Tên tuổi bậc thầy lừa đảo George C Parker gắn liền với cây cầu cáp treo Brooklyn ở thành phố New York, Mỹ. Ảnh: La VozVào những năm cuối thập niên 1880, khi Parker bước vào tuổi trưởng thành, New York là nơi hội tụ của mọi nhóm dân tộc từ khắp hành tinh. Những người di cư từ nhiều nơi trên thế giới đổ xô đến đây để tìm kiếm cơ hội sinh sống và đổi đời.
Theo trang Irish Central, với vẻ ngoài bảnh bao, Parker tiếp cận những người nhập cư cả tin, tự giới thiệu mình là chủ sở hữu của cây cầu Brooklyn và lôi kéo họ bằng các cuộc trò chuyện cởi mở. Ngay khi cảm thấy “con mồi đã cắn câu”, hắn sẽ huyên thuyên về kế hoạch dựng trạm thu phí trên cầu và nói bản thân đang tìm một người đáng tin cậy để làm việc ở trạm thu phí ấy. Parker sau đó đưa ra lời mời làm việc hấp dẫn và các “con mồi” của hắn luôn vui mừng chấp nhận.
Tiếp đến, Parker hộ tống “con mồi” đến cầu Brooklyn, nơi hắn đã dàn dựng trước để người đó luôn phát hiện ra tấm biển "Cần bán cầu" được ghim ở đó. Lúc ấy, Parker sẽ tiết lộ, cầu cáp treo này đang được rao bán với một mức giá hợp lý và ai cũng có thể sở hữu, rồi tính phí theo ý muốn và đút túi riêng cả một gia tài. Để tạo vỏ bọc, Parker đã thiết lập văn phòng gần cây cầu và giả mạo giấy tờ. Sau quá trình thương lượng, hắn có thể bán cây cầu cho nạn nhân với mức giá lên tới 50.000 USD.
Mãi cho đến khi cảnh sát xuất hiện trong lúc các nạn nhân đang dựng trạm thu phí, họ mới biết mình bị lừa. Nhiều nguồn tin quả quyết, Parker đã có thể lừa bán cầu Brooklyn tới 2 lần/tuần trong suốt 40 năm.
Ngoài cầu Brooklyn, Parker còn lừa bán cả nhà thi đấu đa năng Madison Square Garden, bảo tàng nghệ thuật New York, tượng Nữ thần tự do lừng danh của Mỹ và Đài tưởng niệm quốc gia Ulysses Grant, vị tổng thống thứ 18 của xứ sở cờ hoa.
Trong trường hợp bán đài tưởng niệm Grant, Parker thường đóng giả là cháu trai của vị tướng này và làm giả giấy tờ nhằm thuyết phục các nạn nhân rằng mình có quyền thừa kế và là chủ sở hữu hợp pháp của bất động sản. Nhiều vụ lừa đảo diễn ra trót lọt và Parker cũng kiếm bộn từ đó.
Parker bị kết tội lừa đảo 3 lần. Trong đó, vào khoảng năm 1908, sau một lần bị bắt, hắn đã tẩu thoát khỏi tòa án bằng cách mặc áo khoác và đội mũ mà cảnh sát trưởng cởi bỏ, treo trên móc sau khi đi từ bên ngoài vào, rồi bình tĩnh rời khỏi tòa nhà.
Đến lần thứ 4, vào ngày 17/12/1928, Parker bị thẩm phán Alonzo G. McLaughlin tại tòa án quận Kings kết án tù chung thân và buộc phải thụ án ở nhà tù Sing Sing. Tại đây, các cai ngục và bạn tù rất thích nghe hắn kể về những phi vụ lừa đảo tài tình của bản thân.
8 năm sau, vào năm 1936, Parker qua đời tại nhà tù, ở tuổi 76.
Các mánh lừa đảo du lịch thời Covid-19
Đại dịch chính là mùa cao điểm của các vụ lừa đảo du lịch và mánh lừa đảo phổ biến nhất liên quan tới các xét nghiệm Covid-19.
" alt=""/>Chân dung kẻ siêu lừa đảo bán cả cầu Brooklyn, tượng Nữ thần tự do của Mỹ