Năm 2020 đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách từ một số luật và nghị định liên quan đến đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS |
Ngay từ đầu năm, Chính phủ và các Bộ ngành đã khẩn trương nghiên cứu để ban hành nhanh chóng, kịp thời nhiều cơ chế, chính sách để giúp tháo gỡ khó khăn, phục hồi, phát triển nền kinh tế nói chung và lĩnh vực BĐS nói riêng. Tháng 3/2020, Nghị quyết Phiên họp thường kỳ của Chính phủ đã giao các Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư khẩn trương bổ sung, tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn và nghiên cứu hoàn thiện chính sách để đẩy mạnh hơn nữa về phát triển nhà ở xã hội.
Có thể nói, năm 2020 đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách một số luật và nghị định liên quan đến đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS.
Luật xây dựng sửa đổi 2020
Tại kỳ họp thứ 9 ngày 17/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (Luật số 62/2020/QH14), với nhiều điểm mới. Như bổ sung công trình được miễn giấy phép (Khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung 2020). Theo đó, công trình quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động;…được miễn giấy phép;
Thời gian cấp giấy phép được rút ngắn 10 ngày so với quy định Luật Xây dựng năm 2014 (điểm b Khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) chỉ còn trong 20 ngày.
Cùng với đó là bỏ quy định về đủ vốn khi khởi công xây dựng (Khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung 2020) không còn quy định điều kiện về bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình;
Quy định cụ thể một số dự án phải đánh giá tác động môi trường (Khoản 11 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020). Luật mới đã bổ sung quy định đánh giá sơ bộ tác động môi trường khi lập dự án đầu tư xây dựng;
Tăng cường phân cấp trong thực hiện thủ tục cấp Giấy phép xây dựng (điểm c Khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung 2020). Theo đó UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt thay vì Bộ Xây dựng như quy định trước đây (Lưu ý: Thẩm quyền của UBND cấp tỉnh về việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2020).
Luật Đầu tư 2020
Cũng tại kỳ họp thứ 9 ngày 17/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư 2020 (Luật số 61/2020/QH14) với nhiều điểm mới. Có thể kể đến như việc thống nhất việc thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư, công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở, khu đô thị, dự án bất động sản thực hiện theo trình tự thủ tục của pháp luật về đầu tư;
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp,…và kết hợp với Luật Xây dựng (sửa đổi) đã đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến việc chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư, công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở, BĐS…
Nghị định số 25/2020/NĐ-CP
Ngày 20/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu, trong đó đã tháo gỡ được điểm nghẽn lâu nay của các dự án bất động sản về thủ tục giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu dự án bất động sản.
Nghị định số 68/2020/NĐ-CP
Ngày 24/6/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Nghị định số 148/2020/NĐ-CP
Ngày 18/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, với nhiều quy định mới như quy định cơ chế xử lý đối với các thửa đất do Nhà nước quản lý nằm xen kẽ trong các dự án đầu tư, dự án nhà ở;
Quy định cơ chế xử lý đối với trường hợp mua tài sản gắn liền với đất, trong đó có phần diện tích đất mà người đang sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng để thực hiện dự án đầu tư và quy định thời hạn sử dụng đất đối với trường hợp này;
Quy định về giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Quy định cơ chế giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý;
Bên cạnh đó là quy định khu vực được thực hiện dự án phân lô, bán nền và quy định chặt chẽ điều kiện phân lô, bán nền dự án nhà ở; Quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa để quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình trạng phân lô, bán nền…
Bộ Xây dựng cũng cho biết để tiếp tục hoàn thiện thể chế và tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS hiện Bộ đang tích cực hoàn thiện để trình Chính phủ xem xét ban hành trong thời gian tới một số cơ chế, chính sách quan trọng: Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp tạo cơ sở, động lực tốt cho thị trường bất động sản năm 2021 tiếp tục phát triển ổn định.
Thuận Phong
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà yêu cầu với những vụ việc trường hợp liên quan đến quản lý của ngành chưa được Thanh tra địa phương giải quyết dứt điểm thì Thanh tra Bộ phải trực tiếp xử lý đến tận cùng.
" alt=""/>Bất động sản 2021 đón cửa sáng với loạt chính sách quan trọngBộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai đề nghị Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt giải quyết các dự án quy hoạch treo làm lãng phí nguồn lực, thiệt hại đến quyền và lợi ích người dân và Nhà nước, gây bức xúc xã hội. Đồng thời, giải quyết xử lý nghiêm các dự án bất động sản ma, các dự án bất động sản lừa đảo, chây ì… đã và đang gây bức xúc, bất bình xã hội, gây mất trật tự ở nhiều tỉnh.
Trước kiến nghị của cử tri liên quan đến vấn đề quy hoạch treo, Bộ Xây dựng thừa nhận đây là hiện tượng làm lãng phí nguồn lực, tác động tiêu cực đến quyền, lợi ích người dân và Nhà nước, gây bức xúc xã hội như cử tri đã nêu.
Tại Hà Nội có không ít những khu “đất vàng” bỏ quên nhiều năm của các “ông lớn” bất động sản (Ảnh: Khu đất 4.000m2 tại 22-24 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm trung tâm Thủ đô nằm sát hồ Gươm bị bỏ hoang nhiều năm) |
Theo Bộ Xây dựng, pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể về việc lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch, trong đó có các quy định đảm bảo về quyền của các tổ chức, cá nhân trong khu vực quy hoạch nhưng Nhà nước chưa thực hiện thu hồi.
Bộ này cũng khẳng định, quan điểm của Bộ Xây dựng là Nhà nước phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân tại khu vực “quy hoạch treo”.
“Hiện nay, để tăng cường công khai, cung cấp thông tin quy hoạch được duyệt, Bộ đã hoàn thành và đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử quốc gia về quy hoạch xây dựng tại địa chỉ http://quyhoach.xaydung.gov.vn. Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản đôn đốc các địa phương đăng tải thông tin quy hoạch xây dựng tại địa phương lên Cổng thông tin điện tử về quy hoạch xây dựng theo trách nhiệm quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng tại địa phương”- Bộ Xây dựng thông tin.
Về việc quản lý trong thời gian tới, Bộ cho biết sẽ phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ với hàng loạt các giải pháp trong đó tăng cường hướng dẫn, đôn đốc các địa phương trong công tác quản lý, thực hiện quy hoạch để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm như thu hồi các dự án chậm tiến độ theo quy định; xử lý các cán bộ gây ách tắc, làm thiệt hại cho nhà đầu tư, Nhà nước, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người dân.
Đối với chính quyền các địa phương, Bộ Xây dựng đề nghị rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ các quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi; xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, công khai quy hoạch và kế hoạch thực hiện theo đúng quy định.
Xây dựng chương trình đô thị, khu vực phát triển đô thị và kiểm soát chặt chẽ tốc độ, chất lượng phát triển đô thị; tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến người dân và doanh nghiệp các quy định của pháp luật về quy hoạch, quản lý phát triển đô thị và quản lý đất đai nhằm hiểu đúng và áp dụng đúng, bảo đảm việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai thực sự có hiệu quả, đặc biệt tại các đô thị; kịp thời xử lý các vi phạm trong việc thực hiện quy hoạch.
Bộ Xây dựng sẽ cùng các địa phương tăng cường thanh, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý nghiêm các dự án bất động sản ma, lừa đảo, chây ì… |
Thực tế cho thấy, tại các đô thị lớn hiện vẫn còn nhiều dự án quy hoạch treo. Ghi nhận tại Hà Nội có không ít những khu “đất vàng” bỏ quên nhiều năm của các “ông lớn” bất động sản. Có những dự án khu đô thị được điều chỉnh quy hoạch sau cả thập kỷ “ôm đất” trồng cỏ. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu kiểm tra, xử lý thông tin báo chí nêu về hơn 300 dự án bỏ hoang ở Hà Nội. Theo phản ánh của báo chí Hà Nội có tới hơn 300 dự án "treo", "bỏ hoang" khiến người dân sống trong vùng quy hoạch dự án gặp khó khăn, đặc biệt là gây lãng phí tài nguyên đất... Đây không phải là vấn đề mới, nhưng để xử lý được những tồn tại lại là điệp khúc không hồi kết... Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND TP Hà Nội kiểm tra, xử lý nội dung phản ánh trên.
Tăng cường thanh, kiểm tra dự án “ma”
Đối với tình trạng các dự án bất động sản ma, lừa đảo, chây ì… đã và đang gây bức xúc, bất bình xã hội, gây mất trật tự ở nhiều tỉnh, Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay, hệ thống pháp luật hiện hành (Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản...) đã có các quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng, điều chỉnh mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, từ trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, điều kiện của bất động sản được đưa vào kinh doanh và trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án đối với các dự án bất động sản đến quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự cũng đã có các quy định để xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, trên thực tế tại một số địa phương, trong một số thời điểm vẫn xảy ra tình trạng một số tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, lập nên các dự án không có thực, các dự án chưa đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh (dự án “ma”) để lừa đảo người dân, đã và đang gây bức xúc, bất bình xã hội, gây mất trật tự ở nhiều tỉnh, thành phố như cử tri phản ánh.
Bộ Xây dựng nhận định, nguyên nhân xảy ra tình trạng này có nhiều nhưng chủ yếu là do: thông tin về quy hoạch, dự án... chưa được kịp thời, công khai, minh bạch dẫn đến một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để quảng bá, cung cấp thông tin sai sự thật nhằm trục lợi; do hành vi vi phạm chưa được kịp thời phát hiện, ngăn chặn ngay từ khi mới phát sinh; việc xử lý và công khai việc xử lý hành vi vi phạm để cảnh tỉnh, răn đe và cho người dân biết, hiểu chưa kịp thời...
Bộ cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục đôn đốc các địa phương tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 11, tăng cường công khai, minh bạch thông tin quy hoạch, dự án... trên địa bàn, không để đối tượng xấu lợi dụng để lừa đảo, trục lợi.
Đồng thời, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm có thể xảy ra và sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 117/2015/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản để trình Chính phủ ban hành nhằm cung cấp thông tin công khai, minh bạch để bảo đảm cho thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, hạn chế tối đa các trường hợp cố tình vi phạm, lừa đảo, chây ì...
Hồng Khanh
Hàng loạt sai phạm trong quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và Tổng công ty Chè Việt Nam ở Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng…
" alt=""/>Xử nghiêm dự án ma dự án hoangVề cơ bản, ngoại thất của Accord tại Nhật Bản tương tự Accord cho thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Honda đã làm mới bằng cách thay thế 5 màu sơn có hiệu ứng mới hơn trong bảng màu tùy chọn. Đi kèm với đó là bộ mâm hợp kim 18 inch. Những thay đổi chủ yếu tập trung vào thông số kỹ thuật và tiện nghi.
Đầu tiên với hệ truyền động, khách hàng Nhật Bản có duy nhất tùy chọn hybrid tự sạc e:HEV, kết hợp giữa động cơ 4 xi-lanh 2.0 lít hút khí tự nhiên với động cơ điện kép và hộp số CVT. Honda không công bố số liệu công suất nhưng cấu hình tương tự tạo ra công suất 181 mã lực (và mô-men xoắn 315 Nm trên “người anh em” Civic e:HEV.
Tại một số thị trường khác, Accord dùng thêm động cơ xăng hoặc plug-in hybrid.
Một chi tiết thú vị khác là mặt số tròn nằm dưới bảng điều khiển trung tâm dùng để thay thế cho bộ điều khiển điều hòa truyền thống hơn dành cho Accord bản Bắc Mỹ. Khi nhấn nút xoay, màn hình này có thể hiển thị âm thanh, nhiệt độ, ánh sáng,.v.v… và chuyển sang kiểu đồng hồ kim khi không sử dụng. Chi tiết này cũng có trên Honda Accord 2024 bán tại Trung Quốc.
" alt=""/>Honda Accord 2024 ra mắt tại Nhật, có trang bị giống bản dành cho Trung Quốc