Trước yêu cầu đổi mới, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các cơ sở in đầu tư, phát triển, ngày 28/02/2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP đã bãi bỏ, đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh.
“Nghị định 72/2022/NĐ-CP ban hành trên cơ sở kế thừa những ưu điểm từ các quy định hiện hành, đồng thời bãi bỏ, sửa đổi nhiều điều không còn phù hợp, bổ sung và hoàn thiện các quy định mới về hoạt động in rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước thời gian qua”, ông Nguyễn Nguyên nhấn mạnh.
Tại Hội nghị, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành đã giới thiệu 8 điểm mới ở Nghị định này bao gồm: Quy định thủ tục và tuổi cho các thiết bị in khi nhập khẩu; Quy định cấp giấy phép hoạt động in, đăng ký hoạt động in cho chi nhánh của cơ sở in đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác ngoài tỉnh; Bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm; Bãi bỏ một số thủ tục hành chính; Cấp và cấp lại giấy phép hoạt động in; Xác nhận đăng ký hoạt động in và thay đổi thông tin đăng ký hoạt động in; Khai báo sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu; Khai báo hoạt động cơ sở dịch vụ photocopy.
Các đại biểu đã thảo luận, giải đáp về những quy định mới tại Nghị định số 72/2022/NĐ-CP của Chính phủ và vướng mắc trong quá trình thực thi, cũng như công tác quản lý nhà nước về hoạt động in.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm về một số cách làm hay, phương án kinh doanh mang lại hiệu quả; kiến nghị giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về in, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.
Cục trưởng Cục Xuất bản In và Phát hành khẳng định sẽ sớm tập hợp các ý kiến để có văn bản hướng dẫn cụ thể nhất, tránh sự lúng túng trong quá trình thực thi quy định của pháp luật.
![]() |
Nội dung MV xoay quanh hình ảnh nhạc sĩ chơi đàn piano và hát. Sau đó, Phan Mạnh Quỳnh tiến vào lễ đường, nơi cô dâu diện váy cưới trắng tinh khôi, đứng nở nụ cười rạng rỡ. Trong không gian ấy, cả hai trao nhau nhẫn cưới, khép lại chuyện tình 5 năm và mở đầu cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
![]() |
Cận cảnh nhẫn cưới được chế tác thủ công Phan Mạnh Quỳnh tặng vợ. |
Phan Mạnh Quỳnh và Khánh Vy dự định tổ chức đám cưới tại TP.HCM vào ngày 7/5 nhưng phải hoãn do dịch. Cặp vợ chồng 9X chịu nhiều thiệt hại kinh tế và đang tiếp tục làm việc với các đối tác cung cấp dịch vụ cưới hỏi. Cả hai cũng dự định sẽ thông báo sau về ngày để tổ chức tiệc khi dịch bệnh đã được kiểm soát. Trước đó, cả hai tổ chức tiệc cưới tại Nghệ An - quê chú rể và ở Nha Trang - quê cô dâu hồi tháng 4.
Phan Mạnh Quỳnh và Huỳnh Khánh Vy công khai tình cảm từ năm 2016 và nhận được nhiều sự ủng hộ của fan. Anh tặng bạn gái nhiều món quà vật chất giá trị như ôtô 2 tỷ đồng, lì xì cô dịp Tết hơn 123 triệu đồng, đưa cô đi du lịch nhiều nơi...
Phan Mạnh Quỳnh sinh năm 1990, là ca sĩ kiêm nhạc sĩ, từng nhận 2 giải thưởng Làn Sóng Xanh 2019 tại hạng mục Ca khúc nhạc phim được yêu thích nhất, Top 10 ca khúc được yêu thích nhất với sáng tác Có chàng trai viết lên cây, nhận giải thưởng Cống hiến với hạng mục Nhạc sĩ của năm 2020.
Huỳnh Khánh Vy sinh năm 1994, quê Khánh Hòa, cô từng làm mẫu ảnh, đóng MV cho một số ca sĩ.
MV "Gặp gỡ, yêu đương và được bên em":
Tình Lê
Khoảng 700 khách mời đã có mặt tại quảng trường để chúc phúc cho Phan Mạnh Quỳnh và Khánh Vy.
" alt=""/>Phan Mạnh Quỳnh sáng tác bài hát tặng vợ>>Kỳ 1: Giai thoại ly kỳ về cây thị và hai ngôi mộ cổ ở Tiền Giang
Giai thoại 'Mặc hoàng bào thăm ruộng"?
Giai thoại kể rằng, vào những năm cuối của thế kỷ 18, có lần bị nhà Tây Sơn truy đuổi quá gắt, Nguyễn Ánh chạy đến làng Hòa Thuận, tá túc tại nhà ông Tang. Ông Tang cưu mang Nguyễn Ánh trong một thời gian khá dài.
![]() |
Toàn cảnh khu mộ và cây thị... |
Cảm động trước công ơn của ông Tang, trước khi lên đường sang Xiêm La cầu viện, Nguyễn Ánh đã phong cho ông chức khâm sai cai cơ và gửi lại một số hành lý.
Trải qua nhiều năm vẫn không thấy ai trở lại lấy số hành lý đó, ông Tang đã trao lại cho 2 con là Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa với lời dặn dò kỹ lưỡng, phải gìn giữ bảo quản tốt hành lý của chúa Nguyễn gửi lại.
Ngày ông Tang mất, hai con ông quên lời dặn của cha đã mở rương hành lý ra xem. Trong đó không có ngọc ngà châu báu quý giá mà chỉ có chiếc hoàng bào và một số y phục khác của vua. Thế là cả hai lấy một ít khâm liệm cho cha. Chiếc hoàng bào còn lại, cả hai chia nhau ra mặc mỗi khi đi thăm đồng.
Nhiều người biết chuyện khuyên không nên mặc vì có thể họ sẽ bị xử trảm vì tội khi quân. Thế nhưng, vào thời điểm đó, quân Tây Sơn còn rất mạnh, nghĩ rằng chúa Nguyễn khó có cơ hội phục quốc nên hai con ông Tang bỏ qua lời khuyên trên.
![]() |
...vẫn còn khá nguyên vẹn |
Thời cuộc đổi thay, Nguyễn Ánh thống nhất giang sơn lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long. Hồi tưởng lại những ngày còn nguy khó, Gia Long cho người về Hòa Thuận tìm đến nhà ông Tang để đền ơn.
Không ngờ khi đến nơi, người của vua biết chuyện 2 anh em con ông Tang mặc hoàng bào đi thăm đồng đã tâu lên Gia Long.
Gia Long nổi giận ra lệnh tru di tam tộc và tịch thu toàn bộ gia sản của dòng họ Lê Phước. Đối với vợ chồng ông Tang đã chết, Gia Long sai lính dùng roi quất vào khu mộ và xiềng lại.
![]() |
Mộ ông Tang |
Giai thoại chỉ là huyễn hoặc
Ông Nguyễn Văn Thành (60 tuổi, xã Long Khánh) xác nhận với chúng tôi, sau năm 1975, một vụ đào trộm mộ ông Tang xảy ra. Có lẽ giai thoại và lời đồn đã khiến một số kẻ nảy lòng tham. Chúng tin trong hai ngôi mộ kia thế nào cũng có báu vật.
Vậy mà, sau khi tìm đủ cách, thậm chí phải đào một căn hầm bên cạnh để mở đường thông vào mộ, nhưng khi vào được rồi, tên trộm chỉ tìm thấy hộp sọ, xương ống cùng một ít vật dụng chôn theo.
Tên trộm gom hết những vật dụng đó đem bán nhưng không ai mua... Chính quyền hay tin, tìm đến mộ kiểm tra và đã xác nhận trong trong mộ không hề có áo mão của vua.
![]() |
Phần mộ bà Tang. |
Theo tài liệu ghi lại những khảo cứu của các nhà sử học thì ông Tang qua đời vào khoảng tháng 10 năm Kỷ Hợi (1779). Thời điểm này Nguyễn Ánh chưa lên ngôi vua và còn lưu lạc khắp nơi nên không thể có hoàng bào để gửi lại nhà ông Tang.
Câu chuyện hai con ông Tang mặc hoàng bào đi thăm ruộng cũng chỉ là huyễn hoặc. Tuy nhiên cũng từ câu chuyện này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vào thời điểm này quân Tây Sơn chiến thắng quân Xiêm do Nguyễn Ánh cầu viện tại Rạch Gầm - Xoài Mút và 2 người con ông Tang đã hưởng ứng theo Tây Sơn nên bị giáng tội.
Đến năm 1788, quân của Nguyễn Ánh trở lại đánh đuổi quân Tây Sơn và chiếm đóng lại vùng Ba Rài. Lúc này, Nguyễn Ánh ra lệnh tịch thu toàn bộ tài sản dòng họ Lê Phước vì tội giúp nhà Tây Sơn.
Theo thống kê trong địa bạ Minh Mạng năm 1836, số ruộng đất gia đình Lê Phước tới 125 mẫu đồng quan. Tuy lúc này ông Tang đã qua đời, nhưng vẫn bị xiềng xích khu mộ để trị tội.
Từ những cứ liệu đó cho thấy, chuyện mộ vợ chồng ông Tang bị xiềng xích là có thật nhưng không phải vì tội "lạm dụng hoàng phục".
Sau khi bị tru di tam tộc, dòng họ Lê Phước cũng chưa tuyệt tự. Hàng năm, vẫn có người về chăm sóc mồ mả ông bà, đây cũng là nét đẹp của văn hóa Á đông...
Khu mộ cổ của vợ chồng ông Tang nay đã xuống cấp. Tường thành bốn phía gãy đổ hư hỏng do thời gian nhưng vẫn chưa được sửa chữa. Ông Nguyễn Ngọc Kính, Chủ tịch UBND xã Long Khánh, chia sẻ: "Việc sửa sang lại 2 ngôi mộ cổ này là nguyện vọng của nhiều người dân ở đây. Tuy nhiên, việc này chưa có ý kiến của Trung tâm Văn hóa - Thể thao thị xã Cai Lậy, nên vẫn chưa có kế hoạch và kinh phí trùng tu. Sau 1975, từ nhiều lời đồn thổi, kẻ trộm đã đào bới ngôi mộ để tìm châu báu nhưng không có kết quả gì, ngược lại còn làm cho ngôi mộ thêm hư hỏng. Nếu có kinh phí và được giao nhiệm vụ, chúng tôi sẵn sàng". |
![]() Giai thoại ly kỳ về cây thị và hai ngôi mộ cổ ở Tiền GiangHai ngôi mộ cổ đầy rêu phong ẩn mình dưới tán cây thị. Trời đang mưa nhẹ khiến cho khung cảnh nơi đây càng trở nên cô tịch. " alt=""/>Thực hư giai thoại về ngôi mộ cổ ở Cai Lậy, Tiền Giang
|