Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Roma, 00h45 ngày 24/1: Xa nhà là thất vọng
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Guanacasteca vs Perez Zeledon, 5h00 ngày 24/1: Nối mạch toàn thắng -
- Cứ mùng 5 hàng tháng, Huyền đều đặn nhận “trợ cấp” của gia đình gửi lên. 2 triệu đồng, đó là mức tiền mà 7 năm trước anh trai cô vẫn thường được bố mẹ cho để trang trải chi phí trên thành phố. Nhưng với Huyền bây giờ, mức tiền đó “chỉ còn là ký ức xa xôi của thế hệ 8x, 9x đời đầu”. Huyền hiện đang là sinh viên năm 4 của một trường Đại học Kinh tế. Năm 2015, cô từ Cao Bằng xuống Hà Nội nhập học. Ở quê của Huyền, giá một mớ rau muống chỉ 2.000 đồng. Nhưng xuống Hà Nội, mức giá ấy đã tăng gấp 2,5 lần. Huyền vốn không định xin tiền bố mẹ hàng tháng, “nhưng trên Hà Nội cái gì cũng đắt đỏ quá”. Vì thế hơn 3 năm kể từ khi lên Hà Nội, cô hiếm khi đi chợ.
“Nếu đồ ăn được gửi từ quê lên sẽ rẻ và chất lượng hơn nhiều” – Huyền nhẩm tính.
Ghi chép chi tiêu của một sinh viên Để tiết kiệm chi phí ở trọ, Huyền cùng cô bạn đồng hương thuê căn phòng gần trường với mức giá 2 triệu đồng/ tháng. Mỗi khi nhận được tiền bố mẹ gửi, cô đều lên sẵn các khoản cần tiêu và buộc chúng thành cọc như một hướng dẫn về cách chi tiêu lan truyền trên mạng.
Trừ tiền thức ăn do bố mẹ trợ cấp, hàng tháng Huyền vẫn phải xin thêm 2 triệu đồng. “Em không tiêu gì mấy nhưng cũng phải hết đến từng đó. Những lúc hết tiền em chỉ nằm ở nhà chứ không dám đi đâu”, Huyền kể.
Không ai tính toán được mức chi tiêu trung bình của một sinh viên trong thời điểm hiện tại. Nhưng rõ ràng, “mức tiền không bao giờ là đủ” (lời của một sinh viên).
7 năm kể từ khi anh trai Huyền vào đại học, đến giờ giá tiền 2 triệu chỉ đủ cho cô thuê nhà, đi xe bus và chi tiêu một số khoản lặt vặt. “Mỗi lần tính mua quần áo y như rằng cuối tháng sẽ cạn kiệt tiền. Em cũng phải cắt giảm tối đa những khoản đi chơi với bạn bè hay liên hoan nhóm”.
Huyền không đi làm thêm. Cô tập trung vào việc học để lấy tấm bằng đỏ khi ra trường. “Thời gian các bạn đi làm thêm em ở phòng học tiếng Anh, đọc thêm sách để bổ sung kiến thức chuyên ngành. Mỗi kỳ nếu có học bổng, em sẽ lấy tiền đó để tự thưởng những gì mình thích”.
Huyền có lẽ là “số hiếm” khi chỉ chi tiêu ở mức tiền tối thiểu.
Minh Hoàng, 21 tuổi, là sinh viên Bách Khoa. Hoàng hài lòng với mức tiền được bố mẹ cho trong thời điểm hiện tại là 5 triệu đồng. Hàng tháng cậu thường dành ra 2 triệu để chi trả giá tiền thuê 1/2 căn chung cư. Số tiền còn lại được Hoàng dành cho việc ăn uống và “lệ phí tình yêu”.
Quán ăn ngay gần trường là “điểm đến” quen thuộc của cậu trong mỗi giờ ăn trưa hoặc ăn tối. Mức giá 30.000 đồng/ suất cũng là vừa đủ với cậu trai còn đang ở lứa tuổi đôi mươi.
“Con trai lười nấu nướng nên có phần hơi tốn kém”, Hoàng thừa nhận. Tổng số tiền ăn của Hoàng vì thế dao động khoảng 2 triệu đồng, đắt hơn gần 1 triệu nếu tự nấu nướng.
Thi thoảng cuối tuần, cậu cũng dành ra 500.000 nghìn đưa bạn gái đi xem phim hay dạo phố. “Nếu một tháng đôi ba lần thì cũng khá tốn kém. Nhưng em không bao giờ rơi vào tình trạng hết tiền cả. Cứ hết bố mẹ em lại gửi lên”, Hoàng kể.
Trong số những bạn trẻ được hỏi, Hoàng có lẽ là người chi tiêu thoải mái nhất. Không giống như Huyền, Hoàng ít khi tiếc nếu phải chi ra một khoản mỗi tháng vào việc ăn hàng quán, uống một vài cốc trà sữa giá 70.000 đồng hay chi trả vé xem phim ở mức 90.000 đồng/ lượt.
“Đó là mức giá trung bình chứ không phải quá đắt”.
Hoàng quả quyết, mức tiền 2 triệu không thể đối đủ với sinh viên, kể cả là nam hay nữ trong thời điểm hiện tại.
“Nếu con trai phải tốn nhiều hơn cho các khoản đi xem phim, uống nước khi đi cùng bạn gái thì con gái lại tốn nhiều vào các khoản quần áo, đồ dùng cá nhân. Kể cả không thuê ở những căn hộ chung cư, mức tối thiểu của mỗi sinh viên cũng phải cần đến hơn 3 triệu/ tháng” – Hoàng nói.
Còn đối với Minh Hà, sinh viên năm 3, hàng tháng cô vẫn được bố mẹ chu cấp 2 triệu đồng. Với những khoản chi phí phát sinh, Hà đều phải tự xoay sở.
“Ngoài 2 triệu bố mẹ cho em phải đi làm thêm mới đủ trang trải chi phí ở Hà Nội. Ở trên này cái gì cũng đắt đỏ. Chỉ tính riêng tiền nhà, tiền gửi xe, xăng xe đi lại đã là không đủ”.
Buổi tối Hà nhận đi làm gia sư. Số tiền kiếm được hàng tháng cũng khoảng hơn 2 triệu đồng. Sang năm tới Hà định nhận thêm lớp dạy để không phải xin tiền hàng tháng nữa.
Hà vẫn thực hiện việc ghi chép chi tiêu đều đặn. Nhưng dù co kéo thế nào, số tiền mỗi tháng vẫn dao động ở mức 3,5 – 4 triệu đồng.
“Tiền nhà, tiền đi chợ bao giờ cũng ở mức cố định khoảng 2,2 triệu, trong đó tiền nhà là 1 triệu, tiền đi chợ khoảng 1,2 triệu. Ngoài ra còn tiền gửi xe tháng, tiền xăng và những khoản tiêu vặt khác nữa”.
Hà băn khoăn, với cùng số tiền, những người bạn của mình vẫn có thể đi ăn ở những hàng quán “sang chảnh”, trong khi cô vẫn phải chật vật với khoản mức hơn 3 triệu đồng.
“Ngay cả việc mua đồ về tự nấu cũng rất đắt nếu chỉ ăn hai người. Tiền bố mẹ cho cộng với tiền đi gia sư em cũng chỉ đủ để chi tiêu cho bản thân trong tháng chứ không thể chi thêm cho bất cứ việc gì khác nữa”.
Bài toán cân đối chi tiêu đặt ra không phải chỉ của riêng Hà. Cô cho rằng, có lẽ do bản thân chi tiêu có phần chưa hợp lý.
“Tháng tới em sẽ làm danh sách chi tiêu cụ thể hơn. Nếu cắt giảm tiền đi chợ hay các khoản ăn uống bạn bè có thể sẽ đỡ chật vật những ngày cuối tháng” – Hà nói.
Thúy Nga
Ký túc xá ‘ổ chuột’ ở Nhật Bản: Sinh viên không chịu chuyển đi
Ký túc xá Yoshida của ĐH Kyoto, Nhật Bản được xây dựng vào năm 1913 và hiện đang được cho sinh viên thuê với mức giá cực thấp – 2.500 yên/ tháng (tương đương hơn 500 nghìn đồng).
"> Mức chi tiêu của sinh viên hiện nay -
Chồng ngoại tình tinh vi, hứa sẽ cho 10 tỷ đồng để tôi chấp nhận vợ béĐám cưới chúng tôi, anh em đằng ngoại cũng có người nói ra, nói vào phản đối vì nhà anh nghèo quá, sợ tôi khổ. Bố mẹ thương tôi, thương anh chỉ biết động viên hai đứa cố gắng. Sau đám cưới, anh thổ lộ vẫn nợ gần 100 triệu đồng tiền vay mượn lo cho bố mẹ và các em ở quê. Tôi có chút tủi thân song cũng động viên anh để cố gắng làm lụng trả nợ.
Cuộc sống vất vả, có lúc thiếu chỗ nọ đắp chỗ kia nhưng cả hai vui vẻ, lạc quan. Anh chăm chỉ, hiền lành và không rượu chè cờ bạc, đi làm về luôn chăm chút tổ ấm nhỏ. Kinh tế cũng dần dần ổn định hơn.
Chúng tôi mua được một căn chung cư trả góp. Công việc anh ngày càng thuận lợi, có đồng ra đồng vào, không những trả hết nợ còn dư tiền mua ô tô, mua thêm đất đầu tư. Nhìn cuộc sống của tôi, bạn bè ngưỡng mộ, anh em họ hàng ai cũng lấy đó làm gương để cố gắng. Tôi cứ tưởng "ông trời có mắt, không phụ lòng người". Tôi chìm đắm trong hạnh phúc mà không thể ngờ, bi kịch sóng gió lại có ngày xảy ra vào chính ra đình mình.
Anh ngoại tình. Nhưng điều đau đớn là anh không có biểu hiện gì là một người chồng tệ bạc. Tháng lương công ty trả anh chuyển khoản hết cho vợ. Đi làm về anh không tụ tập rượu chè mà luôn về đúng giờ, chăm chút cho con, giúp vợ việc nhà.
Anh thích thể dục, nên 5 giờ chiều tan làm, anh sẽ về nhà dọn dẹp rồi chạy bộ 2 tiếng. Buổi tối anh có thói quen uống trà đá, tán gẫu dưới chân tòa nhà. Một tuần, anh có khoảng 2 ngày xa nhà đi công trình. Tôi không hề có chút nghi ngờ và đề phòng. Bởi lịch trình, công việc của anh tháng nào cũng vậy, năm nào cũng thế, gần như không có đột xuất gì. Anh lại luôn làm tròn vai người chồng đảm, trách nhiệm với gia đình.
Thế nhưng tôi đâu ngờ được, anh thuê nhà cho nhân tình ngay trong chung cư tôi ở. Một ngày anh sẽ phân chia thời gian để vừa có mặt ở nhà đóng vai "chồng tốt", vừa có thể vui vẻ với nhân tình mà tôi không hề hay biết.
Những lúc anh đi đổ rác cũng ghé qua nhà nhân tình. Buổi sáng 7 giờ anh ra khỏi nhà nhưng thực ra là sang nhà cô ấy ở, 10 giờ mới đến cơ quan. Chiều anh nói chạy bộ thực chất cũng là dành thời gian bên nhân tình.
Anh sắp xếp khéo léo đến nỗi tôi không hề hay biết, không nhận ra sự khác thường trong lời nói, ứng xử hay thái độ của anh. Bây giờ nghĩ lại, tôi mới phát hiện ra mình đã quá chủ quan và tin tưởng anh. Có thời điểm, 3 giờ sáng không thấy anh đâu, tôi gọi điện thì anh nói đang ở dưới xe ô tô lấy tập tài liệu công trình quan trọng phải hoàn thành ngay. Sau đó khoảng 10 phút anh lên nhà, ngồi làm việc.
Chính vì thế, nhiều đêm anh bên nhà nhân tình mà tôi cũng không hề hay biết. Chúng tôi cưới nhau được khoảng 7 năm thì họ ở với nhau được 3 năm rồi. Cô ấy cũng có một con trai. Tiền lương anh đưa tôi nhưng đó chỉ là thu nhập phụ, anh làm thêm các công trình ngoài, thậm chí sau này tôi mới biết, anh còn có một công ty riêng kinh doanh vật liệu xây dựng. Chính vì thế, thu nhập của anh tôi không thể kiểm soát.
Cô ấy kém tôi 2 tuổi, trước là nhân viên lễ tân của công ty anh. Sau này khi họ cặp kè nhau, cô ấy nghỉ việc và chỉ ở nhà hưởng thụ. Dù biết anh có vợ con nhưng cô gái này vẫn chấp nhận làm vợ hai.
Tôi chỉ thực sự biết chuyện khi một lần vô tình phát hiện chiếc sim điện thoại trong túi áo sơ mi của anh. Không hiểu trời xui khiến thế nào, tôi lại tò mò lắp thử vào máy mình. Những tin nhắn trong đó khiến tôi choáng váng. Ban đầu tôi còn tưởng đây là của ai đó không phải chồng mình, tuy nhiên những dữ liệu họ nhắc đến, tên con trai tôi, bố mẹ chồng tôi… khiến tôi sốc nặng.
Tôi gọi anh về ngay lập tức. Tôi còn hy vọng anh sẽ đưa lời giải thích, rằng đây chỉ là một sự nhầm lẫn nào đó. Nhưng không, anh thừa nhận mình ngoại tình. Đây là chiếc sim mà anh và cô ấy từng dùng liên lạc. Trong một lần tháo sim ra cất đi, anh đánh rơi và không tìm thấy thì bị tôi phát hiện. Anh xin lỗi và mong tôi chấp nhận.
Anh bảo không thể bỏ được tôi nhưng cũng không nỡ xa mẹ con cô ấy. Thậm chí để xoa dịu tôi, anh còn nói sẽ chuyển cho tôi 10 tỷ đồng - số tiền anh dành dụm bao lâu nay để tôi có thể mở quán trà mà tôi ấp ủ. Điều kiện của anh đưa ra là tôi sẽ vẫn chấp nhận "làm ngơ" như không có chuyện gì xảy ra. Anh không đồng ý ly hôn và nói, nếu tôi ly hôn anh sẽ làm mọi thứ để tôi phải hối hận. Thậm chí anh còn khóc lóc vật vã níu kéo tôi.
Tôi thực sự suy sụp và mất niềm tin vào mọi thứ. Đây là chồng tôi nhưng tôi thấy quá xa lạ, con người anh lâu nay và hiện tại quá khác biệt. Tôi tưởng tôi hiểu anh nhưng thực ra mới chỉ hiểu một phần rất nhỏ. Sự đa nhân cách lâu nay tôi mới đọc trên báo chí nhưng giờ lại rơi vào chính người chồng chung sống với mình.
Tôi đau khổ và tuyệt vọng. Có lúc tôi đã nghĩ đến cái chết để giải thoát. Điều đáng nói là anh vẫn nhắn tin ngọt nhạt, vẫn quan tâm tôi và con trai chu đáo như chưa có chuyện gì xảy ra!
Tôi phải làm sao?
Theo Dân trí
Phụ nữ rơi vào vòng tay người khác sao vẫn ôm chồng ngủ?: Thú nhận từ người trong cuộc
Phụ nữ có thể chọn sai đàn ông, nhưng trong một khoảng thời gian nhất định, cô ấy chỉ có thể yêu duy nhất một người."> -
- Sáng nay 23/8, hơn 600 học sinh, sinh viên các tỉnh phía Bắc đã được đón nhận Học bổng Vallet năm 2018 do Tổ chức khoa học Gặp gỡ Việt Nam trao tặng với tổng trị giá hơn 25 tỷ đồng. Trao học bổng hơn 25 tỷ đồng cho học sinh có thành tích xuất sắcNăm 2018, Chương trình học bổng Vallet sẽ trao tặng hơn 2.200 suất học bổng cho các học sinh, sinh viên xuất sắc trong cả nước và các em ở làng S.O.S Việt Nam với tổng giá trị lên đến hơn 25 tỷ đồng.
GS Trần Thanh Vân trao các suất học bổng Vallet năm 2018. Ảnh: Thanh Hùng. Sau miền Bắc, chương trình sẽ trao 1.140 suất học bổng cho học sinh, sinh viên các tỉnh miền Trung (tại các TP Vinh, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng và Đà Lạt) và gần 500 suất học bổng cho khu vực miền Nam.
GS Trần Thanh Vân, Chủ tịch Tổ chức khoa học Gặp gỡ Việt Nam chia sẻ:
“Học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay có được học bổng Vallet trong nhiều năm như vậy không phải do chúng tôi làm ra hay trên trời rơi xuống mà quan trọng là do kết quả của các em. Vì các em nỗ lực học giỏi thì mới có được học bổng Vallet trong bao nhiêu năm nay chứ không phải vì chúng tôi thành lập được học bổng Vallet mà thành công đâu. Sự thành công là do các em bằng việc tiếp tục mang về những tấm huy chương quốc tế,… Các em tiếp tục nỗ lực cố gắng học tập tốt thì học bổng Vallet sẽ luôn tiếp tục.
Trong ngành khoa học, chúng ta có những người rất giỏi như Đàm Thanh Sơn, Ngô Bảo Châu, … họ trước đây cũng giống như các em là những học sinh giỏi và sau này không chỉ là nhà khoa học của Việt Nam mà còn trên thế giới. Chúng tôi mong các em tiếp bước các thế hệ đi trước để làm rạng danh đất nước Việt Nam”.
GS Trần Thanh Vân chia sẻ với học sinh có thành tích xuất sắc. Ảnh: Thanh Hùng Tham dự buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đánh giá đây là một hoạt động có ý nghĩa thực sự nhân văn sâu sắc, không những động viên, khích lệ HSSV phấn đấu đạt kết quả học tập, nghiên cứu khoa học cao hơn, mà còn tạo cơ hội tiếp cận môi trường, điều kiện học tập tốt nhất cho trẻ em, HSSV đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Bộ trưởng cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với GS Odon Vallet và GS Trần Thanh Vân cùng phu nhân khi dành sự quan tâm cho quê hương Việt Nam nói chung, sự phát triển của nền khoa học- giáo dục nước nhà nói riêng và các học sinh, xuất sắc trong gần 20 năm qua.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao học bổng cho học sinh Bộ trưởng cũng hy vọng, thời gian tới Tổ chức khoa học Gặp gỡ Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức thành công hơn nữa Chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” hằng năm để kết nối các nhà khoa học, nền khoa học của Việt Nam với thế giới, cũng như hoạt động cấp học bổng cho HSSV… để góp phần đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam có kiến thức, năng lực say mê nghiên cứu và làm chủ khoa học, sánh vai với bạn bè trên thế giới.
GS Trần Thanh Vân và GS Odon Vallet trao các suất học bổng cho học sinh có thành tích học tập xuất sắc năm 2018. Ảnh: Thanh Hùng. Học bổng Vallet được thành lập từ năm 2001, với sự tự nguyện đóng góp của GS Odon Vallet (làm việc tại ĐH Sorbonne, Cộng hòa Pháp) để đồng hành cùng các hoạt động phát triển khoa học - giáo dục của Tổ chức khoa học Gặp gỡ Việt Nam do GS Trần Thanh Vân và phu nhân thành lập để tặng học bổng cho HSSV ưu tú ở Việt Nam. Với mong muốn góp phần tạo điều kiện tốt hơn cho thế hệ trẻ Việt Nam trong học tập và nghiên cứu, nâng cao khả năng hội nhập quốc tế.
Kể từ năm 2001 đến nay, Học bổng Vallet tại Việt Nam đã trao hơn 32.250 suất cho HSSV xuất sắc trên toàn quốc với tổng giá trị hơn 175 tỷ đồng, mức học bổng tăng đều qua từng năm cả về số lượng và giá trị.
Thanh Hùng
Trường ĐH Bách khoa HN dành học bổng cho nữ sinh tiếp ước mơ đại học
Sau khi VietNamNet đăng bài viết về em Hoàng Thị Ánh đạt điểm 24,35 nhưng có nguy cơ phải dừng ước mơ vào đại học, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã quyết định trao suất học bổng hỗ trợ.
">