Lịch Thi Đấu AFC Cup 2019 | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
01/10 | ||||||||
01/10 | 22:30 | Al-Ahed | 1:0 | Al-Jazeera | CK lượt về | |||
02/10 | ||||||||
02/10 | 15:00 | *April 25 | 0:0 | Hà Nội FC | CK lượt về | Xem bài |
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 2


相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Lazio vs Parma, 1h45 ngày 29/4 -
Âm 91 tỷ đồng, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM hết quỹ lươngBệnh viện Ung bướu TP.HCM, cơ sở 2. Cụ thể, năm 2021, nguồn thu của bệnh viện giảm sâu do Covid-19. Bệnh viện đã tiết kiệm tối đa, tạm ngưng mua sắm thiết bị y tế để dành ngân sách duy trì các hoạt động, chênh lệch thu chi vẫn thâm hụt so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi thâm hụt 91 tỷ đồng, chính sách hỗ trợ liên quan ảnh hưởng dịch bệnh chỉ cấp bù 19 tỷ. Vì thế, bệnh viện kiến nghị được cấp bù đủ 91 tỷ đồng.
Thêm vào đó, năm 2021, bệnh viện chưa được quyết toán 38 tỷ đồng do vượt tổng mức thanh toán trong năm theo Nghị định 146.
Một vướng mắc rất lớn mà Bệnh viện Ung bướu TP.HCM nhiều lần bày tỏ là vấn đề chi phí dự trù bảo trì máy móc trong năm 2023. Tại cơ sở 2, để đảm bảo các hệ thống kỹ thuật và trang thiết bị y tế được hoạt động liên tục và hiệu quả, bệnh viện cần khoảng 158 tỷ đồng kinh phí bảo trì. Trong đó, hệ thống kỹ thuật 35 tỷ đồng và trang thiết bị y tế là 123 tỷ đồng.
“Mong TP giúp cho bệnh viện khoản này nếu không sẽ không đủ tiền trả lương cho các bác sĩ”, bà Đoàn Ngọc Châu, Trưởng phòng Tài chính, Bệnh viện Ung bướu TP nói trong buổi giám sát.
Phản hồi với Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, đại diện Sở Tài chính chia sẻ, khoản chi điện nước, bảo trì bảo dưỡng thiết bị nằm trong chi phí chi thường xuyên, mà bệnh viện tự chủ chi thường xuyên nên không được cấp kinh phí.
Khi hoạt động theo Nghị định 60, với tình hình thu giảm như vậy, bệnh viện cần tính toán lại xem ngân sách có hỗ trợ được không. Chính phủ có chủ trương sửa Nghị định 60, Sở đang kiến nghị để có những hỗ trợ cho bệnh viện không đủ nguồn quỹ.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đại biểu Quốc hội TP.HCM bày tỏ, khó khăn Bệnh viện Ung bướu đang đối mặt do hậu Covid-19 vẫn còn. Đó không chỉ là tinh thần, sức khoẻ bác sĩ mà còn là thu nhập.
Đoàn giám sát ghi nhận các kiến nghị của bệnh viện, sẽ phản ánh đến Quốc hội bằng văn bản, đến Chính phủ và cơ quan chức năng. Trong đó, báo cáo Thành uỷ, UBND TP, xem xét có cơ chế hỗ trợ bệnh viện trong giai đoạn khó khăn này.
"Cơ sở vật chất mới khang trang này nếu không bảo trì đúng cách sẽ nhanh xuống cấp, rất uổng phí, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh của người dân", bà Tuyết nói.
Trước đó, hồi tháng 8, bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết, cơ sở 2 bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2020 nhưng doanh thu tại đây không đủ để chi cho tiền điện, nước, tiền vệ sinh, cảnh quan môi trường, bảo hành, bảo trì thiết bị….
Bệnh viện đã tiết kiệm tối đa, tạm ngưng mua sắm thiết bị văn phòng, thiết bị y tế để dành ngân sách. Tuy nhiên, hệ thống kỹ thuật như điều hòa không khí, hóa chất hệ thống lạnh, thang máy, hệ thống Chiller… đã hoạt động hết công suất. Máy móc, thiết bị y tế như hệ thống xạ trị, thiết bị xét nghiệm, hệ thống cộng hưởng từ, máy siêu âm… đã đến hạn cần bảo trì.
Vì thế, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đề xuất TP hỗ trợ 158 tỷ đồng để bảo trì thiết bị, máy móc, phục vụ người bệnh tốt nhất.
Đoàn giám sát sốc vì thu nhập nhân viên Bệnh viện Ung bướu TP.HCM quá thấpThu nhập trung bình của nhân viên Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khoảng 8 triệu đồng/tháng. Hơn 60 người xin nghỉ việc từ đầu năm 2022 đến nay khi chuyển xuống cơ sở 2 làm việc.">
-
Hành trình 10 năm ‘Cùng sống khỏe’ của Novartis Việt NamĐại diện các địa phương chia sẻ cảm xúc khi phối hợp thực hiện chương trình “Cùng sống khỏe” của Novartis Việt Nam. Ảnh: Novartis Tiếp cận chăm sóc y tế tại các vùng sâu, vùng xa
Trong số các bệnh mạn tính phổ biến, các bệnh không lây nhiễm hiện là nguyên nhân gây tử vong cao gấp 4 lần so với các bệnh truyền nhiễm. Không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả các nước đang phát triển, các yếu tố rủi ro đối với bệnh không lây nhiễm như: lối sống ít vận động và chế độ ăn uống không lành mạnh đang được nhân lên. Trong đó, tăng huyết áp và đái tháo đường là hai bệnh không lây nhiễm thường gặp, phải điều trị thường xuyên, dài hạn.
Theo thống kê của Bộ Y tế, 60% người bị tăng huyết áp ở Việt Nam chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị. Đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh lý này đang trẻ hóa. Tăng huyết áp được xem là "kẻ giết người thầm lặng" và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đái tháo đường là một trong 4 bệnh không lây nhiễm chính và đang gia tăng đều đặn trong những năm gần đây trên toàn cầu. Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới, năm 2017, thế giới có khoảng 425 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, riêng tại Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người sống chung với căn bệnh này.
Tuy nhiên, việc tiếp cận chăm sóc y tế ban đầu và trang thiết bị y tế vẫn còn nhiều hạn chế ở các khu vực vùng sâu vùng xa. Cụ thể, một số địa bàn ở các tỉnh như Bắc Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Đắk Lắk…, trạm y tế ở xa so với nơi người dân sinh sống, giao thông trở ngại, nhân lực đội ngũ y bác sĩ, thuốc men còn thiếu thốn đáng kể.
Vì thế, nhiều người đã bỏ qua cơ hội được tầm soát bệnh sớm, bỏ lỡ “thời điểm vàng” điều trị. Mặt khác, một số người dân vượt tuyến khám, điều trị, dẫn đến quá tải cho tuyến trên. Đây cũng là một phần lý do gây ra gánh nặng sâu rộng cho ngành y tế Việt Nam, đồng thời cản trở việc cải thiện sức khỏe người dân về lâu về dài.
Novaris được các địa phương trao tặng giấy khen vì những cống hiến cho cộng đồng. Ảnh: Novartis Chặng đường một thập kỷ đồng hành với người dân Việt Nam
Để tạo cơ hội cho nhiều người có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách dễ dàng, từ năm 2012, Novartis đã triển khai chương trình “Cùng sống khỏe”, với sự đồng hành của Quỹ Vì Sức khỏe Tim mạch Việt Nam cùng các sở Y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật tại các địa phương. Chương trình phối hợp với các trung tâm y tế địa phương thực hiện các buổi khám sàng lọc và tuyên truyền kiến thức về bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường cho người trên 40 tuổi tại các xã, huyện trên các địa bàn vùng sâu vùng xa.
Đến năm 2021, chương trình “Cùng sống khỏe” đã tiếp cận gần 1,6 triệu người ở 37 tỉnh thành trên cả nước như Lạng Sơn, Bắc Giang, Yên Bái, Bắc Ninh, Phú Yên, Thái Nguyên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Nghệ An, Quảng Bình, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Đồng Tháp … Trung bình, mỗi năm chương trình đi đến 15 tỉnh thành, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho hơn 200.000 người dân và kinh phí hàng năm lên đến 6-7 tỷ đồng. Theo đó, khoảng 15-20% người dân tham gia chương trình được phát hiện, chẩn đoán có dấu hiệu cao huyết áp, 7-8% bị đường huyết cao và tiếp tục được theo dõi tại các trạm y tế.
Ngoài ra, chương trình cũng tăng cường năng lực tư vấn và kiến thức chuyên môn cho cán bộ y tế địa phương, từ đó cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ông Huỳnh Hữu Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tỉnh Long An cho biết: “Những tháng cuối năm 2022, “Cùng sống khỏe” đã triển khai thành công tại 6 huyện: Thủ Thừa, Châu Thành, Bến Lức, Tân Trụ, Cần Giuộc, Đức Huệ, mỗi huyện 5 trạm y tế xã. Điểm đáng chú ý của chương trình là đã đem đến cho người dân Long An những buổi tầm soát các bệnh lý hết sức thiết thực, phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương”.
Chương trình tổ chức khám tầm soát bệnh cao huyết áp và đái tháo đường cho người dân Long An. Ảnh: Novartis Bà Carolyne Hall, Giám đốc Cấp cao Khối Sức khỏe cộng đồng, Novartis toàn cầu chia sẻ: “Vượt qua những khó khăn về mặt địa lý, chúng tôi thực hiện chương trình Cùng Sống Khỏe với mục đích giúp người dân có thể tiếp cận được các dịch vụ y tế tốt với chi phí phù hợp. Hành trình 10 năm đã khẳng định tính bền vững, khả năng duy trì của chương trình cũng như cam kết của Novartis vì sức khỏe của người dân Việt Nam”.
Bà Carolyne Hall, Giám đốc Cấp cao Khối Sức khỏe cộng đồng, Novartis toàn cầu. Ảnh: Novartis Đại diện Novartis cũng bày tỏ mong muốn phát triển quy mô chương trình sau từng năm, trước hết là mỗi năm mở rộng thêm 1 tỉnh thành, tiếp tục theo dõi và định hướng điều trị cho người bệnh, đồng thời bổ sung các can thiệp liên quan đến những bệnh mãn tính khác như suy tim, ung thư vú để tối ưu hóa cơ hội được tầm soát sớm, cải thiện sức khỏe của người dân.
Doãn Phong
"> -
Kiến nghị sửa đổi luật để đồng bộ miễn tiền sử dụng đất nhà ở xã hộiQuy định về miễn tiền sử dụng đất đối với một số dự án nhà ở còn bất cập. (Ảnh: Nguyễn Lê) Theo HoREA, Luật Đất đai 2013 quy định cơ chế giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước.
Ngoài ra, điểm bất cập của Luật Nhà ở 2014 là chưa quy định cơ chế miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với dự án xây dựng lại nhà chung cư. Luật Đất đai 2013 cũng chưa quy định cơ chế này để hỗ trợ chủ đầu tư và các chủ sở hữu nhà chung cư thực hiện dự án xây dựng lại nhà chung cư.
Vì thế, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2015/NĐ-CP và Nghị định 69/2021/NĐ-CP quy định miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với dự án xây dựng lại nhà chung cư, nhưng do vướng 2 luật trên nên các nghị định này không thực thi được trên thực tế.
Cũng theo HoREA, hiện nay, cơ chế miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với dự án xây dựng lại nhà chung cư đã được bổ sung vào dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), nhưng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa bổ sung cơ chế này nên chưa đồng bộ, thống nhất.
Chính vì thế, HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung điểm b và điểm k khoản 1, điều 153 và khoản 2 điều 115 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); khoản 1 điều 66 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)… một số điều bất cập nêu trên để đồng bộ cơ chế miễn tiền sử dụng đất, không thu tiền sử dụng đất.
Thông tin xử lý 7 dự án nhà ở bị vướng pháp lý, ách tắc tiền sử dụng đấtHướng xử lý 7 dự án nhà ở, đề xuất giải pháp đẩy nhanh khâu xác định tiền sử dụng đất, những dự án nhà ở xã hội tại các địa phương… là những thông tin đáng chú ý tuần qua.">