Lễ ra mắt sản phẩm Nồi cơm điện tách đường Nagakawa
Bắt nguồn từ việc thấu hiểu thị trường và tâm sinh lý những khách hàng đang phải ăn kiêng hoặc nhịn cơm để cải thiện sức khỏe,ắtnồicơmđiệntáchđườgiá usd chợ đen 24h vóc dáng, Tập đoàn Nagakawa đã dày công nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng dây chuyền lắp ráp để cho ra đời dòng sản phẩm mới, bước đột phá mới trong công nghệ sản xuất nồi cơm điện.
Ngoài chức năng nấu cơm thường như các nồi cơm điện khác, nồi cơm điện tách đường Nagakawa còn có thêm một chức năng mới khác đó là nấu cơm tách đường.
Theo nhà sản xuất, cơm tách đường từ nồi cơm điện Nagakawa được sử dụng công nghệ gia nhiệt mạnh trong thời gian ngắn nhằm phân tách đường, tinh bột và carbohydrate trong quá trình nấu cơm. Đây chính là khoảng thời gian đường và tinh bột được tách ra khỏi gạo và đẩy lên khay chứa phía trên. Cơm thành phẩm ở phía dưới đã đạt được độ phân tách đường và tinh bột nên chỉ còn lại hàm lượng trong khoảng 15,20g/100g.
Với thiết kế đặc biệt, nồi cơm điện tách đường Nagakawa vừa giúp giảm lượng đường và tinh bột so với cơ chế nấu thông thường lại vừa đảm bảo cơm vẫn giữ được độ dẻo thơm, không có hiện tượng nhão nát như một số sản phẩm khác đang có trên thị trường.
Bên cạnh chức năng nấu cơm tách đường, sản phẩm nồi cơm điện tách đường của Nagakawa còn đóng vai trò như một chiếc nồi đa năng 11 chức năng bao gồm cả nấu cháo, làm sữa chua, hầm, hấp, nấu súp….
Đặc biệt nồi cơm điện tách đường Nagakawa vẫn giữ nguyên chức năng nấu cơm thường với việc giữ lại toàn vẹn dưỡng chất của gạo. Chỉ cần bỏ khay tách đường, chọn chế độ “nấu cơm” trên bảng điều khiển là bạn hoàn toàn có thể nấu 1 bữa cơm dẻo ngon thông thường cho cả gia đình.
Bên cạnh công nghệ gia nhiệt mạnh trong thời gian ngắn, sản phẩm nồi cơm điện tách đường còn sử dụng công nghệ chống dính Teflon cho lòng nồi, đây là chất liệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặt yếu tố sức khóe cho người tiêu dùng lên tiêu chí đầu tiên cho các sản phẩm mang Thương hiệu Nagakawa.
Bà Nguyễn Thị Huyền Thương - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Nagakawa cho biết: “Với sản phẩm nồi cơm điện tách đường, cao hơn việc bán hàng thông thường, chúng tôi muốn cung cấp cho khách hàng sự lựa chọn vì sức khoẻ và giải pháp để sống khoẻ mỗi ngày với các sản phẩm của Nagakawa.
Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự nghiên cứu chín muồi về sản phẩm, sự đầu tư bài bản vào hệ thống dây chuyền sản xuất và lắp ráp, sự quyết tâm đầu tư truyền thông và phủ rộng tất cả các kênh phân phối trên toàn quốc, chỉ trong thời gian ngắn sản phẩm Nồi cơm điện tách đường sẽ trở thành một sản phẩm dẫn dắt thị trường của ngành gia dụng mà tập đoàn Nagakawa đang từng bước đặt những nền móng vững chắc.”
Cũng trong buổi lễ ra mắt sản phẩm nồi cơm điện tách đường, Tập Đoàn Nagakawa đã phát động và tổ chức giải chạy tại bãi biển Hạ Long với chủ đề “Lựa chọn vì sức khỏe”, hàng trăm runners đã cùng nhau về đích khẳng định quyết tâm mới trong chiến lược cung cấp dòng sản phẩm gia dụng chăm sóc sức khỏe cho mọi người.
Giải chạy “Nagakawa - Lựa chọn vì súc khoẻ” được tổ chức tại thành phố Hạ Long - Quảng Ninh
Nguyên lý hoạt động của Nồi cơm điện tách đường Nagakawa
Gia nhiệt: Chọn chế độ nấu cơm tách đường. Ở chế độ nấu này, quá trình gia nhiệt lớn làm dẻo hoá gạo (chuyển hóa trạng thái gạo từ cứng sang dẻo). Quá trình gia nhiệt đã tách hợp chất amylopectin ra khỏi gạo và hoà tan vào trong nước.
Amylopectin là một thành phần của tinh bột có trọng lượng phân tử cao, cấu trúc phân nhánh, Amylopectin chiếm phần lớn các phân tử tinh bột, chúng có thể làm tăng lượng đường và lượng insulin trong máu.
Tách đường (phân tách ): Khi nước trong nồi sôi ở nhiệt độ cao, sẽ làm hợp chất Amylopectin tách khỏi gạo và hoà tan vào nước, nhiệt độ này được duy trì ổn định. Thời gian sôi còn phụ thuộc vào lượng gạo có trong nồi. Đây chính là thời gian tách đường
Loại bỏ đường: Công nghệ gia nhiệt thông minh sẽ duy trì trong suốt quá trình tách Amylopectin khỏi gạo, đẩy phần lớn đường và tinh bột nhanh trong gạo lên khay tách đường phía trên và ngăn không cho ngấm trở lại gạo.
Nấu chín: Nồi cơm tách đường Nagakawa làm cơm chín đều, thơm ngon, không có hiện tượng trên chín dưới nhão như một số nồi trên thị trường.
Đặc biệt: Nếu bỏ khay tách đường và chọn chế độ nấu cơm thường thì sản phẩm này giống như một nồi cơm thông thường.
Trong bối cảnh chính quyền Mỹ lên nắm quyền chưa lâu và những cản trở do diễn biến của đại dịch Covid-19 gây ra, chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ tới Đông Nam Á càng trở nên đặc biệt với nhiều thông điệp chính trị quan trọng.
Nếu như chuyến công du nước ngoài đầu tiên và cũng là duy nhất hiện nay của Tổng thống Joe Biden tới châu Âu cho thấy nỗ lực thiết lập lại mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vốn đã bị mai một dưới thời chính quyền tiền nhiệm và một phần nhằm tìm giải pháp cho mối quan hệ với Nga; chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tới Guatemala và Mexico cho thấy sự khẳng định vai trò của Mỹ ở khu vực ảnh hưởng truyền thống Mỹ Latinh thì chuyến thăm sắp tới sẽ cho thấy rõ hơn những ưu tiên chính sách của chính quyền Biden đối với châu Á, trong đó Đông Nam Á chiếm một vị trí chiến lược.
Trong bản Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời được chính quyền mới của Mỹ công bố ngày 3/3, về các biện pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa các mục tiêu và định hướng lớn về đối ngoại, Mỹ đã khẳng định cần củng cố và đổi mới quan hệ với các đồng minh, đối tác, trong đó nhấn mạnh sự hiện diện của Mỹ sẽ tập trung nhiều vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và châu Âu.
Các quốc gia thành viên ASEAN cũng được nhắc đến như những đối tác quan trọng và đáng nói hai điểm đến trong chuyến thăm sắp tới của Phó Tổng thống Kamala Harris được nêu đích danh cùng Ấn Độ và New Zealand.
Bản Hướng dẫn nêu rõ: “Chúng tôi sẽ làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác với Ấn Độ và làm việc cùng với New Zealand, cũng như Singapore, Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN khác, để thúc đẩy các mục tiêu chung”. Có thể nói, Mỹ đang triển khai chính sách đối ngoại kiên trì với phương châm phối hợp chặt chẽ, thúc đẩy các lợi ích và gìn giữ những giá trị cơ bản với các đồng minh và đối tác.
Chính sách châu Á của chính quyền Tổng thống Joe Biden là sự kế thừa và tiếp nối so với các chính quyền tiền nhiệm. Bước phát triển của mối quan hệ Mỹ và Đông Nam Á trong 10 năm vừa qua thực sự được đánh dấu bằng chiến lược “Tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương” dưới thời Tổng thống Obama và sau đó là chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” dưới thời Tổng thống Trump, trong đó cả hai đều quan tâm đặc biệt đến vai trò của Đông Nam Á.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP
Ông Biden với những kinh nghiệm khi đảm nhiệm vị trí Phó Tổng thống dưới thời Obama đang cho thấy Mỹ sẽ tiếp tục chính sách khu vực thể hiện ở việc duy trì cách tiếp cận Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và coi trọng việc tăng cường quan hệ với khu vực Đông Nam Á.
Đặc biệt, vấn đề Biển Đông đã trở thành một trong những cấu phần quan trọng trong chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và quan hệ Mỹ - Trung. Điều đó được thể hiện cụ thể khi vấn đề Biển Đông là một trong những nội dung thảo luận quan trọng trong chuyến thăm của Bộ trưởng Austin đến ba quốc gia Đông Nam Á vừa qua. Trước đó, tình hình Biển Đông cũng đã được đề cập ở mức cao trong tuyên bố chung của “Bộ Tứ”.
Việc chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bổ sung các thành tố “bao trùm”, “lành mạnh” đã cho thấy sự ghi nhận đối với quan điểm, nhu cầu cân bằng lợi ích, ủng hộ hòa bình, hợp tác của các nước trong khu vực và các nước ASEAN. Đồng thời cũng cho thấy, Mỹ đang triển khai một chiến lược ngoại giao theo hướng khéo léo hơn, coi trọng hơn việc cân bằng linh động lợi ích của nước này và đồng minh trong khu vực, các đối tác tiềm năng quan trọng khác.
Mỹ thể hiện sự ủng hộ vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực; chủ trương thúc đẩy quan hệ đồng minh với Philippines, Thái Lan và củng cố quan hệ với các đối tác Việt Nam, Singapore, Indonesia. Mỹ đồng thời cũng thể hiện sự ủng hộ quan điểm của ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN với “Bộ Tứ”.
Tương lai nào cho quan hệ Mỹ - Đông Nam Á
Xét về tổng thể, để có một chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiệu quả, Mỹ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa tại Đông Nam Á. Những cam kết với khu vực này chính là cách thức để Mỹ gia tăng sự hiện diện, giữ vững vị thế và tiếng nói của mình trong bối cảnh tất cả các cường quốc trên thế giới hiện nay đều muốn thiết lập ảnh hưởng để triển khai chiến lược lớn hơn tại khu vực.
Thêm vào đó, một trong những nhiệm vụ và mục tiêu mà Mỹ hướng tới hiện nay chính là tiến hành các biện pháp nhằm kiềm chế Trung Quốc. Bên cạnh việc củng cố quan hệ đồng minh, việc gia tăng hợp tác với Đông Nam Á sẽ là chìa khóa giúp Mỹ xích lại gần hơn với các quốc gia láng giềng của Trung Quốc trong khu vực.
Điều này sẽ là cơ sở giúp Nhà Trắng xây dựng lòng tin, tiến tới thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược và nhận được sự ủng hộ trong quá trình giải quyết các vấn đề và điểm nóng tại Đông Nam Á nói riêng và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói chung. Trong bài phát biểu tại Viện IISS ở Singapore hôm 27/7, Bộ trưởng Austin đã đề cập tới ba yếu tố quan trọng trong quan hệ của Mỹ đối với khu vực là hồi phục, hợp tác và tái cam kết đối với Đông Nam Á và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thêm vào đó, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Biden đang hết sức chú trọng vai trò của chủ nghĩa đa phương cũng như hợp tác quốc tế, việc nâng tầm quan hệ hợp tác với Đông Nam Á sẽ là điều kiện thuận lợi nếu Mỹ mong muốn quay trở lại đàm phán và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tạo thế vững chắc trong quá trình cạnh tranh thương mại với Trung Quốc và giữ vững vị thế khi tham gia vào chủ nghĩa đa phương cạnh tranh toàn cầu.
Việc Đông Nam Á trở thành một trong những trọng tâm trong chính sách của Mỹ chắc chắn sẽ mang lại không ít cơ hội và thách thức đối với các quốc gia tại đây. Trước mắt, trong ứng phó với đại dịch Covid-19, các nước Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi thông qua kế hoạch tài trợ vắc xin và viện trợ nhân đạo cho các quốc gia đang phát triển mà Mỹ triển khai.
Với sự hỗ trợ và hợp tác với Mỹ sẽ tạo cơ hội để những nước này được nhận trang bị y tế, hỗ trợ tài chính và đặc biệt là nguồn vắc xin tin cậy trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung trên thế giới. Tiếp đó, việc nâng tầm mối quan hệ với Mỹ và đồng minh sẽ tiếp tục là một lựa chọn cho các nước Đông Nam Á giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt là về phương diện kinh tế và thương mại.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của các nước ASEAN và là nhà đầu tư lớn thứ hai, chỉ sau Nhật Bản. Tuy nhiên, với sự quan tâm mạnh mẽ của chính quyền Biden đến khu vực so với người tiền nhiệm, Đông Nam Á sẽ có khả năng mở rộng và ký kết nhiều hiệp định thương mại với quốc gia hàng đầu châu Mỹ, đồng thời cũng là một trong những thị trường đắt giá nhất toàn cầu.
Bên cạnh đó, cơ hội tiếp cận các thành tựu khoa học - công nghệ cũng như kỹ thuật sản xuất hiện đại của Mỹ cũng là một điểm thuận lợi đối với các quốc gia ASEAN. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ 4.0 phát triển ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, việc nắm bắt kịp thời những bước tiến mới là điều vô cùng cần thiết.
Không dừng lại ở đó, việc giải quyết các mối đe dọa an ninh, đặc biệt là vấn đề an ninh phi truyền thống như khủng bố, cướp biển, ô nhiễm môi trường, an ninh nguồn nước… cũng có thể trở nên dễ dàng hơn khi có sự hỗ trợ của Mỹ trong các cơ chế hợp tác song phương và đa phương.
Vai trò của Việt Nam
Việt Nam là một trong 2 quốc gia Đông Nam Á được nhắc đến trong Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia tạm thời của chính quyền Biden. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của quan hệ Mỹ-Việt trong tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Joe Biden, tạo cơ hội thuận lợi cho Việt Nam nâng cao thế và lực trên trường quốc tế. Trong ứng phó với đại dịch, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn về tài chính, trang thiết bị đặc biệt là nguồn vắc xin.
Đến nay, Việt Nam là một trong 7 nước được Mỹ viện trợ nhiều vắc xin nhất với 5 triệu liều vắc xin Moderna cùng nhiều sự hỗ trợ khác trị giá 20,9 triệu USD. Sự giúp đỡ của Mỹ trong thời điểm này được đánh giá là cần thiết và kịp thời khi tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và thiếu hụt nghiêm trọng nguồn vắc xin tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhận thức chung về việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, thịnh vượng, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông, Mỹ được đánh giá là giữ vai trò then chốt nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận “tự do và rộng mở”.
Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mới đây là biểu trưng cho việc mở ra sự kết nối mối quan hệ an ninh - quốc phòng giữa hai nước Việt-Mỹ dưới thời Tổng thống Biden. Hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt-Mỹ cũng sẽ có cơ hội phát triển hơn nữa, đặc biệt khi Mỹ gia nhập CPTPP hoặc thậm chí, Việt Nam cũng có thể đàm phán một hiệp định thương mại tự do song phương với Mỹ như đã thành công với Anh và EU.
Rõ ràng, một số động thái trong thời gian gần đây, chứng tỏ rằng Mỹ rất nghiêm túc và sẵn sàng tăng cường cơ sở vững chắc cho quan hệ đối tác song phương giữa hai quốc gia.
Lê Mạnh Quốc - Nguyễn Thị Lệ Hà
Mỹ cam kết nâng tầm quan hệ với khu vực Đông Nam Á
Kurt Campbell, điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ nâng tầm chính sách trong mối quan hệ với khu vực Đông Nam Á.
" alt="Đông Nam Á và Việt Nam trong chính sách của ông Biden"/>
“Ở góc độ chung, việc quản lý thực hiện thông qua việc đánh giá tác động môi trường (các vùng bị ảnh hưởng: vùng cận kề, vùng hạ lưu…) và quy hoạch (ngay tại địa bàn).
Ở mức độ chuyên ngành, việc quản lý thực hiện thông qua các cơ quan chuyên ngành như: Sở Giao thông Vận tải (nếu có chức năng giao thông thủy và thoát nước), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nếu công trình thủy lợi) và các cơ quan chức năng khác như: Sở Tài nguyên và Môi trường (xác định phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ), UBND quận huyện quản lý chung tại địa phương.
Do đó, dù được UBND tỉnh hoặc UBND huyện thông qua việc phê duyệt dự án, phê duyệt quy hoạch của dự án, mà nhận thấy việc thực hiện dự án có tác động tiêu cực đến vùng dự án hoặc vùng liên quan đến dự án, thì cần kiểm tra về báo cáo tác động môi trường, việc lấy ý kiến về quy hoạch có thể có sự chưa chính xác, chưa phù hợp thực tế nên có những ảnh hưởng như vậy”, luật sư Phượng phân tích.
Đảm bảo dòng chảy lưu thông là chưa đủ
Luật sư Trần Thái Bình, Công ty luật LNT & Partners, cho rằng, trong vấn đề quản lý sông ngòi, về Luật thì hiện có Luật Tài nguyên nước. Điều 31 của Luật này có quy định về Hành lang bảo vệ nguồn nước. Trong đó, có mục UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
Đoạn sông Cầu Tràm đã bị "nắn" cong thành thẳng
Từ quy định này, mỗi tỉnh sẽ phải lập quy hoạch về mạng lưới đường sông, kênh rạch, thủy lợi. Đồng thời sẽ ban hành quyết định về phân cấp quản lý công trình thủy lợi, trên địa bàn tỉnh. Quyết định này sẽ phân sông rạch ra thành các cấp 1, 2, 3 và các cơ quan tương ứng từ Trung ương đến địa phương sẽ được phân công quản lý.
Nghị định 43, năm 2015 cũng có quy định về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, để hướng dẫn các tỉnh, về việc quản lý hành lang đường sông. Dựa trên quy định đó, các tỉnh sẽ có quy hoạch cụ thể đối với từng sông rạch.
Theo luật sư Trần Thái Bình, nếu việc lấp sông rạch là do doanh nghiệp hoặc cá nhân làm, thì cần phải xem xét họ có sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước không? Để chấp thuận thì cơ quan nhà nước cũng phải dựa trên các quy hoạch và pháp lý về sông rạch.
Trong các quy định về quản lý dòng chảy, quản lý hành lang an toàn sông rạch, thì sẽ có quy định sông rạch đó cấp mấy? Có liên quan tới tỉnh khác hay không? Điều kiện lưu thông, giao thông như thế nào? Khi lấp, chặn, thay đổi dòng chảy sẽ ảnh hưởng tới những vấn đề về tự nhiên và xã hội. Do đó, cần có những ý kiến đánh giá của các chuyên gia cũng như phải có đánh giá về tác động môi trường, xã hội. Chứ không phải chính quyền muốn làm là làm.
“Việc đánh giá tác động môi trường tùy thuộc vào cấp độ của sông rạch sẽ có cơ quan tương ứng tiến hành thẩm duyệt. Cụ thể như con sông, rạch chảy qua các tỉnh khác nhau thì phải cấp Trung ương phê duyệt.
Việc nắn chỗ này, thay đổi chỗ kia mà vẫn đảm bảo dòng chảy lưu thông là chưa đủ. Việc này còn liên quan tới nhiều vấn đề khác về môi sinh, môi trường, về thủy triều… Việc nắn dòng như vậy có gây ra tình trạng sạt lở 2 bên bờ hay không? Việc này cần có sự đánh giá của các cơ quan chuyên môn, không chỉ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đó thôi, mà phải có cơ quan khoa học như viện nghiên cứu họ đánh giá về những tác động này”, luật sư Bình nêu quan điểm.
Liên quan đến việc lấp rạch Trị Yên, luật sư Bình cho rằng, việc lấp rạch, chuyển dòng chảy như vậy, về nguyên tắc phải có đánh giá tác động môi trường. Thứ 2 là phải có sự bàn bạc, thống nhất với những người dân quanh khu vực đó, vì dự án ảnh hưởng tới đời sống của họ.
“Nói chung, những dự án phát triển hạ tầng hay các dự án bất động sản ảnh hưởng tới đời sống của người dân quanh khu vực, cũng phải có thủ tục đánh giá, lấy ý kiến nhân dân. Cần làm rõ dự án này có những thủ tục đó hay không?
Việc chính quyền đánh giá đoạn rạch Trị Yên bị bồi lắng, sạt lở… chỉ là đánh giá 1 chiều. Như tôi đã nói, cần phải có ý kiến chuyên môn ở góc độ khoa học của các chuyên gia. Chứ không phải là Sở Tài nguyên và Môi trường thấy đúng là đúng”, luật sư Bình nhận định.
Mạnh Đức - Khắc Thành
Lấp sông làm dự án kiếm lời, dân khốn khổ vì ngập lụt
Từ khi đoạn rạch Trị Yên bị lấp để xây dựng dự án Trị Yên Riverside, hàng chục hộ dân giáp ranh dự án vô cùng bức xúc vì không có đường tiêu thoát nước, hễ mưa là cả khu dân cư chìm trong biển nước.
" alt="Lấp rạch Trị Yên làm dự án: Hậu quả khôn lường"/>
Đặc biệt trong đó, 2 hạng mục Khu dân cư có thiết kế kiến trúc cảnh quan tốt nhất và Thiết kế nội thất khách sạn tốt nhất đã vinh dự giành chiến thắng chung cuộc khu vực, được công nhận là “Best of the best” của châu Á.
Asia Property Awards là giải thưởng hàng đầu dành cho những thương hiệu bất động sản tốt nhất châu Á. Đây là giải thưởng danh tiếng, đáng tin cậy với hệ thống tổ chức chấm giải độc lập và đơn vị giám sát uy tín trên thị trường quốc tế. Trong lễ chung kết diễn ra tại Thái Lan lần này, Asia Property Awards 2018 có sự tham dự của rất nhiều các quốc gia như: Singapore, Malaysia, Australia, Việt Nam…
Giải thưởng danh giá này một lần nữa khẳng định uy tín, chất lượng, giá trị của Kiến Á trên thị trường bất động sản trong và ngoài nước, đồng thời ghi nhận cho sự nỗ lực và đóng góp công sức của toàn thể cán bộ nhân viên Kiến Á suốt thời gian qua
.“Chiến thắng lần này là niềm vinh dự vô cùng to lớn đối với Kiến Á. Từ tận đáy lòng, chúng tôi muốn trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban tổ chức, Ban giám khảo đã công tâm bình chọn.Chúng tôi sẽ luôn cố gắng làm mọi thứ tốt nhất, bằng chính cái tâm của mình, để mang đến những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, cho xã hội” - TS. Huỳnh Bá Lân, Chủ tịch HĐQT KIẾN Á chia sẻ.
Với hơn 24 năm có mặt trên thị trường, Kiến Á đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đánh dấu bằng sự ra đời của hàng loạt các dự án bất động sản được khách hàng lẫn nhà đầu tư đón nhận nhiệt tình như: Citihome, Citibella, Citisoho, Citiesto, Galleria, Lavila De Rio... Và với phương châm “Mọi thứ phải làm từ tâm”, trong quá trình xây dựng và phát triển, Kiến Á không chỉ tạo nên những ngôi nhà, mà còn mang đến cả văn hóa sống, để cư dân được thụ hưởng những giá trị tốt nhất; đồng thời mang đến cho khách hàng sự đầu tư lâu dài và tương lai bền vững.
Không những thế, Kiến Á còn được biết đến là một đơn vị phát triển đa ngành, bên cạnh lĩnh vực bất động sản còn có giáo dục với rất nhiều tâm huyết dành cho thế hệ trẻ. Tầm nhìn của Kiến Á là trở thành tập đoàn đẳng cấp quốc tế, bằng sự chuyên nghiệp, sáng tạo, hòa hợp, Kiến Á tạo ra những sản phẩm có giá trị bền vững nhằm mang đến chất lượng sống tốt nhất cho tất cả mọi người.
Thúy Ngà
" alt="Kiến Á thắng ngoạn mục ở Asia Property Awards 2018"/>
Huấn luyện viên Trường Teen 2021 ‘bật mí’ cách ôn SAT đạt điểm cao
Sau đây là một vài kinh nghiệm mà Uyên rút ra trong quá trình ôn tập cho bài thi chuẩn hóa.
Cân nhắc giữa SAT và ACT
SAT (Scholastic Aptitude Test) và ACT (American College Testing) là hai kỳ thi chuẩn hoá quốc tế dành cho học sinh muốn nộp hồ sơ du học, đặc biệt trường ở Mỹ.Theo Uyên, nên cân nhắc giữa thi SAT hay ACT bởi mỗi người có một thiên hướng lợi thế riêng. Nhiều người thi SAT điểm không cao nhưng thi ACT lại đạt được kết quả tốt và ngược lại.
“Nếu bạn mạnh về kỹ năng chiến thuật, suy nghĩ lập luận nhanh, sở hữu kiến thức rộng về nhiều chủ đề khoa học thì ACT có thể là kỳ thi phù hợp. Đối với các bạn thiên về phân tích, tìm ý, tự tin với vốn từ vựng và khả năng học toán tốt thì kỳ thi SAT là một lựa chọn hợp lý”.
Lựa chọn thời điểm thi phù hợp
Nếu có ý định đi du học thì nên thi sớm, thời điểm tốt nhất để thi là năm lớp 11. Sang năm 12, học sinh có thể tập trung hơn vào bài luận, giảm áp lực khi chuẩn bị hồ sơ. Bên cạnh đó, việc thi sớm sẽ giúp các thí sinh có thêm thời gian ôn tập để đạt điểm số mong muốn.
Bạn có thể thi lại nếu điểm chưa đạt mục tiêu đề ra và có thêm thời gian để khắc phục những phần còn yếu.
Xây dựng nền tảng tiếng Anh vững chắc
Việc học tiếng Anh là một quá trình kiên trì, lâu dài và xuyên suốt. Để luôn cảm thấy hứng thú bạn nên tạo cho mình một động lực khi học ngoại ngữ. Mình thật sự thích tiếng Anh và có dự định đi du học nên luôn cố gắng học thật chăm chỉ.
Khi có một nền tảng kiến thức tiếng Anh chắc chắn thì việc nâng cao trình độ sẽ nhanh và dễ dàng đạt điểm cao trong kỳ thi SAT. Chính vì vậy, ngay từ lớp 10 hoặc sớm hơn bạn nên bắt tay vào hệ thống kiến thức ngoại ngữ.
Cách ôn luyện từng kỹ năng để thi SAT đạt điểm cao
Chiến thuật làm bài: Bạn phải tìm hiểu rõ bố cục bài thi SAT như thế nào, có các dạng ra sao để ôn tập kiến thức phù hợp. Bài thi SAT sẽ có hai phần chính là đọc-viết và toán làm trong 3 tiếng chưa tính thời gian giải lao. Khi đăng kí thi, bạn có thể chọn thi thêm phần phân tích văn học kéo dài 30 phút, diễn ra sau phần kiểm tra chính. Khi làm bài phải phân chia thời gian hợp lý. Còn luyện đề theo phương châm “chậm - chắc”, gặp lỗi sai nào hãy ghi lại để hiểu vì sao mình sai, ghi nhớ và tránh không lặp lại.
Phần đọc cố gắng hiểu cấu trúc, ý nghĩa đề và câu hỏi, có thể dựa vào thành phần ngữ động từ đoán.
Để đạt điểm cao phần viết bạn cần nắm chắc ngữ pháp, cấu trúc câu kết hợp diễn đạt ý tứ chặt chẽ. Đối với phần toán có khá nhiều kiến thức toán THPT gồm các dạng như hình học, thống kê,… Vì vậy bạn hãy ghi nhớ các công thức toán học và thuật ngữ của nó để tính toán nhanh hơn.
Kỹ năng Nghe – Nói (không có trong SAT nhưng có thể ứng dụng khi thi IELTS và TOEFL): Bạn có thể nghe bài hát tiếng Anh, xem những bộ phim hay các chương trình gameshow Mỹ,… Việc tạo môi trường tiếng Anh hàng ngày giúp bạn quen với âm điệu, tăng được khả năng ghi nhớ và hoàn cảnh sử dụng từ ngữ.
Tranh biện, hùng biện là cách hiệu quả giúp mình phát triển kỹ năng nói, giao tiếp. Những phản xạ tự nhiên về ngôn ngữ sẽ được hình thành khi diễn ra thường xuyên. Đừng sợ nói hay phát âm sai mà không thường xuyên luyện tập.
Kỹ năng Đọc – Viết: Hãy đọc những thứ bạn thích như sách, báo, câu chuyện,.. bằng tiếng Anh. Điều này giúp bạn cảm thấy hứng thú và tạo thói quen sử dụng ngôn ngữ hàng ngày. Mình thích đọc sách tiếng Anh ở thư viện và luôn duy trì việc đó suốt nhiều năm. Nhờ chăm chỉ đọc nên khi viết câu cú của mình rất chặt chẽ và logic hơn. Sau khi viết bài luận bạn có thể nhờ thầy cô sửa để hiểu được cách sử dụng từ ngữ, văn phong.
Thuật ngữ Toán: Vốn từ vựng này giúp bạn hiểu rõ các dạng đề toán trong bài SAT. Mình dành hai tháng để hệ thống lại toàn bộ từ vựng liên quan và công thức – lý thuyết về số học, đại số, hình, lượng giác và bảng biểu.
Ngọc Linh (ghi)
Nữ sinh chuyên Anh ‘ẵm’ học bổng toàn phần ĐH danh tiếng nước Mỹ
Trần Nguyễn Khánh Trang (lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Năng khiếu- ĐHQG TP.HCM) vừa chinh phục thành công học bổng toàn phần trị giá hơn 6,2 tỷ đồng cho 4 năm học tại ĐH Smith College (top 15 trường ĐH khai phóng Hoa Kỳ theo US News).
" alt="Huấn luyện viên Trường Teen 2021 ‘bật mí’ cách ôn SAT đạt điểm cao"/>