发布时间:2025-01-16 04:44:36 来源:NEWS 作者:Thế giới
Sau danh sách 20 nhãn hàng có quảng cáo trên các clip YouTube phản động,êmdoanhnghiệpởVNquảngcáotrênvideoYouTubexấuđộbxh anh 2 Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục công bố thêm 40 nhãn hàng mới vẫn phát quảng cáo trong các clip phản động, hoặc quảng cáo của họ xuất hiện bên cạnh các video xấu độc.
Nhiều doanh nghiệp, trường đại học lớn quảng cáo trên clip bẩn
Danh sách lần này có những cái tên như tập đoàn FLC, AirAsia, công ty phân phối ôtô du lịch Chu Lai Trường Hải, một số trường đại học lớn tại Việt Nam như Đại học Quốc tế Sài Gòn, Đại học Thương Mại, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quảng cáo của AirAsia xuất hiện bên cạnh clip có nội dung phản động trên YouTube. Ảnh chụp màn hình |
Trước đó vào ngày 10/6, Cục PTTH & TTĐT đã gửi công văn tới 20 doanh nghiệp, yêu cầu dừng ngay việc quảng cáo trong các video nội dung xấu độc trên YouTube. Cục cũng yêu cầu doanh nghiệp báo cáo giải trình về tình trạng này.
“Cục sẽ phối hợp với lực lượng an ninh và cơ quan chức năng để xử lý nghiêm các trường hợp đã được cảnh báo nhưng vẫn cố tình vi phạm”, đại diện Cục PTTH & TTĐT cho biết. Đến nay, đã có 15 doanh nghiệp gửi văn bản giải trình.
Tình trạng quảng cáo của các doanh nghiệp lớn xuất hiện bên cạnh các clip nội dung bẩn trên YouTube bị phát hiện từ năm 2017. Cục PTHT & TTĐT đã làm việc với doanh nghiệp, đại lý quảng cáo và phía YouTube để chấn chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, tình trạng nói trên bùng phát trở lại giai đoạn đầu 2019.
Theo Cục PTTH & TTĐT, phía YouTube đã gỡ bỏ khoảng 8.000 clip bẩn khỏi nền tảng của họ trong 1,5 năm qua theo yêu cầu của phía Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 55.000 clip xấu độc khác tồn tại trên nền tảng này chưa được gõ bỏ.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, YouTube và Google có 3 sai phạm lớn tại Việt Nam gồm quản lý nội dung lỏng lẻo, không kiểm soát hoạt động quảng cáo và cho phép người dùng mua quảng cáo trực tiếp.
Rủi ro thương hiệu từ quảng cáo trên YouTube
"Việc hình ảnh thương hiệu xuất hiện bên cạnh những video phản cảm, vi phạm là chuyện mà các nhãn hàng không nên xem là bình thường. Quảng cáo trong môi trường mạng xã hội, toàn bộ rủi ro nếu có đều thuộc về doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cách mua quảng cáo còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội”, thạc sĩ Đặng Thị Kim Chi, giảng viên ngành quan hệ công chúng Đại học Văn Lang, TP.HCM cho biết.
Cũng theo Thạc sĩ Kim Chi, khi nhắm mắt chạy theo chỉ số tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp đang đứng trước các khủng hoảng truyền thông không lường trước được.
“Khi rót tiền vào cho một kênh quảng bá thảm họa, các doanh nghiệp chưa lường trước những khủng hoảng sẽ xảy ra sau đó. Một số trường hợp các mẫu quảng cáo hiển thị ngẫu nhiên trên những nội dung xúc phạm chính quyền, nếu bị người dùng chụp lại, rủi ro khủng hoảng khó lường trước được. Trong trường hợp này, doanh nghiệp là bên bị cơ quan chức năng xử lý đầu tiên”, bà Kim Chi nói thêm.
Quảng cáo của FLC xuất hiện trên clip phản động. Ảnh chụp màn hình |
Chia sẻ về vấn đề này, hầu hết doanh nghiệp cho biết đang rà soát, thắt chặt quy trình hiển thị quảng cáo trên YouTube. Samsung Vina cho hay sẽ báo cáo lại cho Cục đúng thời gian quy định. Grab khẳng định đã tạm ngừng quảng cáo hiển thị trên các phát phát video của YouTube.
Theo thống kê của Bộ, thị trường quảng cáo online tại Việt Nam trị giá khoảng 400 triệu USD, trong đó hơn 70% (280 triệu USD) đổ vào túi Google, Facebook. Google thu về khoảng 150 triệu USD từ dòng tiền quảng cáo tại Việt Nam nhưng không có đại diện hợp pháp và không nộp thuế.
Theo Zing
Sau khi Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) công bố danh sách 20 doanh nghiệp có quảng cáo sai quy định trên YouTube, nhiều nhãn hàng đã rà soát và loại bỏ việc quảng cáo trên các nội dung độc hại này.
相关文章
随便看看