您现在的位置是:Thế giới >>正文
Dàn siêu xe đáng mơ của doanh nhân Phạm Mạnh Hùng
Thế giới67人已围观
简介- Không chỉ nổi tiếng với việc buôn đồng hồ đắt tiền,ànsiêuxeđángmơcủadoanhnhânPhạmMạnhHùbang xep ha...
- Không chỉ nổi tiếng với việc buôn đồng hồ đắt tiền,ànsiêuxeđángmơcủadoanhnhânPhạmMạnhHùbang xep hang ngoai hang doanh nhân Phạm Mạnh Hùng cũng được biết đến là một tay chơi xe thứ thiệt khi sở hữu dàn siêu xe khủng hàng đầu tại Việt Nam. Dàn xe của anh em nhà Phạm Mạnh Hùng được ví ngang với Cường đôla, Minh nhựa dù họ ít xuất hiện và kín tiếng hơn
Sao Việt nào sở hữu siêu xe đắt giá nhất?Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Kheybar vs Havadar, 19h30 ngày 20/1: Khách thắng thế
Thế giớiHư Vân - 20/01/2025 04:35 Nhận định bóng đá g ...
【Thế giới】
阅读更多Ở nhà cùng con, cha mẹ cần kiềm chế những câu như thế này
Thế giớiTần suất giao tiếp với con càng nhiều thì cha mẹ càng phải cẩn trọng với mọi lời nói cùng con. Hãy tránh những câu nói dưới đây và cố gắng biến khoảng thời gian nghỉ dịch trở thành khoảng thời gian ý nghĩa bên con. "Bố/mẹ đang bận"
Bố mẹ nào thì cũng không thể tránh khỏi những lúc bận rộn và cần những phút giây yên tĩnh. Tuy nhiên, khi bạn cứ thường xuyên nói với con những câu như "Đừng làm phiền bố/mẹ.", "Bố/Mẹ đang bận" thì sẽ dần dần tạo nên một bức tường ngăn cách với con cái.
Sự từ chối liên tục từ bạn có thể khiến bé bị tổn thương và sinh ra trầm cảm vì nghĩ rằng không ai cần mình nữa. Các con sẽ có xu hướng ít chia sẻ và bày tỏ với bố/mẹ khi lớn lên.
Thay vì thế, mẹ hãy chia sẻ với trẻ lí do vì sao bố/mẹ bận và yêu cầu con tạm thời yên tĩnh một lúc: "Bố/mẹ còn phải làm nốt việc này nữa. Con ngoan ngồi vẽ tranh một lát nhé. Rồi lát nữa bố/mẹ con mình đi chơi sau".
Không ăn hết cơm thì con sẽ không được ăn bánh'
Những câu nói như: "Có ăn không thì bảo, con mà không ăn là mẹ đánh đấy", "Con không ăn là ma đến bắt đi đấy" hoặc "Không ăn hết cơm thì con sẽ không được ăn bánh"... dễ khiến trẻ cảm thấy như đang bị phạt và giảm hẳn cảm giác ngon miệng. Nếu bạn cứ tiếp tục dọa nạt bé như vậy, bé sẽ bị ức chế tâm lý, cơ thể khó hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Ngoài ra, bạn đã xây dựng ở bé một nỗi sợ vô hình về mọi thứ. Điều này chỉ khiến bé thêm nhút nhát, e dè, ngại hòa nhập với thế giới xung quanh. Hãy thử cách thay đổi ngôn từ, cử chỉ, dù những thứ đó là nhỏ, nhưng sẽ có tác động lớn. Ví như: "Chúng ta sẽ ăn bữa chính, sau đó mới tới ăn tráng miệng".
Hoàn toàn sai
"Con lúc nào cũng…", "Con không bao giờ…". Ở trung tâm của những câu nói này là những "cái nhãn" có thể được gắn vào con trẻ suốt cả đời. Nếu cha mẹ thường xuyên trách cứ con rằng bé "luôn luôn" quên rửa tay trước khi ăn, có thể khiến con dễ trở thành một người sau này không bao giờ rửa tay trước khi ăn. Thay vì thế, hãy hỏi con xem bạn có thể giúp con thay đổi bằng cách nào: "Mẹ để ý thấy hình như con ít nhớ được việc rửa tay trước khi ăn. Mẹ con mình thử nghĩ xem có giải pháp nào hay hay để con nhớ tốt hơn không nhé!" Như vậy sẽ tốt hơn cho bé rất nhiều.
Đã bảo rồi!
Bạn liên tục bảo với con rằng nếu cứ chơi điện tử suốt buổi chiều, thì sẽ không còn thời gian để chuẩn bị cho bài kiểm tra toán ngày hôm sau. Và sự thể thế nào? Vì không học bài kỹ, con bạn làm bài không tốt thật! Nhưng câu nói "Mẹ đã nói rồi!" chỉ nói với bé rằng cha mẹ luôn đúng và ngược lại, con luôn sai. Thay vì thế, hãy chỉ ra những kết quả tích cực nếu con làm theo lời bạn. Ví dụ, bạn nhắc con đi học bài, và nói: "Con mà học bài kỹ, chắc chắn con sẽ làm tốt bài kiểm tra, đúng không con?" Như thế sẽ giống như đặt quyền kiểm soát và lòng tin vào con bạn hơn.
"Con thật hư"
Bạn nghĩ nói vậy sẽ giúp bé kiểm soát hành vi của mình và tự sửa chữa những hành vi xấu. Nhưng thực tế, câu nói này của bạn chỉ khiến bé tin rằng bé hư thật mà thôi. Thay vì nói "Con hư thế" bạn có thể nhẹ nhàng "Mẹ không bằng lòng khi con cư xử như vậy". Sau đó, bạn có thể gợi ý con cách thực hiện những hành vi tốt hơn.
"Dễ vậy mà con cũng không biết à"
Một trong những cách tệ nhất bạn có thể khiến bé lo lắng là mắng mỏ, chê bai bé. Điều này khiến cho bé cảm thấy sợ hãi, không dám hỏi thêm bạn điều gì nữa vì sợ bạn nổi giận.
Gợi ý dành cho bạn: Bạn nên bình tĩnh chỉ dẫn bé làm lại từ đầu. Khuyến khích để bé tập trung hoàn thành từng phần việc nhỏ một, từ việc dễ đến việc khó, từ những việc đơn giản đến những phần việc phức tạp hơn. Không nên cười chê, chế nhạo nếu chẳng may bé không tự mình làm được. Thay vào đó, bạn nên tạo không khí vui vẻ để bé không bị căng thẳng khi bạn hướng dẫn bé làm một việc nào đó.
Theo Gia Đình và Xã Hội
Cách để cha mẹ kết nối với con tuổi vị thành niên
Ba điều cơ bản bạn cần có để kết nối với đứa con của mình: một tâm hồn cởi mở, một tư tưởng bình đẳng và một thái độ hỗ trợ.
">...
【Thế giới】
阅读更多Tết... ngon, bổ, rẻ
Thế giới...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Thitsar Arman, 16h00 ngày 20/1: Những kẻ khốn cùng
- Những chuyến xe ‘chở yêu thương’ tiếp sức y bác sĩ tuyến đầu chống dịch
- ‘Khát vọng Việt Nam’
- Khu du lịch giả cổ nghìn tỷ vắng khách, công ty đầu tư lỗ nặng sau 3 năm
- Soi kèo góc Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1
- Lấy chồng Tây: Đứng núi này trông núi nọ
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Boavista vs Casa Pia, 3h15 ngày 21/1: Nối mạch bất bại
-
Có lẽ chưa bao giờ người miền Tây lại rơi vào cảnh ngộ như bây giờ. Ở vùng đầu nguồn, bà con mưu sinh bám vào mùa nước nổi giờ hầu như đời sống bấp bênh vì không có nước. Phía hạ nguồn, nước mặn đã "bò" sâu vào đất liền. Từng dòng người phải bỏ xứ, tiếp tục "trôi" về các đô thị lớn. Thế nhưng, trong thời dịch bệnh, lên thành phố cũng là đánh cược với rủi may. Biết bao công ty đã đóng cửa, nhiều ông chủ phải đẩy nhân công ra đường. Nhiều người nghèo không thể về lại khu vườn, mảnh ruộng của mình, đành bám phố sống cầm chừng với tương lai mờ mịt. Tôi mới xách xe chạy về quê mình nơi đầu nguồn sông Hậu. Đến nơi mới biết, nước nổi vẫn chưa tràn đồng. "Tháng bảy nước nhảy khỏi bờ" - nghĩa là tới tháng bảy âm lịch, mùa nước nổi sẽ bắt đầu, và nó thường kết thúc vào cuối tháng mười. Nhưng năm nay, đã gần giữa tháng tám âm lịch, nước vẫn chưa về.
Anh tôi đang ngồi vá mấy tấm lưới dớn trước sân, vừa thấy tôi đã thở dài than "con nước năm nay không biết sao giờ chưa chịu về", bà con trong xóm đang ngóng trông từng ngày. Anh nói, dân quê mình sống chủ yếu bám vào con nước. Hàng trăm hộ đã chuẩn bị sẵn câu lưới xuồng ghe, tiền bạc sắm sửa cho hoạt động đánh bắt cá tôm mỗi mùa nước cũng ngốn cả chục triệu chớ đâu có ít. Vậy mà tình hình nước nôi thế này chắc năm nay khó lòng lấy vốn lại. Hai đứa con lớn của anh đã nghỉ học đi Bình Dương làm thuê. Từ đầu năm đến giờ, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên cũng thất nghiệp, đang tính về quê. Nhưng anh khuyên con cứ ở lại trên đó, biết đâu có chỗ khác thuê làm, chớ về quê mùa này cũng không làm gì được. Ngay cả anh, nếu đợi vài hôm nữa mà nước không lên cũng sẽ đi thành phố làm phụ hồ kiếm tiền cho đứa con trai út nhập học.
Mấy người đàn ông trong xóm cũng kéo đến. Họ bảo mấy năm trước giờ này họ đang ở trong đồng chớ dễ gì ở nhà. Lênh đênh trên sóng nước đầu nguồn, cực mà vui lắm vì ngày nào cũng chở về mấy chục ký cá. Vậy mà giờ ngày nào cả xóm cũng ngóng chờ con nước chụp lên, nhưng rồi thất vọng trong mòn mỏi. Vài người nghĩ đến phương án bán lại xuồng ghe, câu lưới để đi Bình Dương. Nhưng bán lại cho ai trong tình hình này? Mà bán được rồi, những nông dân sông nước liệu có trụ nổi với thị thành? Những câu hỏi ấy cứ quặn thắt như con nước đục ngầu giữa lòng sông Hậu.
Mấy người đàn ông nói chuyện một lúc rồi ai nấy lặng lẽ về nhà. Tôi thắp nhang trên bàn thờ ba tôi rồi ra ngồi trước cửa, dõi mắt về phía cánh đồng khô cháy. Trước đây, khi mấy công đất cuối cùng của vụ hè thu cắt lúa xong, nhìn con sông Cái nước chảy đục ngầu, cả nhà tôi lại chuẩn bị đón mùa nước nổi. Công việc quan trọng nhất đầu mùa là sắm sửa các dụng cụ đánh bắt cá tôm. Lọp lờ, câu lưới, xuồng ghe phải được chuẩn bị kỹ từ trước đó.
Nước về, ba và anh em tôi lập tức ra đồng. Trong các nghề hạ bạc mùa nước nổi, ba tôi nổi tiếng cả xóm về tài giăng câu. Tùy theo con nước mà ông chọn loại mồi câu khác nhau, để bắt cá loại cá khác nhau. Nước mới chụp lên đồng thì ba giăng câu mồi nhái bắt cá lóc; giăng mồi trùn bắt cá trê, cá rô. Nước cao hơn chút nước thì ba giăng mồi kiến cánh bắt cá chày, cá lòng tong mương. Nước bêu thì giăng câu mồi cua con bắt cá lóc...
Tôi nhớ có lần ba bơi xuồng giữa cánh đồng, thấy mấy con cá vồ đém ăn móng gần đám rong đuôi chồn. Ba bơi xuồng về nhà, kêu tôi đi hái bông súng, bông điên điển và me non để lát nấu canh chua. Tôi hỏi ba nấu với cái gì. "Nấu với cá vồ đém", ông không giải thích gì thêm, với tay lấy loại dây câu có tóm lưỡi bự, bắt vài con cá chạch đực rồi bơi xuồng về phía đám rong đuôi chồn. Ba bủa câu, ngồi hút chưa tàn điếu thuốc thì cuốn lên bốn con cá vồ đém bự chảng. Trong bữa cơm canh chua cá vồ đém, ông dạy anh em chúng tôi về cách giăng câu bắt từng loại cá dưới nước, mỗi loại một loại mồi câu đặc trưng, cách móc mồi và hướng bủa câu thế nào. Bởi vậy, anh em tôi từ nhỏ đã có thể cầm cả thiên câu đi giăng. Mùa nước nổi, cá mắm nhà tôi vừa ăn vừa bán không bao giờ hết.
Trong tất cả các nghề đánh bắt mùa nước nổi, đặt đáy là đánh bắt được nhiều nhất. Đáy đặt ở vàm kinh hay vàm sông, bao nhiêu cá tôm từ đồng trôi ra là vô đáy hết. Cá nhiều đến mức người ta phải dùng mấy cánh tay đòn bằng tre để nâng cá lên, rồi đổ vào ghe. Cỡ cá từ đồng ra nhiều, mỗi lần đổ đáy được cả ghe cá. Mà đổ xong rồi quay lại đổ liền, chứ chỉ chậm trễ một chút là cá đầy bầu không cất lên nổi. Cách đây chừng chục năm, tôi làm mướn cho đáy ông tư Ly đặt ở vàm rạch Trà Bông. Cỡ nước kém cá ra nhiều, cả chục nhân công làm không xuể, đèn đuốc thắp sáng đêm như hội chợ. Có đêm ông Tư thấy nhân công mệt quá, đành xả bầu cho cá đi bớt. Ông kể mấy chục năm sống bằng đủ thứ nghề hạ bạc nhưng không bao giờ tận diệt cá tôm. Những ngày rằm âm lịch, ông thường xả bầu không bắt cá để tích đức.
Những mùa nước nổi, bà con miền Tây làm nghề nào cũng có thể mưu sinh được. Nhưng ba tôi và những người như ông năm Hùng, ông tư Ly chắc chắn không thể ngờ rằng có ngày con tôm con cá biệt tăm như bây giờ. Vì đâu, con nước "trốn" mất tiêu.
Các con đập trên dòng chính Mekong đã giữ lại lượng nước lớn kỷ lục, khiến cho ngay đỉnh điểm của mùa mưa, khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ từ mất dần mùa nước nổi. Mặt khác, nhiều nghiên cứu cho thấy hiện tượng khai thác cát quá mức ở hạ nguồn đã khiến đáy sông bị sụt lún. Trong khi đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lại làm cho mực nước biển dâng lên. Hai yếu tố này gây ra tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng.
Số tiền hàng trăm tỷ đồng ngân sách cấp cho các dự án chống hạn mặn, chưa kể nguồn lực xã hội từ các hoạt động thiện nguyện của đồng bào cả nước mỗi năm, cùng các thống kê thiệt hại tăng dần đều hàng nghìn tỷ đồng có đủ cứu đồng bằng?
Ngoài việc lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa với tư cách quốc gia trước các thỏa thuận sử dụng tài nguyên nước trong khu vực, nghĩ ra giải pháp tự cứu mình về lâu dài là yêu cầu nghiêm túc với người ở đồng bằng, các tổ chức, cơ quan địa phương và chính phủ. Mỗi lần có các diễn đàn lớn về đồng bằng, chúng tôi lại khấp khởi, nhưng rồi lại thấy vấn đề mau chóng lắng yên. Ngay cả các lãnh đạo địa phương, tôi thấy các phát biểu về vấn đề nóng này của họ năm nào cũng na ná như nhau, không có ý tưởng gì đột phá. Nếu thiếu giải pháp quyết đoán, tôi sợ rằng chúng ta sẽ phải chứng kiến cái chết của một trong những dòng sông vĩ đại nhất thế giới.
Chúng ta đã và sẽ vẫn mải miết nói về biến đổi khí hậu, về các chiến lược vĩ mô, gồm cả câu chuyện của đồng bằng. Người quê tôi hẳn ít biết những chiến lược to tát, những dự án tỷ đô triệu đô ấy. Họ chỉ thấy tiếc nhớ mùa nước nổi giờ không còn nữa. Trong tâm thức dân miền Tây, nó không chỉ là một mùa mưu sinh mà còn là dấu ấn văn hóa đặc sắc, là ký ức tráng lệ không gì thay thế được. Mùa nước nổi mất đi đem theo nguồn sinh kế của bà con, mất đi những giá trị lịch sử, tinh thần mà đồng bằng đã chắt chiu từ mấy trăm năm tuổi.
Quê tôi bây giờ ai cũng nhớ mùa nước nổi. Nỗi nhớ cứ day dứt và quay quắt như nhớ người thân yêu đã lâu rồi chưa gặp mặt.
Trương Chí Hùng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Nhớ thương con nước">Nhớ thương con nước
-
Nỗi lo tết giữa hai nhà
-
Khi gặp nhau tại sự kiện diễn ra trên đường đua, người đứng đầu tập đoàn ôtô Hàn Quốc đã nhắc đến khả năng hợp tác với Toyota trong lĩnh vực di động sử dụng nhiên liệu hydro. Ông Chung Eui-sun cho biết "hai bên đang thảo luận về hydro và cố gắng hợp tác tốt với nhau". Phát biểu được đưa ra ngày 24/11 trong cuộc gặp với báo chí tại giải World Rally Championship (WRC) 2024 tại Sân vận động Toyota ở tỉnh Aichi, Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên ông Chung công khai nói về khả năng hợp tác với Toyota trong lĩnh vực hydro.
Toyota và Hyundai có thể hợp tác làm ôtô chạy hydro
-
Siêu máy tính dự đoán Benfica vs Barcelona, 3h00 ngày 22/1
-
Trong nhiều năm qua, chương trình "dựng lớp, xây trường" của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) đã mang lại giá trị cho học sinh vùng núi cao, nơi điều kiện học tập còn thiếu thốn. Hoạt động đem đến không gian học tập an toàn cho học sinh dân tộc thiểu số, hỗ trợ các gia đình khó khăn và chính quyền địa phương cải thiện hạ tầng giáo dục. Đồng hành ngành giáo dục địa phương, Agribank đã quyên góp 4 tỷ đồng từ cán bộ và người lao động để sửa chữa và xây mới các phòng học cùng công trình phụ trợ tại các điểm trường trên vào đầu tháng 11. Nhà băng mong muốn hoàn thiện cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.
Agribank trao tặng thêm 4 tỷ đồng cho các điểm trường khó khăn tại Yên Bái để phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân miền núi. Ngân hàng tiếp tục mục tiêu vun trồng mầm non tương lai của đất nước bằng cách đồng hành cùng ngành giáo dục.
Agribank 'tiếp sức tới trường' học sinh vùng cao