- Bộ GD-ĐT vừa có công văn hỏa tốc gửi Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh về thông tin điều động giáo viên tiếp khách tại sự kiện,ộGiáodụcgửicôngvănhỏatốcvềđiềugiáoviêntiếpkhágirl xinh hội nghị.
>> Điều giáo viên tiếp rượu: Thiếu chuyên nghiệp!- Bộ GD-ĐT vừa có công văn hỏa tốc gửi Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh về thông tin điều động giáo viên tiếp khách tại sự kiện,ộGiáodụcgửicôngvănhỏatốcvềđiềugiáoviêntiếpkhágirl xinh hội nghị.
>> Điều giáo viên tiếp rượu: Thiếu chuyên nghiệp!Hiện Apple chỉ cho phép người dùng cài đặt ứng dụng iPhone từ cửa hàng App Store, nơi có quyền kiểm tra mọi ứng dụng cũng như các bản cập nhật.
“Tại Washington và những nơi khác, các nhà hoạch định chính sách đang lấy lý do đảm bảo sự cạnh tranh để buộc Apple cho phép cài đặt các ứng dụng ngoài cửa hàng ứng dụng, thông qua quá trình gọi là sideloading. Điều này có nghĩa là các công ty săn tìm dữ liệu có thể né tránh các quy tắc bảo mật của công ty và theo dõi trái phép người dùng”, ông Cook cho biết.
Phát biểu của CEO Apple cho thấy công ty này đang tập trung vào những rủi ro của sideloading đối với người dùng, nhằm giảm nhẹ các yêu cầu liên quan trong dự luật về chống độc quyền.
“Sideloading cũng có khả năng tạo cơ hội cho các đối tượng xấu tìm cách lách khỏi những biện pháp bảo vệ an ninh toàn diện mà công ty đang áp dụng”, ông khẳng định.
Tại Mỹ, đạo luật Các thị trường mở sẽ yêu cầu “Nhà Táo” cho phép cài đặt ứng dụng từ bên ngoài. Các nội dung này đã được Ủy ban tư pháp Thượng viện thông qua vào đầu tháng và dự kiến đem ra thảo luận chi tiết tại Quốc hội trong năm nay.
Trong khi đó, tại châu Âu, các nhà chức trách đã nhất trí với đạo luật Thị trường kỹ thuật số, bộ quy tắc sâu rộng nhằm vào Big Tech. Dự thảo ban đầu của đạo luật cũng bao gồm yêu cầu cho phép sideloading, tuy nhiên quy trình lập pháp vẫn chưa được hoàn thiện.
Nhằm vào phí ứng dụng trên App Store
Cơ quan chức năng cho biết việc yêu cầu Apple cho phép cài đặt phần mềm từ Internet sẽ thúc đẩy cạnh tranh và xoa dịu phía nhà phát triển ứng dụng, những người cho rằng khoản phí từ 15 - 30% mà gã khổng lồ iPhone quy định đối với các giao dịch trên App Store là quá mức. Một số người cho rằng nếu các nhà phát triển có thể phân phối ứng dụng iPhone không cần qua cửa hàng ứng dụng, họ có thể lập hoá đơn trực tiếp cho khách hàng và bỏ qua mức phí của Apple.
Đáp lại, “Nhà Táo” lập luận rằng tính năng sideloading làm giảm giá trị của iPhone vì hiện tại công ty rà soát tất cả các phần mềm trên App Store thông qua quy trình App Review nhằm kiểm tra, phát hiện các ứng dụng lừa đảo, độc hại.
CEO Tim Cook đưa ra ví dụ về một ứng dụng theo dõi Covid-19 trên điện thoại Android có chứa mã độc tống tiền. Đầu tháng 3/2020, App Store của Apple đã từ chối cấp phép những phần mềm liên quan Coronavirus mà không có sự xác nhận của các tổ chức đáng tin cậy nhằm ngăn chặn sự cố tương tự trên iPhone.
“Việc loại bỏ một tùy chọn an toàn hơn sẽ khiến lựa chọn của người dùng bị thu hẹp thay vì tăng lên. Các công ty muốn khai thác dữ liệu người dùng hoàn toàn có thể thoát khỏi App Store, tạo ra áp lực đáng kể đối với khách hàng khi họ phải tương tác với những cửa hàng ứng dụng thay thế”, vị thuyền trưởng Apple cho biết.
Đây không phải lần đầu tiên Apple đưa ra lập luận về bảo mật để chống lại các quy định nhằm quản lý App Store. Đầu năm nay, trong bức thư gửi tới nhà chức trách, một lãnh đạo của Apple cũng nói rằng việc cho phép cài đặt ứng dụng bên ngoài có thể khiến hàng triệu người Mỹ phải hứng chịu các cuộc tấn công do phần mềm độc hại trên điện thoại.
Vinh Ngô (Theo CNBC)
Apple Store không chỉ là nơi bán lẻ sản phẩm, mà còn là một tác phẩm kiến trúc kinh điển xuyên không gian và thời gian.
" alt=""/>CEO Apple: Quy định chống độc quyền khiến người dùng iPhone dễ bị mã độc tấn côngSáng 14/11, Bộ GD-ĐT đã tổ chức gặp mặt 48 giáo viên tiêu biểu trong công tác dạy học sinh khuyết tật trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô.
Tại buổi gặp gỡ với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc, các giáo viên đã bày tỏ mong muốn được hỗ trợ về các chính sách, chương trình... để khắc phục những khó khăn khi dạy trẻ khuyết tật.
Anh Nguyễn Duy Quang (Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thính Lâm Đồng) với kinh nghiệm gần 5 năm dạy học sinh điếc, cho biết trường mình dạy hiện đã có cấp Tiểu học và mới đây đã mở thêm chương trình cấp THCS.
Tuy nhiên, các giáo viên như anh gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, do không có sách giáo khoa đặc thù dành riêng cho trẻ điếc nên việc tiếp thu của học sinh gặp nhiều trở ngại.
“Không có sách giáo khoa nào mà phù hợp với chương trình hiện nay mà tôi đang dạy”, anh Quang nêu lên thực tế mà chính những người giáo viên như anh đang phải quờ quạng.
Thầy giáo khiếm thính cho biết, hiện nay số người câm điếc ở Việt Nam khá lớn, khoảng 2,6 triệu người. Tuy nhiên, họ đang bị tách biệt với xã hội, chưa được tạo điều kiện để hòa nhập.
Anh Nguyễn Duy Quang (giáo viên Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thính Lâm Đồng) dùng ngôn ngữ ký hiệu để chia sẻ những nỗi niềm của mình. |
Anh Quang mong muốn Bộ GD-ĐT nghiên cứu biên soạn chương trình, sách giáo khoa riêng, phù hợp với học sinh sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.
Cùng đó, có những chính sách thúc đẩy giáo dục cho trẻ khiếm thính, cần có những chương trình học cao hơn để các em có thể theo đuổi nguyện vọng học tập của mình.
Cô giáo Phạm Thu Thanh (Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh) đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét hỗ trợ để có một bộ sách cho học sinh khiếm thị. “Hiện nay, để có bộ sách giáo khoa khoa chữ nổi cho các em khuyết tật học, thường chúng tôi phải mua một bộ SGK bên ngoài về, sau đó đánh chữ nổi lên vào máy in”.
Công việc này thực sự tốn nhiều thời gian và công sức. Nếu như theo lộ trình sắp tới là sẽ đổi SGK thì đó là một thách thức lớn đối với giáo viên và học sinh khiếm thị. Bởi giáo viên sẽ phải ngồi gõ từng chữ nổi một rồi sau đó mới in ra”.
Cô giáo Phạm Thu Thanh (Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh) |
Cô giáo Trần Thị Tín Nghĩa cho hay, mục tiêu của các trường là trang bị kiến thức văn hóa và kiến thức nghề để các em khuyết tật có thể hòa nhập vào xã hội. Trang bị kiến thức văn hóa đã thực hiện tương đối nhưng kiến thức nghề thì những giáo viên như chị cảm thấy rất băn khoăn chuyện các em có thể sống được khi vào đời.
“Như trường tôi, do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, nên mảng nghề chỉ có may với thủ công mỹ nghệ. Nhưng những nghề này không nhiều cơ hội việc làm. Trong khi nguyện vọng thiết thực của các em học sinh khuyết tật là mong muốn được học những nghề như mát xa, nail (làm móng), rồi những nghề làm đẹp như cắt tóc,... đó là những nghề thiết thực mà cũng phù hợp với khả năng các em. Địa phương cũng đồng hành hỗ trợ chúng tôi nhưng vẫn không thường xuyên, đứt đoạn. Các em thường tâm sự với chúng tôi là rất buồn”.
Cô giáo Trần Thị Tín Nghĩa |
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc gửi lời tri ân những hy sinh, cống hiến của các giáo viên dạy trẻ khuyết tật và cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đầy tâm huyết.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và Bí thư TƯ Đoàn Bùi Quang Huy đã trao tặng bằng khen của Bộ trưởng và Bộ GD-ĐT và sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng cho 48 thầy cô giáo.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc trao bằng khen cho các giáo viên dạy trẻ khuyết tật tiêu biểu. Ảnh: Thanh Hùng |
Năm nay, TƯ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tiếp tục phối hợp với Bộ GD-ĐT, Tập đoàn Thiên Long tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”. Đối tượng được tuyên dương là nhà giáo đang dạy học sinh khuyết tật trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ GD-ĐT.
Sau 2 tháng kể từ khi phát động chương trình, ban tổ chức đã lựa chọn và tuyên dương 48 gương thầy cô giáo từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Người nhiều tuổi nhất là thầy giáo Vy Văn Vọng (sinh năm 1961), giáo viên Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Lạng Sơn; người trẻ tuổi nhất sinh năm 1990 là cô giáo Đoàn Thị Nhật Phương, giáo viên Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và cô giáo Nguyễn Thị Dang, giáo viên Trường Chuyên biệt Hy vọng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Người có thời gian tham gia dạy lâu năm nhất là cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiếu, giáo viên Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, tỉnh Thái Bình, từ năm 1985 tới nay.
Thanh Hùng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận thực trạng sử dụng SGK lãng phí là có thật và nói: "Với trách nhiệm của Bộ trưởng, tôi nhận trách nhiệm".
" alt=""/>“Không có SGK nào phù hợp với chương trình mà tôi đang dạy”“Khi bạn mua một thứ gì đó từ New Zealand, bạn biết rằng thứ đó đang được sản xuất cho chúng tôi và gia đình của chúng tôi, cũng như cho thế giới. Vì vậy bạn có thể yên tâm về chất lượng. Điều này tốt cho chúng ta và tốt cho hành tinh này”, bà Jacinda Ardern nói tiếp.
Chuyến thăm của Thủ tướng New Zealand tại Tiki nằm trong khuôn khổ các hoạt động xúc tiến thương mại và tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Việt Nam và New Zealand. Phái đoàn nước này này đã thăm và làm việc tại Việt Nam vài ngày gần đây.
Trong buổi gặp, phía Tiki cho hay đang chạy chương trình tuần lễ hàng New Zealand trên nền tảng này, với những sản phẩm nổi bật như Anchor, Rockit, Envy, Breeze, Kiwigarden,… đều là những thương hiệu khá quen thuộc tại thị trường Việt Nam.
Nói với VietNamNet về kỳ vọng doanh thu song phương, nữ Thủ tướng 42 tuổi cho hay Việt Nam và New Zealand đã có cam kết phát triển thương mại hai chiều với tổng giá trị hơn 2 tỷ USD.
Vì vậy, một số loại trái cây Việt Nam đã được bán tại New Zealand, như bưởi, chanh, thanh long.
Bên cạnh đó, hàng hoá từ New Zealand cũng đã được bán rộng rãi tại Việt Nam, như: táo, kiwi, việt quất, sản phẩm từ sữa, trái kiwi, sản phẩm chăm sóc da.
Hải Đăng
" alt=""/>Hàng New Zealand bán trên sàn thương mại điện tử Việt