- Một tuần sau khi công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (dự thảo CT), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết “Bộ sẵn sàng tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp, và sẽ sơ kết, tổng kết lại, thấy cần sửa sẽ sửa”.Bộ sẵn sàng tiếp thu
Một nghiên cứu sinh tại Nhật Bản cho rằng phần chuẩn bị Dự thảo CT hơi gấp. Ông phản hồi như thế nào với nhận xét này?
- Thứ tưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Tinh thần chuẩn bị Dự thảo CT là khẩn trương, dù tất cả mọi việc phải theo thứ tự: xong Nghị quyết của TƯ Đảng, tới Nghị quyết của Quốc hội rồi mới đến Đề án đổi mới Chương trình, SGK. Sản phẩm của việc sau phải tuân thủ, phù hợp với sản phẩm của việc trước, CT môn học phải ra sau và phù hợp CT tổng thể, SGK phải ra sau và phù hợp CT môn học.
Trên thực tế, ý đồ để thực hiện những công việc này đã có từ lâu, và ngành đã bắt tay vào làm các công việc chuẩn bị từ lâu rồi. Ví dụ như việc chuẩn bị cho Chương trình này đã làm từ 3 năm nay, chứ không phải mới làm một năm vừa rồi sau khi có Nghị quyết số 88 của Quốc hội.
Cũng như vậy, bây giờ có người nói rằng viết SGK cùng lúc với xây dựng chương trình là quy trình ngược. Tôi khẳng định không ngược. Bộ sẽ ban hành chương trình trước, rồi có SGK sau. Còn trong lúc chờ có chương trình, vẫn có thể chuẩn bị SGK. Khi nào có chương trình chính thức sẽ điều chỉnh dự thảo SGK cho phù hợp.
Nói gấp thì cũng gấp thật, nhưng theo nghĩa mình phải khẩn trương chứ không được làm ẩu, làm trái quy trình.
Cũng ý kiến của nghiên cứu sinh “trong Dự thảo CT, các tác giả lúc thì dùng “nhân cách công dân”, “phẩm chất công dân” lúc lại viết “ý thức công dân” trong khi ở Nhật thống nhất gọi là “phẩm chất công dân”. Vậy thì “phẩm chất công dân”, “nhân cách công dân”, “ý thức công dân” là một hay là ba thực thể khác nhau? Nếu khác nhau thì mối quan hệ giữa chúng như thế nào thưa Thứ trưởng?
Tôi không biết tiếng Nhật nhưng chắc chắn đặc điểm ngôn ngữ của các nước thì có khác nhau. Trong tiếng Việt, những từ đó tuy có thể bao hàm nội dung giống nhau nhưng cũng có phần khác nhau, những sắc thái khác nhau. Ở những chỗ chung nhất trong Dự thảo CT đều dùng từ phẩm chất.
Tùy thuộc vào nội dung cần diễn đạt và văn cảnh khác nhau mà có thể dùng những từ khác nhau. Ban soạn thảo sẽ lựa chọn tiếp thu các ý kiến góp ý.
Cơ sở để Ban soạn thảo lựa chọn 3 phẩm chất chủ yếu, 8 năng lực chung đối với học sinh phổ thông Việt Nam là gì, thưa ông?
- Diễn đạt thành bao nhiêu năng lực là tuỳ mỗi nước có sự lựa chọn khác nhau. Nhưng những phẩm chất và năng lực đó là phổ biến ở nước nào cũng cần, học sinh nào cũng cần, công dân nào cũng cần – đó là cơ sở lựa chọn. Có điều, tùy từng nước muốn nhấn mạnh nội dung gì thì sẽ có cách diễn đạt tương ứng.
Khi phân tích ra thì những nội dung được nêu trong các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung như trong Dự thảo CT của Việt Nam là không khác với các nước nhưng mang sắc thái Việt Nam.
Các nội dung khác cũng có tình hình tương tự. Ví dụ hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất được chú trọng trong chương trình phổ thông của Hàn Quốc nhưng lại không được nêu trong CT của một số nước phát triển ở Châu Âu. Khi mình hỏi thì họ giải thích là không cần quy định trong CT vì tự nhà trường và cộng đồng họ đã vẫn thường làm rồi. Ở nước ta lâu nay vẫn quá tập trung vào kiến thức, coi nhẹ các hoạt động trải nghiệm của học sinh nên hoạt động này phải được quan tâm thích đáng trong CT mới.
Cách tiếp cận đã rất khác
- Với chương trình mới, điều rất quan trọng là thay đổi cách tiếp cận.
Những lần thay đổi CT giáo dục trước đây, khi triển khai ra đồng loạt tất cả cùng làm một lúc, và cùng làm giống nhau. Nhưng với CT lần này, sẽ không hẳn là triển khai đồng loạt bởi tới thời điểm này những việc gì cần làm và có thể làm ngay thì đã có nơi làm rồi theo tinh thần là vừa làm, vừa rút kinh nghiệm và đến năm 2018 tất cả đều phải làm.
Tuy nhiên, kể cả tới lúc đó, mỗi trường có điều kiện khác nhau thì đặt mức độ, mục tiêu khác nhau, chọn cách làm cụ thể khác nhau.
Về cơ bản thì giống nhau theo quy định của CT mới, nhưng chúng ta cần chấp nhận sự khác nhau giữa các đơn vị, chứ không yêu cầu đồng loạt giống nhau. Đó là cách tiếp cận mới. Rõ nét nhất trong chuyện này là ở tổ chức dạy học tự chọn hay trải nghiệm sáng tạo, tùy theo địa phương mà có lộ trình riêng, có cách làm riêng, đặt ra mục tiêu phù hợp với khả năng.
Điều thứ hai là chúng ta không cầu toàn ngay từ đầu. Chương trình ban hành cần có tính ổn định nhưng cũng cần đặt trong quá trình phát triển, không phải là cố định. Từng nhà trường cũng phải liên tục nâng dần khả năng và yêu cầu cần đạt, vừa phù hợp điều kiện thực tế, vừa có sự phát triển. Công tác quản lý là quản lý sự phát triển.
Đấy là cách chung của thế giới khi làm chương trình, mình phải học tập. Thực tế CT hiện hành cũng đã được điều chỉnh nhiều so với khi mới ban hành, nhưng sự điều chỉnh đó chưa thật sự mang tính chủ động, lần này chúng ta chủ động hơn.
Ông đã từng nói rằng để có thể dạy tích hợp giáo viên chỉ cần bồi dưỡng thêm dựa trên nền tảng phổ thông và kỹ năng về sư phạm. Tuy nhiên, không ít giáo viên cho rằng họ không thể làm được điều đó. Họ là người trực tiếp đứng lớp. Các ông lắng nghe ý kiến của những giáo viên này thế nào?
- Mỗi sự thay đổi đều không dễ dàng. Nói cụ thể vào dạy học tích hợp. Nhiều người hiểu tích hợp là phải rất nhuần nhuyễn nội dung, phương pháp – và hiểu thế là cũng đúng thôi. Nhưng làm như thế ngay thì điều kiện hiện nay của chúng ta không làm được. Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm làm nhưng không cầu toàn. Làm vừa phải thôi, ở mức mình có thể thực hiện được, phù hợp với khả năng của người viết chương trình, viết SGK và khả năng của giáo viên hiện nay.
Có người bảo rằng Bộ chỉ định xếp các môn đứng cạnh nhau, không phải là tích hợp, nhưng tôi khẳng định là có tích hợp nhưng dừng ở mức độ vừa phải. Điều này thể hiện ở chỗ: chương trình, SGK và kế hoạch dạy học đảm bảo cho các kiến thức của các phân môn khác nhau nhưng có liên quan thì được xếp gần nhau, được dạy cùng nhau hoặc dạy gần thời điểm với nhau để giáo viên và học sinh dễ nhận ra, dễ phối hợp vận dụng. Hơn nữa, CT và SGK mới sẽ có những chuyên đề tích hợp, liên phân môn để dạy và học theo yêu cầu tích hợp, giáo viên cần được bồi dưỡng để dạy được các chuyên đề này.
Kết quả cuộc thi dạy học tích hợp 2 năm qua đã chứng tỏ nhiều giáo viên THCS, THPT không chỉ dạy được mà còn tự thiết kế được chuyên đề để dạy.
Việc dạy tích hợp không phải là vấn đề xa lạ trong giáo dục phổ thông (GDPT), giáo viên đã ít nhiều dạy học tích hợp trong chương trình hiện hành, giáo viên đều đã được học, được dạy các kiến thức tích hợp trong CT GDPT; nội dung giáo dục và phương án tích hợp trong CT mới sẽ không làm thay đổi số lượng giáo viên hiện hành.
Khó khăn, thách thức khi thực hiện chủ trương dạy học tích hợp trong CT mới là chúng ta còn hạn chế về kinh nghiệm xây dựng CT, biên soạn SGK và hướng dẫn dạy học theo hướng tích hợp (đặc biệt là phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo yêu cầu tích hợp). Cũng cần có sự thay đổi nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý về ý nghĩa của dạy học tích hợp, vận dụng một số kỹ thuật và phương pháp dạy học để bảo đảm yêu cầu của dạy học tích hợp.
Để có thể khắc phục khó khăn trên, cần xây dựng CT môn học, biên soạn SGK và các tài liệu dạy học theo yêu cầu tích hợp phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam. Đồng thời phải tổ chức trao đổi, học hỏi và vận dụng kinh nghiệm dạy học tích hợp của một số nước có nền giáo dục phát triển, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý hiện nay, đào tạo giáo viên mới đáp ứng yêu cầu dạy học tích hợp.
Sinh viên sư phạm cũng phải tăng cường trải nghiệm
Tới năm nay, các trường sư phạm vẫn đang tuyển sinh theo khoa ngành Toán, Lý, Hóa… thì thế hệ những giáo viên mới sẽ được đào tạo để tiếp cận chương trình mới như thế nào, khi tới năm 2018 đã triển khai CT mới, thưa ông?
- Các trường sư phạm đã căn cứ vào yêu cầu giáo viên để xây dựng chuẩn đầu ra cho đội ngũ giáo viên sau này. Bây giờ chúng ta nói phẩm chất và năng lực của học sinh phổ thông, sinh viên ĐH cũng phải hướng tới phẩm chất và năng lực.
Các trường sư phạm cũng phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu trang bị được cho sinh viên ra trường có đủ phẩm chất và năng lực như yêu cầu. Sinh viên sư phạm cũng phải tăng cường trải nghiệm để khi ra dạy ở trường phổ thông họ phát huy kinh nghiệm từ chính những trải nghiệm họ có ở trường đại học.
Việc đổi mới đào tạo sư phạm chủ yếu ở chỗ xây dựng chương trình, xây dựng các điều kiện để thực hiện chương trình, trong đó có việc điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức và các quan hệ phối hợp trong hoạt động đào tạo giữa các khoa, phòng, ban của trường.
Xin cảm ơn ông.
- Ngân Anh – Văn Chung thực hiện
Xem thêm:
>> Dự thảo chương trình GD phổ thông như bài thơ viết vội" alt=""/>Hồi đáp của Ban soạn thảo Chương trình giáo dục phổ thông
Tỷ lệ địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng botnet giảm. Đơn vị tính: Nghìn địa chỉTiếp đó, trong tháng 1/2021, con số này còn 1.004.706 địa chỉ, giảm 1,05% so với tháng 12/2020 và giảm 29,85% so với cùng kỳ tháng 1 năm ngoái. Trong tháng 2/2021, số địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma chỉ còn 917.492 địa chỉ, giảm 8,68% so với tháng 1/2021 và giảm 44,16% so với cùng kỳ tháng 2 năm ngoái.
Điều này cũng chỉ ra rằng, liên tiếp khoảng 8 tháng gần đây, số lượng địa chỉ IP Việt Nam trong các mạng máy tính ma đều có xu hướng giảm.
Nguyên nhân số địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma giảm tiếp trong 2 tháng đầu năm nay, theo đánh giá của các chuyên gia NCSC, là do các cá nhân, tổ chức, đơn vị đã nâng cao nhận thức và tích cực phối hợp xử lý, bóc gỡ mã độc ngay cả sau chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020”.
|
Tính từ trước khi mở chiến dịch rà soát và xử lý mã độc cho đến cuối tháng 2/2021, tổng số địa chỉ IP Việt Nam không còn nằm trong các mạng máy tính ma là gần 1,1 triệu. (Ảnh minh họa: Internet). |
Chiến dịch “Rà soát và xử lý mã độc trên toàn quốc năm 2020” được Bộ TT&TT khởi động từ khoảng giữa tháng 7/2020 và kết thúc vào giữa tháng 12/2020, hướng tới mục tiêu dài hạn là đảm bảo an toàn cho người dùng trên không gian mạng Việt Nam, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Được triển khai trên toàn bộ không gian mạng Việt Nam, chiến dịch do Trung tâm NCSC thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT trực tiếp là đầu mối phối hợp, đồng hành với các doanh nghiệp làm an toàn thông tin trong và ngoài nước thực hiện.
Trước khi chiến dịch này diễn ra, theo nghiên cứu của các hãng bảo mật, tình trạng lây nhiễm mã độc tại Việt Nam tuy có giảm hơn song vẫn ở mức cao so với các nước trên thế giới. Số liệu thống kê thực tế khi đó cho thấy, Việt Nam có khoảng 16 triệu địa chỉ IPv4, trong đó khoảng 3 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong danh sách đen của nhiều tổ chức quốc tế; 2 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong các mạng máy tính ma lớn.
Trao đổi với ICTnews, Giám đốc Trung tâm NCSC Trần Quang Hưng cho biết, chiến dịch “Rà soát và xử lý mã độc trên toàn quốc năm 2020" đã thu được những kết quả rất tích cực, đạt mục tiêu giảm 50% số lượng địa chỉ IP nhiễm mã độc/botnet tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chiến dịch còn được hiệu ứng lan truyền, nâng cao nhận thức về an toàn an ninh mạng cho tất cả mọi người.
Theo thống kê, trong thời gian chiến dịch được triển khai, đã có khoảng trên 8 triệu lượt người dùng tiếp cận chiến dịch, 5 triệu người đã tham gia và sử dụng công cụ cung cấp miễn phí được cung cấp.
Đặc biệt, vào đầu tháng 12/2020 - thời điểm chiến dịch gần kết thúc, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma là 1.052.479 địa chỉ, giảm khoảng 48% so với thời điểm trước chiến dịch (2.014.512 địa chỉ).
Như vậy, tính từ trước khi mở chiến dịch “Rà soát và xử lý mã độc trên toàn quốc năm 2020" cho đến cuối tháng 2/2021, con số địa chỉ IP Việt Nam không còn nằm trong các mạng máy tính ma là gần 1,1 triệu địa chỉ.
Bước khởi đầu cho cuộc chiến trường kỳ trên không gian mạng
Trong báo cáo mới nhất của Kaspersky Security Network, ông Yeo Siang Tiong - Tổng giám đốc Kaspersky Đông Nam Á đã đưa ra nhận xét: “Bất chấp tình hình đầy thách thức do đại dịch gây ra, Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực về an ninh mạng nhờ nỗ lực phối hợp của chính phủ và các đối tác tư nhân trong chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” do Trung tâm NCSC phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước triển khai”.
Giám đốc NCSC Trần Quang Hưng cũng chia sẻ, chiến dịch rà soát và xử lý mã độc trên toàn quốc chính là hoạt động nổi bật, có ý nghĩa nhất của cơ quan này trong năm 2020. “Kết quả quan trọng nhất của chiến dịch không phải là việc giảm được 50% tỷ lệ mã độc, tỷ lệ địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma, mà quan trọng hơn cả là lần đầu tiên có một hoạt động thu hút, kêu gọi được sự tham gia, chung tay của đông đảo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân”, đại diện Trung tâm NCSC bày tỏ.
Cụ thể, theo phân tích của Trung tâm NCSC, để chiến dịch thu được những kết quả tích cực kể trên, là nhờ sự đồng hành triển khai của các doanh nghiệp trong Liên minh phòng chống mã độc và xử lý tấn công mạng và doanh nghiệp quốc tế, hệ thống các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin tại các tỉnh, thành và bộ ngành; đặc biệt là người dùng, doanh nghiệp.
Đại diện NCSC nhấn mạnh, rà soát và xử lý mã độc là một cuộc chiến dài hạn, không phải chiến dịch kết thúc là xong. Chiến dịch “Rà soát và xử lý mã độc trên toàn quốc năm 2020” chính là khởi đầu cho một cuộc chiến “trường kỳ” của Việt Nam trên không gian mạng.
Thời gian tới, có rất nhiều việc chúng ta phải tiếp tục làm, từ việc sử dụng phần mềm bản quyền, có "hệ miễn dịch" an toàn thông tin của riêng Việt Nam, cho tới việc nâng cao ý thức của người dân, nhận thức của doanh nghiệp.
Trong năm 2021, các chương trình có tính chất cộng đồng sẽ tiếp tục được Trung tâm NCSC phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị triển khai. Mục đích là làm sao để các chương trình này trở thành hoạt động thường xuyên, vừa giúp mọi người vừa nâng cao được nhận thức chung về đảm bảo an toàn, an ninh mạng, vừa tăng tính đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị.
Vân Anh
Công bố bản đồ thời gian thực về chiến dịch bóc gỡ mã độc trên toàn quốc
Sau 10 ngày triển khai chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc 2020”, hơn 100.000 máy tính nhiễm mã độc đã được hỗ trợ xử lý. Để cộng đồng thuận tiện theo dõi, bản đồ thời gian thực về chiến dịch vừa được ra mắt.
" alt=""/>Số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma tiếp tục giảm