UBND huyện cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất rừng sản xuất sang đất trồng cây hàng năm khác sau khi đã được HĐND tỉnh quyết định chủ trương.
Ngoài ra không có văn bản nào của các cơ quan quản lý chuyên ngành như Sở TN-MT, Sở Nông nghiệp kiểm tra hồ sơ điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng trước khi phê duyệt chuyển mục đích sử dụng… (Xem thêm)
Lâm Đồng chấm dứt dự án thưởng lãm và trưng bày cà phê của Công ty Trung Nguyên
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend – Lộc An của Công ty CP Cà phê Trung Nguyên (Công ty Trung Nguyên).
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, lý do chấm dứt hoạt động dự án nói trên là thực hiện theo kết luận của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án chậm tiến độ, vi phạm Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2020. Đồng thời, Công ty Trung Nguyên đã chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Dự án này toạ lạc tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, có diện tích 15.529m2 và tổng mức đầu tư dự kiến 33 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Trung Nguyên bỏ vốn 15 tỷ đồng, phần còn lại từ các nguồn huy động khác. (Xem thêm)
Áp thời hạn sở hữu chung cư: Có nhầm lẫn với thời hạn sử dụng công trình?
Bộ Xây dựng vừa tổ chức hội thảo lấy ý kiến các doanh nghiệp, hiệp hội và địa phương về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), dự thảo Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Liên quan việc quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư, đã có nhiều ý kiến trái chiều.
Theo ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) có nhiều điểm đổi mới, trong đó, quy định thời hạn sử dụng chung cư là một đột phá.
Quy định này sẽ giúp người dân tiếp cận nhà chung cư tốt hơn vì trên thực tế không có gì có thể tồn tại vĩnh viễn. Hiện tâm lý của người dân vẫn là sở hữu vĩnh viễn theo kiểu tài sản tích trữ truyền đời qua nhiều thế hệ. Do đó, nếu chuyển sang sở hữu có thời hạn thì người dân sẽ phải cân đối giữa thuê và mua. Lúc đó, giá trị thực của nhà chung cư sẽ sát với giúp giá nhà giảm xuống.
Trong khi đó, nhiều đại diện doanh nghiệp lại bày tỏ không ủng hộ quy định thời hạn sở hữu chung cư.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng đưa ra kiến nghị không nên quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư với tất cả dự án mới.
Theo HoREA, quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định căn cứ vào thời hạn sử dụng công trình theo quy định của pháp luật xây dựng có thể đã có sự “nhầm lẫn” giữa “quyền sở hữu nhà chung cư” với “thời hạn sử dụng (tuổi thọ) nhà chung cư”.
“Bất cứ công trình xây dựng nào, trong đó có nhà chung cư cũng đều có “thời hạn sử dụng (tuổi thọ)” phụ thuộc vào chất lượng xây dựng và việc quản lý, sử dụng, bảo trì công trình. Nhưng không nên “căn cứ vào thời hạn sử dụng (tuổi thọ) công trình” để giới hạn “quyền sở hữu nhà chung cư” vì đây là hai phạm trù khác nhau” – văn bản của HoREA nêu. (Xem thêm)
Thuận Phong
" alt=""/>Đấu giá đất ven Hà Nội 1 triệu/m2 tin mới nút giao Vành đai 4 Đại lộ Thăng LongVũ Huy Hoàng đã 15 tháng tuổi nhưng trông nhỏ thó như chú khỉ con, nặng vọn vẹn 5,5kg. Đôi mắt vàng ệch, khuôn mặt cau có chốc chốc lại khóc rấm rứt biểu hiện sự mệt mỏi. Hai tay chân con đều còi cọc, đen đúa, chỉ có cái bụng là bự so với cả thân hình.
Chị Nguyễn Thị Đào (22 tuổi), mẹ của Hoàng tâm sự: “Lúc mang bầu em có đi siêu âm, xét nghiệm, nhưng không có gì khác thường. Kể cả lúc mới sinh ra, bé cũng bình thường như những đứa trẻ khác. Sau đó, bác sĩ có nói với em, bệnh này rất khó phát hiện. Chỉ đến lúc sinh ra, bệnh mới biểu hiện ra cơ thể con”.
![]() |
Bệnh viện quá tải, con phải nằm tạm ở hành lang nóng nực |
Bé Huy Hoàng được chẩn đoán bị teo đường mật khi mới tròn 2 tháng tuổi. Ca phẫu thuật đầu tiên được tiến hành khi con 2,5 tháng. Từ đó đến nay, chị Đào chẳng thể nhớ được đã cùng con ra vào bệnh viện bao nhiêu lần, chỉ nhớ tháng nào con về nhà lâu nhất là 1 tháng, còn không thì 1-2 tuần.
Suốt hơn 1 năm Hoàng bị bệnh, da của con ngày càng sạm đen, cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng nên con bị suy dinh dưỡng nặng. Bác sĩ Nguyễn Hồng Vân Khánh, Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, con bị xơ gan, men gan cao, chức năng gan yếu, báng bụng, chỉ số vàng da tăng nhiều.
![]() |
Cơ thể gầy gò, chỗ vàng chỗ đen sạm |
Hiện tại, Hoàng nằm trong danh sách bệnh nhi cần ghép gan khẩn trong số 90 bệnh nhi đăng ký ghép gan tại bệnh viện Nhi đồng 2. Thế nhưng, chi phí dự kiến sau khi trừ bảo hiểm y tế và bệnh viện hỗ trợ, gia đình vẫn phải chi trả số tiền 250 triệu đồng. Nếu không sớm kiếm được tiền để điều trị, tính mạng con sẽ gặp nguy hiểm.
Cảnh nghèo bó buộc
Bé Vũ Huy Hoàng là con thứ 2 của vợ chồng chị Đào. Khi biết con trai mắc bệnh, người mẹ nghèo chỉ mới học đến lớp 5 chẳng biết dùng từ ngữ nào diễn tả hết được sự bất lực, hụt hẫng và lo lắng suốt hơn một năm qua.
Từ lúc cưới đến nay, vợ chồng chị ở nhờ trên mảnh đất của bà ngoại. Chồng chị Đào làm nghề lái xe tải, là trụ cột kinh tế chính của gia đình, ngày nào cũng đi làm từ 6 giờ sáng, đến 10-11 giờ đêm mới về. Với mức thu nhập hơn 10 triệu đồng, nếu cả gia đình khỏe mạnh thì có thể an ổn sống qua ngày, thậm chí tích cóp được chút ít. Tuy nhiên, hơn 1 năm con bệnh nặng, liên tục đi viện chữa trị, số tiền ấy không thấm tháp vào đâu.
![]() |
"Trong lúc vợ chồng em đang cố gắng tìm cách vay mượn tiếp thì rất mong các mạnh thường quân thương xót giúp đỡ". |
Trước đây, chị Đào còn đi làm công nhân để phụ chồng lo chi phí gia đình, nhưng từ ngày sinh con trai rồi con mắc bệnh, chị phải nghỉ việc.
“Biết con chữa bệnh cần nhiều tiền nhưng vợ chồng em chẳng có tài sản gì đáng giá để bán. Anh em họ hàng cũng đã giúp đỡ trong khoảng thời gian đầu con bệnh. Giờ tất cả chỉ trông chờ vào một mình chồng em.
Vốn anh ấy mắc bệnh tiểu đường, nhưng nhất quyết không đi khám. Anh ấy sợ tốn tiền, mà hơn nữa là sợ phát hiện bệnh nặng thì sẽ suy sụp tinh thần”, chị Đào nghẹn lời.
Hai bên nội ngoại đều nghèo cả, chẳng có ai để vợ chồng cậy nhờ. Chị nhẩm tính số tiền đã vay mượn kể từ lúc con trai bệnh, nhưng chẳng thể nhớ hết. Giờ đây, chị chỉ mong sao lo được khoản tiền cần thiết sắp tới để chạy chữa cho con trai. Chồng chị sức khỏe đang yếu dần, khó tiếp tục lo được nữa.
“Con chỉ bị bệnh thôi, chứ con vẫn là một đứa trẻ bình thường. Con biết đòi cha, mẹ, biết tranh giành đồ chơi với chị, còn biết làm rất nhiều trò. Con có khả năng cứu chữa, nhưng lại không thể chờ được lâu. Gia đình em đã vào đường cùng rồi, xin hãy cứu giúp con em với!”, người mẹ trẻ bất lực, mong níu giữ được cơ hội mà các bác sĩ đã ban tặng cho con trai.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: