Hoa hậu Mai Phương: 'Tôi hài lòng mọi nét trên gương mặt'

当前位置:首页 > Kinh doanh > Hoa hậu Mai Phương: 'Tôi hài lòng mọi nét trên gương mặt' 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Olimpija Ljubljana vs Koper, 22h00 ngày 9/4: Khoảng dừng không mong muốn
Trái mít thật to để ngay giữa nhà. Với con dao sắc bén, chị bổ trái mít ra thành nhiều miếng. Từ những miếng nhỏ ấy, chị cặm cụi lấy ra từng múi, bỏ hạt, sắp gọn trong đĩa xốp rồi bọc giấy kính trông rất đẹp mắt. Ngày làm việc của một cô gái quá nửa chừng xuân bắt đầu...
100 triệu 'rơi' vào tài khoản và mệnh lệnh khó ngờ từ quý bà" alt="Nước mắt phụ nữ hơn 10 năm sau song sắt, chưa một lần yêu"/>Đồng hồ điểm 7h43, thấy bóng Nguyễn Văn Lợi từ xa, Ân lập tức lao đến. Hai VĐV cầm tay nhau, cùng giật giải băng về đích trong sự chào đón của khán giả tại Hamptons Plaza Hồ Tràm. Họ giành chức vô địch nội dung bơi - chạy tiếp sức của DNSE Aquaman Vietnam ngay lần đầu tham dự, dù không được đánh giá cao.
"Chiến thắng này nằm ngoài mong đợi của cả hai", Minh Ân chia sẻ.
Hot boy bơi lội vô địch nội dung tiếp sức DNSE Aquaman Vietnam
- Những ngày giãn cách kéo dài, sinh hoạt của gia đình Cẩm Vân thế nào?
Chúng tôi vẫn ở nhà, theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh. Chưa bao giờ tôi cảm nhận Sài Gòn “bệnh nặng” thế này. Lướt báo hay lên mạng đọc tin tức cũng rất nhiều thông tin tiêu cực. Gia đình tôi dặn nhau giữ sự cân bằng và nghĩ tích cực giữa cảnh gian khó.
Dịch bệnh khiến gia đình tôi gắn kết nhau hơn. Chúng tôi có những hoạt động trồng cây, tập thể dục, nấu ăn và chăm sóc nhà cửa. Cả ba thành viên đều làm nghệ thuật nên tận dụng nó để tạo niềm vui tinh thần. Ông xã thu nhạc, chơi đàn, còn tôi và con gái bàn bạc ca khúc để quay hình online. CeCe Trương - con gái tôi ngoài khả năng ca hát cũng có khiếu về quay dựng, chỉnh ảnh nên tôi nhờ con lo hết các khâu. Hai mẹ con cũng tham gia các hoạt động biểu diễn trong thời gian qua.
![]() |
Cẩm Vân dành thời gian thu âm ca khúc mới trong những ngày giãn cách. |
- Nhiều nghệ sĩ cho rằng việc hát giữa các khu cách ly là sân khấu đặc biệt nhất trong đời họ, còn chị thì sao?
Buổi diễn vừa qua khiến tôi xúc động và suy ngẫm. Sau mấy chục năm đi hát, tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ đứng hát giữa một nơi như thế. Không gian, con người đều mang chung trong mình một nỗi ám ảnh về dịch bệnh.
Lần đầu tiên, tôi mặc bộ trang phục kín từ đầu đến chân. Tôi đã ướt mắt khi ngước lên những tầng cao kia của nhiều toà nhà, những bệnh nhân và cả các bác sĩ ra ngoài xem chúng tôi hát. Chính những khán giả bất đắc dĩ này đã hoà điệu cùng chúng tôi. Những thanh âm đó không thể tìm thấy ở bất cứ sân khấu nào.
Tôi vừa tủi thân, vừa hạnh phúc khi cảm nhận tiếng hát của mình và các đồng nghiệp ít nhiều xoa dịu tinh thần mọi người. Tôi trân trọng khoảnh khắc đó.
- Những ngày ở nhà, nghĩ đến sân khấu, âm nhạc và khán giả, chị nhớ nhất điều gì?
Cuộc đời đi hát của tôi liên tục, trải dài không gián đoạn. Trừ lúc sinh con gái phải ở nhà, còn lại chưa bao giờ tôi rời xa sân khấu lâu như thế. Tôi thèm nghe tiếng vỗ tay, những ánh mắt, nụ cười của khán giả và đồng nghiệp. Đây là nỗi buồn không chỉ của riêng tôi. Nhưng không còn cách nào khác, đành phải chấp nhận và vượt qua nó.
Giai đoạn này tôi thường xuyên mất ngủ, suy nghĩ mông lung khi chứng kiến những mất mát trong đại dịch. Những ca từ trong ca khúc Im lặng thở dàicủa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vang lên trong đầu tôi: “Sau cơn bão qua im lặng mặt người/ Nghe bao nỗi đau trên một bàn tay”. Tôi đã thực hiện MV cho bài hát như một sự gửi gắm tâm sự lúc này.
![]() |
Vợ chồng Cẩm Vân, Khắc Triệu và con gái CeCe Trương. |
- CeCe Trương - con gái chị tiếp nối bố mẹ hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp hơn một năm qua.Chị đặt kỳ vọng cho con gái mình thế nào?
Tôi từng không ủng hộ con bước vào môi trường nghệ thuật. Quá lâu trong nghề, tôi nhận ra người làm nghệ thuật nỗi buồn, cay đắng nhiều hơn vinh quang. Thời nay, nhiều ca sĩ cũng phải chịu áp lực dư luận, mạng xã hội. Tôi hiểu tính con dễ nản, không có kinh nghiệm sẽ không chịu nổi, phần khác lại sợ cái bóng của mình cản trở.
Nhưng hơn một năm qua, tôi thấy CeCe dần khẳng định được bản thân. Bé tự chủ, năng động và sáng tạo trong từng sản phẩm của mình. Vợ chồng tôi thống nhất để bé tự vạch ra lối đi riêng, chỉ tư vấn và định hướng khi thực sự cần thiết.
- Một đời chị say mê và thầm lặng cống hiến cho nghệ thuật nhưng lại không được xét tặng danh hiệu. Khi nhiều đồng nghiệp, thậm chí đàn em giờ là NSƯT – NSND, điều này khiến chị chạnh lòng?
Thật lòng trước giờ tôi không quan tâm chuyện này. Bởi nếu muốn tôi đã nhận từ rất lâu. Xin chia sẻ một câu chuyện với bạn: cách đây 20 năm, tôi được Sở Văn hóa thành phố mời lên làm việc. Họ chuẩn bị sẵn tất cả giấy tờ, hồ sơ xin duyệt, tôi chỉ việc ký tên là được. Nhưng tôi đã kiên quyết từ chối nhiều lần.
Tôi nghĩ, mỗi nghệ sĩ sẽ có quan điểm làm nghề khác nhau. Có người xem danh hiệu như một sự ghi nhận thành tích. Còn tôi làm việc, cống hiến vì khán giả chứ không cần xin xỏ ai để ban phát danh hiệu. Nếu có, tôi muốn được gọi là ca sĩ, hay trịnh trọng là danh ca, thế là đủ. Còn tôi như thế nào, cống hiến ra sao công chúng sẽ là người hiểu rõ nhất.
Tôi biết ơn anh Khắc Triệu vì sự bao dung, hy sinh dành cho vợ
Cẩm Vân - Khắc Triệu có cuộc hôn nhân bền vững, hạnh phúc bậc nhất làng nhạc Việt.
- Cẩm Vân ngoài tài năng còn chính bởi nhờ tình yêu của ông xã Khắc Triệu giúp chị thăng hoa trong nghề nghiệp. Điều gì ở ông xã khiến chị cảm động nhất?
Âm nhạc là thứ kết duyên, cũng chính nó là sợi dây gắn kết tôi và anh Triệu với danh nghĩa bạn đời. 35 năm, chúng tôi gắn bó một chặng đường quá lâu. Giờ nếu để ngồi xuống khen nhau cũng bằng thừa.
Nhiều người trước nay mặc định tôi nổi tiếng, còn anh chỉ là người song hành trong nghề. Nhưng thực tế không phải vậy. Nếu có dịp ra sân khấu xem vợ chồng tôi biểu diễn sẽ thấy kết quả trái ngược hoàn toàn. Anh Triệu trình diễn cuốn hút, luôn là người nhận tràng vỗ tay lớn hơn vợ.
Là đàn ông, lại nghệ sĩ sẽ không ai ép mình xuống thấp hơn bạn đời trong mọi hoàn cảnh. Tôi cảm phục, biết ơn anh vì đã đủ bao dung và hy sinh để cho vợ có sự tỏa sáng. Trong suy nghĩ tôi, anh là một người đàn ông trách nhiệm vợ con và là một nghệ sĩ tử tế, khó tính. Anh vô tư, hào sảng từ trong công việc lẫn cuộc sống đời thường.
- Cùng đi qua những thăng trầm của nghề nghiệp, cuộc sống, việc giữ lửa gia đình luôn ấm nồng của hai anh chị hẳn cũng có bí quyết riêng?
Tôi nghĩ lửa gia đình phải do từng thành viên thắp lên và cùng gìn giữ. Tôi và anh Triệu tính đều nóng, chuyện cãi nhau, giận hờn như cơm bữa. Có lần cả hai giận không nhìn mặt đến hơn 2 tháng, dù vẫn đi hát chung nhưng về nhà mỗi người một góc.
Nhưng theo thời gian, mọi thứ cũng bắt buộc phải lắng đọng và ôn hòa hơn. Chúng tôi luôn dặn nhau dù thế nào đi nữa cũng không quên mình là những người ruột thịt gia đình.
Phần mình, tôi luôn cố gắng để hoàn thành trách nhiệm một người vợ, người mẹ. Là ca sĩ, bận rộn ca hát nhưng phải biết tề gia, nội trợ. Một bữa cơm với tô canh nóng, dĩa cá kho nhưng quý giá hơn bất cứ bữa ăn nhà hàng 5 sao nào. Ngày lễ Tết, tôi đi chợ mua hoa, trái cây về trang hoàng nhà cửa, bàn thờ. Đôi khi những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống lại chất keo kết dính cho đời sống vợ chồng.
![]() |
Tổ ấm nhỏ của đôi danh ca. |
- Khi tuổi già gõ cửa, chị ý thức giữ gìn sức khỏe mình thế nào?
Tuổi này mà bảo mình phải khỏe, sung sức như thời trẻ thì không thể. Nhiều năm qua, tôi bị chứng mất ngủ kinh niên, phải dùng thuốc hỗ trợ. Ai cũng biết giấc ngủ quan trọng với con người như thế nào. Việc này khiến tôi ảnh hưởng khá nhiều về tinh thần, chế độ sinh hoạt. Những ngày tháng miệt mài làm việc cũng khiến cơ thể tôi dễ bị lão hóa hơn người thường. Dẫu vậy, tôi không than thở bởi hiểu rõ mình có được hôm nay thì phải đánh đổi.
Giờ tôi chăm tập thể dục, nghiêm khắc với mình trong chế độ ăn uống. May mắn có ông xã đồng hành nên tôi có thêm động lực để duy trì thói quen tốt. Đôi lúc thấy tôi lơ đãng việc sinh hoạt, quên uống thuốc, anh liền nhắc nhở.
- Lúc này chị còn trăn trở điều gì?
Tôi hài lòng với những gì mình có. Ở tuổi này, tôi vẫn thường xuyên được góp mặt trong những chương trình lớn. Việc đứng chung sân khấu với thế hệ đàn em, cháu cũng khiến tôi có thêm nhiều năng lượng mới mẻ. Tôi có một gia đình biết thương yêu, san sẻ nhau để cùng “vượt bão” trong những giai đoạn gian khó... còn điều gì may mắn hơn thế.
Trong nhà Phật có triết lý: “Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có”. Cuộc sống có đỉnh điểm, hào quang rồi cũng phải đi xuống. Điều quan trọng chúng ta thái độ thế nào thì sẽ nhận lại những điều tương tự. Được thì hoan hỷ, còn mất cũng đừng nên thất vọng. Bạn tham cầu thì luôn buồn khổ, còn thấy đủ sẽ an vui.
Clip Cẩm Vân hát 'Im lặng thở dài' của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Tuấn Chiêu
Tóc Tiên cùng các nghệ sĩ cổ vũ bệnh nhân Covid tại bệnh viện dã chiến bằng những tiết mục văn nghệ độc đáo.
" alt="Cẩm Vân: 'Tôi và anh Khắc Triệu có lần 2 tháng không nhìn mặt nhau'"/>Cẩm Vân: 'Tôi và anh Khắc Triệu có lần 2 tháng không nhìn mặt nhau'
Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Jeddah, 22h40 ngày 8/4: Cửa trên thất thế
Lời tòa soạn: Không gian mạng dần dần không còn “ảo” nữa khi nhà nhà, người người đang dành rất nhiều thời gian cho mạng. Lẽ tất yếu, không gian mạng giờ không chỉ có lời hay ý đẹp, mà cũng đang bị ô nhiễm bởi tràn ngập những hành động bêu riếu, xúc phạm nhau, thậm chí cả ăn cắp, lừa đảo lẫn nhau…
Mọi thứ “lệch chuẩn” đó còn dễ dàng phát tán trên không gian mạng hơn bởi pháp luật và các công cụ quản lý còn chưa bao phủ được hết “cuộc sống” còn khá mới này.
Báo VietNamNet triển khai loạt bài "Dọn sạch không gian mạng" với mong muốn nêu ra thực trạng đau lòng về sự ô nhiễm của cuộc sống mạng, tìm ra nguyên nhân lý giải và nhất là gợi mở cách thức để quản lý cũng như kêu gọi mọi người chung tay xây dựng một không gian mạng sạch sẽ, văn minh và lành mạnh để mỗi chúng ta và con em mình đều được “sống đẹp” dù ở bất cứ đâu, trên mạng hay trong đời thật.
![]() |
Tiến sĩ Văn hoá - Du lịch Trịnh Lê Anh, MC, biên tập viên truyền hình. |
Bàn về hiện tượng “tố”, “bóc phốt”, “dìm hàng” nhau trên không gian mạng hiện nay, Tiến sĩ Văn hoá - Du lịch Trịnh Lê Anh, MC, biên tập viên truyền hình đã có cuộc trò chuyện với báo VietNamNet.
PV: Những năm gần đây, mạng xã hội phát triển mạnh và phổ biến rộng khắp ở Việt Nam. Một hiện tượng gây chú ý trong thời gian qua là việc sử dụng mạng xã hội để chia sẻ những thông tin được cho là “sự thật” về một ai đó, gọi nôm na theo ngôn ngữ mạng là “bóc phốt”. Theo anh, đâu là lý do khiến người ta chọn cách thức giao tiếp này ngày càng nhiều?
TS. Trịnh Lê Anh: Mạng xã hội là một cái cây ăn quả. Nó không chỉ mang lại những trái ngọt. Khả năng hay cơ hội cung cấp thông tin nhanh, nhiều, ít rào cản, tương tác gần như không giới hạn, đa chiều là những ưu điểm nổi trội của kênh truyền tin này, lại chính là yếu tố dung dưỡng những hành vi giao tiếp kém văn minh.
Theo tôi, có 2 lý do cho hiện tượng này. Thứ nhất là do sự bế tắc (ở phương diện cá nhân) về cách xử lý khủng hoảng trong giao tiếp ngoài đời thực giữa người với người, người ta tìm đến mạng xã hội để tìm kiếm sự ủng hộ.
Rõ ràng, khi môi trường xã hội ngày một phức tạp, các cá nhân có thêm nhiều lựa chọn trong việc thể hiện mình trước công chúng thì những cách giao tiếp thông thường trước đây không còn đủ để giải quyết các vấn đề cá nhân, hoặc không còn được lựa chọn nữa.
Trong khi đó, nhiều người chưa nhận thức rõ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trước pháp luật của bản thân, vừa không hiểu biết lại vừa “ngại”, hay “không yên tâm” vào vai trò điều chỉnh các hành vi của pháp luật, nên cảm thấy chỉ còn cách “loa làng” để giải quyết vấn đề của bản thân!
Nguyên nhân thứ 2 là việc “loa làng” thời nay không gì tiện lợi và “hiệu quả” bằng sử dụng mạng xã hội. Vừa không tốn sức đi rao “chiềng làng chiềng chạ”, ngồi một chỗ nói chuyện với cả thế giới là nét hấp dẫn đặc biệt của cách thức này.
Môi trường mạng xã hội là môi trường mang tính quốc tế. Nên cảm giác của các cá nhân là “tự do”, “không biên giới”, “muốn nói gì thì nói”, biên độ giao tiếp rất lớn mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội lớn đều có những tiêu chuẩn cộng đồng liên quan đến phát ngôn thù ghét hay công kích (hate speech), và các cá nhân sử dụng mạng xã hội đều có thể bị “xử lý” bởi những tiêu chuẩn đó.
Ở một diễn cảnh tự do như vậy, người ta dễ dàng bung toả năng lượng cả tốt lẫn xấu một cách thiếu cân nhắc. Nếu như ở ngoài đời thực, chúng ta phải kiềm chế rất nhiều những năng lượng xấu, thì trên môi trường mạng, người ta hoàn toàn được “thoát xác” trong giao tiếp, nhất là những người “không biết sợ” những “tiêu chuẩn cộng đồng”, nhiều phần trong đó là những quy phạm đạo đức xã hội được truyền lại từ lịch sử.
![]() |
Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Nâng cao năng lực sử dụng mạng xã hội, công dân mạng Việt sẽ tự tẩy chay những hành vi ứng xử vô văn hóa, thiếu văn minh. |
- Chúng ta đã hiểu lý do vì sao người ta chọn môi trường mạng để tung ra các thể loại tin đồn, bóc phốt, hăm doạ… cho dù nó không đúng sự thật. Là người của công chúng - những người thường xuyên phải đối mặt với dư luận, ứng xử của anh như thế nào về hiện tượng này?
Tôi cũng như bạn đều có đời sống số, một cách phổ quát. Tôi từng cân nhắc việc nêu một trường hợp “người xấu, việc xấu” mà chính mình trải nghiệm lên trang cá nhân, hi vọng với sự ảnh hưởng của mình và cộng đồng ủng hộ mình ít nhiều vấn đề sẽ được làm rõ và người xấu, việc xấu kia sẽ bị vạch trần. Song, tôi lại quyết định không làm vậy! Tôi đã tự trả lời ba câu hỏi dưới đây, vấn đề dường như đã được giải quyết:
- Còn cách nào giải quyết vấn đề mà không ảnh hưởng đến nhiều người không?
- Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề? Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình và của cả “người xấu” đó như thế nào?
- Việc tận dụng lợi thế “tạo dư luận” của mạng xã hội trong từng trường hợp cụ thể có phải con dao hai lưỡi? Vậy lựa chọn nào đồng nghĩa vơi chấp nhận rủi ro nào?
- Vậy, lên mạng “bóc phốt” theo anh là một cách nói lên sự thật nhanh chóng và rõ ràng nhất hay là một cách giao tiếp kém văn minh?
Phải phân định lại như thế nào là “bóc phốt” và mục đích của việc đó! Ngay ở quy mô quốc gia, trong đấu tranh ngoại giao quốc tế vẫn có khái niệm “phát ngôn” hay “công bố sách trắng” để nói thẳng quan điểm của một bên với một hay nhiều bên khác trong giao tiếp quốc tế. Và điều đó là phù hợp nếu đảm báo các điều kiện liên quan về tư liệu, dẫn chứng và căn cứ.
Trở lại với các cá nhân, rất nhiều hiện tượng cụ thể về việc “bóc phốt” gần với công kích cá nhân, xâm phạm riêng tư và thông tin cá nhân, vi phạm quyền được bảo vệ trước pháp luật của mỗi cá nhân.
Tôi lấy làm tiếc vì văn hóa ứng xử, thái độ với công chúng và hành ngôn của một bộ phận người Việt chúng ta bây giờ. Truyền thống “học ăn học nói”, “uốn lưỡi trước khi nói”, tế nhị và tôn trọng tập thể không đủ để gây sức ép lại lối giao tiếp quá coi trọng “cái tôi” của mỗi người trong xã hội. Khi chỉ nghĩ đến cái tôi, thì dù bạn nhân danh cộng đồng, nó vẫn là hành vi thiếu văn hóa, nhất là ở một đất nước duy tình như Việt Nam ta.
Tôi cho rằng, những hành vi như nói xấu, bóc phốt, chửi bới, không tôn trọng sự riêng tư cá nhân… trên không gian mạng hiện nay thực chất là một dấu hiệu thiếu lành mạnh của giao tiếp xã hội và là một biểu hiện rất không ổn của nền văn hoá đại chúng.
- Vì sao anh cho rằng việc cái tôi cá nhân được “thượng tôn” lại đem đến những hành xử kém văn hóa, văn minh trên không gian mạng?
Sự hoà nhập về văn hoá, sự phát triển của công nghệ cùng các xu hướng toàn cầu đẩy cái tôi cá nhân của người Việt lên vị trí cao hơn bao giờ hết. Ở các quốc gia phương Tây, văn hoá cá nhân cũng được coi trọng, mỗi cá nhân phải chịu rất nhiều những ràng buộc về cách thể hiện nơi đông người, hoặc trên mạng xã hội.
Ở đó, những người lạ không nhìn chằm chằm vào nhau, đàn ông đi chung thang máy với phụ nữ cần hết sức “khép nép” tránh đụng chạm kẻo phiền lụy, người với người không đương nhiên hỏi vay tiền mặt hàng trăm triệu không giấy tờ pháp lý, việc phát ngôn về người khác có thể là bằng chứng chống lại chính người phát ngôn liên quan đến những điều pháp luật cấm trong giao tiếp xã hội. Như vậy, cá nhân đươc coi trọng, nhưng không tự do vô độ như nhiều người tưởng!
Còn ở Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại, từ làng đến nước, đạo đức điều chỉnh xã hội mạnh mẽ hơn cả pháp luật. Thời nay, điều này đã có dấu hiệu bị phá vỡ. Nhiều người không còn e ngại những đánh giá về mặt đạo đức nữa, dẫn đến tình trạng tự do thái quá trong phát ngôn.
Với sự tiếp tay của những tâm địa xấu hợp lực nơi bàn phím - những “anh hùng bàn phím” vô hình, vô danh, sự tự tin hay “sức mạnh” của những cá nhân đó lại càng lớn hơn. Các chế tài pháp lý lại chưa theo kịp để điều chỉnh những hành vi này, vốn được coi là những hành vi chưa nghiêm trọng trong môi trường giao tiếp thực, thì lại trở nên ngày một nghiêm trọng khi thể hiện ở môi trường mạng xã hội.
- Theo anh, chúng ta có thể làm gì để lấy lại sự lành mạnh cho môi trường không gian mạng?
Đây là bài toán rất khó cho một đất nước đang sính mạng xã hội như Việt Nam. Bởi vì chúng ta đang nhìn thấy ở nó quá nhiều lợi ích, mà chưa nhìn nhận một cách công bằng để thấy được những hệ luỵ, hạn chế của nó.
Tôi nghĩ đến giải pháp trước mắt và lâu dài. Với giải pháp trước mắt, chúng ta buộc phải trông chờ vào việc kiện toàn lại khung pháp lý và thực thi pháp lý ở Việt Nam liên quan đến việc phát ngôn trên mạng xã hội.
Nội luật của chúng ta đã có khung quy định cho vấn đề nhưng còn thiếu nhiều quy chế, quy định, hướng dẫn, bộ quy tắc ứng xử, chưa có hoặc chế tài chưa đủ mạnh hoặc chưa có lực lượng thực thi, xử lý các bên liên quan vi phạm.
Một điều đáng cân nhắc là về phía vĩ mô, Chính phủ cần làm việc mạnh mẽ hơn với các nền tảng mạng xã hội để “nhập gia phải tùy tục”, có sự tôn trọng tính đặc thù của Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Đức, Úc đã có bài học về việc này và tư tưởng về địa phương hóa một phần các mạng xã hội cùng tính năng của nó cho phù hợp đã tỏ ra có căn cứ thực tiễn.
Sự phát triển của công nghệ với trí tuệ nhân tạo AI cũng sẽ góp phần giúp chúng ta hữu hiệu trong quá trình “nhặt sạn” phát ngôn không phù hợp trên mạng xã hội, nhưng tôi cho rằng việc này chưa thể đạt mức lý tưởng ở thời điểm hiện tại.
Về giải pháp dài hạn, theo tôi, việc tương tác trên mạng như thế nào tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của chính mỗi cá nhân. Chúng ta phải tự nâng cao năng lực của mình trong việc sử dụng mạng xã hội, tự đi đến những quyết định cho việc chọn cái này mà không chọn cái kia. Và khi lựa chọn của chúng ta sáng suốt thì những cái xấu sẽ không còn “đất” để tồn tại nữa.
Bất cứ một nhóm xã hội nào đủ văn minh cũng sẽ tự đào thải những phát ngôn cuồng tín, những lời nói xằng bậy, những vu khống vô căn cứ. Chính người dùng mạng xã hội ở Việt Nam phải tự đào thải những cái xấu đó, không ai khác giúp được chính chúng ta cả.
Tôi cho rằng cốt lõi ở việc nâng cao năng lực sử dụng mạng xã hội, công dân mạng Việt sẽ tự tẩy chay những hành vi ứng xử vô văn hóa, thiếu văn minh.
Xin cảm ơn TS.Trịnh Lê Anh!
Nguyễn Thảo
Vào một buổi chiều, sau khi nhận được điện thoại cô giáo của con trai, tôi lao vào bệnh viện. Con tôi nằm đó dù đã tỉnh nhưng như một đứa trẻ vô hồn.
" alt="MC Lê Anh: Học cách dùng mạng xã hội để tẩy chay văn hoá 'bóc phốt', 'dìm hàng'"/>MC Lê Anh: Học cách dùng mạng xã hội để tẩy chay văn hoá 'bóc phốt', 'dìm hàng'
![]() |
Theo chia sẻ của người phụ nữ đăng thông tin, bà giúp việc này tên Đ., SN 1959, quê ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trước khi làm giúp việc cho gia đình chị, bà Đ. từng làm cho một số nhà cùng khu vực.
Chị này cho hay: “Mới đầu gặp và sau một tháng làm việc thì vợ chồng, mẹ chồng và mẹ đẻ mình đều rất quý và yêu thương bà. Hơn nữa khi họ hàng nhà mình đến chơi đều khen bà thật thà, chất phác, quý con mình và chăm bé cẩn thận.
Bà có hoàn cảnh khó khăn nên tuy trả lương 4,5 triệu, thi thoảng gia đình mình vẫn cho thêm tiền.
Công việc của bà chỉ là nấu cơm, giặt quần áo cho bé, phơi, gấp quần áo người lớn, hút bụi và lau nhà. Còn trông bé thì phải trông từ 13h hoặc 15h bởi những lúc đó, chồng mình bắt đầu làm việc. Đến 17h30 mình đi làm về là bà hết việc”.
Chị này cũng chia sẻ, vì tin tưởng bà giúp việc nên khi ăn trưa xong, gia đình giao bé cho bà trông giữ. Vậy nhưng chỉ sau một khoảng thời gian, bé bắt đầu có những biểu hiện lạ như hay giật mình khóc, đùi thâm tím… Gia đình chị đã quyết định lắp camera để theo dõi nhưng bà giúp việc biết nên thường bế bé vào khu phòng thay đồ khuất tầm nhìn để đánh cháu.
“Có lần chồng mình nhìn thấy bà ý tát mạnh vào gáy con mình. Tiếc là camera lúc đó chưa lắp thẻ nhớ. Hôm sau chồng mình lắp thẻ nhớ vào thì lưu được cảnh bà vừa trông vừa hành hạ. Cho xem thì bà ý nói "bà chỉ đùa". Đùa mà ném con mình xuống giường, nó đau tay khóc thì lại lôi tay nó lên cắn tiếp. Đến giờ thi thoảng con mình vẫn kêu "tay đau". Bà không chịu nhận và cũng không một lời xin lỗi”, chị này cho biết.
Được biết, gia đình chị đã thanh toán hết tiền lương và cho bà giúp việc về quê ngay lập tức.
![]() |
Hình ảnh được cắt ra từ video. |
Trưa 8/7, trao đổi với VietNamNet, chị Kim Dao, người chủ của những đoạn video trên khẳng định, câu chuyện trên là hoàn toàn có thật và vừa xảy ra cách đây không lâu với gia đình chị.
Chị Kim Dao cho hay: “Mình ở khu vực Hà Đông, Hà Nội. Bé nhà mình mới 20 tháng và rất ngoan. Mới đây, gia đình mình thông qua giới thiệu có thuê bà ấy về giúp việc. Tuy nhiên đến ngày 30/6 thì gia đình mình phát hiện sự việc trên.
Ngay sau khi phát hiện mình và chồng đã quyết định bỏ qua. Dù trong lòng còn ấm ức nhưng không hề hận thù. Ấy thế mà bà ấy gọi điện cho nhiều người giúp việc khác trong khu mình đổi trắng thay đen sự việc, làm ảnh hưởng đến danh dự gia đình mình. Như vậy là không thể chấp nhận được”.
Nhiều gia đình đã dở khóc dở cười khi phát hiện ra những chiêu trò bòn rút không thể ngờ tới của người giúp việc.
" alt="Lắp camera, bố mẹ sốc nặng nhìn giúp việc hành hạ con mình"/>Anh từng nửa thật nửa đùa trả lời phỏng vấn một tờ báo rằng: “Cũng may là sau này làm nghề sửa chữa điện thoại, do tay nghề kém, vắng khách nên tôi có nhiều thời gian viết văn hơn chứ khi ấy đi phụ hồ hay làm thợ mộc thì chắc không có Song Hà của ngày hôm nay rồi”. Kết quả của quãng thời gian rảnh rỗi ngồi viết văn ấy là một loạt tác phẩm hút độc giả, xuất phát từ những entry, status trên mạng như: Nghe Boy Già kể chuyện đời, Ngoại tình, Trúng số, Những chuyện bựa thời sinh viên, Ranh con tên Ly…
Và bây giờ là tuyển tập truyện trào phúng đặc sắc nhất theo cách nhìn của chính tác giả mang một cái tên “hiền lành”, không hề “bựa” như các tác phẩm trước đó.
Biến tấu đời thườngtập trung vào chủ đề viết về thời sinh viên, về những mối tình và hôn nhân cùng với chuyện kiếm sống, lập nghiệp của chính tác giả và câu chuyện đời của nhiều kiểu người trong xã hội. Một số truyện đã ra mắt bạn đọc ở những cuốn sách trước đây, nhưng cũng có không ít sáng tác mới toanh.
Những câu chuyện “Buồn - Cười”
Đó là 10 câu chuyện kể về một cô người yêu cũ trong một tạp văn dài mang tênRa mắt gia đình Exvới nhiều tình tiết hài hước của vài lần ra mắt, gặp gỡ và cả chia tay vì chê chàng trai Song Hà học văn nghèo hèn.
Có vẻ như cuộc tình ấy chỉ để lại toàn kỷ niệm gây cười với một giọng văn bất cần đời, bất cần người nhưng chốt lại bằng một câu làm độc giả dễ rơi nước mắt: “Đó là một đêm không bao giờ quên được. Đó cũng là lần đầu tiên khóc vì một đứa con gái. Một đứa con gái xa lạ con nhà ai đó, đã quen, đã yêu và đã làm khổ đời mình… suốt nhiều năm sau…”.
Đó là chuyện kể về người vợ cũ, về cuộc hôn nhân sớm ly dị nhưng tuy hết tình thì còn trách nhiệm và nghĩa vụ, không yêu nữa thì coi nhau như đối tác dạy con. Dù nhân vật mang tên nào đi nữa cũng là lấy cảm hứng từ chuyện thật của chính tác giả.
Cựu bố mẹ vợ luôn coi cựu con rể như đương kim. Người vợ cũ thấp thoáng dáng vẻ của những người đàn bà trong truyện ngắn của Nam Cao, từ cái mũi đỏ cà chua hay dằn vặt, rẻ rúng chồng vì tiền, gây nhiều tổn thương nhưng vẫn khiến nhân vật “hắn” vừa giận vừa thương. Bởi vì: “cuộc đời ngắn lắm, chỉ có kẻ ngu dốt và cay nghiệt mới giữ trong lòng sự thù hận, oán trách và hằn học với những thứ không đáng. Hắn chỉ tiếc vì đã chọn nhầm người để đời mình đâm ra lỡ làng, để đứa con gái lớn lên không có bố bên cạnh, vậy thôi!”.
Quãng thời gian học đại học ở Hà Nội và lăn lộn kiếm sống trước khi quyết định về quê là nguồn cảm hứng và tư liệu sống động cho tác giả. Những chuyện bựa thời sinh viên là minh chứng rõ cho tính chất Underground (thế giới ngầm) trong sáng tác của Song Hà. Cuộc sống ký túc xá, những bữa cơm bụi, chuyện đánh nhau, tán gái, được mời đi đóng phim rồi xuất hiện vỏn vẹn ba giây trên màn ảnh, sự túng thiếu, khốn khó… khiến cho độc giả cùng thế hệ với nhà văn như tìm thấy chính mình trong quá khứ.
Có không ít nhân vật đi ngang qua cuộc đời của Song Hà rất nhanh, nhưng được nhắc đến với sự chân thực ngậm ngùi. Đó là kỷ niệm về anh bán bánh khúc tốt bụng cho ăn chịu, là bạn Long trọc từng có thời kỳ viết báo chung; là các cô gái như Ly, Ốc, Huyền, Linh… tựa như những người tình nửa hư nửa thực, có lẽ đã từng yêu, từng nhớ, từng mong đợi nhưng đều có một kết cục giống nhau là lặng lẽ rời xa.
Nickname hài hước Boy Già có từ thời Song Hà viết blog. Đó là một nhân vật Boy từ trẻ đến già bươn chải, lăn lộn trong cuộc sống khắc nghiệt song vẫn có những khoảng lặng yêu thương, có lời chửi mắng nhưng cũng ấm áp tình cảm, vui nhộn hài hước mà có khi trống rỗng, cô độc. Đó là những câu chuyện đọc thì cười, mà đằng sau nụ cười bỗng nhiên buồn mênh mang. Dường như nhà văn khi viết ra những câu chữ gây cười này cũng đang buồn nên tôi gọi là câu chuyện “Buồn - Cười”.
Sự biến tấu tài tình
Điều khiến cho độc giả nhớ đến Song Hà là chất giọng riêng - đó là “sự biến tấu”. Nó khiến cho những câu chuyện kể đôi khi “được” hay hơn, mà lắm lúc làm cho người đọc “bị” sốc.
Ai thích cảm giác mạnh, thích một thứ văn chương như vừa nhảy bổ ra từ đời sống, hoa chân múa tay với độc giả thì sẽ hài lòng, còn ai yếu bóng vía hẳn sẽ nhăn mặt chê: “Sao lại viết bậy thế!”.
Lại có người thích đọc những gì Song Hà viết bởi giọng văn triết lý ngược đời, một tư duy biến tấu thoát khỏi cách nghĩ thông thường của số đông.
Phận đời gái điếm là các câu chuyện dễ gây sốc nhất với ngôn từ tục, lóng. Dù là những thân phận ngoài lề không được xã hội thừa nhận, họ vẫn đi bên cạnh cuộc đời, bên cạnh mỗi chúng ta.
Chuyện gái ế, gái già, ngoại tình, đề đóm, nhậu nhẹt, chơi Phây (Facebook), chuyện nhân viên và sếp, bán hàng đa cấp, chuyện cưới vợ già, đêm tân hôn… qua câu chữ của Song Hà khiến người đọc có thể phá lên cười, rồi bỗng rớm nước mắt đắng lòng.
Mỗi nhân vật hiện lên trong Biến tấu đời thường xộc xệch, méo mó, rách nát, nhàu nhĩ… nếu không về thể xác thì cũng về tinh thần nhưng đặc biệt không ai trong số họ làm cho người đọc ghét, giận, căm hờn mà chỉ thấy thương, thấy buồn cười và chua xót.
Không có nhân vật tốt, không có nhân vật lý tưởng, song cũng không tìm ra được nhân vật xấu, nhân vật phản diện trong văn chương của Song Hà. Đó hẳn là nhờ vào sự biến tấu tài tình của nhà văn.
Boy già và Girl không còn trẻ
Cách viết của tác giả làm cho những Boy Già giống anh như vớ được tri âm tri kỷ, còn phụ nữ thì tìm thấy một chỗ dựa để tạm quên đi ưu phiền.
Bởi lẽ không chỉ viết về bản thân, về những người đàn ông xung quanh, Song Hà đặc biệt ưu ái phụ nữ. Trừ việc kể lại các mối tình thời hoa niên thì nhiều nhân vật nữ của Song Hà có thể tạm gọi là “Girl không còn trẻ”. Gồm đủ loại người, thuộc mọi tầng lớp: gái điếm, gái già, gái ế, gái đi buôn, gái làm sếp, gái bán hàng tạp hóa…, hoặc chung chung là gái chơi Phây.
Văn của anh thu hút độc giả nữ phải chăng vì họ thấy thấp thoáng đâu đó bóng dáng chính mình, người quen của mình.
Thông qua tương tác dí dỏm trên trang cá nhân, nhiều độc giả nữ trở thành fan dõi theo từng status trên Facebook nhà văn và sẵn sàng mua sách giấy, bởi họ hiểu rằng văn chương của Song Hà không chỉ là những nụ cười mà còn làm họ rơi lệ: “Chỉ khi mất nhau trong đời mới kịp nhận ra mình đã từng yêu nó đến nhường nào”.
Tôi cho rằng với một nhà văn, khi viết tác phẩm, điều quan trọng nhất là sự tiếp nhận của công chúng. Thế nên, Song Hà có quyền hài lòng với những gì mình đã làm. Chỉ là thành công trong quá khứ và hiện tại sẽ tạo thách thức không nhỏ trong tương lai đối với anh.
Hà Thanh Vân
" alt="Boy Già, Girl không còn trẻ và những câu chuyện 'Buồn"/>