Nhận định, soi kèo Samsunspor vs Caykur Rizespor, 23h00 ngày 22/2: Khó có bất ngờ
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Nhận định, soi kèo Cagliari vs Juventus, 02h45 ngày 24/2: Có quà cho Lão bà
Máy bay ném bom B-52, tiêm kích F-15 và cường kích A-10 của Không quân Mỹ vừa đồng loạt xuất kích, tấn công ồ ạt vào các mục tiêu ở miền trung Syria. " alt="Đã rõ ông Assad đang ở đâu" />
" alt="Làm cánh gà chiên giòn nhâm nhi xem bóng đá" />Mức độ:Dễ
Phục vụ:4 người
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết cả thế giới và trong nước đều vẫn đang phải đối phó với đại dịch Covid-19, Việt Nam được đánh giá đã thành công trong cuộc chiến này.
Thành công này là do hệ thống Đảng, Nhà nước lãnh đạo, có lực lượng y tế, bộ đội, công an đồng hành với nhân dân tạo ra sự đồng thuận. “Chúng ta có phương thức tổ chức từ truyền thông truyền thống với áp phích, pano tới báo chí và mạng xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân tạo ra sự đồng thuận cả xã hội”, Phó Thủ tướng đánh giá.
Trong vai trò xung kích của báo chí, Phó Thủ tướng kể về một trong những người sớm bị nhiễm bệnh Covid-19 là phóng viên, hay những phóng viên sẵn sàng “xông” vào bệnh viện tác nghiệp cùng bác sĩ, bệnh nhân. Ông đánh giá, nhiều năng lượng tích cực được báo chí “khơi dậy, thổi lên và lan tỏa”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị “Năng lượng tích cực, những giá trị lâu nay bị đời thường che mờ, bây giờ được khơi sáng lên. Mọi người Việt Nam yêu nước hơn, tin Đảng, tin chính quyền. Cộng đồng quốc tế nhìn về Việt Nam với con mắt khác khi hình ảnh, vị thế được nâng lên”, Phó Thủ tướng bày tỏ.
Nhờ những giá trị đích thực, sự sáng tạo của xã hội và nhân dân nên Việt Nam "có nhiều thứ chiếm sóng" truyền thông thế giới. “Nếu không có sự đóng góp chuyên nghiệp của đội ngũ báo chí, chúng ta không thể có được sự lan tỏa như vậy”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tất cả công việc của Chính phủ đều được thực hiện tốt bởi sự tham gia của báo chí. Không chỉ phản ánh, phổ biến để tạo sự đồng thuận, báo chí tiếp tục là kênh tư vấn phản biện, góp ý cho Chính phủ.
Phó Thủ tướng gửi lời cảm ơn đến báo chí, có những vấn đề các báo đã gặp trực tiếp, gửi thư góp ý cho Phó Thủ tướng. Báo chí đã tuyên truyền, tiếp thu nhiều ý kiến liên quan góp ý xây dựng chiến lược phát triển KT-XH, dự thảo kế hoạch 5 năm tới đây.
Trực tiếp phụ trách các vấn đề văn hóa xã hội, Phó Thủ tướng bày tỏ: “Từng ngày báo chí đã chú ý hơn đến văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học… những vấn đề nền tảng ở các nước đang phát triển do bị sức ép về tăng trưởng kinh tế không được chú ý”.
Nói về thách thức báo chí đang gặp phải trong cơ chế tự chủ, Phó Thủ tướng cho rằng tự chủ là cần thiết nhưng phải có cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ kèm theo điều kiện thực hiện cho các cơ quan báo chí.
Về quy hoạch báo chí, Phó Thủ tướng nhận định cơ bản đã thực hiện tốt, sau 2 năm sẽ đánh giá lại để kiến nghị, điều chỉnh cần thiết phù hợp với sự phát triển của báo chí.
Phó Thủ tướng mong muốn: “Báo chí sẽ tiếp tục tận dụng được thế mạnh của công nghệ mới trước sức ép của mạng xã hội, Internet, cùng nhau biến sức ép tạo ra các giải pháp, biến thành "cánh tay nối dài" hoàn thành mục tiêu. Điều này cần sự vào cuộc của các cơ quan của Chính phủ”.
Phó Thủ tướng lưu ý, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa sự góp ý có tính phản biện của xã hội thông qua báo chí. “Cần có hình thức sao cho việc góp ý sôi nổi, phản biện được các vấn đề, huy động sức mạnh toàn dân xây dựng Chính phủ hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân tốt hơn”, ông nói.
Nhiệm vụ "bình thường" trong trạng thái "bình thường mới"
Năm 2020, báo chí đối mặt với nhiều khó khăn khi đại dịch Covid-19 vẫn đang là thách thức lớn với sự bùng nổ thông tin trên không gian mạng. Độc giả có cơ hội tiếp cận đa dạng hơn nguồn tin tức trên nhiều nền tảng, nhưng cũng kéo theo hệ lụy là nội dung không mang giá trị nào trong đời sống.
Phát biểu tham luận về vấn đề này tại hội nghị Báo chí toàn quốc năm 2020, Tổng Biên tập báo VietNamNet Phạm Anh Tuấn cho rằng, dù không muốn nhưng cũng phải thừa nhận hiện trạng này đang tồn tại ở một số tờ báo, vẫn còn những bài viết vô thưởng vô phạt, những câu chuyện tồi tệ khiến độc giả có cảm giác mất niềm tin.
Ông nêu, VietNamNet với 3 tiêu chí định hình và trở thành chiến lược văn hóa trong việc tuyên truyền người tốt việc tốt.
Tổng Biên tập báo VietNamNet phát biểu tham luận "Luôn bắt đầu một ngày mới bằng câu chuyện tử tế, lan tỏa năng lượng tích cực". Định hướng này ngày càng được khẳng định xuyên suốt dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng TT&TT. Mỗi sáng độc giả có ít nhất một câu chuyện tích cực như một nguồn năng lượng mới để bắt đầu một ngày mới đầy hứng khởi.
Với hơn 600 bài báo trong một năm qua của chuyên mục “Chuyện tử tế”, VietNamNet đã giới thiệu nhiều tấm gương điển hình nhưng rất đỗi bình dị.
Trong công tác tuyên truyền, phát hiện những nhân vật sáng tạo, tiếp sức cho họ để có những đóng góp giá trị cho xã hội, xây dựng đất nước. Đề cao những tấm gương trong dòng chảy thời cuộc.
Những điều tốt đẹp chưa bao giờ bị lãng quên, đặc biệt trong khó khăn, tình người tương trợ lẫn nhau lại càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Có thể thấy không thiếu người tốt để báo chí viết. Điều này trong định hướng mỗi tờ báo. Với sự kiên định tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt, VietNamNet đã chọn ra 14 nhân vật và vinh danh gương mặt trong năm, qua đó lan tỏa năng lượng tích cực.
“Không ai mỗi sớm thức dậy lại không muốn nhìn một thiên nhiên đẹp đẽ, một gương mặt thân thiện, một hành động ấm áp. Với mỗi bài báo chứa đựng điều tốt đẹp là khởi đầu cho một ngày mới đầy niềm tin và hy vọng. Đây là như là những hạt mầm nhân văn gieo xuống cánh đồng sẽ chỉ có yêu thương và hạnh phúc”, Tổng Biên tập VietNamNet bày tỏ.
Chia sẻ về chủ đề báo chí góp phần thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển KT-XH, Tổng Biên tập báo Đầu tư Lê Trọng Minh cho rằng, dù đại dịch có xảy ra hay không, thông tin tuyên truyền về KT-XH vẫn là hoạt động cốt lõi của một cơ quan báo chí. Sự vận hành của nền kinh tế, các yếu tố thay đổi trong môi trường đầu tư kinh doanh cùng năng suất, chất lượng, hiệu quả của các doanh nghiệp, doanh nhân và các tác động đến đời sống, lao động việc làm, an sinh xã hội...
Các đại biểu dự hội nghị Đó vẫn luôn được coi là những nhiệm vụ "bình thường" của một tờ báo kinh tế và chỉ đòi hỏi cách tiếp cận "bình thường" nếu không có diễn biến đặc biệt.
Theo kết quả khảo sát của công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường YouGov (Anh) về mức độ tín nhiệm đối với truyền thông tại một số quốc gia liên quan đến đưa tin Covid-19 cho thấy 90% số người Việt được hỏi tin tưởng vào truyền thông trong nước.
Thủ tướng cũng đã khẳng định những đóng góp to lớn, trực tiếp của lĩnh vực truyền thông, thông tin, báo chí đã góp phần vào thành công bước đầu chống dịch Covid-19 của Việt Nam.
Thành Nam
Thu hồi 103 giấy phép hoạt động báo chí theo quy hoạch
Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 được khai mạc sáng nay (31/12) tại TP Hạ Long (Quảng Ninh).
" alt="Phó Thủ tướng: Báo chí khơi dậy, thổi lên và lan tỏa năng lượng tích cực" />Đây là một vi tảo có dạng xoắn hình lò xo, màu xanh lam, kích thước từ 0,25-1mm. Tảo Spirulina có đầy đủ các dưỡng chất (đạm, đường, axit béo, vitamin,…) nên rất có lợi cho hoạt động của tim mạch và hệ thần kinh, chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ông Bùi Đức Thắng, Viện trưởng Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao Hòa Lạc cho biết, trong hàng trăm chủng giống, các nhà khoa học Việt Nam đã chọn tạo, nuôi cấy thử nghiệm, chọn Spirulina VNU A03 và xây dựng quy trình nuôi cấy.
Sau 5 năm phân tích, theo dõi sự phát triển con giống trong các điều kiện môi trường của Việt Nam, tháng 9/2018 các nhà khoa học đã chọn giống và xây dựng thành công quy trình nuôi cấy thông thường và quy mô công nghiệp.
Về mặt nuôi trồng, năng suất tảo VNU A03 ổn định, có khả năng thích ứng rộng với các điều kiện nuôi trồng khác nhau, đặc biệt có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu miền Bắc. Với khả năng sinh trưởng nhanh nên giống tảo VNU A03 ít bị tạp nhiễm bởi các loại tảo khác, thích hợp sản xuất ở quy mô công nghiệp, phù hợp với điều kiện tự nhiên và thời tiết khí hậu đa dạng ở Việt Nam.
Tảo xoắn Spirulina VNU A03 có hàm lượng protein cao. Đặc biệt, hàm lượng Beta – Caroten vượt trội kể cả khi so sánh với các sản phẩm tảo đến từ Nhật Bản - quốc gia có thương hiệu trong khai thác và sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ tảo Spiruline. Chất này có tác dụng ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa và hiệu quả ở những người có nguy cơ cao bệnh tim mạch, phòng và chữa bệnh khô mắt ở trẻ em. Nguyên liệu tảo xoắn Spirulina VNU A03 hướng đến đối tượng sử dụng là các doanh nghiệp dược, chế biến các sản phẩm thực phẩm, thực phẩm dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe, cơ sở sản xuất mỹ phẩm…
Hiện Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao Hòa Lạc tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong nuôi cấy và sản xuất tảo Spirulina với cơ sở hạ tầng gần 6.000m2, đảm bảo năng suất đạt 5-6 tấn tảo khô/năm. Khu sản xuất của được quy hoạch khép kín, bảo đảm vệ sinh, được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Chủng giống tảo xoắn VNU A03 là kết quả của Đề án nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao Hòa Lạc và Học Viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp thực hiện. Chủng giống tảo này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là chủng giống đầu tiên tại Việt Nam. Theo NĐ 65/2017 của Thủ tướng Chính phủ, chủng tảo Spirulina VNU A03 được xếp vào nguồn dược liệu để ứng dụng trong lĩnh vực y tế.
Thanh Hùng
Lần đầu tiên Việt Nam chế tạo thành công đạn xuyên động năng chống xe tăng
- Lần đầu tiên các nhà khoa học ở nước ta đã chế tạo thành công đạn xuyên động năng chống xe tăng và xe thiết giáp.
" alt="Việt Nam nhân nuôi thành công chủng giống tảo xoắn Spirulina" />
- ·Nhận định, soi kèo Nam Định vs Bình Định, 18h00 ngày 24/2: Sáng cửa dưới
- ·3 kiểu người tốt nhất đừng đổ tiền vào bất động sản
- ·Ukraine có thể thay đổi cục diện xung đột với Nga bằng tên lửa đạn đạo mới?
- ·Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi camera điện thoại bị mờ
- ·Nhận định, soi kèo Lyon vs Paris Saint
- ·Việt Nam khuyến cáo công dân về tình hình tại Bangladesh
- ·Nhận định, soi kèo Bình Định vs TPHCM, 18h00 ngày 22/9: Đối thủ cứng đầu
- ·Kết quả Thái Lan vs Indonesia: Gục ngã trước cửa thiên đường
- ·Nhận định, soi kèo Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2: Không ngoài dự đoán
- ·Anta tiếp tục đồng hành cùng VPBank Hanoi International Marathon 2024
Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022
Qua thực tiễn cho thấy, muốn làm tốt công tác tuyên truyền, mỗi cán bộ tuyên giáo cần phải gần dân hơn, đi sâu sát địa bàn hơn để kịp thời nắm bắt tư tưởng trong từng cán bộ đảng viên. Cùng với đó là phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với từng lĩnh vực, từng công việc, để có thể nắm chắc và tham mưu cho lãnh đạo các chương trình, kế hoạch cũng như giải pháp.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Hoa, nguyên Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương, làm tuyên giáo thời nào cũng khó, tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay còn khó khăn hơn nữa, bởi thông tin nhiều chiều, đa dạng và nhiều kênh thông tin…. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với công tác tuyên giáo là phải định hướng rõ ràng thông tin, phải đấu tranh ngăn chặn, bác bỏ kịp thời những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch:
Công tác tuyên giáo ngày nay phải đổi mới, phải theo kịp với khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ hiện đại nhưng quan trọng nhất vẫn là con người. Phải có một đội ngũ làm công tác tuyên giáo đủ năng lực, chuyên nghiệp và phải có tinh thần trách nhiệm cao. Đồng thời, công tác tuyên giáo không thể và không chỉ là công tác của ngành Tuyên giáo mà trước hết là trách nhiệm của cấp ủy, của người đứng đầu, toàn Đảng, toàn dân, mỗi người.
Như vậy, công tác tuyên giáo phải là của toàn dân, của cả xã hội, làm được như vậy, công tác tuyên giáo lúc đó mới đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi rất cao trong thời đại ngày nay và trước tình hình mới, yêu cầu mới.
Song song với đó, ngành luôn quan tâm chú trọng đến, nâng cao chất lượng công tác lý luận chính trị; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các thông tin xấu độc, các quan điểm lệch lạc, sai trái, thù địch.
Theo Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình, hiện nay trên các nền tảng mạng xã hội, trang thông tin có không ít luận điểm tấn công vào niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, nhằm làm cho một bộ phận quần chúng giảm bớt niềm tin vào Đảng.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình
Do đó, yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay đối với những người làm công tác tuyên giáo là cần có sự đổi mới trong công tác tuyên truyền, vận động. Trong đó đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nhằm bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, xây dựng niềm tin khoa học vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
"Có những thế lực không muốn Việt Nam ổn định, không muốn Việt Nam hòa bình và không muốn dân tộc này phát triển. Chúng ta xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh nhiều kẻ gièm pha. Là đảng viên bảo vệ Đảng, chúng ta phải tham gia vào công cuộc đấu tranh phản bác. Chính việc đổi mới làm tăng thêm trình độ, sự tự hào về nghề nghiệp của những người làm công tác tuyên giáo",ông Lê Hải Bình cho biết.
Yêu cầu cần đổi mới để đáp ứng tình hình hiện nay đối với công tác tác tuyên giáo là rất cần thiết. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng nội dung và phương thức hoạt động, khắc phục cách làm truyền thống, tuyên truyền một chiều, cần phải lấy cơ sở lý luận và thực tiễn để tăng tính thuyết phục của công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo.
Tích cực tham gia vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Chủ động đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa… Qua đó để ngành Tuyên xứng đáng là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng của Đảng.
Nguyễn Hằng(VOV1)" alt="'Có những thế lực không muốn Việt Nam ổn định, hòa bình'" />Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương
Nhìn lại hoạt động phòng chống tham nhũng thời gian qua, Tiến sỹ Nguyễn Viết Thông, nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng và đã để lại những dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội…
Tuy nhiên, cơ chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình còn những hạn chế nhất định, nên phần nào làm giảm hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng.
“Chúng ta đều nói rằng, nhân dân là chủ thể quyền lực Nhà nước, trước đây chúng ta có Quy định 27, 28 của Bộ Chính trị về giám sát phản biện xã hội, rồi Luật MTTQ, các quy định pháp luật liên quan khác đều đề cập vai trò của Nhân dân tham gia vào kiểm soát quyền lực, kể cả quyền lực của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội.
Tuy nhiên những quy định đó vẫn chưa quy định rõ Nhân dân - với tư cách chủ thể quyền lực thực hiện quyền lực của mình trong giám sát, kiểm soát quyền lực mình đã ủy quyền cho cán bộ, cơ quan công quyền cũng như tổ chức đảng ra sao, nên Nhân dân chưa thể hiểu và thực hiện quyền đó có hiệu quả”,Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông chia sẻ.
Điểm lại những vụ sai phạm đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm rõ và xử lý, cũng như các vụ án tham nhũng liên quan đến cán bộ cấp cao, các tướng lĩnh, có thể thấy, bên cạnh việc thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý thì nguyên nhân dẫn đến những vụ sai phạm, tham nhũng lớn còn do các cá nhân đó đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được trao để trục lợi cá nhân và phe nhóm. Đó chính là sự tha hóa quyền lực - mầm mống nảy sinh suy thoái tham nhũng.
Tiến sĩ Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an
Tiến sĩ Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an cho rằng, muốn phòng, chống tham nhũng có hiệu quả điều cần thiết là phải kiểm soát được quyền lực.
Theo ông Cương, trước hết phải siết chặt hệ thống giám sát quyền lực. Tiếp đến, làm rõ trách nhiệm của cơ quan công quyền, cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị… Hệ thống Hiến pháp luật pháp của chúng ta hiện nay chưa quy định cụ thể, rõ ràng về quyền và trách nhiệm pháp lý đối với đội ngũ cán bộ, phải có những quy định của Đảng cũng như quy phạm pháp luật đảm bảo cho mỗi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyền hạn đi liền với trách nhiệm cụ thể.
"Một vấn đề khác cũng rất quan trọng mà trong nghị quyết nêu ra và điều lệ Đảng cũng quy định đó là đảm bảo cho cơ quan Nhà nước hoạt động công khai, minh bạch để cho người dân giám sát được… Tôi cho rằng nếu làm được tốt 4 vấn đề đó thì chắc chắn chúng ta khắc phục cơ bản tình trạng tham nhũng”,Tiến sĩ Lê Văn Cương nhấn mạnh.
Số vụ tham nhũng đã phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng thực trạng tham nhũng
Để hạn phòng chống tham nhũng có hiệu quả phải sớm hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực bằng thể chế pháp luật, mà trước hết là kiểm soát tốt sự lạm quyền, lộng quyền trong công tác cán bộ và hoạt động ban hành thực thi chính sách. Cùng với đó cũng cần đề cao đạo đức công vụ và trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên - nhất là người đứng đầu cơ quan đơn vị.
Bởi thực tế ở nhiều nơi, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng chưa được phát huy tốt, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học. (Ảnh: Kim Anh)
Cụ thể, theo Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học, vẫn còn tình trạng người đứng đầu chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng; có trường hợp nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thậm chí bao che cho các trường hợp tham nhũng, tiêu cực. Nghiêm trọng hơn, nhiều người đứng đầu đã thực hiện hành vi tiêu cực, tham nhũng hoặc tiếp tay cho tham nhũng bị phát hiện, xử lý. Thời gian qua, số vụ tham nhũng được chỉ đạo phát hiện, xử lý trong nội bộ cơ quan, đơn vị chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình tham nhũng.
Ông Huỳnh Ngọc Sơn - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thăng Long cho rằng, dù chúng ta đã có đầy đủ các quy định và cơ chế trách nhiệm của công dân, cán bộ đảng viên tham gia, thực hiện phòng chống tham nhũng, song thực tế tổ chức thực hiện chưa nghiêm. Vẫn còn tình trạng người đứng đầu cơ quan đơn vị không dám và không muốn chống tham nhũng.
"Bản thân các quy định về phòng chống tham nhũng đã có đầy đủ cơ chế mà trong đó bất kỳ một ai cũng phải tham gia phòng chống tham nhũng. Nhưng cơ chế là cơ chế, con người thực hiện cơ chế mới là quan trọng. Tôi biết là một số cơ quan công quyền có tham nhũng nhưng thủ trưởng không muốn chống tham nhũng, né tránh bởi vì sợ ảnh hưởng đến uy tín của thủ trưởng, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan mà thủ trưởng đó phụ trách",ông Huỳnh Ngọc Sơn cho biết.
Ông Nguyễn Đình Quyền - nguyên Viện trưởng Viện Lập pháp của Quốc hội. (Ảnh: Kim Anh)
Theo ông Nguyễn Đình Quyền - nguyên Viện trưởng Viện Lập pháp của Quốc hội, thực tế này có phần nguyên nhân từ sự suy thoái, thiếu gương mẫu của cán bộ đứng đầu, song ở đây cũng cho thấy căn bệnh thành tích vẫn ăn sâu vào các cơ quan đơn vị. Bệnh thành tích chi phối trách nhiệm người đứng đầu. Thông thường chúng ta hay đánh giá cơ quan đơn vị nào phát hiện tham nhũng tiêu cực nhiều thì cho là nơi đó yếu kém trong quản lý cán bộ. Vì vậy nên thay đổi quan niệm, nơi nào tự phát hiện tham nhũng, sai phạm là điểm cộng để khuyến khích người đứng đầu thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình.
Những vụ việc tham nhũng nghiêm trọng xảy ra gần đây như vụ nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam, vụ nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh và cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, nhưng trong báo cáo của các cơ quan đơn vị này đều khẳng định chưa phát hiện có tham nhũng trong nội bộ cho thấy những người đứng đầu một số cơ quan đơn vị chưa thật sự quan tâm đến công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thậm chí vô hiệu hoá công tác này tại nội bộ cơ quan đơn vị mình phụ trách…
Muốn giám sát quyền lực thì phải bằng thể chế, hay nói cách khác thể chế đó phải được cụ thể hóa bằng pháp luật. Theo Bộ trưởng Bộ tài Chính - Hồ Đức Phớc, để hạn chế tình trạng tham nhũng thì cần áp dụng nhiều giải pháp, trong đó chú ý đến việc đánh giá, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ…; Lựa chọn bố trí người đứng đầu cơ quan đơn vị thực sự có “Tâm-Tài-Trí-Dũng-Liêm”, chúng ta cũng cần mạnh dạn giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về công tác cán bộ cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Tiến sĩ Đinh Văn Minh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế-Thanh tra Chính phủ. (Ảnh: Thi Uyên)
Tiến sĩ Đinh Văn Minh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ cho rằng, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Vậy nhưng thực tế vừa qua người đứng đầu một số nơi, một số lúc chưa thực sự quan tâm đến phòng chống tham nhũng, có những trường hợp dung túng bao che cho cán bộ tham nhũng, thậm chí là tham nhũng…Vì vậy cần có các quy định đề cao và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cả về đạo đức lẫn pháp lý.
Cùng với tăng cường giám sát quyền lực, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chính sách pháp luật một cách công khai, minh bạch dưới sự giám sát của người dân thì các cấp ủy đảng cũng phải thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kip phát hiện phát hiện uốn nắn những dấu hiệu vi phạm, tham nhũng ngay từ lúc manh nha.
Tiến Anh(VOV1)" alt="Nơi nào tự phát hiện tham nhũng, người đứng đầu được điểm cộng" />
- ·Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2
- ·Ukraine có thể thay đổi cục diện xung đột với Nga bằng tên lửa đạn đạo mới?
- ·Những tính năng ít người biết của Zalo giúp nhắn tin mà không sợ bị người ngoài đọc được
- ·Vietnamese PM proposes new
- ·Siêu máy tính dự đoán Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2
- ·Trụ cột gia đình bỗng hoá người thực vật sau 4 lần mổ não
- ·Con gái khóc giữa đám cưới khi mẹ tặng nhẫn cưới kỷ niệm
- ·Hơn 10 năm chăm chồng liệt giường, vợ tuyệt vọng khi sắp không còn nhà để ở
- ·Nhận định, soi kèo Estrela vs Santa Clara, 22h30 ngày 23/2: Chia điểm
- ·Chuyên gia lý giải nguyên nhân đồng Rúp Nga phục hồi phi thường