Phát biểu tại Hội nghị giáo dục đại học năm 2021 vừa tổ chức sáng nay 24/8, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, năm học tới, tự chủ đại học sẽ tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng toàn diện, có chiều sâu và hiệu quả.Số bài báo quốc tế tăng, nhiều chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế
Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thuỷ cho biết, trong năm học vừa qua, giáo dục đại học đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học; từng bước triển khai chính sách tự chủ; tăng cường năng lực đội ngũ, thành tích nghiên cứu khoa học; tiếp tục duy trì vị trí trong các bảng xếp hạng quốc tế với các chỉ số đều được cải thiện tốt hơn.
Về tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đã có các chính sách, chỉ đạo kịp thời; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, giảm tối đa thí sinh ảo, kiểm soát tình trạng tuyển sinh vượt chỉ tiêu, thích ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19.
Tự chủ đại học cũng ghi nhận sự thay đổi rất lớn về nhận thức và sự triển khai quyết liệt của các trường. 142/175 đơn vị công lập, 34/35 đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT đã hoàn thành kiện toàn Hội đồng trường. Bộ đang soạn thảo, xây dựng văn bản sửa đổi nhằm triển khai thành lập Hội đồng trường tại các trường công an, quân đội.
Về đội ngũ giảng viên, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ là 31,12%, tăng so với năm 2019 (28,9%) và năm 2020 (30%). Thực hiện Đề án 89, các cơ sở và ứng viên đăng ký khá cao.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, số bài báo ISI/Scopus của các cơ sở giáo dục đại học năm 2020 tăng 4 lần so với năm 2016. Sau 5 năm, các cơ sở giáo dục đại học vượt 75.400 bài, chiếm hơn 77% trong tổng số bài báo ISI/Scopus cả nước.
Về đảm bảo chất lượng, kết quả kiểm định giai đoạn 2016-2021 cũng tăng dần qua các năm. Đến cuối tháng 7/2021, 170 cơ sở và 241 chương trình đào tạo đạt chuẩn trong nước; 216 chương trình đào tạo và 7 cơ sở đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, một số nơi còn chậm trễ, lúng túng trong việc triển khai tự chủ. Một số trường còn tuyển sinh thấp so với năng lực. Cụ thể, năm 2020, có khoảng 25% cơ sở giáo dục đại học có tỷ lệ nhập học thấp. Số chương trình đào tạo được kiểm định tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thuỷ
Về phía các trường đại học, chia sẻ về việc tự chủ tuyển sinh, đại diện lãnh đạo ĐH Quốc gia TP.HCM, Phó Giám đốc Nguyễn Minh Tâm cho biết, những năm qua, để tuyển chọn được thí sinh phù hợp mục tiêu đào tạo, có nền tảng vững chắc, ĐH Quốc gia TP.HCM đã ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng và đánh giá năng lực.
Giai đoạn 2021-2025, ĐH Quốc gia TP.HCM định hướng giữ ổn định các phương thức hiệu quả trên; đồng thời, nghiên cứu mở rộng phương thức xét tuyển tích hợp các tiêu chí, tạo sự linh hoạt trong đánh giá thí sinh như kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với phỏng vấn hoặc với thành tích đặc biệt trong thể thao, văn hoá nghệ thuật,…
Về tự chủ chuyên môn học thuật, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Nguyễn Phong Điền chia sẻ, nhà trường hiện đang chủ trì cùng nhóm trường ĐH kỹ thuật cùng xây dựng chuẩn chương trình đào tạo kỹ sư mới, trong đó, tăng học trải nghiệm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên và sẽ triển khai đại trà từ năm học này.
Cho rằng các văn bản của Bộ đã đảm bảo trao quyền cho các cơ sở đào tạo, tạo đà cho các trường đẩy mạnh tự chủ, tuy nhiên, đại diện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nhấn mạnh đến tính đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất sự cần thiết có một nền tảng báo cáo trực tuyến để hoạt động này hiệu quả hơn.
Trong khi đó, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải lại lưu ý đến việc chuyển đổi số phải đảm bảo điều kiện chất lượng; cân nhắc cho phép kiểm định chất lượng trực tuyến trong nước; xây dựng hệ thống học liệu chia sẻ chung trong các cơ sở giáo dục đại học trong nước; đào tạo bồi dưỡng cho giảng viên kiểm tra đánh giá trực tuyến; siết chặt đầu ra khi triển khai Đề án 89;…
Tiếp tục đẩy mạnh tự chủ đại học
Đánh giá về năm học vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề cao sự gia tăng đáng kể của số lượng các công bố quốc tế; chỉ số xếp hạng của giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục được giữ vững và tăng trưởng.
Kết quả đặc biệt nhất được Bộ trưởng nhấn mạnh, là những đóng góp của khối đại học trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Những nghiên cứu kịp thời về vắc xin, thuốc, phương tiện, dụng cụ, vật tư… phục vụ cho phòng, chống dịch từ các trường đại học được xã hội đánh giá cao. Cùng với đó là những đóng góp về nhân lực, vật lực trực tiếp cho tuyến đầu chống dịch.
Bước sang năm học mới, Bộ trưởng nhấn mạnh, giáo dục đại học cần tiếp tục khắc phục khó khăn để tiếp tục lộ trình đổi mới, trong đó, cần tăng cường các giải pháp thích nghi với điều kiện dịch bệnh có thể còn kéo dài, thực hiện chuyển đổi từ đào tạo trực tiếp sang đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến, kiên trì mục tiêu chất lượng và tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện.
“Giáo dục đại học không chỉ chuyển đổi số và ứng phó cho mình, mà còn đóng vai trò nòng cốt trong chuyển đổi số toàn ngành giáo dục, hỗ trợ cho bậc học phổ thông và giáo dục địa phương”, Bộ trưởng nói, đồng thời khẳng định với vai trò là trung tâm trí tuệ thì đây là việc các trường đại học cần lưu ý.
Đề cập đến những nội dung cụ thể của giáo dục đại học, Bộ trưởng nhấn mạnh trước hết đến tự chủ đại học. Theo đó, năm học tới, tự chủ đại học sẽ tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng toàn diện, có chiều sâu và hiệu quả.
“Tự chủ không gì khác là để đại học năng động hơn, giải phóng được nguồn lực và sức sáng tạo, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nếu tự chủ không mang lại được điều đó thì cơ chế, chính sách phải điều chỉnh
Ngoài ra, tự chủ phải đem lại giá trị cao hơn cho tiếng nói chuyên môn, để tiếng nói của người thầy, nhà khoa học, chuyên gia phải trở thành tiếng nói quan trọng trong quản trị, vận hành cơ sở giáo dục đại học. Có làm được điều đó, tự chủ đại học mới đầy đủ và có chiều sâu”, Bộ trưởng khẳng định.
Ngoài ra, về công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng, Bộ trưởng cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai rà soát các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, củng cố và phát triển các trung tâm kiểm định và đội ngũ kiểm định viên; hoàn thiện hệ thống chế tài xử phạt và sẽ làm sát thực tế hơn, nghiêm minh hơn.
Trong bối cảnh tuyển sinh chịu tác động của tình hình dịch bệnh những năm gần đây, Bộ trưởng cũng nhắc tới tinh thần đổi mới công tác tuyển sinh, gắn với việc kỳ thi tốt nghiệp THPT phải năng động hơn để thích nghi và có sự đổi mới theo hướng tăng cường phân cấp trong thi tốt nghiệp THPT.
Đây là việc đang trong quá trình chuẩn bị, tuy nhiên, theo Bộ trưởng, hai Đại học quốc gia và các đại học vùng có thể bắt tay ngay vào việc xây dựng và củng cố hệ thống các trung tâm khảo thí, tạo tiền đề cơ sở vật chất cho các chủ trương đổi mới thi trong thời gian sắp tới.
PV

Hơn 2.500 giảng viên đăng ký học tiến sĩ bằng ngân sách theo Đề án 89
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, có hơn 1.200 giảng viên đăng ký đi học tiến sĩ theo Đề án 89 trong năm 2021. Con số này là hơn 1.300 vào năm 2022.
" alt=""/>Nhiều nhiệm vụ của giáo dục đại học trong năm học mới
Hơn 3 tháng trước, 1,7 triệu học sinh TP.HCM kết thúc một năm học trong vội vàng, hụt hẫng, thì giờ đây lại bắt đầu một năm học theo hình thức đặc biệt. Không khai giảng, không tựu trường, giáo viên và học sinh bắt đầu năm học mới bằng cuộc gặp gỡ qua internet…"Thật buồn và đau xót”- thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3, bộc bạch khi lần đầu tiên trong cuộc đời đi dạy lại không thể đến trường.
Hằng năm vào những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9 thầy Du và các giáo viên trong trường đều bận rộn với công tác tổ chức lớp. Mệt mỏi nhưng ngày khai giảng nhìn các thế hệ học sinh tiếp nối nhau trong ngôi trường thân quen giáo viên cảm thấy lâng lâng hạnh phúc vì công việc của mình thêm ý nghĩa.
 |
Học sinh TP.HCM bắt đầu học bài mới từ 6/9 |
Với thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du thì: "Năm học này khá đặc biệt trong cuộc đời đi dạy của tôi và cũng có lẽ đặc biệt trong lịch sử của ngành giáo dục. Năm học mới bắt đầu mà không khai giảng, không tiếng trống, thiếu những tràng hoa, không một bài diễn văn để khởi đầu... Chúng ta khởi đầu một năm học lạ quá”.
Tính đến hôm 3/9, Trường THPT Nguyễn Du có 9 giáo viên cùng gia đình mắc Covid-19. Có giáo viên đã mất đi ba mẹ vì Covid, có thầy cô đang ở bệnh viện điều trị. 25 học sinh của trường cũng vào diện F0, có em đang nằm trong bệnh viện, có em đang điều trị ở nhà. Rất nhiều phụ huynh của nhà trường cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nhà trường đã làm mọi cách hỗ trợ họ để vượt qua dịch bệnh như hỗ trợ thuốc, kinh phí, mua 3 máy thở hỗ trợ những gia đình giáo viên có người thân mắc Covid-19… Tất cả họ đã cùng cố gắng, vượt khó để kịp thời có mặt vào đầu năm học mới. Dẫu còn nhiều khó khăn, thiệt thòi, thầy Phú hi vọng ngày gặp mặt thầy cô, học sinh để hàn huyên tâm sự sẽ không xa.
Bắt đầu năm học trong điều kiện đặc biệt, thầy Phú mong học sinh hãy xem phương pháp học online là phương pháp có trách nhiệm. Giáo viên hay học sinh đều phải có trách nhiệm với chính mình. "Chúng ta hãy chia sẻ với nhau những khó khăn để cùng nhau vượt qua. Tôi hứa rằng khi học trực tiếp trở lại chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục cho các em, để có sự trọn vẹn chương trình một năm học và bước vào năm học tiếp theo tốt đẹp hơn".
Thầy Trần Nam Dũng, Trường Phổ thông Năng khiếu cho biết, cảm xúc sẽ rất quan trọng trong học tập vì vậy khai giảng, tựu trường như là cú hích để học sinh chuyển trạng thái, tăng hưng phấn để bước vào năm học. "Nhưng vì điều kiện thì chúng ta đành chấp nhận và cần có những cách làm khác để tạo khí thế"- thầy Dũng nói.
Nhớ lại hàng năm và những ngày này có cô giáo chuẩn bị cho mình bộ áo dài thật đẹp, có thầy giáo chuẩn bị cho mình bộ vest thật tươm để đi khai giảng, thầy Dũng cho hay năm nay thầy trò nhà trường vẫn mặc đẹp để bước vào buổi học đầu tiên và dành thời gian để làm quen để chụp ảnh. Chúng ta có thể tạo ra niềm vui và thầy trò sẽ khắc phục khó khăn để học tốt.
Trường Phổ thông Năng khiếu sẽ cắt giảm tiết học từ 45 phút xuống còn 35 phút, để tránh áp lực học online cho học sinh.
Thầy trò cùng nhau vượt khó
Những ngày này, tâm trạng của thầy Võ Kim Bảo, giáo viên chủ nhiệm lớp 9, Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1) rất ngổn ngang.
Theo thầy Bảo, không phải học sinh nào cũng có thiết bị để học. Nhiều học sinh thiếu kĩ năng tự học, chưa có ý thức tự giác. Hơn nữa các em học thì phải có điểm nên cho các em làm bài kiểm tra như thế nào cũng là vấn đề đau đầu với giáo viên làm sao để kiểm tra cho đúng, công bằng, hiệu quả.
“Đây là 1 năm học đặc biệt, dừng đến trường nhưng không có nghĩ là dừng việc học. Dù thời cuộc thế nào thì cuộc sống vẫn cứ phải tiếp diễn. Khó khăn này không phải của riêng tôi mà là khó khăn chung nên phải cùng nhau cố gắng học tập, các em luôn có thầy cô và cha mẹ đồng hành”- thầy Bảo nhắn.
Thầy Du thì lo lần đầu tiên là phải dạy online một cách đồng bộ nên phải soạn bài giảng làm sao cho học sinh học ít nhưng nhớ nhiều. Cơ sở vật chất cho việc học online hiện còn quá khó khăn, mạng internet chập chờn... Chưa kể thầy trò học online trong thời điểm thành phố đang giãn cách, tác động rất lớn đến tâm lý.
Dù vậy, thầy Du nhắn nhủ đến học sinh hãy mạnh mẽ vượt qua thử thách. "Chúng ta đang đứng trước thử thách, nhưng đồng thời cũng đang đứng trước một cơ hội để chứng minh rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào việc học không bao giờ ngừng. Hãy mạnh mẽ vượt qua thử thách, tận dụng cơ hội để tiếp tục sinh tồn”.
Minh Anh

Đề xuất tiêm vắc xin cho hơn 640.000 học sinh TP.HCM
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có tờ trình đề xuất UBND thành phố có kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin cho học sinh từ 12 đến 18 tuổi với nguồn vắc xin phù hợp. Số lượng đề xuất tiêm vắc xin là 642.459 học sinh, trước học kỳ II.
" alt=""/>Không tiếng trống, thiếu những tràng hoa…một lễ khai giảng năm học mới đặc biệt