Sony-Vaio-P.jpg
Sony Vaio P sẽ có mặt tại VCW 2009

Với thông điệp ấn tượng “I am Pro” từ Sony, nhà cung cấp thiết bị điện tử chuyên dùng sẽ tạo ra một không gian công nghệ cao tại triển lãm như bộ sản phẩm điện tử kỹ thuật số như máy tính Sony Vaio, máy quay phim, máy ảnh, màn hình LCD, máy nghe nhạc MP3 mang đậm phong cách thời trang. Sony cũng nhận định rằng bộ “siêu phẩm” mà công ty này mang đến triển lãm năm nay là TV LCD ZX1 với độ dày 9,9 mm tương đương kích thước một bức tranh treo tường. Dòng máy tính nổi tiếng Sony Vaio “chào sân” bằng sản phẩm VaioP VGN-P23G được đánh giá là kỳ quan của các dòng notebook năm nay. Một số chủng loại máy quay phim HD của Sony xuất hiện với dung lượng ổ cứng lên đến 240 GB và một số loại máy ảnh Compact hiệu năng cao cũng xuất hiện trong đợt triển lãm này.

" />

HP, Canon, Sony đem gì đến VCW 2009?

Giải trí 2025-04-24 12:21:54 56
Sony-Vaio-P.jpg
Sony Vaio P sẽ có mặt tại VCW 2009

Với thông điệp ấn tượng “I am Pro” từ Sony,đemgìđếtỷ số tây ban nha nhà cung cấp thiết bị điện tử chuyên dùng sẽ tạo ra một không gian công nghệ cao tại triển lãm như bộ sản phẩm điện tử kỹ thuật số như máy tính Sony Vaio, máy quay phim, máy ảnh, màn hình LCD, máy nghe nhạc MP3 mang đậm phong cách thời trang. Sony cũng nhận định rằng bộ “siêu phẩm” mà công ty này mang đến triển lãm năm nay là TV LCD ZX1 với độ dày 9,9 mm tương đương kích thước một bức tranh treo tường. Dòng máy tính nổi tiếng Sony Vaio “chào sân” bằng sản phẩm VaioP VGN-P23G được đánh giá là kỳ quan của các dòng notebook năm nay. Một số chủng loại máy quay phim HD của Sony xuất hiện với dung lượng ổ cứng lên đến 240 GB và một số loại máy ảnh Compact hiệu năng cao cũng xuất hiện trong đợt triển lãm này.

本文地址:http://jp.tour-time.com/html/59d799934.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo AC Milan vs Atalanta, 1h45 ngày 21/4: Đế chế lụi tàn

Nghĩa trang "Đường về cõi tịnh"

Là giám đốc một công ty xăng dầu với nhiều điểm kinh doanh trải khắp tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Nguyễn Xuân Hiệp (SN 1979, trú phường An Đông, TP Huế) vẫn luôn cho rằng, cuộc đời của mình chưa bao giờ là “đủ”.

Tiếp xúc nhiều với anh, chúng tôi mới hiểu hết được “sự thiếu thốn” của con người này.

{keywords}
Khuôn viên nghĩa trang thai nhi “Đường về cõi tịnh”.

Nguyễn Xuân Hiệp không phải là cái tên xa lạ với người dân xứ Huế. Hiệp “Bồ Tát” là biệt danh trân trọng của họ khi nói về anh, người đã sử dụng mạng xã hội để kêu gọi hàng tỷ đồng mỗi năm, giúp người nghèo mua quan tài, lo chi phí mai táng.

“Làm thiện nguyện là phát tâm để giúp đỡ những hoàn cảnh khốn khó. Nó có thể là hành động để nâng đỡ những người còn sống nhưng cũng là tấm lòng để tưởng nhớ những người đã khuất.

Làm tốt điều này, tôi mới cho đó là “đủ”. Chỉ thiếu một trong hai thôi cũng khiến con người mình có cảm giác thiếu thốn”, anh Hiệp tâm sự.

{keywords}
Nghĩa trang "Đường về cõi tịnh" được xây dựng từ tâm nguyện của anh Hiệp.

Anh Hiệp kể, khoảng 3 năm về trước, anh và nhóm thiện nguyện “Những tấm lòng hảo tâm Facebook” được biết nhiều trường hợp thai nhi với nhiều lý do khác nhau, khi chưa kịp chào đời đã mất và không có nơi chôn cất đàng hoàng.

Những hoàn cảnh này khiến anh Hiệp đau đáu trong lòng, anh quyết định phải xây dựng một “ngôi nhà chung” cho các bào thai bất hạnh.

“Tôi đem tâm nguyện của mình bàn với gia đình và các bạn trong nhóm thiện nguyện, ai cũng đồng lòng, ủng hộ”, anh Hiệp chia sẻ.

{keywords}
Mỗi tháng 2 lần, anh Hiệp và các nhà hảo tâm lại lên nghĩa trang thắp hương.

Để biến tâm nguyện thành hiện thực, anh bỏ hơn 100 triệu đồng, cùng với sự góp sức của các nhà hảo tâm, nhóm thiện nguyện do anh Hiệp khởi xướng mua mảnh đất rộng hơn 300m2 trên đường Võ Văn Kiệt (phường An Tây, TP Huế) và bắt tay vào xây dựng nghĩa trang thai nhi.

Giữa năm 2018, sau nhiều tháng xây dựng, nghĩa trang “Đường về cõi tịnh” được hoàn thành, đưa vào sử dụng với tổng kính phí hơn 700 triệu đồng.

Góc khuất nhói lòng

Mới đưa vào sử dụng gần 3 năm, nghĩa trang đã quy tập hơn 500 mộ phần của các thai nhi xấu số. Trong đó, hơn một nửa số thai nhi do chính tay anh Hiệp cùng những người bạn từ thiện trực tiếp chôn cất.

{keywords}
Khu nghĩa trang được chăm sóc chu đáo.

Khác với hình ảnh sôi nổi thường thấy của một vị giám đốc trẻ khi hoạt động thiện nguyện, nét mặt Hiệp “Bồ Tát” có chút trầm lắng khi thổ lộ về những hoạt động của anh và nhóm bạn tại nghĩa trang thai nhi.

Theo anh Hiệp, việc xây dựng nghĩa trang miễn phí để đón nhận hài nhi bất hạnh xuất phát từ tâm nguyện giúp cho các sinh linh có mái nhà chung ấm cúng, người thân của họ an tâm nhưng xen lẫn trong đó, anh cũng cảm thấy có những nỗi xót xa.

{keywords}

Mỗi lần tiếp nhận thai nhi tử vong, anh Hiệp cùng nhóm thiện nguyện tự mua đồ làm lễ an táng.

“Tôi đã từng chứng kiến hàng chục thai nhi bị lưu (tử vong trước khi chào đời - PV) được đưa đến nghĩa trang “Đường về cõi tịnh” để chôn cất. Những trường hợp có người thân đưa đến thì không nói, nhưng có nhiều trường hợp, họ để các cháu trước cổng nghĩa trang rồi bỏ đi, nhìn rất tội nghiệp. Khi phát hiện sự việc và tự tay chôn cất các cháu, chúng tôi cảm thấy rất đau xót”, anh Hiệp chia sẻ.

Theo thống kê của người đàn ông này, trong số hơn 500 mộ phần tại nghĩa trang, có khoảng 200 ngôi mộ là thân nhân của những người có hoàn cảnh nghèo hoặc một số phụ nữ trẻ, chưa có gia đình, gặp chuyện bất hạnh.

Mỗi lần tiếp nhận các thai nhi xấu số, anh Hiệp và nhóm bạn thiện nguyện tự bỏ tiền túi, mua dụng cụ và đồ lễ rồi tự an táng cho các cháu cẩn thận. Hàng tháng, vào dịp giữa và đầu tháng (âm lịch), anh Hiệp thường cùng các nhà hảo tâm khác tổ chức dọn dẹp, vệ sinh cũng như cúng bái theo tập tục địa phương cho các mộ phần.

Quang Thành

Vị doanh nhân của những cảnh đời ‘chết không có quan tài’

Vị doanh nhân của những cảnh đời ‘chết không có quan tài’

Mỗi lần nhận thông tin có người nghèo tử vong, anh Hiệp cùng nhóm bạn lại kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ tiền để mua quan tài và giúp họ lo chi phí mai táng.

">

Chuyện ở 'ngôi nhà' của hơn 500 sinh linh xấu số

Lời toà soạn: Tinder là mạng xã hội hẹn hò với nhiều mối tình xuyên quốc gia đơm hoa, kết trái. Tuy nhiên, cũng không ít người rơi vào tình cảnh bi đát khi tìm tình yêu qua đây. Nhiều đối tượng lừa đảo lợi dụng mạng xã hội này để tiếp cận, kết bạn với người dùng. Khi mối quan hệ trở nên khăng khít, các đối tượng dẫn dụ nạn nhân đến nhiều ứng dụng trò chuyện khác như Zalo, Line..., dụ dỗ họ đầu tư tiền ảo, ngoại hối… Vì tin lời trai đẹp, nhiều cô gái trẻ đã rơi vào tình cảnh tiền mất, tình tan.

“Nếu không nghĩ đến con, tôi đã tự sát”

Gặp nhau giữa đêm muộn, H.L.T. (39 tuổi, quê TP.Hải Phòng, nạn nhân của chiêu lừa đảo qua ứng dụng hẹn hò) cố lau hai hàng nước mắt lăn dài. T. “lôi” chúng tôi xa khỏi căn hộ cô đang sống để trò chuyện bởi sợ ai đó có thể nghe thấy câu chuyện đau lòng của mình.

L.T. kể, cô đã bị đối tượng có tên tài khoản Tinder là Jacky lừa đảo số tiền lên đến 6 tỷ đồng. Điều đáng nói, 6 tỷ đồng ấy là tiền nhiều năm cô tích góp để đảm bảo tương lai cho hai đứa con nhỏ.

“Khi thời gian trò chuyện đủ để tôi tin và yêu, đầu tháng 12/2020, Jacky rủ tôi đầu tư MMCoin. Cho đến cuối tháng 3 vừa qua, tôi như người mất hết lý trí, mỗi ngày thực hiện các giao dịch lên đến cả tỷ đồng. Đến khi phát hiện mình bị lừa, tôi đã gửi vào đó trên 6 tỷ đồng”, L.T. kể.

{keywords}
Đối tượng lừa đảo cố gắng thuyết phục, dụ dỗ, thậm chí hướng dẫn nạn nhân trộm tiền của cha mẹ mình để có tiền đầu tư.

Mất cả tiền lẫn tình, người mẹ đơn thân nhiều đêm trốn trong phòng khóc nức nở một mình. L.T. nói, cô nhiều lần muốn tự sát vì không dám đối mặt với sự thật đau lòng này.

Từ một người có công việc ổn định, thu nhập tốt, L.T. trở thành con nợ bởi liên tục vay nóng để có tiền đầu tư MMCoin. 

Chị nói: “Bố mẹ tôi phải thế chấp nhà để có tiền cho tôi vay, thậm chí, em gái tôi phải chứng minh thu nhập để có thể vay ngân hàng rồi lấy tiền ấy cho tôi đầu tư. Tôi cũng nhiều lần vay nóng với lãi suất 5%/ngày để có tiền nộp vào tài khoản với hy vọng sau đó có thể rút được số tiền mình đã đầu tư về”.

“Cuối cùng, tôi chỉ nhận về con số không. Tôi đau đớn nhận ra rằng mình bị lừa. Tôi không chỉ đánh mất số tiền tiết kiệm của mình mà còn khiến cha mẹ, em gái thành con nợ… Nhiều lần tôi không chấp nhận được sự thật ấy. Nếu không nghĩ đến con, tôi đã tự sát”, chị nói thêm.

Chung cảnh ngộ, nạn nhân có tên N.T.H.M. (37 tuổi, Hà Nội) cũng đang “cắn răng” chịu đựng nỗi đau “tiền mất, tình tan”. Chị M. không dám kể việc mình bị “trai đẹp” trên Tinder lừa cả tình lẫn tiền với gia đình.

Chị nói, cha mẹ chị đã cao tuổi, nếu biết sự thật này, ông bà sẽ chịu đựng không nổi. Thế nên, mỗi ngày, chị vẫn âm thầm chịu đựng nỗi uất hận giằng xé và bí mật tham gia các nhóm nạn nhân cùng cảnh ngộ để tìm cách đòi lại số tiền trị giá bằng cả căn hộ ở ngoại ô thành phố.

{keywords}
H.L.T. từng suy sụp đến đổ bệnh, phải nhập viện điều trị. (Ảnh nhân vật cung cấp).

Trong khi đó, H.T.T.A. (24 tuổi, ngụ Quận 3, TP.HCM) luôn trong tâm lý hoang mang khi bị kẻ lừa đảo đe dọa sẽ tung ảnh nóng của cô lên mạng xã hội. T.A. nói, nhiều cô gái được bạn trai ngoại quốc trên Tinder đòi hỏi trao đổi ảnh nóng qua lại.

T.A. cho biết, số ảnh nóng này bị các đối tượng lừa đảo lưu lại. Sau khi các nạn nhân phát hiện bị lừa, đòi rút tiền, ngưng đầu tư… sẽ bị kẻ lừa đảo đe dọa tung ảnh nóng lên mạng xã hội. Cô là một trong những người bị đe dọa như vậy khi trót tin lời, gửi ảnh khỏa thân cho “trai đẹp”.

Loay hoay trong hố sâu tuyệt vọng

Các nạn nhân của chiêu lừa đảo trên cho biết, hiện nay, các đối tượng lừa đảo đang có xu hướng chuyển sang tìm kiếm con mồi trên các mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Skype… Do đó, các nạn nhân đã thành lập các nhóm kín để trao đổi, chia sẻ câu chuyện của mình.

Tại đây, họ cùng nhau tìm cách đưa những kẻ lừa đảo ra ánh sáng, cảnh tỉnh các cô gái đang có nguy cơ trở thành nạn nhân tiếp theo của bẫy lừa nói trên. Ngoài ra, các  nạn nhân cũng đặt hy vọng mong manh lấy lại được số tiền bị lừa.

H.L.T. cho biết, cô và các thành viên trong nhóm của mình đã viết đơn, tập hợp các tài liệu, bằng chứng để gửi lên cơ quan chức năng trong, ngoài nước.

{keywords}
Các nạn nhân lập nhóm, kêu gọi làm đơn, thu thập tài liệu gửi đến cơ quan chức năng trong, ngoài nước để tố cáo các đối tượng lừa đảo.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM cho biết, nếu đối tượng phạm tội là người Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự vì Forex chưa được công nhận ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu các đối tượng này là người nước ngoài thì phụ thuộc nước họ có công nhận Forex hay chưa bởi một số quốc gia được phép giao dịch Forex như Hoa Kỳ, Anh, Italia, Síp, châu Úc, Canada, Nhật Bản, Malta, Indonesia, Thuỵ Sĩ, Đức và hầu hết các nước ở Trung Âu, Đông Âu,...

Trong khi đó, giao dịch ngoại hối bị cấm hoàn toàn ở các quốc gia sau: Bỉ, Bắc Triều Tiên, Malaysia, Pháp, các quốc gia có luật Sharia nghiêm ngặt như Pakistan,...). Theo luật sư Hậu, trong trường hợp, các đối tượng phạm tội hoạt động ở các quốc gia công nhận Forex  thì không có cơ quan nào đứng ra bảo vệ lợi ích nạn nhân được.

Luật sư Hậu phân tích: “Về ngoại hối, theo Khoản 1 Điều 28 và Khoản 1 Điều 36 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 chỉ có ngân hàng, các tổ chức tín dụng được phép mới có thể kinh doanh ngoại tệ và cung ứng các dịch vụ ngoại hối. Như vậy công dân không được phép tham gia mua bán (đầu tư) ngoại hối dưới bất kỳ hình thức nào”.

Trong khi đó, ngày 21/07/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã gửi Công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn phòng Chính phủ trả lời về vấn đề tiền ảo.

Công văn nêu rõ: “Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm”.

“Về hành vi giao dịch ngoại hối trái phép, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Người vi phạm tùy vào mức độ mà có thể sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc có thể bị xử phạt lên tới 250 triệu đồng”, luật sư Hậu nói thêm.

Qua đó, ông cũng khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, không để bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư vào các website, sàn giao dịch tài chính ảo. Bởi, hiện tại, Việt Nam chưa công nhận bất cứ loại hình tiền ảo và tiền mã hóa nào. Nhà đầu tư sẽ chịu rất nhiều rủi ro khi tham gia đầu tư vào các hoạt động đầu tư tiền ảo, sản phẩm ảo.

{keywords}
Luật sư Nguyễn Văn Hậu khuyến cáo, người dân không nên tham gia đầu tư vào sàn giao dịch tài chính ảo. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Cùng đưa ra quan điểm về vụ việc, luật sư Đinh Thị Quỳnh Như, Giám đốc công ty Luật TNHH MTV An Luật cho biết, thông tin báo chí thu thập được cho thấy, các đối tượng nói trên đã lợi dụng mạng xã hội Tinder để làm quen và tạo sự tin tưởng rồi yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của một người Việt Nam để đầu tư Forex.

Luật sư Như cho biết: “Tùy thuộc vào hành vi và mục đích của các đối tượng, cơ quan chức năng sẽ xác định hành vi phạm tội của họ. Có thể sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau: Người chuyển tiền biết việc chuyển khoản này để nhằm mục đích đầu tư Forex (đầu tư trên thị trường ngoại hối)”.

“Hai là người chuyển tiền đã chuyển tiền theo yêu cầu của các đối tượng lừa đảo dựa trên những chiêu trò, cung cấp thông tin giả tạo nhằm lừa dối người dùng chuyển tiền và sau đó chiếm đoạt số tiền này. Đối với trường hợp thứ hai, hành vi trên đã có dấu hiệu cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 – Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)”, nữ luật sư thông tin thêm.

Luật sư Quỳnh Như cũng cho rằng, người bị lừa đảo có thể tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án...

Ngoài ra, hiện nay tại TP. HCM, Công an TP.HCM đã công bố số điện thoại đường dây nóng 0283.8413744 hoặc 0693187680 để người dân có thể kịp thời trình báo khi bị chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng Internet.

Nguyễn Sơn

Quý cô xinh, giỏi chịu cảnh tiền mất tình tan vì tin lời 'trai Tây'

Kỳ 1: Quý cô xinh, giỏi chịu cảnh tiền mất tình tan vì tin lời 'trai Tây'

Muốn tìm được người bạn đời “hợp gu”, nhiều cô gái trẻ, đẹp, thành đạt đã hẹn hò qua mạng xã hội để rồi trở thành nạn nhân của những cú lừa bạc tỷ.

">

Quý cô tuyệt vọng sau cú lừa bạc tỷ, tình đẹp cao chạy xa bay

Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Adelaide United, 16h00 ngày 22/4: Tưng bừng bàn thắng

Năm 2003, ngành CNTT nổi như cồn, tôi có những bóng hồng vây quanh từ thời vào đại học do được bầu làm lớp trưởng sau một năm nhờ chăm chỉ. Rồi đi làm thêm tự lo cho bản thân từ năm hai khiến tôi chững chạc. Thời đó tôi cũng có một hai mối tình vắt vai thoáng qua. Lúc đó chat qua Yahoo rất ưa chuộng, tôi cũng có một nicknam Lập Ngiệp SG. Khi học ngành CNTT, chỉ còn cách cố gắng học rồi tìm việc tại Sài Gòn. May mắn ra trường tôi vào làm cho một tập đoàn nhà nước và đi dạy thêm.

Năm 2007, chiều chủ nhật, buồn, nhớ nhà, tôi vào Yahoo chat, bất ngờ thấy tên HoaBatTu-1983 cùng phòng chat. Tôi chào rồi em cũng đáp lại, nói chuyện vui và hỏi thăm, biết được em làm kế toán cho công ty du lịch, cũng mới ra trường như tôi. Em có cách nói chuyện đơn giản, bảo rằng ở một nơi có biển, cát, mây trời và cả một ký ức tuổi thơ cùng các bạn thân. Em bảo nếu tôi đoán được sẽ có thưởng và chỉ được đoán một lần. Tôi bảo em ở Bình Thuận vì đã đến đó rồi. Em bảo tôi sai rồi, sẽ bị phạt bằng cách đố tôi tán được em, nếu được em sẽ theo tôi vào Sài Gòn. Vậy đó, tôi đã nhớ nhung em dù chưa gặp mặt. Cả hai bận công việc, em cũng không nhắn cho tôi nhiều, chỉ cuối tuần thấy nick em sáng thì tôi vào nói chuyện.

">

Vợ kém xa về hình thức nhưng chưa bao giờ ghen với tôi

Khối lượng việc nhà của phụ nữ tăng lên đáng kể trong đại dịch. Ảnh: Her World.

Trước đó, vào năm 2018, tiến sĩ Tan và nhóm của mình đã thực hiện một cuộc phỏng vấn với 660 người đã kết hôn về những khía cạnh khác nhau sau đám cưới, bao gồm tần suất quan hệ tình dục và thời điểm sinh con.

So sánh với số liệu thu thập được ở thời điểm hiện tại, kết quả cho thấy khoảng 5% phụ huynh rơi vào tình trạng thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch. Với những người may mắn chưa mất việc làm, có 30% bà mẹ và 40% ông bố cho hay thu nhập của họ đã bị giảm sút.

Khi các bà mẹ phải làm việc tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội, mức độ hài lòng trong hôn nhân và cuộc sống của họ giảm đáng kể (từ 3,9/5 xuống còn 3,6, với 5 là số điểm tối đa).

“Phụ nữ đang phải gánh vác nhiều việc nhà hơn khi dịch Covid-19 bùng phát. Những xung đột có thể phát sinh từ việc chăm lo gia đình và căng thẳng do đại dịch mang lại”, cô Tan nói với The Straits Times.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khoảng cách giới tính về công việc nhà đã gia tăng trong thời gian "nghỉ dịch" và nó vẫn tồn tại ở nhiều gia đình, bất kể thu nhập của họ thế nào.

Ước tính phụ nữ dành trung bình 68 phút/ngày để giải quyết việc nội trợ, dọn dẹp, chăm sóc con cái trong khi nam giới chỉ bỏ khoảng 43 phút/ngày.

Song con số này đã tăng lên 112 phút/ngày với các bà mẹ, còn những ông bố là 63 phút/ngày, The Straits Timesđưa tin.

“Nhiều người cho rằng nội trợ là công việc của phụ nữ. Điều này đã tạo ra khoảng cách lớn giữa nam và nữ”, cô Tan nói thêm.

Theo Zing

Những bà vợ thèm ở nhà một mình

Những bà vợ thèm ở nhà một mình

Đại dịch làm xáo trộn cuộc sống của tất cả mọi người, đặc biệt là những bà mẹ vừa phải làm việc vừa phải chăm sóc con cái. Một ngày rảnh rỗi, không vướng bận với họ trong giai đoạn này là một điều xa xỉ.  

">

Chán nản với cuộc sống hôn nhân trong mùa dịch

Hai tượng thần "Corona Devi" - một được làm từ gỗ đàn hương và một từ đá - đã được dựng lên tại đền Kamatchipuri Adhinam ở phía nam thành phố Coimbatore. Tại đây, các tu sĩ cầu nguyện mỗi ngày để xin xoa dịu những nỗi đau mà người dân Ấn Độ đang phải gánh chịu.

Tại quốc gia Nam Á này, có thể dễ dàng tìm thấy các đền thờ tương tự dành riêng cho Covid-19 và các bệnh dịch khác.

"Nữ thần Corona là hy vọng duy nhất"

Kể từ khi đại dịch bùng phát, Ấn Độ ghi nhận hơn 27 triệu ca bệnh và hơn 322.000 trường hợp tử vong vì Covid-19. Đợt bùng phát mới nhất bắt đầu từ tháng 3 khiến hệ thống y tế nước này gặp khủng hoảng vì thiếu giường bệnh và dưỡng khí.

Ở các bang như Bihar, Uttar Pradesh và Assam, những người phụ nữ tụ tập gần các ngôi đền hoặc dưới những tán cây thiêng để thờ cúng virus corona, được hiện thực hóa dưới hình dạng một nữ thần được gọi là “Corona Maa”.

Họ ngồi xung quanh thành một vòng tròn và thực hiện các nghi lễ, dâng sữa, dừa, hoa và bánh kẹo cho vị thần. Một số tụng kinh cầu nguyện để xoa dịu sự phẫn nộ của nữ thần.

Bimla Kumari - cư dân ở thành phố Patna, thủ phủ của bang Bihar - cho biết: “Chúng tôi đang tôn thờ 'Corona Maa’ để các thành viên trong gia đình chúng tôi vẫn an toàn trước virus. Cơn thịnh nộ của nữ thần sẽ được xoa dịu bằng đồ cúng dường, vì nữ thần là vị thần giận dữ, không phải là một nữ thần nhân từ. Các bệnh viện quá tải còn chính phủ không quan tâm. Vì vậy, nữ thần là hy vọng duy nhất của chúng tôi".

Sau khi cúng bái “Corona Maa” dưới gốc cây đa với bạn bè của mình, Kumari nói “may mắn thay, mọi người tụ tập ở đây hôm nay đều khỏe mạnh".

nu than An Do anh 1

Tu sĩ thực hiện nghi lễ cầu nguyện trước vị thần "Corona Devi" tại đền Kamatchipuri Adhinam ở thành phố Coimbatore để xin phước lành, giúp người dân vượt qua đại dịch Covid-19. Ảnh: AFP.

Ở Ấn Độ, có một truyền thống lâu đời là vào những thời khắc xảy ra thiên tai, người dân thường hướng đến đức tin để xoa dịu đau khổ.

Những người sùng bái Sheetla Mata - nữ thần của bệnh đậu mùa - tin rằng bà sẽ bảo vệ họ khỏi căn bệnh này bằng cách giết chết những con quỷ được cho là gây ra nó.

Nữ thần Sheetla Mata được cho là hóa thân của nữ thần Hindu Durga. Một ngôi đền 300 năm tuổi ở Gurgaon, gần New Delhi, là nơi dành riêng để thờ cúng nữ thần Sheetla Mata này.

Ngoài ra, một số đền thờ khác chuyên để cầu được chữa bệnh. Những nơi này thờ các vị thần nam, ví dụ như đền Vaitheeswaran ở thị trấn Mayiladuthurai của bang Tamil Nadu. Tại đây, các tín đồ cầu nguyện trước hóa thân của thần Shiva.

Đền Mahadeva ở bang Kerala là nơi các tín đồ tìm đến với mong muốn chữa bệnh động kinh và hen suyễn mạn tính. Ở quận Tumkur của bang Karnataka lân cận, bệnh nhân ung thư thường xuyên đến thăm đền Areyuru Vaidhyanatheshwara. Họ tin rằng ngôi đền này có thể chữa khỏi bệnh cho họ mà không cần điều trị bằng y học hiện đại.

Đền Pataleshwar ở thành phố Muradabad, bang Uttar Pradesh - hiện đóng cửa vì đại dịch - thường là một điểm đến nổi tiếng của người mắc bệnh ngoài da.

Nhiều người hành hương đến đây xin phước lành bằng cách mang theo chổi làm vật cúng lễ hoặc quét sạch các tầng của ngôi đền.

Các cửa hàng bán chổi gần đền thờ thường rất đắt hàng vào cuối tuần. Sau khi cúng xong, đa số chổi được trả lại người bán và tiếp tục bán cho người đến sau.

Ở những nơi khác của bang Uttar Pradesh, một chiếc máy bơm bằng tay ở đền Jagnewa Hanuman bơm lên nước mà nhiều người tin rằng có khả năng chữa bệnh.

Các tín đồ tin rằng một vị thánh đã chạm vào máy bơm và truyền khả năng chữa bệnh vào nó. Họ lấy nước trong chai thủy tinh và rưới lên cơ thể bệnh nhân với niềm tin rằng họ sẽ khỏi bệnh.

Anant Kumar, một người dân địa phương, cho biết: “Bệnh hen suyễn mạn tính của con gái tôi - căn bệnh mà y học hiện đại không thể chữa khỏi trong nhiều năm - đã biến mất trong vòng một tháng sau khi con bé uống nước được lấy từ máy bơm bằng tay này”.

nu than An Do anh 2

Tu sĩ thờ tượng thần thần Shiva và nữ thần Parvati tại một ngôi đền ở thành phố Prayagraj, Ấn Độ. Ảnh: AP.

Truyền thống văn hóa hay mê tín dị đoan?

Hàng triệu người Ấn Độ đặt niềm tin vào những ngôi đền “chữa bệnh” như vậy. Trong khi đó, không ít người vẫn hoài nghi về điều này và cho rằng đây là mê tín dị đoan.

Harsh Bhagnani, một kỹ sư ở Mumbai, cho biết: “Các ngôi đền chữa bệnh chỉ có tác dụng như giả dược đối với những người cuồng tín. Các liệu pháp chữa bệnh nên bắt nguồn từ khoa học và y học hiện đại".

Một số người phản đối các đền thờ này cho rằng lý do người dân đổ xô đến đây là vì hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Ấn Độ không được chú trọng đầu tư.

Theo kết quả Báo cáo Phát triển Con người năm 2020 của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Ấn Độ đứng thứ 155 trong số 167 quốc gia về số giường bệnh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu người dân. Tỷ lệ cụ thể của nước này là 5 giường bệnh và 8,6 bác sĩ trên mỗi 10.000 dân.

Tuy nhiên, đối với R. P. Mitra, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Delhi, những nghi lễ tôn giáo nói trên đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Ấn Độ.

nu than An Do anh 3

Bệnh viện Ấn Độ quá tải trước làn sóng Covid-19 thứ hai, với tình trạng thiếu giường bệnh và oxy y tế. Ảnh: Reuters.

"Những ngôi đền này là điểm tựa, trợ giúp các tín đồ trong thời điểm bất an, sợ hãi và đau khổ do những căn bệnh chết người gây ra. Các ngôi đền có thể được coi là một khu phức hợp siêu nhiên", giáo sư Mitra phân tích.

Ông cho biết những người sùng đạo vẫn có thể muốn nhận được phước lành của thần thánh và vẫn có niềm tin vào y học hiện đại, vì cả hai không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau.

"Dù là y học cổ truyền của Trung Quốc hay các liệu pháp cổ xưa được áp dụng ở khắp các quốc gia như Bangladesh, Pakistan, Nepal hay Ấn Độ, thì niềm tin tôn giáo luôn được đưa vào y học cổ truyền", ông nói thêm.

Theo Zing

Người quyết định ai được sống, ai phải chết trong bệnh viện Ấn Độ

Người quyết định ai được sống, ai phải chết trong bệnh viện Ấn Độ

26 tuổi, còn chưa hoàn thành xong chương trình đào tạo y khoa nhưng bác sĩ Aggarwal phải đưa ra quyết định ai được sống, ai phải chết - việc mà anh cho rằng nên là trách nhiệm của Chúa.

">

Vì sao người Ấn Độ thờ 'nữ thần Corona' giữa đại dịch Covid

友情链接