Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dùng chữ ký số ban hành văn bản điện tử trên Trục liên thông văn bản quốc gia (Ảnh: Chinhphu.vn) |
Tại Nghị quyết 23 về phiên họp thường kỳ tháng 3/2019 mới ban hành,ínhphủthíđiểmkhônggửibảngiấyvớicácvănbảnđiệntửđãkýsốlịch bóng đá đội tuyển việt nam Chính phủ đã có chỉ đạo về việc thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo bố trí nguồn lực, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản, tích hợp giải pháp dịch vụ chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử có ký số trên Trục liên thông văn bản quốc gia.
Các bộ, ngành, địa phương thực hiện ký số các văn bản điện tử gửi, nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia (trừ văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước); thí điểm không gửi văn bản giấy với các văn bản điện tử đã ký số. Thời gian thực hiện thí điểm từ ngày 3/4/2019 đến ngày 3/5/2019; báo cáo tình hình triển khai, gửi văn phòng Chính phủ trước ngày 10/5/2019 để tổng hợp.
Bộ Nội vụ tập huấn, triển khai thực hiện các Thông tư 01/2019/TT-BNV và 02/2019/TT-BNV trước ngày 15/4/2019.
Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan để thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử có ký số, không gửi văn bản văn bản giấy, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/5/2019.
Liên quan đến việc gửi, nhận văn bản điện tử, hôm qua, ngày 10/4/2019, Văn phòng Chính phủ đã thông tin về việc thực hiện thí điểm không gửi bản giấy với 21 loại văn bản điện tử đã ký số.