您现在的位置是:Thời sự >>正文
Tranh luận gay gắt xung quanh các khoản thu đầu năm của trường ngoài công lập
Thời sự2人已围观
简介Sau khi bài viết Phụ huynh choáng váng khi ước tính đóng thê...
Sau khi bài viết Phụ huynh choáng váng khi ước tính đóng thêm gần 10 triệu đồng mỗi nămđược đăng tải,ậngaygắtxungquanhcáckhoảnthuđầunămcủatrườngngoàicônglậbóng đá v league hôm nay VietNamNet nhận được hàng trăm bình luận với nhiều đồng cảm với phụ huynh, nhưng cũng không ít ý kiến phản bác.
Bất bình và và trăn trở
Độc giả Nguyễn Sỹ bày tỏ cảm thấy choáng ngợp trước các khoản thu đầu năm của nhiều trường... "Nhiều khoản thu rất vô lý khó hiểu, khi ý kiến thường là ghi nhận chứ không thay đổi".
"Con mình còn đóng 2,6 triệu/tháng chưa tính các khoản phụ thu đầu năm, dồn vào cũng giống như con anh Huy. Cũng hệ dân lập mà sao Hà Nội thu ít hơn Hải Phòng vậy nhỉ? Mình đi làm lo cho con không nổi luôn..."- Độc giả ở Hải Phòng chia sẻ.
Một độc giả khác cho hay năm nay con vào lớp 10, đầu năm đóng 5 triệu đồng trong đó bảo hiểm hơn 500 nghìn, quỹ lớp 200 nghìn, quỹ phụ huynh 500 nghìn..., còn học thêm chưa tính. "Có phụ huynh trong lớp con tôi còn đưa ra ý kiến đóng quỹ 1 triệu nhưng không được tán đồng...".
Ở góc nhìn khác, độc giả Minh Lê cho rằng là trường dân lập tự túc 100%, lại ở nội thành mức thu như vậy là thấp. "Có trường quốc tế còn vài trăm triệu lận. Học công lập xong đi học thêm cũng quá vậy".
Độc giả Bách Hà phân tích: "Trường dân lập (với học phí cao) cũng là cơ sở giáo dục chịu sự điều chỉnh của các quy định của Bộ GD-ĐT. Trong các khoản được thu Bộ quy định không có khoản bắt buộc cho cơ sở vật chất (chi cho vệ sinh lớp, trường...). Nhưng tình trạng thu tăng các khoản trong đó có khoản cơ sở vật chất trung bình từ 2-5 triệu đồng/năm đang nở rộ. Kiến nghị Sở GD-ĐT Hà Nội vào cuộc, rà soát các quy định, tránh Hà Nội thành một điển hình cho sự bất bình đẳng trong giáo dục".
Độc giả Ngọc Dung thì nên quan điểm khi họp phụ huynh, mọi người nên cùng nhau thỏa thuận. Nếu thấy bất hợp lý không chấp nhận đóng các khoản nhà trường đưa ra thì cho con em mình đi vào trường khác học hoặc báo với ngành chức năng xử lý...

Còn bạn Cao Hùng nêu thực trạng: "Trường THPT (cấp 3) thì không xây thêm, đất nội đô cứ xây chung cư, biệt thự liền kề, trung tâm thương mại, dịch vụ, ăn chơi... thì mọc lên nhanh như nấm. Vào khu Tây Hồ Tây, ngoại giao đoàn (Bắc Từ Liêm, sát Cầu Giấy, Tây Hồ) mênh mang đất, đang thành một thành phố mới nhưng không có 1 cái trường cấp 3 nào mới. Bên Hà Đông rồi Long Biên, Thanh Trì... cũng vậy".
"Tự chủ giáo dục là thế đấy! Chỉ thương các cháu gia đình lao động khó khăn, con đi học mà cha mẹ lấn bấn chuyện tiền nong"- độc giả Tự Minh chia sẻ.
"Sau khi học sinh "ván đã đóng thuyền" thì các phí sẽ tung ra với nhiều cấp độ theo quốc tế, dân lập... Nếu không có ai quản lý các khoản thu này thì chỉ có học sinh và giáo viên là người chịu ảnh hưởng, mà ảnh hưởng lâu dài là người dân..."- là quan điểm của độc giả Nguyễn Khánh Toàn.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, việc thu học phí đối với trường nằm trung tâm Hà Nội như vậy là điều hết sức bình thường. Độc giả Lê Minh Sơn bình luận: “Mức phí trung bình 2 triệu/tháng là thấp so với mặt bằng các trường trung tâm TP Hà Nội rồi. Đi học mầm non giờ tháng còn 3-4 triệu, chưa kể trường đã thông báo cụ thể từng mục vậy để phụ huynh nắm được con mình được hưởng những dịch vụ gì”.
Hay độc giả Mỹ Hạnh bày tỏ quan điểm chỉ cần thu đúng, công khai là chấp nhận được: “Thu đúng và công khai minh bạch là được. Hệ thống trường tư, dân lập họ phải tự chi trả và cạnh tranh nên chỉ tính đủ chứ không thể lạm thu. Phụ huynh cũng phải thông cảm, đầu tư cho con, tránh tư tưởng bao cấp, ỉ lại, dần thích nghi với kinh tế thị trường”.
Cần bảng giá công khai trước khi tuyển sinh
Không ít độc giả dề xuất việc trường thu những khoản nào cần có bảng giá công khai trước khi tuyển sinh.
Độc giả Đoàn Quang Phúc cho rằng: “Quan trọng là công khai ngay từ đầu, chứ đăng ký, vào học rồi mới đưa ra bảng thu vậy thì không chuẩn”.
Độc giả Lê Trân cũng đồng quan điểm: “Trường dân lập là trường tư, nên có thể xem như là dịch vụ đào tạo. Vì vậy, nhà nước cần quy định trường phải có bảng giá công khai trước khi tuyển sinh để phụ huynh và nhà trường thống nhất để tránh tranh chấp các khoản thu.
Có lúc nào bạn đi ăn mà bị thu tiền cơ sở vật chất, tiền vệ sinh, tiền điện cho quán ăn không? Các giá trị cần thu cần phải tính 1 lần vào học phí. Ngay cả tiền giáo trình, đồng phục cũng có thể tính một lần hay đưa ra bảng giá từ đầu để tránh tranh chấp từ đầu. Giá cao hay thấp lúc đó sẽ phụ huynh sẽ chọn trường phù hợp.
Cũng theo bạn Lê Trân, trường công cũng nên công khai như vậy nhưng có tiêu chuẩn chung, có giá quy định và điều kiện học tập theo quy định chung.
"Không nên chia trường trọng điểm trường không, trường tốt trường xấu dễ xảy ra tình trạng chạy trường, chạy chỗ. Trường chưa đạt thì nhà nước phải đầu tư cho đủ. Nhà nào muốn con học trong điều kiện tốt nhất thì đi học trường tư. Trường công chỉ cần yêu cầu theo mức độ chung của xã hội để tiến tới miễn phí 100% cho học sinh trường công”.
Một độc giả khác cũng mong muốn có quy định đối với những trường ngoài công lập: “Tôi thấy không hài lòng với những "chiêu trò" của các trường dân lập nhằm mục đích tận thu như vậy. Tôi mong nhà nước có quy định đối với khối giáo dục tư nhân về các khoản thu có nhiều phần vô lý, lợi dụng lợi thế của mình để ép buộc gia đình học sinh.
Ví dụ như khoản đóng góp xây dựng trường. Trường thì xây cách đây nhiều năm, mỗi năm không biết bao nhiêu học sinh đóng góp và nhiều năm như vậy vẫn yêu cầu đóng. Không biết bao nhiêu thì đủ?”.
“Phụ huynh không cần miễn phí nhưng mọi thứ đều phải có giới hạn - sự thông cảm - tôn trọng của đôi bên. Không có cái lý không được cấp kinh phí nên đè đầu phụ huynh lấy tiền. Càng không có cái lý đã lấy tiền đầu tháng lại còn đẻ thêm các khoản lẻ tẻ trong tháng. Trường học không phải là nơi gom tiền tận thu như vậy”- độc giả có tên Phát bày tỏ quan điểm.

Đóng thêm 500 nghìn/tháng, phụ huynh bức xúc trường 'đòi' bớt một nửa làm việc khác
Mới đây, một số phụ huynh có con theo học tại Trường Mầm non Cự Khê (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) bất bình về việc trường tính dùng số tiền thu thêm của lớp để chi cơ sở vật chất của trường.Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Newcastle vs MU, 22h30 ngày 13/4: Quay lại Top 4
Thời sựChiểu Sương - 13/04/2025 05:51 Ngoại Hạng Anh ...
【Thời sự】
阅读更多Tham ô tiền tỷ của công ty rồi bỏ trốn mất dạng
Thời sựTrước đó, vào tháng 1/2023, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) nhận được đơn của ông L.T.T. (SN 1963, Phó giám đốc Công ty TNHH và vận tải Phú Dũng) tố giác nhân viên có hành vi chiếm đoạt tiền của công ty rồi bỏ trốn.
Kết quả điều tra cho thấy, Công ty Phú Dũng chuyên buôn bán vật liệu xây dựng. Đầu năm 2018, công ty nhận ông Thanh vào làm việc (không ký hợp đồng lao động), phân công nhiệm vụ giao hàng xi măng, đối chiếu công nợ và thu tiền của khách hàng thuộc địa bàn các quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức.
Bị cáo Hoàng Văn Thanh tại tòa. Ảnh: HM Công ty cũng giao sổ cho ông Thanh để theo dõi lượng hàng hóa bán ra của từng khách hàng, đối chiếu công nợ. Khách hàng thanh toán cho ông Thanh bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản rồi ông này ghi chép số tiền khách hàng đã trả.
Sau thời gian làm việc tại công ty, đến tháng 5/2022, thấy việc thu nộp tiền có nhiều sơ hở, thiếu chặt chẽ, bản thân lại đang cần tiền trả nợ và chi tiêu cá nhân nên ông Thanh đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của công ty.
Thực hiện ý định, ông Thanh lập 16 sổ cá nhân giống với sổ công ty. Khi đi thu tiền, ông Thanh dùng sổ cá nhân đối chiếu công nợ và ghi đầy đủ số tiền khách hàng đã trả, chốt số tiền khách hàng còn nợ; hoặc khi đối chiếu, thanh toán công nợ đối với các cửa hàng mà ông Thanh không lập sổ cá nhân thì khách hàng ghi vào sổ riêng của mình và ông Thanh ký xác nhận vào sổ này.
Với số tiền thu được ông Thanh chỉ nộp một phần về công ty, còn lại bị cáo chiếm đoạt. Để tránh công ty phát hiện, ông Thanh ghi tăng số tiền khách hàng còn nợ vào sổ công ty.
Bằng thủ đoạn trên, từ ngày 7/1 - 29/12/2022, bị cáo Hoàng Văn Thanh thu nợ của 21 khách hàng với tổng số tiền hơn 8,6 tỷ đồng nhưng chỉ nộp lại cho công ty hơn 7,4 tỷ đồng, còn lại chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng.
Do chiếm đoạt số tiền lớn và không có khả năng khắc phục, đến ngày 30/12/2022, ông Thanh để lại sổ công nợ rồi bỏ trốn, cắt đứt liên lạc với gia đình và công ty.
Qua kiểm tra sổ công nợ, đối chiếu lại, công ty phát hiện hành vi chiếm đoạt tiền của nhân viên tên Thanh.
Sau thời gian bỏ trốn, đến ngày 1/3/2023, bị cáo đến Công an quận Bắc Từ Liêm đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội.
Bị cáo khai, số tiền chiếm đoạt được, ông ta dùng để trả nợ và chi tiêu cá nhân hết. Hiện gia đình ông Thanh đã khắc phục toàn bộ số tiền trên. Công ty cũng có đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và không yêu cầu bị cáo Thanh bồi thường thêm.
">...
【Thời sự】
阅读更多8 vấn đề nổi bật của ngành ô tô toàn cầu năm 2023
Thời sựXem nhanh:"> ...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Western Sydney vs Western United, 14h00 ngày 13/4: Tưng bừng và cởi mở
- 8 năm không lo lãi suất khi mua nhà tại toà ZR1
- Facebook ra mắt phiên bản Instagram Lite tại 170 quốc gia
- Đẩy nhanh phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cao tốc Gia Nghĩa
- Nhận định, soi kèo Le Havre vs Rennes, 22h15 ngày 13/4: Phong độ đang lên
- Mẹ ung thư, em trai tâm thần, nữ sinh Học viện Ngoại giao nguy cơ bỏ học
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Domzale vs Radomlje, 22h30 ngày 14/4: Khách ‘tạch’
-
Món quà chính là hành động thiết thực mà Công ty Cổ phần Kiến Á mong muốn được đóng góp trong công tác phòng chống dịch Covid-19, khi mà tình hình dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp tại TP.HCM, Phú Yên và một số tỉnh thành trên cả nước. Kiến Á trao biển tượng trưng máy hỗ trợ xét nghiệm nhanh Covid-19 đến đại diện Ban Quản lý Khu Kinh tế Phú Yên Theo Kiến Á, máy hỗ trợ xét nghiệm nhanh Covid-19 tặng cho tỉnh Phú Yên là máy tách chiết tự động, loại máy được nhập khẩu nguyên chiếc, có khả năng tối ưu hóa công suất và tiết kiệm tối đa thời gian xét nghiệm. Đặc biệt, không chỉ phục vụ trong giai đoạn dịch bệnh, máy tách chiết tự động này sẽ còn được sử dụng trong các hoạt động xét nghiệm y tế thường nhật, lâu dài sau này.
Ngay từ khi đợt dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát lần thứ 4 tại TP.HCM, Kiến Á cũng đã tích cực tham gia công tác phòng chống dịch, đóng góp tài trợ máy xét nghiệm nhanh và máy thở ECMO cho các bệnh viện tuyến đầu trong công tác chữa trị bệnh nhân Covid-19. Bên cạnh đó, Kiến Á còn cùng các đơn vị tài trợ tham gia công tác chăm lo đời sống sức khỏe cho các bác sĩ TP.HCM đang ngày đêm chiến đấu đẩy lùi dịch bệnh. Giữa lúc dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, sự chung tay, góp sức của các tập đoàn, công ty sẽ góp thêm sức mạnh giúp cộng đồng vượt qua khó khăn, thử thách.
Ngọc Minh
" alt="Kiến Á tặng tỉnh Phú Yên máy hỗ trợ xét nghiệm nhanh Covid">Kiến Á tặng tỉnh Phú Yên máy hỗ trợ xét nghiệm nhanh Covid
-
- Những trường hợp trầm cảm sau sinh thường có suy nghĩ không muốn bố mẹ, con cái khổ nên thường tự tử cùng hoặc sát hại người thân trước khi tự sát. Nghi án chị Trần Phương T. (25 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) bồng con gái 7 tháng tuổi nhảy sông Hồng tự tử khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng, đau xót. Gia đình kể, sau khi sinh con được 4 tháng, chị T. có nhiều dấu hiệu trầm cảm, thay đổi tính cách và không nói chuyện với mọi người.
Đây chỉ là một trong số nhiều vụ việc đau lòng do trầm cảm. Cách đây hơn 1 năm, cũng tại Hà Nội xảy ra vụ người mẹ trẻ sát hại con trai 33 ngày tuổi, sau đó tạo hiện trường giả.
Đến nay, Việt Nam chưa có những nghiên cứu phổ rộng về tỉ lệ trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên theo thống kê năm 2013 của BV Từ Dũ, TP.HCM, tỉ lệ phụ nữ trầm cảm sau sinh chiếm 5,1%, loạn thần sau sinh chiếm 0,5% số phụ nữ sinh đẻ.
Trầm cảm sau sinh diễn tiến nhanh
PGS. TS Tô Thanh Phương, PGĐ BV Tâm thần Trung ương 1 cho biết, trầm cảm có 3 mức độ: Nhẹ, vừa và nặng.
Trong đó trầm cảm nặng phân làm 2 loại: Không loạn thần (với biểu hiện buồn thảm, ủ rũ, bi quan, chán nản) và loạn thần (hoang tưởng, ảo giác, ảo thanh xui khiến như: tự tử, giết người, không ăn, bỏ nhà và nhảy lầu là nguy hiểm nhất).
Khác với các dạng trầm cảm thông thường, trầm cảm sau sinh thường cấp tính, bệnh nhân đang từ nhẹ chuyển sang nặng nhanh.
Mỗi năm, BV Tâm thần Trung ương 1 điều trị cho 20-30 trường hợp trầm cảm sau sinh và tại Viện sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai, cũng chừng đó bệnh nhân được nhập viện điều trị mỗi năm.
Bệnh nhân V. liên tục đòi hút sữa khi điều trị tại bệnh viện. Ảnh: T.Hạnh
Đơn cử như trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị V. (25 tuổi, Nam Định), thường xuyên mất ngủ sau khi sinh con 12 ngày, cứ chợp mắt được 30 phút – 1 tiếng lại dậy hút sữa. Đặc biệt, khi biết con bị viêm gan B, chị càng thêm lo lắng nên tình trạng mất ngủ ngày càng tăng.Dù được gia đình chồng yêu thương, quan tâm hết mực nhưng càng ngày chị V. càng có nhiều biểu hiện bất thường, nói năng lảm nhảm, đi lại thất thần. Ngay cả khi vào BV Bạch Mai điều trị, chị V. cũng mang theo bình sữa, đòi hút liên tục. Bác sĩ chẩn đoán chị mắc chứng loạn thần cấp sau sinh, chỉ định chế độ điều trị đặc biệt.
Trường hợp khác là bệnh nhân Lê Thị H. (Thanh Hoá). Chị H. có tiền sử trầm cảm sau sinh từ khi sinh bé đầu lòng, đã chữa khỏi nhưng đến khi sinh tiếp bé thứ 2 lại tái phát.
Chồng chị H. chia sẻ, sau sinh con, vợ anh bỗng nhiên ít nói bất thường, gọi không thưa, đi vào đi ra một cách bất thường, không có chủ định... Do ở chung với bố mẹ đẻ nên chị H. được phát hiện bệnh kịp thời.
TS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng điều trị rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai cho biết, đây là những trường hợp may mắn được điều trị sớm, tuy nhiên có không ít trường hợp diễn tiễn nặng nhưng người nhà không ai biết, để lại hậu quả hết sức nặng nề.
TS Tâm dẫn chứng, cách đây vài năm, Viện từng điều trị cho một bà mẹ tại Hà Nội bị trầm cảm sau sinh rất nặng, thường xuyên có ý định tự tử cùng con. Khi không ai để ý, người mẹ lấy dây điện quấn quanh người 2 mẹ con rồi cắm điện tự tử.
Gia đình phát hiện ngay sau đó nhưng con 3 tháng đã tử vong, mẹ được chuyển vào bệnh viện cấp cứu, sống sót, sau đó điều trị trầm cảm tại Viện Sức khoẻ tâm thần nhiều tháng ròng.
Trầm cảm nặng thường tự sát thành công
TS Tâm cho biết, biểu hiện lâm sàng chủ yếu của trầm cảm sau sinh là tình trạng buồn chán, bi quan, giảm hứng thú trong chăm sóc mình, chăm sóc con, nghĩ mình không chăm được con, không thích chia sẻ.
Bệnh nhân trầm cảm không làm gì cũng mệt, mệt khác do mệt khi làm việc hay mệt do ốm đau. Kèm theo đó là bệnh nhân giảm tập trung, trí nhớ thay đổi, ngủ ít hoặc ngủ nhiều. Đặc biệt bệnh nhân giảm mọi nhu cầu ăn, chơi, tình dục, không thiết nói chuyện...
TS Dương Minh Tâm. Ảnh: T.Hạnh
Nặng hơn, bệnh nhân dễ dẫn đến bực tức, cáu giận, thay đổi lối nghĩ, cách nghĩ, thường nhận lỗi về mình, loạn thần...Nhiều người cũng cảm thấy mình yếu hơn, biểu hiện ra một số triệu chứng cơ thể như khó thở, đau tim, run chân tay, vã mồ hôi, đau dạ dày nên nhiều trường hợp đi khám chuyên khoa bệnh lý nhưng không tìm ra bệnh. Các triệu chứng sẽ diễn tiến nặng dần lên.
Do mọi thứ là cảm nhận nên trí tuệ của bệnh nhân trầm cảm hoàn toàn tỉnh táo, mọi chuyện đều nhận thức được. Người bệnh cố gắng thoát nỗi buồn, ức chế, trì trệ của mình nhưng không làm được nên xuất hiện ý tưởng chán sống, muốn tự sát. Theo nghiên cứu chưa đầy đủ, 80% bệnh nhân trầm cảm muốn tự sát.
“Ý tưởng này thường rất sâu sắc, được cân nhắc rất kỹ, đấu tranh tư tưởng rất dài. Chờ khi nào không vượt qua được mới thực hiện tự sát. Vì nghiên cứu rất kỹ phương thức tự sát, do đó người trầm cảm thường tự sát thành công”, TS Tâm chia sẻ.
Hầu hết những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh không muốn người thân như bố mẹ, chồng, con khổ, muốn người thân đi cùng nên thường tự tử cùng con hoặc sát hại người thân trước rồi mới tự sát.
Theo TS Tâm, trầm cảm sau sinh có nhiều nguyên nhân như áp lực khi mang thai, sinh đẻ, lo lắng hình thể sau sinh, biến đổi về mặt sinh học, mối tương tác với người xung quanh, stress...
Hiện nay, việc điều trị cho bệnh nhân mắc trầm cảm không quá khó khăn, khả năng tiến triển nhanh, giúp họ trở lại cuộc sống bình thường.
Điều trị trầm cảm phải kết hợp thuốc và tâm lý, trường hợp nặng có thể phải dùng sốc điện, kích từ.
Thúy Hạnh
Mắc trầm cảm mà không biết khi có 1 trong 10 biểu hiện này
Những thay đổi nhỏ của cơ thể ít người để ý có thể là những dấu hiệu đầu tiên của trầm cảm mà bạn đã bỏ qua.
" alt="Trầm cảm sau sinh, bác sĩ ám ảnh câu chuyện 2 mẹ con quấn dây điện tự tử">Trầm cảm sau sinh, bác sĩ ám ảnh câu chuyện 2 mẹ con quấn dây điện tự tử
-
Apple được cho đã tăng sản lượng iPhone 13 Pro do nhu cầu cao hơn dự đoán. Ảnh: Engadget.
Theo MacRumors, tình hình sản xuất iPhone tại các nhà máy ở Trung Quốc đã cải thiện sau một thời gian gián đoạn do lệnh phong tỏa. Những hạn chế khiến các nhà cung ứng của Apple phải tạm dừng một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất, đe dọa nguồn cung iPhone, iPad, máy tính Mac và thiết bị điện tử khác.
Ra mắt vào tháng 9/2021, iPhone 13 Pro và 13 Pro Max được nâng cấp nhẹ với màn hình tần số quét 120 Hz, cảm biến camera lớn cải thiện khả năng chụp thiếu sáng, dải khuyết màn hình ngắn hơn và chip xử lý A15 Bionic. Đầu năm nay, Apple giới thiệu thêm phiên bản màu xanh lá cho bộ đôi iPhone 13 Pro.
Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley ước tính nhu cầu với dòng iPhone 13 trong quý I cao hơn kỳ vọng, doanh số toàn cầu tăng 10%. Trong khi đó, JPMorgan cho biết lượng hàng iPhone 13 Pro và 13 Pro Max khan hiếm hơn so với iPhone 13 mini và iPhone 13.
Theo The Elec, sản lượng iPhone của Apple trong quý I là 57 triệu chiếc. Đến quý II, doanh số được dự báo đạt 48-51 triệu, cao hơn so với mức 46 triệu vào quý II/2021.
Đầu tháng 3, Apple ra mắt iPhone SE 2022 với màn hình viền dày 4,7 inch. Tuy nhiên, nhiều nhà cung ứng tiết lộ Táo khuyết đã giảm lượng đơn đặt linh kiện cho 2-3 triệu chiếc iPhone SE 2022 trong quý II do nhu cầu không như kỳ vọng. Một nhà mạng tại Hàn Quốc cho biết nhu cầu dành cho iPhone SE 2022 có thể thấp hơn bản tiền nhiệm.
Apple dự kiến công bố kết quả kinh doanh quý tài chính thứ II (tức quý I/2022) vào ngày 28/4. Ngoài iPhone SE 2022, Táo khuyết đã ra mắt nhiều thiết bị trong quý trước như iPad Air thế hệ thứ 5, máy tính Mac Studio và màn hình Studio Display.
(Theo Zing)
Sau iPhone 12, iPhone 13 "giá rẻ" lại đổ bộ về Việt Nam, có nên mua?
Những chiếc iPhone 13 hàng xách tay từ Nhật Bản hiện có mức giá khoảng 19 triệu đồng, thấp hơn 2 triệu đồng so với máy mới chính hãng.
" alt="Apple tăng cường sản xuất iPhone 13 Pro">Apple tăng cường sản xuất iPhone 13 Pro
-
Nhận định, soi kèo Domzale vs Radomlje, 22h30 ngày 14/4: Khách ‘tạch’
-
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện, khơi thông nguồn vốn cho người dân mua nhà ở xã hội (Ảnh minh hoạ/ Hoàng Hà) Trao đổi với báo chí, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay, việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn và lãi suất cho doanh nghiệp, cho các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế.
Theo vị Phó Thống đốc, với mức tăng từ 1,5-2%, tương đương với 240.000 tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hướng dòng tiền vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là phục vụ cho lĩnh vực có vai trò động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế lúc này.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện, khơi thông nguồn vốn cho người dân mua nhà ở xã hội.
Một số chuyên gia cho rằng, đây là tín hiệu tích cực tạo đà về mặt tâm lý đối với thị trường bất động sản đang gặp khó hiện nay.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), phần room tín dụng tăng thêm sẽ bổ sung nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12 này và trước Tết Quý Mão. Điều đó là rất quan trọng trong bối cảnh thị trường bất động sản, các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đang rất khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trong đó có nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc mất thanh khoản do thiếu dòng tiền hoặc âm dòng tiền.
Cũng theo ông Châu, nguồn vốn tín dụng bổ sung này sẽ còn tác động tích cực, lan tỏa đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp để vượt qua khó khăn hiện nay để dần trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa quan trọng để chia sẻ, làm giảm bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng, để các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng chủ yếu là cung ứng vốn lưu động cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng tối đa không quá 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn (tiền gửi tiết kiệm) để cho vay trung hạn, dài hạn theo lộ trình hạn chế dần tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản của Ngân hàng Nhà nước.
“Đây không phải là để "giải cứu" thị trường bất động sản hay doanh nghiệp bất động sản mà Nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tự điều tiết, đi đôi với một số giải pháp kích cầu trực tiếp hỗ trợ cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu với lãi suất hợp lý” – ông Châu đánh giá.
Ghi nhận việc nới room tín dụng là tín hiệu mới tích cực nhưng ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) cho rằng, đối với thị trường bất động sản sẽ chưa tác động nhiều.
“Hiện nay, nhà đầu tư có tiền cũng rất thận trọng cân nhắc tính toán khi đưa tiền vào bất động sản. Trừ với bất động sản đáp ứng nhu cầu về ở thực, công nghiệp, thương mại còn đối với bất động sản đầu cơ đã gần như “đóng băng”. Cho nên việc đưa tiền vào bất động sản có thể phải chờ đợi thêm thị trường cơ cấu ổn định” – ông Toản nói.
Theo vị Tổng giám đốc EZ Property, việc cơ cấu thị trường bất động sản sẽ thanh lọc các chủ đầu tư yếu kém. Cùng với đó là cơ cấu về sản phẩm khắc phục sự lệch pha hiện nay thiếu về nhà ở dành cho nhu cầu thực, thừa đầu cơ nhiều nên sẽ phải cân đối lại. Vấn đề về pháp lý cũng cần hoàn thiện.
Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM có văn bản đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi để các ngân hàng thương mại cho người mua nhà để ở, người mua căn nhà đầu tiên được vay với lãi suất hợp lý để mua nhà ở thương mại, nhà ở xã hội có mức giá đề xuất không quá 1,8 tỷ đồng/căn bởi lẽ trong các năm qua hầu hết người mua nhà ở xã hội đã phải vay với lãi suất thương mại 9-10%/năm.
Bất động sản gặp khó doanh nghiệp phải bán bớt tài sản, dự án ‘giá hời’Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thị trường bất động sản đang gặp phải vô vàn khó khăn, đứng trước khả năng rơi vào suy thoái." alt="Bơm 240.000 tỷ đồng vào nền kinh tế có làm tan băng bất động sản?">
Bơm 240.000 tỷ đồng vào nền kinh tế có làm tan băng bất động sản?