Hội nghị vô tuyến châu Á về 6G và chùm vệ tinh khai mạc tại Hà Nội
作者:Nhận định 来源:Thời sự 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-15 22:11:54 评论数:
Sáng 22/5,ộinghịvôtuyếnchâuÁvềGvàchùmvệtinhkhaimạctạiHàNộlịch la liga tại Hà Nội, Bộ TT&TT phối hợp với tổ chức Viễn thông khu vực châu Á Thái Bình Dương (APT) tổ chức phiên khai mạc Hội nghị Nhóm thông tin vô tuyến của APT lần thứ 31 (AWG-31). Hội nghị sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 22/5 – 26/5/2023.
Hội nghị Nhóm thông tin vô tuyến của APT lần thứ 31 được tổ chức kết hợp giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của 545 đại biểu, trong đó có 264 đại biểu tham dự trực tiếp, các đại biểu còn lại tham dự dưới hình thức trực tuyến.
Đây đều là các chuyên gia hàng đầu trong khu vực và thế giới về thông tin vô tuyến. Các chuyên gia này đến từ các quốc gia thành viên của APT và cùng nhiều doanh nghiệp viễn thông hàng đầu trong nước và quốc tế như Viettel, VNPT, GSMA, Ericsson, Huawei, Samsung, Qualcomm, Apple....
Theo Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT), Hội nghị Nhóm thông tin vô tuyến của APT lần thứ 31 được tổ chức tại Việt Nam vào thời điểm quan trọng, khi hạ tầng viễn thông đang được chuyển sang hạ tầng số, giúp thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Sự phát triển đa dạng của các dịch vụ nội dung số và ứng dụng di động đang cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của các hệ thống thông tin di động băng rộng. Yêu cầu phát triển các hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo và các công nghệ thông tin vô tuyến mới, đặt ra đòi hỏi ngày càng cao về nguồn tài nguyên tần số.
Các nội dung làm việc của Hội nghị AWG sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng quy hoạch, lựa chọn công nghệ và phổ tần cho các hệ thống IMT thế hệ tiếp theo (6G), các hệ thống thông tin vô tuyến mới, đồng thời nâng cao khả năng sử dụng phổ tần hài hòa trong khu vực và quốc tế.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, hạ tầng viễn thông đang có sự chuyển đổi sang hạ tầng số do được hỗ trợ bởi những công nghệ không dây như 5G, điện thoại thông minh, IoT, sạc không dây, vệ tinh băng rộng, thiết bị bay không người lái. Các hệ thống và công nghệ này đòi hỏi có các giải pháp về vô tuyến và sử dụng tài nguyên tần số một cách hiệu quả.
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, trong những năm qua, Việt Nam đã có sự đầu tư phát triển hạ tầng số, đặc biệt là hạ tầng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây phục vụ chuyển đổi số và cung cấp các dịch vụ số cho sự phát triển kinh tế số và xã hội số.
Thế giới hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức như sự phát triển nhanh chóng của các microphone không dây có thể gây can nhiễu, việc chia sẻ hạ tầng viễn thông tích cực, giải pháp cấp phép vệ tinh băng rộng... Thứ trưởng Phạm Đức Long hy vọng, cộng đồng APT sẽ cùng nhau hỗ trợ các nước thành viên để giải quyết các khó khăn, thách thức này
“Việt Nam là một thành viên tích cực của APT và đã có nhiều đóng góp cho các hội nghị lớn như AWG và APG. Chúng tôi cam kết tiếp tục đóng góp tích cực cho các hoạt động của APT và cộng đồng quốc tế”, Thứ trưởng Phạm Đức Long khẳng định.
Tại AWG-31, Hội nghị sẽ thảo luận 141 tài liệu liên quan tới nhiều vấn đề quan trọng về vô tuyến điện như: Tìm kiếm băng tần tiềm năng cho 6G, công nghệ 6G, quản lý chùm vệ tinh băng rộng, mở rộng băng tần cho WiFi, 5G, quản lý tần số các micro không dây, tránh trùng tần số với các băng tần di động.
Hội nghị AWG-31 là cơ hội để các cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp có cơ hội thảo luận và cập nhật các hoạt động nghiên cứu đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, có vấn đề mà Việt Nam đặc biệt quan tâm như triển khai các công nghệ mới, quy hoạch tần số, xu hướng lựa chọn băng tần và công nghệ phù hợp, khả năng dùng chung giữa các nghiệp vụ...
Các thông tin, kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của Hội nghị sẽ giúp cơ quan quản lý tần số các nước, các tổ chức quốc tế, các nhà khai thác thông tin di động toàn cầu xây dựng chính sách, định hướng chiến lược cho các hệ thống di động băng rộng, thông tin vô tuyến trong tương lai.