Gần một tháng ở nhà phòng dịch Covid-19, cậu con trai 8 tuổi của chị Cẩm Nhung (Phú Diễn, Hà Nội) có niềm vui là làm đồ chơi từ những hộp bìa đựng đồ chị Nhung nhận được khi mua hàng online.
“Lúc đầu cũng thấy mình hơi “đồng nát” khi giữ lại rất nhiều vỏ hộp. Thấy con trai nghỉ hè mà không được ra ngoài, mình liền gợi ý cho con làm đồ chơi từ đống vỏ đó. Không ngờ con lại làm được một cái ô tô theo clip học trên YouTube. Từ đó, con càng mê mẩn làm nhiều đồ chơi khác từ bìa, vỏ lon trong nhà”, chị Nhung cho hay.
Từ niềm yêu thích của con, nhà chị Nhung cũng bắt đầu thói quen không vứt bỏ vỏ chai, lon. Bởi theo con trai chị, đây đều là những vật liệu mà cậu bé có thể sử dụng để tái chế. Chị Nhung không khỏi tự hào khi cậu bé khoe mới hoàn thành một người máy bằng vỏ hộp sữa.
![]() |
Thói quen tiêu dùng xanh có thể hình thành từ chính chiếc ống hút trong hộp sữa trẻ uống mỗi ngày |
Là người chú trọng “tiêu dùng xanh”, chị Ánh Nguyệt (Quận 9, TP. Hồ Chí Minh) cũng hướng dẫn con trai mình cách chọn mua hàng tiêu dùng thân thiện môi trường như cốc từ bã mía, thực phẩm bọc túi giấy… Đây cũng là lý do mà chị ưu tiên chọn sữa Nestlé MILO có ống hút giấy cho con.
Theo chị Nguyệt, ban đầu chị cũng lo con không quen với chiếc ống hút mới mẻ này. Tuy nhiên, khi trải nghiệm thực tế, chị thấy ống hút giấy của Nestlé MILO lại khá chắc chắn, con có thể tự cắm vào hộp dễ dàng, thuận tiện khi uống sữa.
“Ban đầu bé Vinh nhà mình cũng bỡ ngỡ lắm, nhưng mình giải thích một chút về ý nghĩa bảo vệ môi trường của ống hút giấy, thế là con vui vẻ uống hết hộp sữa trong một lần!”, chị Nguyệt cho hay.
![]() |
Được mẹ giải thích về ý nghĩa môi trường, bé Vinh nhanh chóng thích ứng với ống hút giấy khi uống sữa Nestlé MILO |
Xây dựng hành tinh xanh cho thế hệ tương lai
Trên thực tế, những người tiêu dùng chấp nhận thay đổi để “sống xanh” hơn như chị Ánh Nguyệt hiện nay không còn hiếm gặp. Không chỉ chuyển sang dùng ống hút giấy, việc mang theo ly khi mua cà phê, chuẩn bị túi vải khi đi siêu thị… đã trở thành thói quen của nhiều người. Sự thay đổi nhận thức của các bậc cha mẹ hiện tại trong thói quen tiêu dùng hàng ngày sẽ tác động không nhỏ đến con trẻ - thế hệ khách hàng tương lai.
Với ống hút giấy của Nestlé MILO, sở dĩ chất liệu giấy được chọn để sản xuất ống hút vì dễ phân hủy khi ra môi trường tự nhiên, nhưng cũng chính vì vậy mà độ cứng cáp khó có thể bằng ống hút nhựa. Để khắc phục vấn đề này, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ cầm phần cuối của ống hút và cắm dứt khoát vào lỗ cắm, đồng thời nhắc trẻ tập uống hết sữa trong một lần thay vì nhai hay cắn ống hút để có trải nghiệm sản phẩm trọn vẹn.
![]() |
Các bậc cha mẹ đóng vai trò quan trọng để giúp trẻ hình thành nhận thức về môi trường từ sớm |
Tiên phong thay thế ống hút nhựa bằng ống hút giấy, Nestlé MILO gặp không ít thách thức về sự đón nhận của người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em. Nhưng cái “được” của Nestlé MILO chính là uy tín thương hiệu vì sức khỏe người tiêu dùng cũng như lợi ích môi trường về lâu dài. Việc doanh nghiệp chú trọng phát triển bền vững đã mang đến những giải pháp xanh đáp ứng ý thức tiêu dùng mới, đồng thời góp phần gìn giữ hành tinh xanh sạch đẹp.
Quyết định của Nestlé MILO đã chứng minh hiệu quả khi chỉ bằng việc áp dụng ống hút giấy trên dòng sản phẩm MILO Bữa Sáng, nhãn hàng góp phần giảm 6,7 tấn rác thải nhựa tại Việt Nam trong năm 2020. Từ kết quả này, Nestlé MILO chính thức chuyển đổi sang ống hút giấy trên toàn bộ các sản phẩm uống liền, thay thế cho ống hút nhựa từ tháng 05/2021. Theo kế hoạch, nhãn hàng sẽ hoàn thành chuyển đổi ít nhất 90% sản lượng sản xuất dùng ống hút giấy vào cuối năm 2021, và hoàn thành chuyển đổi 100% sang ống hút giấy vào tháng 05/2022. Nestlé MILO ước tính việc chuyển sang dùng ống hút giấy giúp giảm đi gần 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm.
![]() |
Nestlé MILO kêu gọi các bậc phụ huynh đồng hành cùng nhãn hàng để tạo dựng thói quen tiêu dùng có trách nhiệm từ sớm cho trẻ |
Với những bài học đầu đời về môi trường đến từ chiếc ống hút giấy, cha mẹ có thể cùng trẻ xây dựng thói quen tốt ở nhiều lựa chọn tiêu dùng khác, giúp các doanh nghiệp có nhiều động lực hơn để duy trì các giải pháp xanh. Tất cả đều hướng đến một hành tinh không rác thải nhựa để trẻ vui sống và phát triển khỏe mạnh.
Thu Hằng
" alt=""/>Bài học đầu đời về môi trường cho trẻ từ chiếc ống hút giấy![]() |
Nhưng ít người biết rằng, cách đây 5 năm, Benson là một chú mèo hoang, sống vất vưởng trên đường phố Dubai. |
![]() |
Khi người chủ hiện tại phát hiện Benson, chú mèo đã rất yếu vì thiếu thức ăn. |
![]() |
Sau đó, người chủ đã mang Benson về Mỹ và dành cho chú mèo rất nhiều tình yêu thương. |
![]() |
Người chủ đã phát hiện ra tình yêu thời trang của chú mèo này khi họ đeo thử một cặp kính cho Benson và nhận thấy chú mèo có vẻ rất thích đeo chúng. |
![]() |
Sau một thời gian, người chủ đã thử nghiệm những phong cách thời trang táo bạo hơn với quần áo và mũ. |
![]() |
Benson rất yêu thích diện những bộ khác nhau nhưng rất ghét đi giày hay tất. |
![]() |
Từ trang phục công sở lịch sự cho đến thời trang nghỉ mát, áo lông sang chảnh... Benson đều có thể tạo ra những bức ảnh đẹp. |
![]() |
Người chủ cũng tiết lộ, Benson là một chú mèo ngoan ngoãn và rất thân thiện với con người. |
![]() |
Benson có khá nhiều người hâm mộ riêng trên Instagram. |
Theo VOV
Trên đường lên núi Britsen ở Thụy Sĩ, Cyril và Erik Rohrer bắt gặp một chú mèo nhỏ bị lạc chủ. Chú mèo này đã đi cùng với họ lên đến tận đỉnh núi cao 3.073m so với mực nước biển.
" alt=""/>Chú mèo nổi tiếng mạng xã hội với phong cách thời trang sành điệuSau này, tôi tự biết đường đi mượn; thậm chí, còn biết "xí phần" trước để không bị người khác mượn mất.
Những đứa trẻ nghèo thế hệ tôi biết đọc biết viết, thành người bằng những cuốn giáo khoa đi mượn như thế. Cũng có những đứa nhà nghèo quá, không mượn đâu được bộ sách cho tử tế, môn được môn không, càng học càng đúp, cuối cùng bỏ dở giữa chừng. Một số người miền Tây quê tôi không quá coi trọng việc học. Họ nghĩ trên đồng có lúa, dưới sông có cá, đâu chết đói mà sợ. Đi học mà ít tốn kém, họ còn "miễn cưỡng" chấp nhận, chớ phải đầu tư mua sắm trăm thứ, trong đó có sách giáo khoa, thì họ vẫn có thể cho con nghỉ. Người thành thị có thể không bao giờ hiểu nổi lý lẽ này.
Nhưng đó là chuyện của ngày xưa. Sách giáo khoa bây giờ, do thường xuyên cải cách, nên giá trị tái sử dụng rất thấp. Cũng là người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tôi hiểu, cải cách giáo dục là cần thiết, trong đó có việc đổi mới sách giáo khoa.
Cuộc cải cách lớn gần đây nhất là việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, được thông qua năm 2018, bắt đầu áp dụng với lớp một trong năm học 2020. Đi kèm với chương trình, sách giáo khoa mới cũng được thiết kế và đưa vào sử dụng. Lần đầu tiên, Việt Nam triển khai "một chương trình, nhiều sách giáo khoa".
Phụ huynh miền Tây bây giờ không đến mức như má tôi, phải đi vòng vòng mượn sách nữa; mà có đi vòng vòng cũng không mượn nổi. Vì nhà nước triển khai "một chương trình, nhiều sách giáo khoa", riêng việc nhớ ra cuốn sách gì thuộc bộ nào để đi mượn cho đúng thôi, cũng là việc quá sức với các bà má. Họ chấp nhận mua sách. Vì phải đi mua, lại mỗi năm một bộ, sách của thằng anh trong nhà, đứa em không xài lại được; nên người dân quê tôi nhận ra giá sách bây giờ cao quá, bộ sách in năm sau giá đã cao gấp 2-3 lần bộ sách năm trước.
Câu chuyện này lên đến diễn đàn Quốc hội, khiến Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lý giải, giá sách cao hơn do nhiều nguyên nhân và Bộ đang nỗ lực tìm cách để giảm giá thành, tăng giá trị tái sử dụng của giáo khoa.
Tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 21/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa, đưa vào thư viện trường, cho học sinh mượn, sử dụng nhiều lần.
Ban đầu tôi đã nghĩ đây là một ý tưởng táo bạo, tiệm cận với cách làm của nhiều quốc gia trên thế giới. Nga, Nhật, Mỹ và một số nước khác đã trang bị sách giáo khoa cho toàn bộ học sinh bằng ngân sách. Học sinh chỉ cần tới thư viện trường để mượn, tham khảo khi cần.
Đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiêng về hướng là một giải pháp hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh khó khăn. Cách này theo tôi, là một góc nhìn hạn hẹp, không giải quyết được gì nhiều cho những vấn đề đang gây bức xúc về sách giáo khoa.
Phần lớn phụ huynh hiện nay hoàn toàn có thể mua được sách giáo khoa cho con em. Số trường hợp khó khăn cần hỗ trợ từ nhà nước cũng có, nhưng chiếm tỷ lệ thấp; số này có thể giải quyết bằng các nguồn lực khác, không cần tới ngân sách. Chủ trương chi ngân sách, nếu không kèm theo bộ tiêu chí rõ ràng và đích đáng, như: khu vực, đối tượng học sinh nào được hỗ trợ; giám sát hiệu quả các thư viện sách ra sao... thì còn có thể kéo theo nhiều vấn đề tiêu cực, rút ruột từ tiền thuế của dân.
Vấn đề ở chỗ, phụ huynh cần sự minh bạch, hợp lý về giá cả sách giáo khoa, như một mặt hàng trong cơ chế thị trường hiện nay. Sự lãng phí sách phải được nhìn nhận, thống kê và giải quyết rốt ráo trên quy mô toàn xã hội.
Điều mà Bộ Giáo dục và Đào tạo nên làm, là xây dựng một bộ sách giáo khoa thực sự chất lượng, khoa học và có tính ổn định lâu dài. Sách giáo khoa cần đảm bảo đúng chức năng mà nó đã được xác định: là một tài liệu tham khảo, không phải tài liệu bắt buộc. Trường học và giáo viên hoàn toàn có thể chủ động xây dựng học liệu, giáo án, dựa trên định lượng kiến thức mà sách giáo khoa đặt ra.
Lúc đó, thầy trò không chỉ được chủ động, sáng tạo hơn trong dạy và học; mà xã hội sẽ bớt đi một khoản kinh phí khổng lồ mua sách mới hàng năm.
Trương Chí Hùng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Lãng phí sách giáo khoa