nhacso.jpg)
Camera 'Con ruồi'
nhacso.jpg)


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Nottingham vs Man City, 22h30 ngày 27/4: Sức mạnh The Citizens -
Chùa Mục Đồng nằm ở thôn Yên Xá, xã Phan Đình Phùng (Mỹ Hào, Hưng Yên). Ông Vũ Văn Dương - trưởng thôn Yên Xá cho biết, chùa Mục Đồng cổ xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Thời kỳ Pháp thuộc, chùa bị tàn phá nặng nề, không còn dấu tích. Sau này bà con dân làng dựng lên ngôi chùa mới trên nền đất cũ của ngôi chùa cổ. Người phụ nữ giang hồ biến mất bí ẩn sau 1 tháng sinh con ở chùa Mục Đồng‘Từ xa xưa ngôi chùa có sự linh thiêng, nhiều người về đây cầu con nên người dân đặt tên là Mục Đồng hay còn gọi là chùa Cầu Con. Năm 2017, Đại đức Thích Nguyên Bình được địa phương mời về trụ trì. Ngôi chùa đang được xây dựng mới’, ông Dương nói.
Vẫn lời ông Dương, sư trụ trì còn khởi công xây dựng thêm khu nhà bảo trợ cho mẹ đơn thân, mang thai ngoài ý muốn, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa và nghĩa trang thai nhi. Để thực hiện công trình này, địa phương đã tạo điều kiện, cho chùa khu đất rộng gần 4 nghìn m2.
Chùa Mục Đồng đang xây dựng dang dở Những mảnh đời côi cút
Tiết trời oi ả, nắng như đổ lửa nhưng Đại đức Thích Nguyên Bình vẫn cần mẫn cuốc từng nhát đất, cùng anh em thợ xây, san lại con đường dẫn vào chùa. Tâm nguyện xây dựng trung tâm bảo trợ của sư thầy đã ấp ủ từ lâu nhưng đến giờ mới có cơ hội thực hiện.
‘Nhân duyên đầu tiên khiến tôi muốn xây dựng trung tâm bảo trợ bắt đầu từ năm 2006 khi có cháu bé bị bỏ rơi, tôi đứng ra nhận nuôi dưỡng. Từ đó người này truyền người kia, hễ có hoàn cảnh nào bị bỏ rơi là phật tử đưa về chùa’, sư thầy trụ trì nói.
Sư thầy Nguyên Bình cưu mang những đứa trẻ bị bỏ rơi Sư thầy Nguyên Bình cho biết, hiện chùa có 23 trẻ. Trong đó có 3 cháu khuyết tật. Đáng thương nhất là bé trai 4 tuổi rưỡi. Cháu là trẻ mồ côi, được cặp vợ chồng ở Hải Phòng nhận nuôi. Tuy nhiên, sự chăm sóc của bố mẹ nuôi không đầy đủ. Năm 2 tuổi, cháu ốm rồi mắc bệnh bại não.
Việc chăm sóc đứa trẻ khuyết tật vất vả, vợ chồng này nảy sinh cãi vã. Cuối cùng họ đưa đứa con nuôi lên chùa. Vô hình chung, đứa trẻ bị bỏ rơi lần thứ hai. Sư thầy đang cho cháu về bệnh viện ở Hải Phòng điều trị vật lý trị liệu.
‘Đây chính là lý do khiến tôi không muốn cho các cháu đi làm con nuôi, dù rất nhiều người gọi đến đặt vấn đề. Có lúc, hàng trăm cuộc gọi xin con, tôi từ chối không hết, đành phải tắt máy để tránh bị làm phiền. Nhỡ may đứa trẻ vào gia đình không tốt, lại làm khổ cháu', vị sư trụ trì bộc bạch.
Được biết, ngoài chùa Mục Đồng, sư thầy Nguyên Bình còn trụ trì chùa Thiên Hương (Dương Quang, Mỹ Hào, Hưng Yên). Thời điểm này, tất cả các trường hợp cần cưu mang, sư thầy đều đưa về chùa Thiên Hương ở, chùa Mục Đồng hoàn thiện cơ sở vật chất, sẽ chuyển mọi người về đây, vì khu nhà ở chùa Thiên Hương đã xuống cấp.
‘Vài ngày nay, tôi ốm sốt. Mấy đứa nhỏ đi học về là chạy vào hỏi thăm. Hỏi ‘thầy ơi bao giờ thầy khỏi’. Nghe xong, tôi cảm thấy ấm lòng, như có nguồn động lực, động viên bản thân phải cố gắng thật nhiều, để che chở cho chúng’, sư thầy tâm sự.
Khu bảo trợ, nuôi dưỡng trẻ em và phụ nữ mang thai đang được gấp rút hoàn thiện Sư thầy chia sẻ thêm, những đứa trẻ ở đây đều chung số phận côi cút giữa cuộc đời. Cách chúng đến với chùa cũng đặc biệt, như trường hợp đứa trẻ bị mẹ ruột bỏ ở chùa cách đây 2 năm.
Một ngày cuối tháng 10/2017, sau bữa cơm tối, nhóm sinh viên tình nguyện cùng nhau lên khu nhà mẫu (chùa Thiên Hương) quét dọn thì phát hiện một bé sơ sinh khoảng 2 ngày tuổi đang khóc ngằn ngặt liền báo cho sư thầy Thích Nguyên Bình lên xem. Khi thầy bế lên thì cháu bé nín ngay. Mẹ đứa bé chỉ để lại tờ giấy vỏn vẹn dòng chữ: ‘Con không nuôi được con, nay gửi nhà chùa nuôi con cho con, cháu sinh 13h ngày 18/10, con đội ơn Thầy ạ".
Người phụ nữ giang hồ tìm đến chùa nhờ giúp đỡ sinh nở
Sư thầy Thích Nguyên Bình cho hay, chùa còn một cháu bị sứt môi và một cháu mắc đa di tật.
Giọng chậm rãi, vị sư trụ trì kể, bé mắc đa dị tật có hoàn cảnh bất hạnh. Mẹ cháu khoảng 40 tuổi (Yên Bái), người thân không còn ai. Chị lấy chồng và sinh liên tiếp 3 người con, người chồng phải vào tù vì buôn ma túy.
Sư thầy quây quần bên những đứa trẻ mình nuôi trong chùa. Ảnh NVCC Thời điểm đến chùa, chị đang mang thai đứa con thứ 4. Hoàn cảnh gia đình phức tạp, tất nhiên cuộc sống của người phụ nữ này không thuần túy như bao người khác.
‘Tôi vẫn nhớ ngày đến, chị đi cùng một người phụ nữ khác. Theo giới thiệu, chị phải nhờ người đó dẫn mối, tìm địa điểm nương thân, với điều kiện chị phải trả công 10 triệu', sư thầy nói tiếp.
Thương đứa trẻ chưa chào đời, vị sư trụ trì vay mượn số tiền đó đưa cho người phụ nữ kia. Ở chùa vài tháng, người phụ nữ sinh con, không may bàn tay đứa trẻ có 6 ngón, hở vòm họng. Mỗi lần cho cháu ăn vô cùng vất vả, cháu thường xuyên bị sặc sữa, tiếng thở rít lên từng hồi, thể trạng còi cọc.
Đứa trẻ đầy tháng, người mẹ lấy lý do về thăm nhà, hẹn chị gái đón ở ngoài đường quốc lộ. Sư thầy bố trí người trong chùa đưa chị ra điểm hẹn. Không ngờ, người nhà chùa phát hiện một nhóm dân xã hội đang đợi chị, trong đó, có cả người phụ nữ từng đưa chị đến chùa trước đây.
Sư thầy Nguyên Bình biết tin, gọi điện cho chị hỏi rõ sự tình. Người mẹ hứa sẽ quay về đón con nhưng vài tuần sau chị bất ngờ thông báo, không có khả năng mang con đi, nhờ nhà chùa phát tâm từ bi, nuôi hộ. Từ đó, mẹ đứa trẻ biến mất cùng nhóm người kia, không liên hệ lại nữa.
Để chăm sóc đứa trẻ 24/24h, sư thầy thuê một người giúp việc, chờ đứa trẻ đủ 9 tháng tuổi sẽ đưa đi mổ dị tật ở bệnh viện Nhi Trung Ương.
Đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi do mắc đa dị tật Anh Bùi Văn Ninh - phật tử ở tại chùa, giúp thầy quản lý công việc chăm sóc các phụ nữ mang bầu tiết lộ, có trường hợp lợi dụng lòng tốt của sư thầy, tìm cách lừa đảo về tiền bạc.
‘Một số cô gái có số điện thoại của thầy, nhắn tin cầu cứu, kêu thầy gửi tiền làm lộ phí đi đường. Lần đầu, thầy gửi nhưng chờ mãi không thấy họ ra chùa. Hoàn cảnh thầy khó khăn, cáng đáng bao nhiêu con người mà vẫn bị người ta lừa’, anh Ninh bức xúc nói.
Rơi nước mắt chuyện cô gái trẻ mang bầu, nương nhờ ngôi chùa ở Hưng Yên
Hai cuộc tình đều để lại cho cô gái trẻ Hồ Thị L nước mắt và đau khổ. Cô làm mẹ đơn thân trong sự ghẻ lạnh của người thân. Lần thứ 2 mang thai, L đến chùa Mục Đồng cầu cứu, xin nương náu chờ ngày sinh nở.
"> -
Landmark 81 SkyView sẽ khai trương và đón khách tham quan từ 13h ngày 28/4 tại 3 tầng cao nhất 79, 80, 81 của tòa tháp và sẽ trở thành Đài Quan Sát cao nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á khi chính thức đi vào hoạt động. Ngoài việc ngắm nhìn toàn cảnh thành phố trên cao, khách tham quan còn có cơ hội tham gia nhiều trải nghiệm hấp dẫn chỉ có ở nước ngoài như: trải nghiệm mạo hiểm tại không gian mở SkyTouch nơi khách hàng có thể vươn tay chạm tới bầu trời, các trò chơi thực tế ảo đem đến cảm giác nhảy dù từ độ cao 461,2m... Hình ảnh ‘độc nhất vô nhị’ về Sài Gòn từ độ cao 383mKhông gian bên trong hứa hẹn có nhiều góc nghệ thuật và long lanh dành cho các bạn trẻ thích chụp ảnh Hé lộ view tuyệt đẹp vào tất cả các thời điểm trong ngày, dù là bình minh hay hoàng hôn. Lần đâu tiên, bạn sẽ có thể ngắm nhìn những địa danh nổi tiếng của Sài Gòn như: Sông Sài Gòn, Bến Nhà Rồng... từ một góc nhìn hoàn toàn khác biệt. Đặc biệt nơi đây còn có khu vực không gian mở SkyTouch thử thách những người có “thần kinh thép” nhưng cũng đồng thời mang lại cảm giác chưa từng có như được bay giữa không trung. Và chắc chắn, đây sẽ trở thành địa điểm sống ảo triệu like của các bạn trẻ. Đài Quan Sát là nơi gần nhất với bầu trời, mang lại cảm giác bay trên những đám mây Những công tác chuẩn bị cuối cùng đang được gấp rút tiến hành chờ ngày mở cửa đón khách. Landmark 81 hiện đang là toà nhà cao nhất Đông Nam Á, được lấy cảm hứng từ hình ảnh bó tre với dáng vẻ vươn lên mãnh liệt, vừa truyền thống nhưng vẫn hiện đại, trở thành biểu tượng mới nằm bên bờ sông Sài Gòn thơ mộng.
Từ khi chính thức đi vào hoạt động thì nơi đây đã trở thành điểm hẹn tham quan, ăn uống, mua sắm và check-in số 1 của giới trẻ và du khách khi đến với TP. HCM.
Rất nhiều góc sống ảo thần thánh được các bạn trẻ phát hiện ở đây Chỉ còn vài ngày nữa thì Đài quan sát Landmark 81 sẽ đi vào hoạt động và hứa hẹn sẽ là địa điểm cực hấp dẫn thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Người Việt Nam sẽ có thêm một “điểm đến” để giới thiệu cho bạn bè toàn thế giới.
Minh Tuấn
"> -
Con gửi ngàn lời yêu thương tới bố. Cảm ơn cuộc đời đã cho con một người bố đáng kính! Bố là niềm tự hào, là mẫu người đàn ông của con đặt ra khi biết đến cuộc sống gia đình. Con yêu bố nhiều lắm. Bố hãy sống vui sống khỏe, cùng tận hưởng niềm hạnh phúc bên con cháu và cuộc sống thời 4.0 bố nhé. Ngày của Cha: Nhật ký trào nước mắt của người con 30 năm xa xứ gửi chaSau 30 năm xa xứ, lần đầu tiên được gội đầu kỳ lưng cho bố, con thật sự thấy có lỗi. Cuộc sống của con bây giờ mới tạm gọi là bình yên thì tay bố đã run, mắt đã mờ dần và tai cũng khó nghe, tính lẩm cẩm bắt đầu theo bám bố mất rồi.
Nhưng có lẽ sẽ là không muộn để nói ra điều này: 'Con may mắn và hạnh phúc hơn các bạn, vẫn còn cơ hội nói với bố và bố cũng phải hạnh phúc nhé vì bố vẫn còn cơ hội được nghe các con của bố nói lời yêu thương'...
Tác giả của bài viết - chị Lips Phạm đang sống và làm việc tại Hà Lan. Trong hình, chị Lips Phạm chụp cùng con trai. Ảnh NVCC Bạn nhớ gì về bố mình lúc còn nhỏ? Tôi nhớ cái ôm hôn cọ râu của bố vào má; nhớ ra ngõ đứng chờ bố đi làm về; nhớ được bố bế ngồi vào sau xe đạp dắt đi dắt lại; nhớ bố giữ tập cho đi trên chiếc xe đạp nam của bố, tôi luồn chân qua khung, có hôm bị xích cắn rách ống quần ...
Tôi nhớ lúc học lớp 4, khi đi học về, tôi kể cho bố nghe có cô bạn cùng lớp, nhà bạn quá nghèo, không đủ quần áo ấm mùa đông mặc, trời lạnh, thâm môi. Bố đã tự bỏ tiền lương ra mua cho bạn cái áo bông xanh ka ki Trung Quốc giống của tôi và bảo tôi cầm tới lớp cho bạn.
Tôi nhớ bố chở đi bị kẹp gót chân vào bánh xe, bung cả mảng thịt. Tôi nhớ và mong chờ từng ngày bố đi công tác nơi vùng sâu vùng xa. Khi trở về, bố sẽ cầm một nắm xôi hay mấy con cá suối nướng, con gà rừng chân đen hay chùm dâu da, giỏ lan rừng người dân cho tặng …
Tôi cũng nhớ cái bóng dáng gầy mảnh khảnh áo trắng của bố mỗi khi bố đạp xe bên kia sườn đồi về nhà, đi qua con đường đê, 2 bên là những rặng xoan tím....
Tôi cũng nhớ thật nhiều một tuổi thơ chưa bao giờ nghe thấy bố phàn nàn la mắng hay đánh đòn…
Bây giờ, bố đã bước sang tuổi 85, cái tuổi ‘gần đất xa trời’, không biết số lần gặp bố sẽ là bao nhiêu nữa.
Bố mẹ chị Lips Phạm. Ảnh NVCC Cuối năm 2018, sau một mùa mưa gió, cơn hen suyễn đã hành bố, tưởng bố không qua khỏi, tôi gọi điện về và báo tin đã mua vé về thăm bố trong ngày Tết cổ truyền.
Bố nghe xong, mừng rỡ. Ngày nào bố cũng hỏi mẹ rằng, tôi sắp về chưa, còn mấy ngày nữa là Tết? Nghe đâu liều thuốc tinh thần này có hiệu lực nên sức khỏe bố khá hơn nhiều.
Tết về, tôi chụp cho bố vài tấm hình và khen bố trẻ đẹp hơn thanh niên chứ không giống ông cụ 85. Bố cười xòa. Được thể, bố kể lại cho tôi nghe về những ngày còn trẻ.
Ông bà nội ngày xưa đói, bệnh tật mất sớm. Để có tiền ăn, bố và các anh chị lúc đi làm thuê cho mấy nhà địa chủ, lúc đi làm hàng xay xát mướn để có chút cám mang về nấu cháo ăn cùng củ chuối qua ngày.
Năm 17 tuổi, bố khai thêm tuổi để xin nhập ngũ ra chiến trường, vào đội quân yểm trợ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Con đường ra chiến trận, bố bảo, đường khó đi. Đoàn quân phải đi qua các ngọn núi, rừng hiểm trở, mưa vắt ra bám đầy chân, rừng núi còn có chim sáo, voi, báo, khỉ...
Nhìn bố tóc bạc trắng, da đầy đồi mồi nhưng khi kể về những năm tháng xưa, bố hào hứng, nói to lắm. Mẹ tôi đang nấu cơm trong bếp còn phải nói vọng ra, ‘Ông nói cười gì to thế? Nói nhỏ thôi không lại phải thở oxy giờ’ ... Bố cười khà khà, chảy cả nước mắt.
Chị Lips Phạm (áo đen ngoài cùng bên trái) chụp cùng bố và gia đình trong dịp mừng thọ bố tuổi 85 Tết Nguyên đán 2019 vừa qua. Ảnh: NVCC Bố kể, sau 6 năm trong quân đội bố vẫn tập luyện và cùng giúp người dân ở Điện Biên ổn định lại cuộc sống sau chiến tranh. Tới năm 1960 bố chuyển ngành sang làm một anh thủ kho, bán hàng, luôn đi xã, vùng sâu vùng xa. Và rồi, công ty thương nghiệp (ở Điện Biên - nv) được thành lập, bố được ủy nhiệm lên phó, lên trưởng phòng, rồi lên chủ nhiệm.
Hơn 30 năm trên các nẻo đường vào dân bản đều có dấu chân bố. Nghỉ hưu, bố mới tạm biệt Điện Biên, trở về nơi sinh ra cùng họ hàng - tỉnh Hải Dương. Tròn 30 năm sau bố trở lại nơi trọn một thời tuổi trẻ.
Gặp lại những người dân cũ và con cháu họ. Mọi người và bố vẫn nhận, nhớ nhau như in. Thấy nhau họ chạy ùa ra ôm, cười, khóc. Nắm tay nhau thật chặt, khoác vai nhau vào nhà… Bố vui lắm, hạnh phúc lắm.
Điểm đến đầu tiên, bố đến nghĩa trang liệt sỹ thắp nén hương cho các đồng đội cũ. ‘Các anh ấy không có cơ hội trở về nơi chôn rau cắt rốn như bố con à’. Thương lắm. Rồi bố đi thăm lại các đồng nghiệp cũ, dân bản cũ. Nhưng hầu hết tuổi cùng lứa, đàn ông đã đi gần hết, chỉ còn lại các bà.
Nhưng sau đó, bố lại ngậm ngùi. Bố bảo, dân bản còn nhiều hộ nghèo lắm con à... Bố có chút tiền gọi là đồng quà tấm bánh vào gặp hộ nghèo thì tặng luôn.
Con biết bố có tiền lương hưu dư và thỉnh thoảng có quà bằng tiền của con cháu biếu không tiêu tới nên bố muốn được làm điều ý nghĩa.
Chúng con biết rồi, khi trở về quê, bố vẫn làm công tác xã hội và từ thiện mà. Bố cũng luôn động viên con cháu, những đứa thành đạt giúp gia tổ họ hàng, làng xóm và xã hội ...
‘Bố kể, con à, Điện Biên giờ thay đổi nhiều. Cũng có nhiều các con cháu của bạn bố thành đạt. Họ cũng làm được nhiều điều tốt đẹp cho xã hội.
Nhân tiện bố lên, các anh chị đã tổ chức họp mặt cho những cựu cán bộ xưa. Gặp được nhiều người, bố vui mừng và xúc động lắm. Cảm ơn các anh chị ý. Món quà thật ý nghĩa cho lần cuối tạm biệt mảnh đất lịch sử yêu dấu này’...
Bố chị Lips Phạm trong chuyến thăm và tặng quà cho người dân nghèo ở Điện Biên. Ảnh: NVCC Hôm nay khi thấy đứa cháu ngoại của bố (con của con) đang tự tay làm quà cho Ngày của Cha 16/6, con chạnh lòng ra vườn ngồi một mình và nhớ tới bố thật nhiều. Nhớ cái ôm tay nắm chặt đi từng bước ra cổng tiễn con ngày con trở lại xứ sở hoa tulips Hà Lan. Tiếng gió nhẹ, tiếng lá xào xạc như lời thì thầm của bố bên tai còn đây: 'Con đi nhé, nhớ giữ gìn sức khoẻ và dạy các cháu tiếng Việt, gọi điện nói chuyện với ông nha con'.
Con cảm ơn những việc làm và lời tâm sự của của bố. Con ngưỡng mộ và học được ở bố rất nhiều điều hay trong cuộc sống. Và giờ đây bố cũng đang rất tự hào và hạnh phúc về con gái của bố phải không bố?
Con cảm ơn bố với những lá thư viết tay dài 4,5 tờ giấy phê-đúp hàng tuần, hàng tháng xưa, thời con mới xa quê hương, chính nó đã cho cho con một ý chí vững vàng. Tiếp sức cho con những khi con mỏi mệt ở xứ người.
Con luôn nhớ lời bố dặn, chỉ có chăm chỉ, thật chăm chỉ, lắng nghe, học hỏi, áp dụng và nắm bắt cơ hội, sống tiết kiệm, vị tha, cuộc đời mới mang lại cho ta những điều tốt đẹp.
Giờ con đã bằng lòng với cuộc sống hiện tại, con có một gia đình hạnh phúc và những đứa con ngoan. Bố yên tâm nhé, bố ơi!
Những lời chúc Ngày của Cha hay và ý nghĩa nhất
Father’s Day (Ngày của Cha) rơi vào ngày Chủ nhật thứ 3 trong tháng Sáu hàng năm. Vào ngày này, bạn có thể gửi đến cha những lời chúc bày tỏ tình yêu thương, kính trọng.
">