Hội nghị COP28 có sự tham dự của gần 140 nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ các nước và khoảng 90.000 đại biểu. Chính phủ cũng đưa ra các kế hoạch hành động và quy hoạch của các ngành như kế hoạch quốc gia triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất đến năm 2030 nhằm quản lý chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên, không làm mất rừng và suy thoái đất; kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030 nhằm giảm phát thải khí metan từ các lĩnh vực quan trọng như quản lý chất thải rắn, chăn nuôi, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và trồng trọt.
Tôi rất tâm đắc và hiểu được tầm nhìn của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong lộ trình thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu.
HSBC được truyền cảm hứng bởi kế hoạch quốc gia chuyển đổi xanh của Việt Nam. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình giúp Việt Nam thực hiện con đường này.
Tổng Giám đốc Tập đoàn HSBC Noel Paul QuinnChương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành Giao thông và gần đây là quy hoạch phát triển điện 8, quy hoạch phát triển năng lượng tổng thể quốc gia cũng là những hành động nhằm cụ thể hóa cam kết tại COP26 của Việt Nam.
Đặc biệt, vào tháng 12/2022, Việt Nam là nước thứ 3 trên thế giới thông qua Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP) với các nước G7, EU, Đan Mạch và Na Uy (Nhóm đối tác IPG).
“Đây là điều mang tính bước ngoặt”, Trưởng phòng Biến đổi khí hậu và Môi trường của UNDP tại Việt Nam nhận định.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban thư ký JETP, có 4 nhóm công tác đặt tại 4 Bộ chủ trì gồm: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương.
Ngày 1/12, tại COP28 ở Dubai (UAE), Việt Nam và Nhóm đối tác IPG đã thống nhất thông qua và công bố chính thức kế hoạch huy động nguồn lực JETP.
Ông Đào Xuân Lai - Trưởng phòng Biến đổi khí hậu và Môi trường của UNDP tại Việt Nam Ông Đào Xuân Lai cho rằng, 15,5 tỷ USD được Nhóm đối tác IPG và nhóm đối tác các thể chế tài chính vì phát thải ròng bằng 0 (Glasgow Financial Alliance for Net Zero - GFANZ) cam kết trong khuôn khổ JETP là bước khởi đầu rất quan trọng.
Tuy nhiên, khoản tài chính này chỉ là một đóng góp “nhỏ” trong tổng nguồn vốn tài chính cần cho quá trình chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam. Riêng khoản đầu tư cần thiết cho phát triển ngành điện của Việt Nam đến năm 2030 là 134,5 tỷ USD.
Do đó, dự kiến các điều khoản và điều kiện các khoản tài chính của JETP cần có mức độ hấp dẫn hơn so với các khoản vay trên thị trường để có thể tạo xúc tác cho nhiều khoản đầu tư của khu vực tư nhân.
Việt Nam là thị trường hấp dẫn để đầu tư các ngành kinh tế xanh
Theo ông Đào Xuân Lai, bên cạnh chuyển dịch năng lượng, Việt Nam cũng đã và đang tham gia tích cực vào đàm phán quốc tế, cam kết và triển khai các công ước liên quan như thông qua Khung Đa dạng Sinh học Toàn cầu mới được những nước tham gia Công ước Đa dạng Sinh học (CBD) thông qua tại COP15.
Việt Nam hiện đang tham gia và đóng góp tích cực vào quá trình đàm phán một công ước có tính chất ràng buộc pháp lý về ô nhiễm nhựa; đang thúc đẩy mạnh kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế số.
Các nỗ lực này đóng vai trò quan trọng trong giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường, phục hồi tự nhiên và đa dạng sinh học.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại COP28 Ngoài ra, Việt Nam cũng đang nỗ lực cải cách thể chế, tạo môi trường đầu tư minh bạch hơn, trách nhiệm hơn, hấp dẫn và an toàn hơn nhằm thu hút cả đầu tư nước ngoài chất lượng cao và đầu tư từ khối tư nhân trong nước.
Các tập đoàn và doanh nghiệp quốc tế, đa quốc gia và ở các nước phát triển vẫn đang coi Việt Nam là thị trường hấp dẫn để đầu tư vào những ngành kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ít phát thải carbon và công nghệ cao.
Lắng nghe bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, tôi rất ấn tượng với việc Việt Nam đã hoàn thành quy hoạch điện 8. Đây là bước tiến kể từ COP26 và COP28, cho thấy Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu đề ra. Với quy hoạch điện 8, Việt Nam đã gửi đi một thông điệp rõ ràng về việc muốn trở thành quốc gia dẫn đầu về năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á. Thông điệp của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam chính là tín hiệu mở cửa cho doanh nghiệp. Ông John Rockhold - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt NamTrưởng phòng Biến đổi khí hậu và Môi trường của UNDP tại Việt Nam khuyến nghị, để tiếp tục đẩy nhanh thực hiện cam kết giảm mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam cần đẩy nhanh hơn nữa cải cách thể chế, chính sách nhất là trong ngành năng lượng, chính sách đầu tư và tài chính.
Đồng thời, Việt Nam cần đầu tư mạnh vào nghiên cứu và triển khai, thúc đẩy hợp tác để chuyển giao công nghệ. Cụ thể như chuyển đổi năng lượng công bằng cần có được công nghệ xanh, công nghệ mới tiên tiến liên quan đến các lĩnh vực điện gió ngoài khơi, pin mặt trời, pin, thu giữ carbon, sử dụng và lưu trữ carbon và hydro xanh.
Việt Nam cũng cần đào tạo thêm, đào tạo lại, nâng cao kỹ năng và chất lượng nguồn nhân lực hiện đang làm việc trong các ngành năng lượng hóa thạch (mỏ than, nhà máy điện than) để nguồn nhân lực này có thể đáp ứng được các kỹ năng mới về việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và chuỗi cung ứng.
“Bằng cách tăng cường năng lực, cải cách thể chế, tiếp tục khai thác các cơ hội của toàn nền kinh tế và đảm bảo sự phối hợp liên ngành, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0, hỗ trợ các mục tiêu chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững của đất nước”, ông Đào Xuân Lai kỳ vọng.
Thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam 'đã nói là làm' tại COP28 Những thông điệp được Thủ tướng gửi đến Hội nghị COP28 cũng như những hành động của Việt Nam hiện thực hóa cam kết tại COP26 đã để lại trong cộng đồng quốc tế hình ảnh một Việt Nam năng động, mạnh mẽ, "đã nói là làm”, "đã cam kết phải thực hiện".">