Tam giác giáo dục
Lâu nay, chúng ta đều đã biết rằng: Ba yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội đóng vai trò quyết định cả quá trình hình thành và giáo dục suốt cuộc đời của mỗi con người. Ba yếu tố này tạo thành ba cạnh của một tam giác, tạm gọi là tam giác giáo dục.
Đối diện với mỗi cạnh của tam giác là một đỉnh. Tại mỗi một thời điểm cụ thể trong cuộc đời con người, ảnh hưởng của ba yếu tố này đến việc hình thành con người là khác nhau, tam giác này không bao giờ đều, tức là ba cạnh không bằng nhau.
Gia đình - canh đầu tiên của tam giác giáo dục. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Khi còn nhỏ ở nhà chưa đi học, gia đình có ảnh hưởng nhiều nhất, nên khi đó cạnh gia đình dài nhất.
Đến khi đi học thì nhà trường có ảnh hưởng tăng dần lên, cạnh nhà trường dài dần ra, và khi đi làm thì cả hai nhường để tăng dần ảnh hưởng của xã hội, cạnh xã hội dài dần ra.
Và nếu lấy trung bình theo thời gian cả cuộc đời con người bình thườngthì, để cho đơn giản và cho đẹp, ta có thể xem tam giác giáo dục đó là tam giác đều, không thể xem nhẹ vai trò và trách nhiệm của một yếu tố nào, một cạnh nào.
Trong những trường hợp đặc biệt, đối với những con người đặc biệt, tam giác này không đều.
Gần đây khi thấy một số ít học sinh, sinh viên có hành vi chưa đẹp, có biểu hiện sa sút về tư cách, đạo đức, nhiều người trong xã hội và một số ông bố bà mẹ, đổ hết lỗi cho nhà trường, mà không chú ý đến ảnh hưởng, vai trò và trách nhiệm của chính mình, của gia đình và xã hội trong việc này.
Tức là họ đã vô tình hoặc hữu ý quên đi vai trò và trách nhiệm của hai cạnh kia của tam giác giáo dục đều, đó là gia đình và xã hội. Như thế đã công bằng và khách quan chưa?
Chỉ đổ lỗi cho nhà trường thì không đúng. Đổ lỗi cho giáo dục thì không sai, nhưng giáo dục ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng, vì trong suốt cuộc đời, một con người được giáo dục và chịu ảnh hưởng đều nhau từ ba phía, từ ba đỉnh của tam giác giáo dục đều, đó là gia đình, nhà trường và xã hội.
Tự học rất quan trọng
Các khái niệm "tự học" (self-learning)và "học suốt đời" (lifelong learning) cũng đã được UNESCO đưa ra và cần phải được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa đầy đủ của nó, tức là không chỉ tiếp tục học kiến thức mà cả văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, ... trong suốt cuộc đời.
Chính yếu tố thứ tư, yếu tố về khả năng tự học, tự thẩm thấu, đã tạo điều kiện để cho ba yếu tố trước (học từ gia đình, nhà trường và xã hội) được phát huy tối đa, để tạo nên một con người hoàn chỉnh.Tự giáo dục còn quyết định và quan trọng hơn cả sự giáo dục nhận được từ gia đình, nhà trường và xã hội.
Con người ta hơn nhau nhờ khả năng tự học này. Sự phân biệt giữa hai đứa con trong cùng một gia đình (thậm chí giữa một cặp sinh đôi), giữa hai học sinh trong cùng một lớp học và giữa hai công dân trong cùng một cộng đồng, trước hết phụ thuộc vào khả năng, vào gien di truyền trên các cá thể đó, sau đấy phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tự học, tự thẩm thấu, tự điều chỉnh, tự thích nghi, tự hoàn thiện của chúng.
Trong thư viện tự học của ĐH F[T. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Trong thế giới thực vật cũng vậy: Hai cây con giống hệt nhau, được vun trồng trên cùng một mảnh đất, được chăm bón, tưới nước, đón nhận ánh sáng và hít thở oxy, thải carbonic như nhau, nhưng cây nào tự thẩm thấu, quang hợp và thực hiện quá trình trao đổi chất tốt hơn, thích nghi tốt hơn, thì cây đó lớn nhanh hơn, xanh tươi hơn, bền vững hơn và khả năng chống chọi với sâu bọ và bão gió cũng tốt hơn.
Tứ diện giáo dục
Chúng tôi cho rằng cần phải bổ sung thêm đỉnh thứ tư, đỉnh tự học, vào bức tranh/sơ đồ minh họa quá trình giáo dục con người.
Để dễ hình dung, ta xem đỉnh thứ tư, đỉnh tự học (tự thẩm thấu, tự hoàn thiện), cùng với ba đỉnh của tam giác đáy, gia đình, nhà trường và xã hội, tạo ra một tứ diện trong không gian ba chiều, như không gian ta đang sống, tạm gọi là tứ diện giáo dục, mô hình giáo dục đầy đủ tạo ra một con người hoàn chỉnh.
Thực ra tại mỗi thời điểm trong cuộc đời một con người và nhìn chung, tứ diện này không đều, nói nôm na tức là bốn mặt là bốn tam giác không bằng nhau. Nhưng nếu lấy trung bình theo thời gian cả đời của một con người bình thườngthì, lại để cho đơn giản và cho đẹp, ta có thể xem tứ diện giáo dục đó là tứ diện đều, nói nôm na là bốn mặt/tam giác là đều và bằng nhau. Ta không thể xem nhẹ một đỉnh nào, một cạnh nào, một mặt nào. Hình dáng, kích thước của tứ diện này thay đổi liên tục theo thời gian trong suốt cuộc đời một con người.
Tứ diện này được gắn với mỗi người để đặc trưng cho quá trình trưởng thành và năng lực của người đó.
Nếu khả năng tự học của họ càng tốt thì độ cao của đỉnh thứ tư trên tam giác đáy càng lớn. Với những người không bình thường, ví dụ với người rất kém cỏi, đỉnh thứ tư có thể nằm rất sát hoặc nằm ngay trên tam giác đáy, tức là họ không có khả năng tự học.
Còn đối với những thiên tài, với những người vĩ đại, tứ diện giáo dục không còn là đều nữa, thậm chí rất "kỳ dị", rất ”kỳ lạ”, đỉnh thứ tư của nó có thể tiến lên cao vô cùng.
Như vậy, nhiệm vụ và sứ mệnh quan trọng, cao cả nhất và cũng là khó khăn nhất của giáo dục và nhà giáo là "truyền cảm hứng" cho học trò, cho người học, làm sao biến được giáo dục thành tự giáo dục, học thành tự học.
Vì thế Anatole France đã nói: "Chín phần mười của giáo dục là động viên khích lệ"và William A. Warrd: "Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh hoạ, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng".
Già vẫn chưa khôn, vẫn cần phải học hỏi
Trước khi kết thúc, tôi xin kể lại một câu chuyện ngắn mà khiến tôi cứ suy nghĩ mãi.
Khoảng năm năm trước, khi đang chuẩn bị từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) bay ra Hà Nội, tôi đã quan sát một hiện tượng như sau:
Một người nước ngoài đang cùng tôi đi ra phía cầu thang để lên máy bay. Anh ta kéo một chiếc vali cabin và đi trước tôi chừng 10 m. Đột nhiên, tôi thấy anh ta trượt chân, lảo đảo và suýt ngã đập đầu xuống sàn nhà. Khi đó, anh ta rất bực bội, miệng làu bàu.
Tiến gần lên xem việc gì đã xảy ra, tôi nhìn thấy một vũng nước trơn chỗ anh ta suýt ngã. Thì ra trên đầu có một chiếc máy điều hòa bị hỏng, nhỏ nước xuống nền.
Biết rằng lỗi là của sân bay mình, tôi lịch sự xin lỗi vị khách người nước ngoài. Anh ta cười tươi trở lại và nói với tôi không có vấn đề gì. Trong lúc tôi đang tiến lại gần một nhân viên nhà ga để yêu cầu sửa lại cái máy điều hòa thì anh ta đã tìm được một chiếc ghế ở gần đó đặt vào chỗ có vũng nước trơn để báo hiệu cho những hành khách đi ngay phía sau tránh ra khỏi bị ngã.
Như vậy việc làm của vị khách nước ngoài nhanh nhẹn hơn, hay hơn, nhân văn hơn của tôi. Cái ghế chướng ngại vật vừa tránh cho người đi ngay phía sau khỏi bị trượt ngã có thể dẫn đến vỡ đầu, gẫy tay, vừa nhắc nhà ga phải nhanh chóng khắc phục. Trong khi tôi mới chỉ làm được một việc là "chuyển giao nhiệm vụ" cho nhân viên nhà ga, còn rất có thể mấy giây hoặc mấy phút sau đó có người bị ngã đau, trong lúc chưa có ai đến sửa lại máy điều hòa.
Thế đấy, đến già vẫn chưa thật khôn, vẫn còn học hỏi được thêm kỹ năng sống, kỹ năng mềm! Văn hóa thật sâu thẳm và bao la đến vậy!
Kết luận: Gia đình + Nhà trường + Xã hội + TỰ HỌC = CON NGƯỜI.
Mục đích là để khuyến khích người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín, có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học, có đủ sức khỏe, tự nguyện thực hiện nhiệm vụ, tham gia Hội đồng trường để được bầu làm Chủ tịch Hội đồng trường nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của Hội đồng trường. Cơ chế bầu chủ tịch Hội đồng trường phải đảm bảo sự khách quan, cạnh tranh, minh bạch, tìm đúng người tài đức trên cơ sở ứng viên trình bày chương trình hành động và đối thoại trước hội ngị cán bộ chủ chốt mở rộng toàn trường. Giao Bộ trưởng Bộ GD-ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi ban hành quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng trường với 3 trường trên.
Người lao động nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM và có xác nhận của các trường này thì không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Trong Nghị quyết, Chính phủ giao Bộ GD-ĐT xây dựng phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đảm bảo chi tiết, chặt chẽ, không để phát sinh tiêu cực, gian lận thi cử. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở địa phương, cơ sở. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động có các giải pháp tổ chức kỳ thi an toàn tuyệt đối, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về tính nghiêm túc, trung thực, công bằng của kỳ thi. |
Ngân Anh
Dự khai giảng sáng nay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng SV cần phải có kỹ năng để không bị robot thay thế như sáng tạo, hợp tác, phản biện.
" alt=""/>Ba trường đại học được thí điểm mở rộng quyền tự chủTỉ lệ chọi các trường tại Đà Nẵng
Trước đó, kỳ thi vào lớp 10 ở Đà Nẵng đã diễn ra trong 2 ngày 2/6 và 3/6. Năm nay, các thí sinh thi phải thi 3 môn là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ; trong đó môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận trong 120 phút, môn Ngoại ngữ thi theo hình thức tự luận kết hợp trắc nghiệm trong 90 phút.
Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu trong đề thi, điểm bài thi cho theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10, điểm làm tròn đến 0,25; môn Toán và môn Ngữ văn tính hệ số 2, môn Ngoại ngữ tính hệ số 1.
Thí sinh có thể chờ xem điểm chuẩn TẠI ĐÂY.
Thúy Nga
- Từ hôm nay (10/6), các thí sinh thi vào lớp 10 năm 2019 tại Hà Tĩnh đã có thể tra cứu điểm thi trên Cổng Thông tin điện tử Sở GD-ĐT Hà Tĩnh.
" alt=""/>Lịch dự kiến công bố điểm thi vào lớp 10 tại Đà Nẵng