当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo West Ham vs Bournemouth, 21h00 ngày 5/4: Khách tự tin 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Real Sociedad, 19h00 ngày 6/4: Cơ hội thu hẹp
Bác sĩ “Không kịp trở tay”
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận nhiều dịch bệnh diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng, trong đó có bệnh do não mô cầu. Như mới đây, TP.HCM vừa ghi nhận một phụ nữ 52 tuổi tử vong sau 6 giờ nhập viện bởi sốc nhiễm trùng do não mô cầu. Một ngày trước, bệnh nhân khởi phát triệu chứng đầu tiên như sốt, ớn lạnh, đau nhức, sau đó xuất hiện các mảng ban màu hồng tím lan ra toàn thân.
Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh có tỷ lệ tử vong cao lên đến 50% nếu không điều trị kịp thời. Cứ 5 người sẽ có 1 người bị khuyết tật cả đời như chậm phát triển trí tuệ, điếc, liệt, tàn tật… ngay cả khi được cứu sống.
Theo báo cáo của Bộ Y tế về bệnh truyền nhiễm (năm 2016), bệnh do não mô cầu là 1 trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất (0,006/100.000 dân). Còn báo công bố năm 2023 của Viện Pasteur HCM, tỷ lệ tử vong của bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi khu vực phía Nam giai đoạn 2012 - 2021 lên đến 10%.
TS.BS Nguyễn An Nghĩa, Phó Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1, TP.HCM chia sẻ bệnh diễn tiến nhanh, có thể giết chết người khỏe mạnh chỉ trong 24 giờ khiến bác sĩ “không kịp trở tay”. Trẻ có thể sáng còn đi học khỏe mạnh nhưng tối đã rơi vào nguy kịch, tử vong.
Bệnh có hai thể phổ biến nhất là viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và các thể khác ít gặp hơn như viêm phổi, viêm khớp, viêm màng ngoài tim, viêm kết mạc… Lứa tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng ba nhóm có tỷ lệ nhiễm cao hơn là trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên 14 - 20 tuổi, người bị suy giảm miễn dịch.
Bệnh có các triệu chứng ban đầu dễ bị chẩn đoán nhầm với nhiều bệnh hô hấp khác. Cụ thể, trong 0 - 8 giờ đầu, các triệu chứng không đặc hiệu (giống như cúm) gồm đau đầu, sốt, viêm họng, sổ mũi, biếng ăn, buồn nôn. Từ giờ thứ 9 - 15, xuất hiện tử ban, lạnh tay chân, cứng cổ, sợ ánh sáng. Từ 16 - 24 giờ, bệnh nhân co giật, mê sảng, mất ý thức, tử vong. Ghi nhận trên thực tế, thời điểm nhập viện của đa số bệnh nhân vào giờ thứ 19, quá trễ để điều trị.
Theo báo cáo Gánh nặng kinh tế - Chi phí bệnh tật ở Đức từ năm 2001-2015, trung bình mỗi ca bệnh mất từ 57.000 euro (hơn 1 tỷ đồng) đến 171.000 euro (hơn 4,5 tỷ đồng). Ở Anh, chi phí chăm sóc bệnh nhân bệnh do não mô cầu chiếm 83% tổng chi tiêu của cả gia đình. Ở Việt Nam, người bệnh có thể mất rất nhiều chi phí để điều trị khỏi bệnh và theo dõi các di chứng lâu dài.
TS.BS An Nghĩa cho biết vi khuẩn não mô cầu có đường lây thông qua các giọt nước bọt nhỏ bắn ra khi người nhiễm não mô cầu ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc gần. Nguồn lây vi khuẩn não mô cầu có thể từ người bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn nhưng không biểu hiện triệu chứng với tỷ lệ khoảng 10 - 20% dân số chung.
Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin
CDC Mỹ ước tính, có 1.2 triệu ca nhiễm và 135.000 ca tử vong bởi bệnh do não mô cầu mỗi năm trên thế giới.
Vào năm 2023, nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết đẩy lùi bệnh bệnh do não mô cầu, Quỹ nghiên cứu về bệnh do não mô cầu, Liên đoàn các tổ chức phòng chống bệnh do não mô cầu (CoMO) và Sanofi đã ra mắt lá cờ đẩy lùi bệnh viêm màng não. Đây là biểu tượng đầu tiên trên toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức về căn bệnh này với sự đồng hành của ba vận động viên Ellie Challis (Anh), Théo Curin (Pháp) và Davide Morana (Ý), những người từng chịu di chứng sau mắc bệnh do não mô cầu từ khi 16 tháng, 6 tuổi và 24 tuổi.
Tại Việt Nam, bệnh do não mô cầu xảy ra rải rác quanh năm. Mùa hè năm 2021, một số tỉnh, thành đã ghi nhận tình trạng bệnh nhân viêm màng não tăng vọt. Do đó, chủ động tiêm vắc xin, tạo kháng thể sớm là biện pháp phòng chống bệnh tốt nhất..
Hiện các nhà khoa học đã tìm được 13 nhóm huyết thanh não mô cầu, trong đó 5 nhóm A, B, C, Y, W là nguyên nhân của 90% các ca bệnh não mô cầu xâm lấn trên thế giới. Dịch tễ học các nhóm huyết thanh có sự biến đổi, thay đổi theo thời gian và giữa các quốc gia, các vùng địa lý nên khó dự đoán.
Hiện Việt Nam có 3 loại vắc xin phòng 5 nhóm não mô cầu khuẩn nguy hiểm trên gồm nhóm A, C, Y, W-135 của Mỹ, nhóm B của Ý và nhóm B, C của Cuba. Trong đó, vắc xin cộng hợp tứ giá A, C, Y, W-135 phòng bệnh do não mô cầu đã giảm đến 90% số ca mắc bệnh ở các nhóm huyết thanh chính gây bệnh C, Y và W-135.
Nguyên tắc để vắc xin tạo miễn dịch bảo vệ tốt nhất là tiêm đúng và đủ phác đồ, kể cả các mũi tiêm nhắc. Tất cả mọi người cần phòng ngừa đầy đủ cả 5 nhóm huyết thanh não mô cầu gây bệnh. Phòng ngừa thiếu một hoặc một vài nhóm có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh. Vắc xin không chỉ có tác dụng bảo vệ đơn lẻ cho sức khỏe cá nhân và gia đình, mà còn giúp ngăn ngừa và hạn chế các ổ dịch phát sinh trong cộng đồng.
Ngọc Minh
" alt="Bệnh do não mô cầu"/>Tại Trường tiểu học Hòa Bình A (xã Hòa Bình, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) bà Đặng Thị Ngọc Thịnh- Phó Chủ tịch nước cùng lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH và đại diện lãnh đạo tỉnh, Quỹ bảo trợ trẻ em VN; lãnh đạo Vinamilk trao tặng cho gần 1.420 em học sinh nghèo hiếu học, trẻ em bị khuyết tật, mồ côi tại Vĩnh Long.
![]() |
Bà Bùi Thị Hương, Giám đốc điều hành công ty Vinamilk đã trao tặng cho trẻ em nghèo tỉnh Vĩnh Long 130.000 ly sữa. |
Dịp này, các em học sinh đã được gặp mặt, trò chuyện và cùng tham gia những trò chơi vui nhộn với các đại sứ của chương trình là Nghệ sĩ hài Xuân Bắc và Hoa hậu Ngọc Hân.
![]() |
Các em học sinh nghèo hiếu học, trẻ em bị khuyết tật, mồ côi tại Vĩnh Long được nhận sữa và học bổng |
Vĩnh Long là điểm dừng chân thứ 4 trong hành trình trao sữa năm 2016 của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam.
Trước khi đến với các trẻ em Vĩnh Long, trong năm 2015 và 2016, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam cùng Vinamilk đã trao sữa trực tiếp cho trẻ em nghèo nhiều địa phương trên cả nước như Cần Thơ, Ninh Bình, Lâm Đồng, Bến Tre, Nghệ An, An Giang… Trong năm 2016, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã trao cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn cả nước một lượng sữa trị giá 22,5 tỉ đồng tương đương 4 triệu ly sữa.
![]() |
Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tận tay trao từng hộp sữa cho các em học sinh |
Với 4 triệu ly sữa năm 2016 này, đến nay đã có hơn 373 ngàn trẻ em khó khăn tại Việt Nam đã được thụ hưởng 30 triệu ly sữa với tổng giá trị tương đương 120 tỷ đồng, thông qua Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, được đồng hành bởi Vinamilk.
Đại diện Vinamilk, bà Bùi Thị Hương, Giám đốc điều hành công ty cho biết: “Thông qua Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, với tinh thần trách nhiệm cao đối với cộng đồng, năm 2016, nhân kỉ niệm 40 thành lập Vinamilk tiếp tục dành 22,5 tỉ đồng cho 40.000 trẻ em nghèo ở 40 tỉnh thành tại Việt Nam được uống sữa miễn phí, với giá trị sữa tăng hơn 100% so với năm 2015. “Để mọi trẻ em được uống sữa mỗi ngày” là sứ mệnh mà Vinamilk hướng đến trong nhiều năm qua và trong thời gian tới, vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng đẩy mạnh, mở rộng chương trình hơn nữa để thêm nhiều trẻ em khó khăn được hưởng lợi từ Quỹ sữa.”
![]() |
Hai đại sứ của chương trình Nghệ sĩ hài Xuân Bắc và Hoa hậu Ngọc Hân trao sữa cho các em học sinh |
Bên cạnh Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, năm 2016, Vinamilk cũng đang tích cực thực hiện chương trình Sữa học đường, với tổng số tiền đóng góp là 20 tỷ đồng cho chương trình Sữa học đường tại 20 tỉnh tương đương với khoảng gần 4 triệu hộp sữa cho các em học sinh mầm non, tiểu học nhằm hỗ trợ cho các em học sinh độ tuổi mầm non, tiểu học, hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn, thiếu hụt dinh dưỡng để các em có điều kiện phát triển thể chất và trí tuệ.
![]() |
Gần 1.420 em học sinh nghèo ở Vĩnh Long đã nhận được sữa từ chương trình |
Và nếu tính từ năm học 2009-2010, sau gần 10 năm Vinamilk tiên phong bắt đầu phối hợp cùng các tỉnh thực hiện chương trình Sữa học đường Quốc gia thì tổng số lượng học sinh được thụ hưởng từ chương trình là 380 ngàn em học sinh và tổng ngân sách trợ giá từ Vinamilk là 92 tỷ đồng.
Hoài Thanh
" alt="Vinamilk tặng trẻ em nghèo Vĩnh Long 130.000 ly sữa"/>Estonia đã số hóa hầu hết các dịch vụ công, từ khai thuế, đăng ký kinh doanh, đến bỏ phiếu điện tử. Hơn 99% dịch vụ công có thể được truy cập trực tuyến 24/7, giảm thiểu thời gian và chi phí cho cả chính phủ và người dân.
Ngoài ra, chính phủ còn xây dựng X-Road, một nền tảng trao đổi dữ liệu quốc gia, cho phép các cơ quan công quyền và tổ chức tư nhân chia sẻ thông tin an toàn, hiệu quả.
Hệ thống này đảm bảo rằng dữ liệu chỉ cần nhập một lần và có thể được sử dụng bởi nhiều bên, giảm thiểu sự trùng lặp và tăng tính minh bạch.
Việc số hóa đã giúp Estonia tiết kiệm đáng kể chi phí hành chính và tăng hiệu quả trong cung cấp dịch vụ. Theo ước tính, việc khai thuế trực tuyến chỉ mất khoảng 5 phút và 98% người dân sử dụng dịch vụ này.
Môi trường kinh doanh thuận lợi với thủ tục nhanh chóng và minh bạch đã thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển của các công ty công nghệ như Skype, TransferWise (nay là Wise) và Bolt.
Bỏ phiếu điện tử (i-Voting) được giới thiệu từ năm 2005, cho phép người dân bỏ phiếu từ bất kỳ đâu. Điều này đã tăng cường sự tham gia của cử tri và làm cho quá trình bầu cử trở nên thuận tiện hơn.
Biến nguy thành cơ
Cuộc tấn công mạng năm 2007 nhằm vào Estonia đánh dấu cuộc tấn công mạng quy mô lớn đầu tiên trên thế giới nhằm vào một quốc gia có chủ quyền, làm tê liệt nhiều hệ thống trọng yếu trong thời gian dài.
Vụ tấn công này không chỉ để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế và xã hội mà còn thúc đẩy Estonia, cũng như các tổ chức quốc tế, đặc biệt là NATO, thay đổi cách nhìn nhận và ứng phó với các mối đe dọa an ninh mạng.
Từ ngày 27/4 đến ngày 18/5/2007, các hệ thống kỹ thuật số và hạ tầng mạng của quốc gia Baltic bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) có nguồn gốc từ nhiều địa chỉ IP khác nhau trên toàn cầu.
Các website chính phủ, cơ quan công quyền, tổ chức tài chính, cơ sở hạ tầng truyền thông và viễn thông bị tấn công nghiêm trọng, thậm chí dịch vụ điện thoại di động cũng tê liệt.
Từ sự cố này, Estonia đã nhận thức được tầm quan trọng của việc không chỉ bảo vệ hạ tầng mạng của quốc gia mà còn phát triển các giải pháp an ninh mạng tiên tiến dựa trên công nghệ Blockchain để phòng tránh các cuộc tấn công trong tương lai.
Trong đó, điểm nhấn là sáng kiến tiên phong về an ninh mạng, có tên Chương trình Cybersecurity as a Service (Dịch vụ an ninh mạng - CSaaS), nhằm cung cấp an ninh mạng linh hoạt và hiệu quả, hỗ trợ không chỉ cho các tổ chức chính phủ mà còn cho các doanh nghiệp và cá nhân.
CSaaS của Estonia là một hệ thống bao gồm nhiều dịch vụ bảo mật được cung cấp dưới dạng dịch vụ, cho phép các tổ chức và cá nhân có thể sử dụng một cách linh hoạt và tùy chỉnh.
Các dịch vụ này bao gồm quản lý rủi ro, giám sát luồng dữ liệu, phòng thủ mạng tự động và chủ động tích hợp AI và máy học, mã hóa dữ liệu đám mây, xác thực hai yếu tố…
Bên cạnh đó, Estonia đẩy mạnh nâng cao nhận thức người dân về an ninh mạng, thông qua loạt chương trình giáo dục và đào tạo về “vệ sinh mạng” (cyber-hygiene) với mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng về các nguy cơ mạng và cách phòng tránh, giúp người dân hiểu rõ hơn về các biện pháp bảo mật cần thiết trong cuộc sống số hàng ngày.
Với một nền tảng mạnh mẽ và tầm nhìn dài hạn, CSaaS của Estonia không chỉ đóng góp vào việc bảo vệ an ninh mạng quốc gia mà còn là hình mẫu tiên tiến cho các quốc gia khác học hỏi và triển khai trong kỷ nguyên số.
Trung tâm phòng thủ mạng
NATO chính thức công nhận không gian mạng là một miền hoạt động chiến tranh vào năm 2016, tương tự như các miền truyền thống khác như không gian, biển, đất liền và không trung.
Điều này có nghĩa là các hoạt động trong không gian mạng có thể được coi như một phần của chiến tranh hiện đại, và có thể kích hoạt các điều khoản phòng thủ tập thể của khối.
Với kinh nghiệm thực tiễn của Estonia trong cuộc tấn công mạng 2007, cơ sở là nền tảng xã hội thông tin toàn diện và cam kết của chính phủ, năm 2008, NATO quyết định thành lập Trung tâm Phòng thủ Không gian mạng (NATO Cooperative Cyber Defence Centre of Excellence - CCDCOE) đặt tại Tallinn.
Trung tâm này là một cơ sở nghiên cứu và huấn luyện quốc tế hàng đầu về an ninh mạng, đóng vai trò chính trong việc xây dựng các chiến lược phòng thủ mạng cho NATO và các quốc gia thành viên.
Trong khi đó, Estonia cũng đã chứng minh năng lực xây dựng và duy trì hệ thống phòng thủ mạng mạnh mẽ. Sau cuộc tấn công mạng năm 2007, chính phủ Estonia đã đầu tư mạnh vào công tác an ninh mạng, bao gồm việc phát triển các công nghệ mã hóa tiên tiến, sử dụng blockchain để bảo vệ dữ liệu công, và phát triển các giải pháp phòng thủ mạng linh hoạt.
Quốc gia này cũng đã xây dựng Đội Ứng phó Khẩn cấp An ninh mạng Quốc gia (CERT-EE), một trong những đội chuyên gia hàng đầu tại châu Âu trong việc xử lý và phản ứng nhanh trước các cuộc tấn công mạng.
Việc NATO đặt CCDCOE tại Estonia không chỉ giúp nước này tăng cường an ninh mạng mà còn biến đây trở thành trung tâm hợp tác về an ninh mạng, nơi các quốc gia thành viên có thể chia sẻ thông tin, nghiên cứu và phát triển các giải pháp phòng thủ mạng mới.
Như vậy, từ một nạn nhân, Estonia đã trở thành quốc gia tiên phong trong bảo vệ không gian mạng, cùng với đó là vị thế nâng tầm đáng kể trong khu vực châu Âu nói chung và NATO nói riêng.
(Theo OECD, GovInsider, CDI)
Từ quốc gia 1,3 triệu dân đến mắt xích quan trọng cấu trúc an ninh mạng NATO
Nhận định, soi kèo Marseille vs Toulouse, 01h45 ngày 7/4: Bảo toàn trong Top 3
Đối với 295 dự án với tổng diện tích hơn 2.200ha đất đã có chỉ đạo thực hiện tiếp tục giám sát, đôn đốc và tổ chức hậu kiểm sau thời gian gia hạn 24 tháng, thời gian kéo dài gia hạn 24 tháng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid- 19. Kết quả 6 tháng đầu năm 2024 giảm 55 dự án so với cuối năm 2023 (350 dự án).
Trong đó, có 110 dự án với tổng diện tích hơn 330ha đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng được UBND TP quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn 24 tháng (có 42 dự án được kéo dài thời gian gia hạn 24 tháng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid- 19).
Trong danh sách này có dự án Nam Đàn Plaza của CTCP Địa ốc Dầu khí Viễn thông tại phường Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm) được chuyển từ nhóm thu hồi sang gia hạn.
Tại dự án công trình thương mại dịch vụ và văn phòng làm việc (Cầu Giấy) của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tháng 10/2023, UBND TP có quyết định kéo dài thời gian gia hạn sử dụng đất là 11 tháng.
Ngoài ra có thể kể đến các dự án như: Dự án Xây dựng trụ sở Ngân hàng Công thương (VietinBank) – CN Bắc Thăng Long (Đông Anh) của Ngân hàng TMCP VietinBank; dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng cao cấp của CTCP Tập đoàn Đầu tư Long Giang tại Long Biên; Khu chung cư quốc tế Booyoung Việt Nam (Hà Đông); dự án Bệnh viện Nam Cường (Hà Đông) và dự án tại khu B thuộc khu đô thị mới Dương Nội (Hà Đông) của Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường; dự án khu đô thị mới tại lô đất N1+N3 thuộc khu đô thị Quốc Oai (Quốc Oai) của CTCP Tập đoàn C.E.O…
Đối với 185 dự án với tổng diện tích hơn 1.900ha đất, đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, UBND TP giao các Sở ngành thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện giám sát, tiếp tục đôn đốc thực hiện đối với từng dự án.
Tiếp tục thanh, kiểm tra 117 dự án “ôm đất”
Ngoài 712 dự án trên, UBND TP Hà Nội cho biết, UBND các quận, huyện, thị xã đã tiếp tục rà soát các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn để tiếp tục đề nghị xử lý đối với 117 dự án nằm ngoài danh sách nêu tại báo cáo số 451 năm 2023 của UBND thành phố.
Trong đó, 60 dự án chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; 57 dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Cụ thể, 20 quận, huyện có dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm gồm: Hoài Đức (3 dự án), Nam Từ Liêm (12 dự án), Bắc Từ Liêm (6 dự án), Sóc Sơn (9 dự án), Đống Đa (1 dự án), Thanh Xuân (2 dự án), Hà Đông (12 dự án), Hoàng Mai (6 dự án), Thạch Thất (19 dự án), Phúc Thọ (1 dự án), Đan Phượng (1 dự án), Cầu Giấy (1 dự án), Thanh Oai (2 dự án), Quốc Oai (1 dự án), Ba Vì (6 dự án), Thanh Trì (6 dự án), Gia Lâm (1 dự án), Mỹ Đức (1 dự án), Tây Hồ (3 dự án), Long Biên (24 dự án).
Có 10 quận, huyện, thị xã không có dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm gồm: Đông Anh, Mê Linh, Thường Tín, Ba Đình, Chương Mỹ, Ứng Hoà, Hai Bà Trưng, Phú Xuyên, Hoàn Kiếm, Sơn Tây.
Đối với 117 dự án này, ngày 24/6, UBND thành phố đã có văn bản phân công nhiệm vụ cho các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì kiểm tra, thanh tra, xử lý theo đề xuất mới của UBND các quận, huyện, thị xã.
Hà Nội khai tử hơn 150 dự án, loạt dự án ‘treo’ được gia hạn
Ngày 11/6, bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật nội soi cắt thực quản tạo hình bằng dạ dày tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, với sự tham gia hỗ trợ của chuyên gia Bệnh viện K. Ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ. Sau 2 tuần phẫu thuật, hiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định, sẽ được ra viện trong vài ngày tới.
Ung thư thực quảnlà căn bệnh khá phổ biến ở cả hai giới, nam gặp nhiều hơn nữ. Bệnh thường phát triển thầm lặng, ở giai đoạn đầu không có nhiều dấu hiệu rõ ràng nên dễ gây lầm tưởng với những bệnh lý thông thường khác. Chỉ đến khi bệnh tiến triển ở giai đoạn muộn hơn các triệu chứng mới rõ ràng nhận thấy như nghẹn, khó nuốt, đau rát cổ họng...
Nhiều bệnh nhân ung thư thực quản thời gian đầu chỉ nghĩ ho, viêm họng bình thường nhưng uống thuốc mãi không đỡ. Hơn tháng sau, họ thấy nuốt nghẹn, chán ăn nên đi khám, nhận chẩn đoán mắc ung thư thực quản.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn khoảng 8-10 lần so với người bình thường. Thời gian hút càng lâu, nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Người vừa hút thuốc lá, vừa uống rượu mạnh, nguy cơ mắc ung thư thực quản càng cao hơn.
Nhập viện vì ung thư do hai thói quen nhiều người Việt cũng đang mắc phải
Ngày mùng 10 Âm lịch vừa qua, thông tin quán phở mở bán trở lại được chia sẻ rầm rộ trên các nhóm "nghiện phở", ẩm thực Hà Nội. Dù người khen "đậm đà", người chê "mặn chát", thực khách vẫn đổ tới quán thưởng thức. Có người chia sẻ phải chờ 1 tiếng để ăn phở.
![]() | ![]() | ![]() |
Sáng ngày thứ 3 mở bán trở lại, quán nườm nượp người ra người vào, các bàn từ trong nhà ra vỉa hè đều chật kín. Bà Hà (chủ quán phở) tay thoăn thoắt nhúng thịt, trụng bánh phở, miệng liên tục giục giã nhân viên.
"Chắc mới mở lại nên bà Hà, các con và nhân viên còn chưa nhuần nhuyễn, hiểu ý. Lượng khách thì đông nên người nọ quát người kia ầm ĩ", một thực khách cho hay.
Theo ghi nhận, khoảng 7h-8h30, thực khách có thể phải chờ nửa tiếng, thậm chí 45 phút mới nhận được bát phở nóng hổi.
Bà Hà cho biết, quán mở chính thức từ năm 1981. Lúc mới mở quán, bà đặt tên là Tuấn Hà. Nhưng vì thói quen nấu đồ ăn khá mặn, lâu dần khách cứ gọi quán là phở mặn.
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, bà tạm dừng bán phở rồi vài năm qua chuyển sang hỗ trợ con bán bún chả. Quán bún chả này cũng đông khách không kém nhờ tay ướp thịt, pha mắm đậm đà của bà Hà. "Cứ thỉnh thoảng khách cũ, khách mới qua lại hỏi chủ quán phở mặn đi đâu hay bao giờ mở lại. Khách hỏi quá tôi cũng sốt ruột", bà Hà nói.
Ngoài nước dùng mặn mà, thậm chí là "mặn chát" với khẩu vị nhiều người, quán hút khách nhờ phần bánh phở đặt riêng, dai, ngon và thịt lõi bò tươi, giòn, ngọt. Phở được thêm hành hoa, rau mùi, dấm ớt chua cay.
"Đúng là phở này mặn nhưng thịt chất lượng, bát đầy đặn, ăn hợp rồi thì đi quán khác thấy nhạt nhẽo lắm. Phở ở đây nóng hổi từ lúc bưng ra tới khi ăn xong", ông Hải Minh (Long Biên, Hà Nội) cho biết. Tuy nhiên theo ông Minh, hôm nay phở trụng hơi quá tay, thêm vào đó quán đông, có phần ồn ào.
Mở bán trở lại, quán vẫn giữ mức giá tương đồng trước đây, từ 50.000 đồng/bát trong đó phở lõi bò có giá tới 80.000 đồng/bát. Ước tính, trong vài tiếng buổi sáng, quán phục vụ tới hàng trăm thực khách.
Không gian quán vẫn giữ như cũ, gồm khoảng chục bàn trong nhà và một dãy bàn nhựa đặt sát cửa, chạy dọc vỉa hè. Nhìn chung quán có phần cũ kỹ, khá ẩm ướt. Những ngày này lượng khách rất đông nên thời gian chờ đợi lâu.
" alt="'Phở mặn giá chát' phố Gầm Cầu mở lại sau 3 năm, khách đông kín như đi hội"/>'Phở mặn giá chát' phố Gầm Cầu mở lại sau 3 năm, khách đông kín như đi hội