Bàn giới thiệu AINU tại sự kiện Techsauce Global Summit 2024.
Với khả năng nhận diện khuôn mặt sống đạt chuẩn quốc tế, AINU cung cấp cho khách hàng môi trường giao dịch tài chính an toàn, bảo vệ thông tin cá nhân khỏi mối đe dọa tiềm tàng. Giải pháp này vừa tiên phong tích hợp trí tuệ nhân tạo tiên tiến vào việc phát hiện và phòng ngừa gian lận danh tính, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về bảo mật của doanh nghiệp.
![]() |
AINU là giải pháp tích hợp AI đạt tiêu chuẩn quốc tế về phát hiện khuôn mặt sống. |
Được phát triển theo hướng dẫn nghiêm ngặt của ngân hàng Thái Lan cùng Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan, AINU nhanh chóng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế với các chứng nhận uy tín. Đặc biệt, AINU đạt chứng nhận iBeta cấp 2 theo tiêu chuẩn quốc tế - cao nhất về phát hiện khuôn mặt sống - cho cả phương pháp xác thực chủ động và thụ động. Điều này giúp KBTG trở thành một trong những tổ chức tiên phong ở châu Á và thứ 3 trên toàn cầu đạt thành tích này.
Các chứng nhận này không chỉ khẳng định độ tin cậy và hiệu quả của AINU, mà còn mở ra tiềm năng ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực. Điển hình là tài chính, tài sản số, bảo hiểm, thương mại điện tử, giáo dục và cơ quan chính phủ.
Về cơ bản, giải pháp AINU cung cấp ba tính năng xác minh danh tính nổi bật cho doanh nghiệp. Với nhận dạng khuôn mặt, AINU sử dụng công nghệ nhận dạng tiên tiến để đảm bảo xác thực chính xác và nhanh chóng, ngay cả trong các điều kiện ánh sáng và môi trường khác nhau. Bên cạnh đó, tính năng phát hiện thực thể sống đạt chuẩn quốc tế cho phép hệ thống phân biệt giữa hình ảnh thật với hình ảnh giả mạo, từ đó ngăn chặn hành vi gian lận. Đối với nhận dạng ký tự quang học (OCR), AINU dễ dàng đọc và xác minh tài liệu, hỗ trợ xử lý dữ liệu nhanh chóng mà không cần can thiệp thủ công.
Việc sử dụng AINU trong ngân hàng số đã giúp tự động hóa quy trình xác thực cho hàng triệu khách hàng một cách nhanh chóng và an toàn. Điều này tối ưu hóa thời gian giao dịch, giảm đáng kể tỷ lệ gian lận danh tính, tạo ra phản hồi tích cực từ khách hàng và xây dựng niềm tin vào các ứng dụng của KBank và KBTG.
![]() |
AINU xác thực danh tính bằng công nghệ AI. Ảnh cắt từ website thương hiệu. |
Nhận thức nhu cầu bảo mật ngày càng cao, KBTG tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển AINU. Trong tương lai, KBTG dự định mở rộng khả năng của AINU bằng cách tích hợp công nghệ mới như blockchain để tăng cường bảo mật và thuật toán nhằm cải thiện độ chính xác, tốc độ xử lý.
Ngoài ra, KBTG tìm kiếm cơ hội hợp tác cùng các tổ chức nghiên cứu và công ty công nghệ hàng đầu thế giới, nhằm đảm bảo AINU luôn dẫn đầu trong việc cung cấp các giải pháp bảo mật tốt nhất cho khách hàng. Khi đó, KBTG Việt Nam (chi nhánh của KBTG tại Việt Nam) sẽ là cầu nối vững chắc giúp AINU phát triển vững mạnh trên khắp ASEAN.
Sản phẩm công nghệ AINU của KBTG là bước tiến lớn trong việc đảm bảo an ninh và bảo mật danh tính cho khách hàng và doanh nghiệp. Ứng dụng này không chỉ mang lại sự an tâm mà còn tối ưu hóa quy trình làm việc, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người sử dụng.
Về KBTG: Là công ty công nghệ của ngân hàng KASIKORN, cung cấp giải pháp công nghệ tiên phong, tập trung vào đổi mới và chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ở Đông Nam Á.
Về KBTG Việt Nam: Là chi nhánh thuộc Tập đoàn kinh doanh - công nghệ KASIKORN, chuyên thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới công nghệ tại Việt Nam và khu vực. Được thành lập từ 2022, KBTG Việt Nam hướng đến tạo ra giải pháp tiên tiến về ngân hàng số và fintech, nhằm đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế số trong khu vực, đồng thời duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Độc giả liên hệ email contact@kbtgvn.tech hoặc tìm hiểu giải pháp và sáng kiến của KBTG Việt Nam tại KBTG Vietnam.
" alt=""/>Ứng dụng AINU của KBTG“Chúng tôi từng triển khai các chương trình dành cho mạng có dây, dữ liệu và video, hoá đơn điện thoại trung bình ở khu vực đô thị New York là khoảng 78 USD. Công ty đã giảm xuống còn 30 USD và có được phần lớn khách hàng”, cựu CEO Charter Communications Tom Rutledge cho biết. “Tôi nghĩ giờ cơ hội tương tự đang đến trong lĩnh vực di động”.
Charter và Comcast (hai đại gia truyền hình cáp tại Mỹ) đã đạt được thành công đáng kể với chiến lược di động của họ. Theo các chuyên gia phân tích tài chính tại Cowen, hai công ty này đã đạt thoả thuận “ngọt ngào” với Verizon, mang lại cho họ khả năng bán các dịch vụ di động hoạt động trên mạng lưới của nhà cung cấp này với mức giá thấp hơn chính Verizon đưa ra.
Kết quả là hai công ty đã chiếm 31% thị phần trong tổng số khách hàng mới của mạng không dây trả sau trong quý III năm 2022. Đến nay, Comcast và Charter có hơn 10 triệu khách hàng di động.
Gần đây, Charter đã “đổ thêm dầu” vào cuộc đua vốn đang nóng giãy, khi công bố chương trình khuyến mãi SpectrumOne, cung cấp dịch vụ di động và băng thông rộng tại nhà với giá khoảng 50 USD cho năm đầu tiên đăng ký thuê bao.
“Charter luôn có các chương trình khuyến mãi đặc biệt, nhưng không nhằm tăng lượng khách hàng băng thông rộng, mà lại thu hút số người dùng di động không dây mới”, chuyên gia phân tích Doug Dawson của CCG Consulting nói.
Trong khi đó, các nhà mạng lớn như Verizon và T-Mobile đều đang tận dụng khả năng nắm giữ phổ tần 5G dải trung rộng lớn của họ để mở rộng dịch vụ truy cập không dây cố định (FWA), tiến vào lãnh địa của các nhà cáp truyền hình.
Theo phân tích của Cowen, hai công ty này có hơn 800.000 khách hàng FWA mới trong quý III năm 2022, nhiều hơn toàn bộ ngành công nghiệp băng thông rộng của Mỹ cộng lại.
T-Mobile và Verizon cũng áp dụng chiến lược giảm giá theo gói để thu hút khách hàng bên cạnh việc tăng phí dịch vụ di động. Chẳng hạn, T-Mobile cung cấp miễn phí hai tháng dịch vụ FWA, tương đương mức giảm 20 USD mỗi tháng cho những khách hàng đăng kí dịch vụ di động của mình. Trong khi đó, Verizon triển khai chính sách tương tự cho những người dùng đăng ký cả FWA và di động.
Theo Rutledge, bán hàng theo gói không phải là một chiến lược mới đối với các nhà cung cấp truyền hình cáp. Comcast, Charter và một loạt công ty khác từ lâu đã sử dụng dịch vụ truyền hình và video khác nhau để làm tăng thêm “trọng lượng” cho các gói thuê bao Internet tại nhà của người dùng.
Song sự gia tăng từ các video streaming trực tiếp đến từ người tiêu dùng đã thổi bay phần lớn nguồn doanh thu từ truyền hình trả tiền đối với các công ty truyền hình cáp.
Trong khi đó, các nhà mạng viễn thông như T-Mobile, AT&T và Verizon đều nỗ lực tích hợp thêm tuỳ chọn dịch vụ streaming như Netflix và Disney+ vào gói dịch vụ di động của họ. Tuy nhiên, họ cũng gặp phải vấn đề đáng kể trong lĩnh vực này, khi AT&T và Verizon đã rút hoàn toàn khỏi truyền thông, còn T-Mobile cũng không còn tham gia Tvision - chiến dịch từng được quảng bá nhằm giúp khách hàng “cắt đứt” với truyền hình cáp.
(Theo LightReading)